You are on page 1of 17

Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú

Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt


CHUYÊN ĐỀ 2: LIÊN KẾT HÓA HỌC – CẤU TRÚC HÌNH HỌC CỦA PHÂN TỬ ....................................... 2
I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN..............................................................................................................................2
II. BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN GIẢI (30 CÂU) ..............................................................................................4
III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN (10 CÂU) ...........................................................................................................16
THE END...............................................................................................................................................17

ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -1- Tài liệu ôn thi HSG Hóa đại cương
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt

CHUYÊN ĐỀ 2: LIÊN KẾT HÓA HỌC – CẤU TRÚC HÌNH HỌC CỦA PHÂN TỬ
I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN
1. Một số kiểu lai hóa
* Lai hóa sp
Một AO ns lai hóa với một AO np, tạo thành hai AO lai hóa sp giống hệt nhau nằm thẳng hàng
với nhau, tạo thành góc giữa hai AO lai hóa 1800.

Hình 3.1. Lai hóa sp


* Lai hóa sp2
Một AO ns lai hóa với hai AO np, tạo thành ba AO lai hóa sp2 giống hệt nhau. Ba AO này hướng
tới ba đỉnh của tam giác đều, tạo thành góc giữa các AO lai hóa 1200.

Hình 3.2. Lai hóa sp2


* Lai hóa sp3
Một AO ns lai hóa với ba AO np, tạo thành bốn AO lai hóa sp3 giống hệt nhau. Bốn AO này hướng
tới bốn đỉnh của hình bốn mặt đều, tạo thành góc giữa các AO lai hóa 109028’.

Hình 3.3. Lai hóa sp3


* Lai hóa sp3d
Một AO ns lai hóa với ba AO np và một AO nd, tạo thành năm AO lai hóa sp 3d giống hệt nhau.
Năm AO này hướng tới năm đỉnh của hình chóp đôi tam giác, tạo thành những góc α = 1200 và góc β =
900.

Hình 3.4. Lai hóa sp3d


* Lai hóa sp3d2

ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -2- Tài liệu ôn thi HSG Hóa đại cương
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt
Một AO ns lai hóa với ba AO np và hai AO nd, tạo thành sáu AO lai hóa sp3d2 giống hệt nhau.
Sáu AO này hướng tới sáu đỉnh của hình tám mặt đều, tạo thành góc giữa các AO lai hóa 900.

Hình 3.5. Lai hóa sp3d2


2. Mô hình đẩy giữa các cặp electron hóa trị (thuyết Gillespie)
Mô hình đẩy giữa các cặp electron hóa trị (VSEPR) do Gillespie đề xuất để dự đoán cấu trúc phân
tử dựa vào sự suy luận như sau
Các cặp electron liên liên kết và không liên kết (có khi là electron độc thân) ở lớp ngoài phân bố
xung quanh nguyên tử sao cho lực đẩy giữa chúng là nhỏ nhất.
Công thức VSEPR của phân tử được viết AXmEn, trong đó m là số nguyên tử X liên kết với nguyên
tử trung tâm A, n là số cặp electron và electron độc thân không liên kết ở lớp ngoài của A.
Tổng số m + n cho phép ta suy đoán cấu trúc phân tử và từ đó có thể biết được kiểu lai hóa các
AO của nguyên tử trung tâm A.

Hình 3.6. Biểu diễn không gian cấu trúc phân tử AXmEn theo thuyết Gillespie
2. Các hệ quả cấu trúc theo thuyết Gillespie
- Cặp electron không liên kết chịu tác động của một hạt nhân A nên chiếm khoảng không gian lớn
hơn, do đó tác dụng đẩy mạnh hơn so với cặp electrong đã liên kết. Từ đó tác dụng đẩy của các cặp
electron khác nhau giảm theo thứ tự:
KLK – KLK > KLK – LK > LK – LK
(KLK – cặp electron không liên kết, LK – cặp electron liên kết)
Thí dụ: Xét cấu trúc 3 phân tử: CH4; NH3 và H2O (m + n = 4). Góc liên kết giảm theo thứ tự:
HCH (109,470) > HNH (107,30) > HOH (104,50)
- Cặp electron đẩy mạnh hơn electron độc thân. Ví dụ NO2 và NO2− (đều có m + n = 3). Góc liên
kết giảm: ONO(NO2) > ONO ( NO2− ).
- Nguyên tử X có độ âm điện lớn (trừ với hợp chất chứa H) sẽ hút các electron liên kết về phía
mình, làm giảm tác dụng đẩy của các electron này nên góc liên kết hẹp bớt. Ví dụ: SbI3; SbBr3; SbCl3
(m + n = 4). Góc liên kết giảm theo thứ tự: IsbI (990) > BrSBBr (98,20) > ClSbCl (97,10).

ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -3- Tài liệu ôn thi HSG Hóa đại cương
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt
- Nguyên tử trung tâm A có độ âm điện nhỏ, cặp elctron liên kết ở xa hạt nhân hơn, làm lực đẩy
của cặp electron này giảm, góc liên kết giảm. Ví dụ: H2O; H2S; H2Se và H2Te (m + n = 4). Góc liên kết
giảm theo thứ tự: HOH (104,50) > HSH (920) > HseH (910) > HteH (900)
- Liên kết bội có lực đẩy mạnh hơn liên kết đơn, nên làm biến dạng đôi chút góc liên kết. Ví dụ:
F2C=O và (CH3)2C=CH2 (m + n = 3). Góc liên kết F2C=O: FCF = 1080; OCF = 1260; góc liên kết
(CH3)2C=CH2: CH3CCH3 = 115,60; CCCH3 = 122,20.
- Trong các phân tử AX4E1; AX3E2 và AX2E3 với m + n = 5, các cặp electron E chiếm vị trí xích đạo.
- Trong phân tử AX4E2 với m + n = 6, các cặp electrong E chiếm vị trí trans.
Bảng 3.1. Cấu trúc của một số phân tử và ion theo thuyết Gillespie

