You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH

__________
Năm học: 2021 − 2022
Khóa ngày: 24/4/2022
__________
ĐỀ THI THỬ
(Gồm có 02 trang) Môn thi: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Số báo danh: .........................
Phòng thi: .........................

Bài I: (6,0 điểm)


1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học cho các thí nghiệm sau (mỗi thí nghiệm
tương ứng với 01 phương trình)
a) Cho 2a mol kim loại Na vào dung dịch chứa a mol amoni hidrosunfat.
b) Cho hỗn hợp dạng bột gồm oxi sắt từ và đồng (dư) vào lượng dư dung dịch axit clohidric.
2. Cho các chất sau: C, CO2, CaCO3, Ca(HCO3)2, NaHCO3 và Na2CO3. Hãy lập một sơ đồ
biểu diễn tối đa mối quan hệ giữa các chất trên. Viết các phương trình hóa học biểu diễn các mối
quan hệ đó.
Bài II: (5,0 điểm)
Hỗn hợp X gồm Mg, MgCO3, Ca, CaCO3. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch
HCl vừa đủ thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 16,75. Hấp thụ toàn bộ khí Y vào 200
ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,65M và Ba(OH) 2 0,8M thu được 0,95m gam kết tủa và dung
dịch Z. Đun nóng dung dịch Z lại thu được kết tủa. Cho lượng hỗn hợp X trên tác dụng với dung
dịch HNO3 loãng, dư thu được hỗn hợp khí E (trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí) có
125
tỉ khối so với H2 là và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được 62,92 gam muối khan.
6
Viết các phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm trên và tìm giá trị của m.
Bài III: (1,5 điểm)
Hỗn hợp X gồm CH3OH, C2H4(OH)2 và C3H5(OH)3. Đốt cháy hoàn toàn m gam X trên
thu được 5,6 lít khí CO 2. Mặt khác, cho hoàn toàn lượng X tác dụng với Na thì thu được V ml
khí H2. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm giá trị
của V.
Bài IV: (1,5 điểm)
Cân bằng các phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng ion − electron:
a) K2Cr2O7 + FeCl2 + HCl → CrCl3 + Cl2 + FeCl3 + KCl + H2O
b) FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O
c) Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O + N2 + NH4NO3 + H2O
(biết tỉ lệ mol của N2O : N2 : NH4NO3 là 2 : 3 : 4)
Bài V: (2,5 điểm)
X, Y, Z là 3 hóa chất được dùng phổ biến làm phân hóa học. Chúng là các phân bón đơn
để cung cấp 3 thành phần chính: đạm, lân và kali cho cây trồng. Ba hóa chất trên đều tan trong
nước, biết rằng:
− Dung dịch X cho kết tủa màu trắng với dung dịch Na2CO3.
− Khi cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch Y và đun sôi, thấy có khí mùi khai bay ra.
Nhưng cho dung dịch HCl vào dung dịch Y thì không thấy hiện tượng gì xảy ra. Dung dịch Y
cũng tạo kết tủa trắng với dung dịch BaCl2.
− Dung dịch Z tạo kết tủa trắng với dung dịch AgNO 3 nhưng không tạo kết tủa với dung dịch
BaCl2.

1
1. Hãy phỏng đoán thành phần hóa học của X, Y, Z và kèm tên loại phân tương ứng của
ba hóa chất trên.
2. Viết các phương trình hóa học minh họa cho các thí nghiệm trên.
Bài VI: (3,5 điểm)
Cho a mol hỗn hợp X gồm Na2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2). Cho dung
dịch Z chứa b mol HCl (loãng). Hòa tan hoàn toàn lượng X trên vào nước thu được dung dịch Y.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
− Cho từ từ đến hết dung dịch Z vào dung dịch Y, thấy thoát ra 0,56 lít khí CO2. Thêm tiếp
lượng dư Ca(OH)2 vào bình, thu được m1 gam kết tủa.
− Cho từ từ đến hết dung dịch Y vào dung dịch Z, thấy thoát ra 1,68 lít khí CO2. Thêm tiếp
lượng dư Ca(OH)2 vào bình, thu được m2 gam kết tủa.
Cho rằng lượng CO2 sinh ra tan trong nước không đáng kể. Biết các thể tích khí đo ở điều
kiện tiêu chuẩn, các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
1. Tìm giá trị của a và b.
2. Tính tổng các giá trị của 3m1 + 2m2.

Thí sinh sử dụng các giá trị nguyên tử khối gần đúng cho sau đây:
H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;
Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
------------------HẾT------------------
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

You might also like