You are on page 1of 2

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

ĐỀ CHÍNH THỨC
NĂM HỌC 2021 – 2022
(Đề thi gồm 02 trang) Môn: Hóa học - Chuyên
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

Cho: H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40;
Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108
Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 1. (1,5 điểm)
1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi:
a. Đốt cháy khi metan.
b. Cho canxi cacbonat vào dung dịch axit axetic.
c. Cho kim loại Na vào rượu etylic 23o.
d. Thổi từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch NaOH.
2. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất bột có màu tương tự nhau chứa trong các
lọ mất nhãn riêng biệt sau: FeO; Fe3O4 và Fe2O3.
Câu 2. (1,5 điểm)
1. Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế khí X từ
dung dịch Y và chất rắn Z:
a. Hãy đề xuất 3 chất khí X có thể điều chế được
bằng thiết bị như hình vẽ. Viết các phương trình hóa học
minh họa.
b. Có 1 bạn học sinh đề xuất dùng thiết bị trên để
điều chế khí HCl từ dung dịch H2SO4 loãng và NaCl rắn.
Theo em, ý kiến của bạn đúng hay sai? Giải thích?
2. Trong phòng thí nghiệm chỉ có khí CO2, dung
dịch NaOH không rõ nồng độ và hai cốc thủy tinh chia độ. Hãy điều chế dung dịch Na 2CO3 không bị
lẫn NaOH hoặc NaHCO3 mà không dùng thêm bất cứ một dụng cụ hay hóa chất nào khác? Giả thiết
các khí trong không khí không làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
Câu 3. (2,0 điểm)
1. Trộn 100 ml dung dịch H 2SO4 aM với 150 ml dung dịch NaOH 2,0M thu được dung dịch D.
Dung dịch D có khả năng hòa tan được tối đa m gam Al thu được dung dịch E gồm hai chất tan có
nồng độ bằng nhau. Tính giá trị của m và a?
2. Xác định các chất vô cơ X 1; X2; X3; X4; X5; X6; X7 và hoàn thành sơ đồ chuyển đổi hóa học
dưới đây:
X1 + axit X2 (đặc) X3 + X4 + X5 + H2O X3 + NaOH Na2SO4 + X6
X6 X7 + H2O X1 + O2 dư X7 + X5
Cho biết:
- Chất X1 có khối lượng mol là 116 g/mol.
- Các chất X4 và X5 là chất khí ở điều kiện thường; làm đục nước vôi trong; X 4 làm mất màu
dung dịch nước brom, còn X5 thì không:
X4 + Br2 + H2O axit X2 + HBr
Câu 4. (2,5 điểm)
1. Cho 3 hợp chất hữu cơ X, Y, Z có công thức phân tử dạng (CH 2O)n với n 3 và MX < MY <
MZ.
Cho biết:
- Chất X có phản ứng tráng gương.
- Chất Y vừa phản ứng với kim loại Na, vừa có phản ứng tráng gương.
- Chất Z tác dụng được với dung dịch NaHCO 3. Mặt khác, x mol Z phản ứng với Na dư thu
được x mol khí. Ngoài ra, oxi hóa Z trong điều kiện thích hợp tạo ra hợp chất chỉ chứa một loại nhóm
chức.
Hãy tìm công thức phân tử và công thức cấu tạo của X, Y, Z.
2. Hỗn hợp Q gồm hai hiđrocacbon mạch hở K và L (là chất khí ở điều kiện thường; M K < ML).
Dẫn từ từ 0,672 lít hỗn hợp Q qua dung dịch brom dư thấy có 8,0 gam brom phản ứng và không có khí
thoát ra. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,672 lít Q ở trên thu được 1,792 lít CO 2. Xác định công thức phân tử
của K và L?
Câu 5. (2,5 điểm)
1. Hỗn hợp T có khối lượng 8,14 gam gồm CuO, Al 2O3 và một oxit sắt. Dẫn khí CO dư qua T
nung ở nhiệt độ cao, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 1,28 gam. Hòa tan
hoàn toàn T cần dùng 170 ml dung dịch H2SO4 1M, thu được dung dịch U. Cho U tác dụng với dung
dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,20 gam
chất rắn. Xác định công thức của oxit sắt và tính khối lượng từng oxit trong hỗn hợp T?
2. Lên men giấm V ml rượu etylic 46 o thu được dung dịch A. Chia A thành hai phần bằng
nhau:
Phần 1: cho tác dụng với Na dư thu được 49,28 lít khí H2.
Phần 2: Tác dụng với NaHCO3 dư thu được 13,44 lít khí CO2.
Biết khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml, của nước là 1,0 g/ml.
a. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính giá trị của V?
b. Tính hiệu suất của phản ứng lên men giấm?
----------------- Hết -----------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

You might also like