Trạng thái lai Công thức Sơ đồ đa Cấu trúc phân tử


m+n Ví dụ
hóa VSEPR diện AXm
2 sp AX2E0 3.6ª Thẳng BeCl2; CO2
AX3E0 3.6b Tam giác đều BH3; SO3
3 sp2
AX2E1 3.6c Gấp khúc SO2; NO2
AX4E0 3.6d Bốn mặt CH4; POCl3
4 sp3 AX3E1 3.6e Chóp tam giác NH3; SOBr2
AX2E2 3.6g Gấp khúc OF2; H2O
AX5E0 3.6h Chóp đôi tam giác PCl5; SOF4
AX4E1 3.6i Bốn mặt lệch TeCl4; IOF3
5 sp3d
AX3E2 3.6k Dạng T BrF3
AX2E3 3.6l Thẳng XeF2
AX6E0 3.6m Tám mặt SF6; IF5O
6 sp3d2 AX5E1 3.6n Chóp vuông BrF5; XeF4O
AX4E2 3.6º Vuông phẳng XeF4

II. BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN GIẢI (30 CÂU)


Câu 1 (HSG QUẢNG BÌNH lớp 11 - 2018): Hãy cho biết trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm
và dạng hình học của mỗi phân tử và ion sau đây: BeH2, BF3, NF3, SiF62− , NO2+ , I3− .
Giải:
BeH2: Be lai hóa sp, phân tử có dạng thẳng.
BCl3: B lai hóa sp2, phân tử có dạng tam giác đều, phẳng.
NF3: N lai hóa sp2, phân tử có dạng hình chóp đáy tam giác đều với N nằm ở đỉnh chóp.
SiF62− : Si lai hóa sp3d2, Ion có dạng bát diện đều.
NO2+ : N lai hóa sp, Ion có dạng đường thẳng.
I3− : lai hoá của I là dsp3, trong đó 2 liên kết I−I được ưu tiên nằm dọc theo trục thẳng đứng, Ion có
dạng đường thẳng.
Câu 2 (HSG QUẢNG BÌNH lớp 11 - 2015):
1. Oleum là hỗn hợp được tạo ra khi cho SO3 tan trong H2SO4 tinh khiết. Trong hỗn hợp đó có các
axit dạng polisunfuric có công thức tổng quát H2SO4.nSO3 hay H2Sn+1O3n+4 chủ yếu chứa các axit sau:
axit sunfuric H2SO4, axit đisunfuric H2S2O7, axit trisunfuric H2S3O10 và axit tetrasunfuric H2S4O13.
Cho biết công thức cấu tạo của các axit trên.
2. Cho biết trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm và dạng hình học của mỗi phân tử sau đây: NCl3,
ClF3, BrF5, XeF4.

ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -4- Tài liệu ôn thi HSG Hóa đại cương
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt
Giải:
1.

2.
NCl3 ClF3 BrF5 XeF4
N F Cl F F F F
Cl
Cl F F Xe
Cl F Br
F F
F F
3 3 3 2
N lai hoá sp . Cl lai hoá sp d. Br lai hoá sp d . Cl lai hoá sp3d2.
Chóp tam giác Dạng chữ T Dạng chóp vuông Dạng vuông phẳng

Câu 3 (HSG QUẢNG BÌNH lớp 11 - 2017): Thực nghiệm cho biết cả ba hợp chất CHBr3, CH(CH3)3,
SiHBr3 đều có cấu tạo tứ diện với ba trị số góc liên kết tại tâm không theo thứ tự là 1100; 1110; 1120
(không kể tới H khi xét các góc này). Dựa vào mô hình sự đẩy giữa các cặp e hóa trị (VSEPR) và độ âm
điện, hãy gán trị số góc liên kết thích hợp cho mỗi chất và giải thích. Biết độ âm điện của H là 2,20; CH3
là 2,27; Csp3 là 2,47; Si là 2,24; Br là 2,50.
Giải:
- Góc liên kết được tạo thành bởi trục của đám mây electron của 2 obitan tạo thành liên kết. Sự
phân bố mật độ electron của các đám mây này phụ thuộc vào độ âm điện của nguyên tử trung tâm
(C hay Si) và phối tử (Br, CH3).
- Cả 3 hợp chất trên, nguyên tử trung tâm A đều có lai hóa sp3. Sự khác nhau về trị số của các góc
chỉ phụ thuộc vào độ âm điện tương đối giữa các nguyên tử liên kết.
- Khi so sánh 2 góc Br – C – Br ở (2) với góc Br – Si – Br ở (1), liên kết Si-Br phân cực hơn liên
kết C-Br nên góc Br – C – Br có trị số lớn hơn góc Br – Si – Br. Vậy góc ở tâm của (2) > (1).
- Khi so sánh 2 góc Br – C – Br ở (1) và H3C – C – CH3 ở (2). Các đôi electron liên kết xa tâm,
tương tác đẩy yếu (2) Độ âm điện của Csp3 lớn hơn của CH3, liên kết C – CH3 phân cực về phía C,
các đôi electron liên kết gần tâm, tương tác đẩy mạnh. Vậy góc ở tâm của (3) > (2).
- Ở hai so sánh trên ta thấy rằng trị số các góc tăng dần theo thứ tự sau: Góc ở (3) < Góc ở (1) <
Góc ở (2).
- Giá trị góc ở tâm các phân tử:
SiHBr3 (1) CHBr3 (2) CH(CH3)3 (3)
111o 112o 110o

Câu 4 (HSG QUẢNG BÌNH lớp 11 - 2016):


Chất A là hợp chất có thành phần chỉ gồm nitơ và hiđro. Chất A được sử dụng làm nhiên liệu cho tên
lửa. Ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, một thể tích hơi của A có khối lượng bằng khối lượng của
cùng một thể tích khí oxi.
a) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A và cho biết trạng thái lai hóa của nitơ
trong A.
b) Dựa vào đặc điểm cấu tạo, hãy so sánh tính bazơ của A với NH3. Giải thích.
Giải:
a) Gọi công thức của chất A là NxHy. Ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, một thể tích khí A
có khối lượng bằng khối lượng của cùng một thể tích khí oxi → M A = MO2 = 32

ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -5- Tài liệu ôn thi HSG Hóa đại cương
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt
14x + y = 32 → x = 2, y = 4 → chất A là N2H4 (hiđrazin)
Công thức cấu tạo của N2H4:

Trong N2H4, cả hai nguyên tử N đều ở trạng thái lai hóa sp3.
b) Tính bazơ của NH3 lớn hơn N2H4 do phân tử N2H4 có thể coi là sản phẩm thế một nguyên tử H
trong NH3 bằng nhóm NH2, nguyên tử N có độ âm điện lớn, nhóm NH2 hút electron làm giảm mật
độ electron trên nguyên tử nitơ của N2H4 hơn so với của NH3 → tính bazơ của N2H4 yếu hơn NH3.
Câu 5 (HSG HÀ TĨNH lớp 10 - 2019): So sánh và giải thích ngắn gọn các trường hợp sau:
a) Năng lượng liên kết của N-F và B-F trong các hợp chất NF3 và BF3.
b) Nhiệt độ sôi của NF3 và NH3.
c) Mô men lưỡng cực của NF3 và NH3.
d) Nhiệt độ nóng chảy của AlCl3 và AlF3.
Giải:
a) Năng lượng liên kết N – F < B – F vì phân tử NH3 có chứa nguyên tử N lai hóa sp3  liên kết
N – F là liên kết đơn tạo bởi sự xen phủ của obitan sp3 của N và obitan p của F; phân tử BF3 có
chứa nguyên tử B lai hóa sp2  liên kết B – F ngoài sự xen phủ của obitan sp2 của B và obitan p
của F thì có sự xen phủ của obitan p tự do của B và obitan p của F  bền hơn liên kết N – F.
b) Nhiệt độ sôi của NH3 > NF3 do giữa các phân tử NH3 có liên kết hidro còn giữa các phân tử
NF3 không có liên kết hidro.
c) Mô men lưỡng cực của NH3 > NF3 do chiều véc tơ của các momen liên kết trong phân tử NH3
cùng chiều với cặp electron tự do trên N, còn trong phân tử NF3 thì chiều của các momen liên kết
ngược chiều với cặp electron tự do trên N
d) Nhiệt độ nóng chảy của AlF3 > AlCl3 do hợp chất AlF3 là hợp chất ion, tồn tại ở dạng tinh thể
rắn còn hợp chất AlCl3 là hợp chất cộng hóa trị, lực liên kết giữa các phân tử yếu.
Câu 6 (HSG HÀ TĨNH lớp 10 - 2014): Em hãy giải thích các nội dung sau:
a) Phân tử CO2 không phân cực, trong khi phân tử SO2 lại phân cực.
b) Phân tử NO2 có thể nhị hợp tạo thành phân tử N2O4, trong khi phân tử SO2 không có khả năng
nhị hợp.
c) Tinh thể sắt có tính dẫn điện, còn tinh thể kim cương lại không dẫn điện.
d) Các phân tử HF có khả năng polime hóa thành (HF)n , trong khi phân tử HCl không có khả năng
polime hóa.
Giải:

a) CO2: O=C=O; SO2:


* Phân tử CO2 có nguyên tử trung tâm (nguyên tử cacbon) lai hóa sp nên phân tử dạng đường
thẳng 2 nguyên tử O ở 2 đầu nên phân tử không phân cực.
* Trong khi phân tử SO2 có nguyên tử trung tâm (nguyên tử lưu huỳnh) lai hóa sp2 nên phân tử có
dạng góc. Mặt khác liên kết S với O là liên kết phân cực nên phân tử phân cực.
b)
* Phân tử NO2 có nguyên tử trung tâm lai hóa sp2 (nguyên tử nitơ) nên phân tử có dạng góc. Mặt
khác trên nguyên tử N trong phân tử NO2 có 1 electron độc thân trong một obitan lai hóa nên 2
phân tử NO2 dễ nhị hợp tạo thành phân tử N2O4.
* Phân tử SO2 như đã mô tả ở trên không có obitan nào tương tự để các phân tử SO2 có thể nhị
hợp.

ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -6- Tài liệu ôn thi HSG Hóa đại cương
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt
c)
* Trong tinh thể Fe có các electron tự do nên có thể dẫn điện.
* Trong tinh thể kim cương các nguyên tử C liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị nên không
có các electron tự do nên không dẫn điện được.
d)
* Vì F có độ âm điện lớn, có bán kính nhỏ nên giữa nguyên tử H của phân tử HF này có thể tạo
thành liên kết khá bền với nguyên tử F của phân tử HF khác nên HF có thể bị polime hóa tạo ra
(HF)n.
* Nguyên tử Cl có bán kính lớn, độ âm điện nhỏ hơn F nên liên kết giữa các phân tử HCl kém bền
nên phân tử HCl không thể bị polime hóa.
Câu 7 (HSG HÀ TĨNH lớp 10 - 2016): X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì trong bảng hệ
thống tuần hoàn, chúng tạo được với nguyên tố flo hai hợp chất XF3 và YF4, biết:
* Phân tử XF3 có các nguyên tử nằm trên cùng một mặt phẳng, phân tử có hình tam giác.
* Phân tử YF4 có hình tứ diện.
* Phân tử XF3 dễ bị thủy phân và kết hợp được tối đa một anion F- tạo ra XF4-.
* Phân tử YF4 không có khả năng tạo phức.
1) Xác định vị trí của X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố.
2) So sánh góc liên kết, độ dài liên kết trong XF3 với XF4-.
Giải:
1) Xác định vị trí của X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố. Từ các tính chất đã
cho, suy ra:
- X (trong XF3) chỉ có 1 obital trống;
- Y (trong YF4) không có obital trống.
Vậy X và Y phải ở chu kì 2  X là 5B, Y là 6C.
2)
- Góc liên kết FXF trong XF3 là 120o,
Góc liên kết FXF trong XF4- là 109o28’
Vì Trong XF3 X lai hóa sp2, trong XF4- thì X lai hóa sp3.
- Độ dài liên kết: d (X – F) trong XF3 < d(X – F) trong XF4- vì liên kết trong XF3 ngoài liên kết σ
còn có một phần liên kết π không định chỗ.
Câu 8 (30/04/2006 lớp 10 – Chuyên Kon Tum): So sánh, có giải thích độ lớn góc liên kết của các phân
tử:
a) CH4; NH3; H2O.
b) H2O; H2S.
Giải:
a) CH4 > NH3 > H2O
Giải thích: Số cặp e chưa tham gia liên kết càng nhiều càng đẩy nhau, góc liên kết càng nhỏ.

b) H2O > H2S


Giải thích: Vì độ âm điện của O > S, độ âm điện của nguyên tử trung tâm càng lớn sẽ kéo mây của
đôi e- liên kết về phía nó nhiều hơn làm tăng độ lớn góc liên kết.
Câu 9 (30/04/2013 lớp 10 – Đăk Nông): Xét các phân tử BF3, NF3 và IF3. Trả lời các câu hỏi sau:
a) Viết công thức electron của các chất trên?
b) Dựa vào thuyết lai hóa AO nguyên tử hãy cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm
và dạng hình học của mỗi phân tử.
ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -7- Tài liệu ôn thi HSG Hóa đại cương
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt
c) Xác định phân tử nào phân cực và phân tử nào không phân cực. Giải thích kết quả đã chọn.
Giải:
F F N F I F
S F F
F F
F
Lai hóa sp2 Lai hóa sp3 Lai hóa sp3d
Tam giác phẳng Tháp đáy tam giác Hình chữ T
Không cực vì momen lưỡng Có cực vì lưỡng cực liên kết Có cực vì lưỡng cực liên kết
cực liên kết bị triệt tiêu không triệt tiêu không triệt tiêu

Câu 10 (30/04/2006 lớp 10 – Lê Quý Đôn Khánh Hòa): Cho biết trạng thái lai hoá của nguyên tử trung
tâm và dạng hình học của các phân tử sau:
H2O; H2S; H2Se; H2Te.
- Hãy sắp xếp theo chiều tăng dần độ lớn góc liên kết và giải thích sự sắp xếp đó.
- Tại sao ở điều kiện thường H2O ở thể lỏng,còn H2S, H2Se, H2Te ở thể khí?
- Hãy sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử của các chất trên. Giải thích?
Giải:
- Trong các phân tử H2O; H2S; H2Se; H2Te; O, S, Se, Te (R) ở trạng thái lai tạo sp3, phân tử có
cấu tạo dạng góc:

- Vì độ âm điện của O lớn nhất nên các cặp e liên kết bị hút về phía O mạnh → khoảng cách giữa
2 cặp e liên kết trong phân tử H2O là nhỏ nhất → nên lực đẩy tĩnh điện mạnh nhất → góc liên kết
lớn nhất. Thứ tự tăng dần góc liên kết là: H2Te; H2Se; H2S; H2O.
- Ở điều kiện thường nước ở thể lỏng là do các phân tử nước có khả năng tạo liên kết H liên phân
tử.
- Trong các phân tử H2R, R đều có số oxi hoá -2, tuy nhiên từ O đến Te bán kính R lại tăng lên →
khả năng cho e tăng từ O đến Te, tức là tính khử tăng theo thứ tự H2O; H2S; H2Se; H2Te.
Câu 11 (30/04/2007 lớp 10 – Kiên Giang): Có các phân tử XH3
a) Hãy cho biết cấu hình hình học của các phân tử PH3 và AsH3.
b) So sánh góc liên kết HXH giữa hai phân tử trên và giải thích?
c) Những phân tử nào sau đây có moment lưỡng cực lớn hơn 0? BF3, NH3, SiF4, SiHCl3, SF2, O3.
Giải:
a) P: 1s 2s 2p 3s 3p ; As: 1s 2s 2p 3s 3p 3d104s24p3
2 2 6 2 3 2 2 6 2 6

P và As đều có 5 electron hóa trị và đã có 3 electron độc thân trong XH3

X ở trạng thái lai hóa sp3.


b) XH3 hình tháp tam giác, góc HPH > góc AsH, vì độ âm điện của nguyên tử trung tâm P lớn hơn
so với As nên lực đẩy mạnh hơn.
c) 4 chất đầu tiên có cấu tạo bất đối xứng nên có moment lưỡng cực > 0.

ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -8- Tài liệu ôn thi HSG Hóa đại cương
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt
Câu 12 (30/04/2017 lớp 10 – Nguyễn Trãi Quảng Nam):
1. Xác định trạng thái lai hóa của nguyên tử nguyên tố trung tâm trong các phân tử và ion sau: NH +4 ;
PCl5, XeF4 và CO32− .
2. Cho các số liệu sau của NH3 và NF3:
NH3 NF3
Momen lưỡng cực 1,46D 0,24D
Nhiệt độ sôi -330C -1290C
Giải thích sự khác nhau về momen lưỡng cực và nhiệt độ sôi của hai phân tử trên.
Giải:
1.
NH +4 : sp3 PCl5: sp3d XeF4: sp3d2 CO32− : sp2
2.
- Trong NH3 cặp e dùng chung lệch về phía N làm tăng độ phân cực của phân tử. Trong NF3 cặp e
dùng chung lệch về phía F làm giảm độ phân cực của phân tử. Do vậy momen lưỡng cực trong
NH3 lớn hơn NF3.
- Phân tử NH3 có nhiệt độ sôi lớn hơn NF3 là do phân tử NH3 phân cực hơn và có tạo được liên
kết hidro liên phân tử.
Câu 13 (30/04/2017 - lớp 10): Xác định trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và dạng hình học
trong không gian của các ion sau ClO− , ClO2− , ClO3− , ClO−4 , từ đó so sánh độ bền của các ion.
Giải:
Cấu tử Trạng thái lai hóa Số electron không liên kết Dạng hình học
ClO− sp3 3 cặp thẳng
ClO2− sp3 2 cặp góc
ClO3− sp3 1 cặp chóp tam giác
ClO−4 sp3 0 cặp tứ diện đều
Độ bền: ClO− < ClO2− < ClO3− < ClO−4
Câu 14 (30/04/2017 lớp 10): Cho bộ bốn số lượng tử của electron cuối cùng trên nguyên tử của các
nguyên tố A, X, Z như sau:
A: n = 3, l = 1, ml = - 1, s = -1/2
X: n = 2, l = 1, ml = - 1, s = -1/2
Z: n = 2, l = 1, ml = 0, s = +1/2
a) Xác định A, X, Z.
b) Cho biết trạng thái lai hoá và cấu trúc hình học của các phân tử và ion sau: ZA2, AX2, AX 32− ,
AX 24− .
Giải:
a)
Nguyên tố A: n = 3, l = 1, ml = - 1, s = -1/2 → 3p4 A là S
Nguyên tố X: n = 2, l = 1, ml = - 1, s = -1/2 → 2p4 X là O
Nguyên tố Z: n = 2, l = 1, ml = 0, s = +1/2 → 2p2 Z là C
b)
Phân tử, ion Trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm Cấu trúc hình học
CS2 sp Đường thẳng

ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -9- Tài liệu ôn thi HSG Hóa đại cương
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt
SO2 sp2 Góc
SO32− sp3 Chóp đáy tam giác đều
SO24− sp3 Tứ diện đều

Câu 15 (30/04/2017 lớp 10):


1) Xác định dạng hình học, trạng thái lai hóa của nguyên tử nguyên tố trung tâm trong các phần tử sau:
CO2 , SO24− , IF5, OF2.
2) So sánh (có giải thích) góc liên kết trong từng cặp phân tử sau:
- Góc ClSCl và ClOCl trong SCl2 và OCl2.
- Góc FBF; HNH; FNF trong BF3; NH3; NF3.
Giải:
1)
Phân tử, ion Trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm Cấu trúc hình học
CO2 sp Đường thẳng
SO24− sp3 Tứ diện đều
3 2
IF5 sp d Chóp vuông
OF2 sp3 Góc
2)
- Trong SCl2 và OCl2 góc ClSCl < ClOCl. Do oxi có độ âm điện lớn hơn hút mật độ e ở oxi tăng
do đó góc lớn.
- Trong BF3; NH3; NF3 góc FBF > HNH > FNF. BF3 lai hóa sp2 FBF = 1200; NH3 và NF3 (lai hóa
sp3) có cùng nguyên tử trung tâm, F có độ âm điện lớn hơn, mật độ e ở N giảm dẫn đến góc nhỏ
hơn.
Câu 16 (30/04/2010 lớp 10 – Chuyên Quang Trung Bình Phước):
1. Xét các phân tử POX3
a) Các phân tử POF3 và POCl3 có cấu trúc hình học như thế nào?
b) So sánh góc liên kết XPX giữa hai phân tử trên và giải thích?
2. Những phân tử nào sau đây có momen lưỡng cực lớn hơn 0, bằng 0? Giải thích (không cần vẽ hình).
PH3, CHCl3, OF2, SO3, CH4
Giải:
1.a) Dùng VSEPR để giải thích:
- POX3 theo VSEPR có dạng AX4E0 nên nguyên tố trung tâm P ở trạng thía lai hóa sp3.
- Phân tử có dạng hình học là hình tứ diện.
1.b) Góc liên kết FPF < ClPCl. Vì Cl có độ âm điện nhỏ hơn F làm cặp electron liên kết trên các
liên kết P-Cl gần hơn trên các liên kết P-F do đó tăng lực đẩy giữa các cặp electron liên kết này.
2.
- Những chất có momen lưỡng cực > 0: PH3, CHCl3, OF2 vì chúng có cấu tạo bất đối xứng.
+ PH3: Nguyên tử P lai hóa sp3, 3 phối tử.
+ CHCl3: Nguyên tử C lai hóa sp3, 4 phối tử không giống nhau.
+ OF2: Nguyên tử O lai hóa sp3, 2 phối tử.
- Những chất có momen lưỡng cực = 0: SO3; CH4 vì chúng có cấu tạo đối xứng.
+ SO3: Nguyên tử Z lai hóa sp2, 3 phối tử O giống nhau.
+ CH4: Nguyên tử C lai hóa sp3, 4 phối tử H giống nhau.
Câu 17 (30/04/2010 lớp 10 – Bình Phước): Xét các phân tử SOX2: SOF2, SOCl2, SOBr2. Hãy cho biết
cấu trúc hình học của các phân tử trên, đồng thời sắp xếp các góc liên kết XSX trong chúng theo chiều
giảm dần. Giải thích?
ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -10- Tài liệu ôn thi HSG Hóa đại cương
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt
Giải:

- S ở trạng thái lai hóa sp3 cho nên các phân tử SOF2, SOCl2, SOBr2 đều có cấu trúc tháp tam giác.
- Ta thấy: F, Cl, Br thuộc nhóm VIIA, nên độ âm điện giảm dần F > Cl > Br. Do đó lực đẩy của
cặp electron liên kết S–X và S–X tăng dần tương ứng với X là F, Cl, Br.
- Vậy góc liên kết BrSBr > ClSCl > FSF.
Câu 18 (30/04/2011 lớp 10 – Quảng Nam): Cho từng cặp tiểu phân sau:
a) SF2 và BeF2 b) BF3 và BF4−
c) PH3 và PH +4 d) OF2 và OCl2
Xác định trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm trong tiểu phân và trong mỗi cặp hãy cho biết tiểu
phân nào có góc hóa trị lớn hơn? Giải thích?
Giải:
a) SF2 (sp ) có cấu trúc góc, BeF2 (sp) có cấu trục đường thẳng nên góc hóa trị FbeF lớn hơn.
3

b) BF3 (sp2) có cấu trúc tam giác phẳng với góc hóa trị FBF bằng 1200. BF4− (sp3) có cấu trúc tứ
diện đều với góc hóa trị FBF bằng 109028’.
c) PH3 (sp3) có cấu trúc chóp tam giác. PH +4 (sp3) có cấu trúc tứ diện đều với góc hóa trị bằng
109028’ lớn hơn góc hóa trị trong PH3.
d) OF2 (sp3) có cấu trúc góc, OCl2 (sp3) có cấu trúc góc. Do độ âm điện F > Cl nên lực đẩy của 2
cặp electron liên kết trong OF2 < OCl2 nên góc liên kết ClOCl > FOF.
Câu 19 (30/04/2011 lớp 11 – Đồng Tháp): Hãy cho biết: Dạng lai hóa (nếu có), hình dạng phân tử theo
mô hình VSEPR của các phân tử và ion sau: SF4; HClO2; HOCl; IF7; BrF5; ICl−4 .
Giải:
SF4 HClO2 HOCl IF7 BrF5 ICl−4
Trạng thái (AX4E) (AX3E2) (AX2E2) (AX7) (AX5E) (AX4E2)
lai hóa sp3d sp3d sp3 3 3
sp d 3 2
sp d sp3d2
Dạng hình Bốn mặt Dạng chữ Dạng gấp Dạng Dạng chóp Dạng
học lệch T khúclưỡng chóp vuông vuông
ngũ giác phẳng
Câu 20 (30/04/2013 lớp 11 – Đà Nẵng): Hãy cho biết cấu trúc hình học của phân tử và ion dưới đây,
đồng thời sắp xếp các góc liên kết trong chúng theo chiều giảm dần. Giải thích?
a) NO2; NO+2 ; NO−2
b) NH3; NF3.
Giải:
a)
(1) NO2 (2) NO2+ (3) NO2−

N lai hóa sp2, phân tử dạng gấp N lai hóa sp, phân tử dạng thẳng. N lai hóa sp2, phân tử dạng
khúc. gấp khúc.

ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -11- Tài liệu ôn thi HSG Hóa đại cương
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt
Góc liên kết giảm theo thứ tự sau (2) – (1) – (3) do ở (2) không có lực đẩy electron hóa trị của N
không tham gia liên kết, ở (1) có 1 electron hóa trị của N không liên kết đẩy làm góc ONO hẹp lại
đôi chút. Ở (3) góc liên kết giảm nhiều hơn do có 2 electron không liên kết của N đẩy.
b)
NF3 NH3

Góc liên kết HNH > FNF vì độ âm điện của F lớn hơn H nên cặp electron liên kết (N – X) lệch về
phía F nhiều hơn làm giảm lực đẩy giữa các cặp electron này ⎯⎯ → làm giảm góc liên kết.
Câu 21 (30/04/2013 lớp 11 – Bến Tre): Cho hai phân tử PF3 và PF5.
a) Hãy cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và dạng hình học phân tử của chúng.
b) Cho biết sự phân cực của hai phân tử trên? Giải thích?
c) Có tồn tại phân tử NF5 và AsF5 không? Tại sao?
Giải:
a)
PF3: P lai hóa sp3, PF3 dạng chóp tam giác.

PF5: P lai hóa sp3d, PF5 dạng lưỡng chóp tam giác.

b) PF3 có μ > 0, PF5 có μ = 0


c) Không có phân tử NF5, có phân tử AsF5 vì N không có phân lớp d còn As có phân lớp d.
Câu 22 (30/04/2007 lớp 11 – Đề chính thức): So sánh và giải thích ngắn gọn độ phân cực (momen
lưỡng cực) của các chất sau: NF3 và BF3.
Giải:

Các vectơ momen lưỡng cực của các liên kết Phân tử dạng tam giác đều, các vectơ
và cặp electron không liên kết ngược chiều momen lưỡng cực của các liên kết triệt tiêu
nên momen lưỡng cực của phân tử bé hơn lẫn nhau (tổng bằng không). Phân tử không
NH3. phân cực.
Câu 23 (30/04/2009 lớp 11 – Đề chính thức): Trong số các cabonyl halogenua COX2, người ta chỉ điều
chế được 3 chất: cacbonyl florua COF2, cacbonyl clorua COCl2, cacbonyl bromua COBr2.
a) Vì sao không có hợp chất cacbonyl iodua COI2.
b) So sánh góc liên kết ở các phân tử cacbonyl halogenua đã biết.
Giải:
a) Ở phân tử COX2, sự tăng kích thước và giảm độ âm điện của X làm giảm độ bền của liên kết
C–X và làm tăng lực đẩy nội phân tử. Vì lí do này mà phân tử COI2 rất không bền vững và không
tồn tại được.

ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -12- Tài liệu ôn thi HSG Hóa đại cương
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt
b) Phân tử COX2 phẳng, nguyên tử trung tâm C ở trạng thái lai hóa sp2:

Gốc OCX > 1200, vì liên kết C=O là liên kết đôi, có 2 cặp electron nên nó đẩy mạnh hơn liên kết
đơn C–X . Khi độ âm điện của X tăng thì cặp electron liên kết bị hút mạnh về phía X. Do đó góc
XCX giảm, góc OCX tăng.
Câu 24 (30/04/2012 lớp 11 – Đề chính thức):
a) Các phân tử AX4 có những dạng hình học nào? Cho ví dụ cụ thể đối với mỗi dạng hình học.
b) Các kết quả thực nghiệm cho thấy liên kết Cl–F trong phân tử ClF3 có độ dài khác nhau:
169,8pm và 159,8pm. Hãy dự đoán liên kết nào trong phân tử ClF3 ứng với độ dài nào? Giải thích?
Giải:
a)
Dạng phân tử Dạng hình học Ví dụ
AX4 Tứ diện đều CH4
AX4E Tứ diện lệch SF4
AX4E2 Vuông phẳng XeF4
b) Phân tử ClF3 ứng với cấu trúc AX3E2, có dạng chữ T. Có hai loại liên kết Cl–F:
+ Liên kết ở trục có độ dài 169,8pm.
+ Liên kết ở xích đạo có độ dài 159,8pm.
Do liên kết xích đạo nằm xa cặp electron tự do hơn liên kết trục nên liên kết xích đạo có độ dài
ngắn hơn liên lết trục.
Câu 25 (30/04/2007 lớp 11 – Bình Định):
1) Viết công thức cấu tạo Lewis, nêu trạng thái lai hóa và vẽ dạng hình học của các phân tử và ion
sau: a) B2 H6 ; b) XeO3 ; c) NO2+ ; d) NO2−
2) So sánh và giải thích ngắn gọn độ phân cực (momen lưỡng cực) của các chất sau: NH3, NF3,
BF3.
Giải:
1)
B2H6 XeO3 NO2+ NO2−

B lai hóa 2p3, phân tử Xe lai hóa sp3, phân tử N lai hóa sp, phân tử N lai hóa sp2, phân
B2H6 gồm 2 tứ diện dạng chóp tam giác. dạng thẳng. tử dạng gấp khúc.
lệch có 1 cạnh chung,
liên kết BHB là liên
kết 3 tâm và chỉ có 2
electron, 1 electron
của H và 1 electron
của B.
2)

ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -13- Tài liệu ôn thi HSG Hóa đại cương
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt

Các vectơ momen lưỡng cực Phân tử dạng tam giác đều, Các vectơ momen lưỡng cực
của các liên kết và cặp electron các vectơ momen lưỡng cực của liên kết và cặp electron
không liên kết ngược chiều nên của các liên kết triệt tiêu lẫn không liên kết cùng chiều
momen lưỡng cực của phân tử nhau (tổng bằng không). nên momen lưỡng cực của
bé hơn NH3. Phân tử không phân cực. phân tử là lớn nhất.
Câu 26 (30/04/2009 lớp 11 – Quốc Học Huế): Cho hai nguyên tố X và Y có electron cuối cùng ứng
với bộ 4 số lượng tử sau:
n l m ms
X 2 1 -1 -1/2
Y 3 1 -1 -1/2
a) Dựa vào cấu hình electron, hãy xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn.
b) Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và dạng hình học của phân tử YX 3 và ion
[YX 4 ]2− ? Viết công thức cấu tạo của phân tử YX3 và ion [YX 4 ]2− .
Giải:
a)
n l m ms CHe cuối cùng CHe đầy đủ
4
X 2 1 -1 -1/2 2p 1s22s22p4
Y 3 1 -1 -1/2 3p4 1s22s22p63s23p4
- Vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn:
+ X: Ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA, tên nguyên tố oxi (O).
+ Y: Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA, tên nguyên tố lưu huỳnh (S).
b) Trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm, dạng hình học và CTCT:
Trạng thái lai hóa của
Dạng hình học Công thức cấu tạo
nguyên tử trung tâm

SO3 sp2 Tam giác đều

SO24− sp3 Tứ diện đều

Câu 28 (30/04/2010 lớp 10 – Lê Quý Đôn Bình Thuận):


1. So sánh và giải thích trị số khác nhau của mỗi đại lượng dưới đây:
Chất Cl2O F2O
Góc liên kết 110 0
1030
Độ phân cực phân tử 0,78 D 0,30 D
2. Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và cấu trúc hình học của mỗi phân tử và ion sau
đây: ClF3, BrF5, XeF4, NO2, NO2+ và NO2−
Giải:
1. Trong cả hai phân tử Cl2O và F2O, nguyên tử O đều ở trạng thái lai hóa sp3 với cấu tạo như sau:
ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -14- Tài liệu ôn thi HSG Hóa đại cương
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt
Cl2O F2O

- Liên kết O–Cl phân cực về phía O, còn liên kết O–F thì phân cực về phía F. Do vậy khoảng cách
giữa 2 cặp electron liên kết trong phân tử Cl2O nhỏ hơn, lực đẩy tĩnh điện mạnh hơn nên góc liên
kết lớn hơn.
- Trong phân tử Cl2O lưỡng cực liên kết và lưỡng cực electron tự do cùng chiều, còn trong phân
tử F2O lưỡng cực liên kết và lưỡng cực eletron tự do ngược chiều. Do vậy trong phân tử Cl2O điện
tích âm trên O nhiều hơn, phân tử phân cực hơn nên trị số lưỡng cực Cl2O lớn hơn F2O.
2. Trạng thái lai hóa và cấu trúc hình học
ClF3 BrF5 XeF4 NO2 NO2+ NO2−

Cl lai hóa Br lai hóa Xe lai hóa N lai hóa N lai hóa sp N lai hóa
3 3 2 3 2 2
sp d sp d sp d sp sp2
Chữ T Tháp vuông Vuông phẳng Chữ V Đường thẳng Chữ V
Câu 29 (30/04/2011 lớp 10 – Chuyên Nguyễn Du ĐăkLăk): Nhôm clorua khi hòa tan một số dung
môi hoặc khi bay hơi ở nhiệt độ không quá cao thì tồn tại ở dạng đime (Al2Cl6). Ở nhiệt độ cao (7000C)
đime bị phân li thành monome (AlCl3). Viết CTCT Lewis của phân tử đime và monome; cho biết kiểu
lai hóa của nguyên tử nhôm, kiểu liên kết trong mỗi phân tử; mô tả cấu trúc hình học của các phân tử
đó.
Giải:

Kiểu lai hóa Al: sp3 Kiểu lai hóa Al: sp2
Al2Cl6: Mỗi nguyên tử Al tạo 3 liên kết với AlCl3 có 3 liên kết cộng hóa trị có cực giữa Al
cộng hóa trị với 3 nguyên tử Cl và 1 liên kết với 3 nguyên tử Cl
cho nhận với 1 nguyên tử Cl. Trong 6 nguyên
tử Cl có 2 nguyên tử Cl có 2 liên kết: 1 liên kết
thông thường và 1 liên kết cho nhận
Al2Cl6: cấu trúc 2 tứ diện ghép với nhau. Mỗi AlCl3: Nguyên tử Al lai hóa kiểu sp2 nên phân
nguyên tử Al là tâm của 1 tứ diện, mỗi nguyên tử có cấu trúc tam giác phẳng, đều, nguyên tử
tử Cl là đỉnh tứ diện. Có 2 nguyên tử Cl là đỉnh Al ở tâm, còn 3 nguyên tử Cl ở 3 đỉnh của tam
chung của 2 tứ diện. giác.

Câu 30 (30/04/2011 lớp 10 – Lê Quý Đôn Ninh Thuận): Nguyên tử của các nguyên tố A, R, X có đặc
điểm sau:
- A có electron cuối cùng với 4 số lượng tử:
n = 3, l = 1, ml = -1, ms = -1/2
- R ở trạng thái cơ bản chỉ có 1 electron độc thân, electron này có các số lượng tử:
n = 2, l = 1, ml = 0, ms = -1/2
- X có electron cuối cùng với 4 số lượng tử:
ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -15- Tài liệu ôn thi HSG Hóa đại cương
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt
n = 2, l = 1, ml = -1, ms = -1/2
a) Gọi tên A, R, X. (Biết các electron lần lượt chiếm các obitan bắt đầu ml có trị số nhỏ nhất).
b) Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và dạng hình học của các phân tử và ion:
AR6, AX2, H2AX3, AX 24− (H là hiđro).
Giải:
a)
A:    3p 4 ⎯⎯
→ A: S
R:    2p 5 ⎯⎯
→ R: F
X:    2p 4 ⎯⎯
→ X: O
b)
SF6 SO2 H2SO3 SO24−

Bát diện đều, S lai Chữ V, S lai hóa sp2 Hình tháp tam giác, S Tứ diện đều, S lai hóa
hóa sp3d2 lai hóa sp3 sp3
III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN (10 CÂU)
Câu 31 (30/04/2011 lớp 10 – Kiên Giang):
a) Dựa vào mô hình VSEPR hãy cho biết dạng hình học đồng thời cho biết kiểu lai hóa các AO
hóa trị của nguyên tử trung tâm của các phân tử và ion sau: NH +4 ; BeCl2; BrF5.
b) Có tồn tại phân tử NF5 và AsF5 không? Tại sao?
Câu 32 (30/04/2011 lớp 11 – Đà Nẵng): Cho các phân tử sau: PH3; AsH3; POF3; BF3; SiHCl3; NF3; O3.
a) Nêu trạng thái lai hóa của các nguyên tử trung tâm và vẽ cấu trúc hình học của các phân tử trên?
b) So sánh góc liên kết HXH giữa hai phân tử PH3 và AsH3.
Câu 33 (30/04/2013 lớp 10 – KonTum): Hãy cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và
dạng hình học của phân tử và ion sau: H3O+ ; AsCl5; XeF4; ICl−4 ; O3.
Câu 34 (30/04/2013 lớp 10 – Bến Tre): Hãy cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và mô
tả dạng hình học của các phân tử và ion sau: ICl−4 ; IF5 SF2; XeF4; CO32− ; SO32− ; CF3Cl; I3− .
Câu 35 (30/04/2015 lớp 10 – Lê Thánh Tông Quảng Nam): Dựa vào thuyết lai hóa và VSEPR, hãy
cho biết trạng thái lai hóa và dạng hình học của các phân tử sau: CS2; NH +4 ; XeF4; XeOF4; XeO2F2.
Câu 36 (30/04/2015 lớp 10 – Chuyên Trần Đại Nghĩa TPHCM): Cho các giá trị thực nghiệm góc liên
kết của một số hợp chất cacbonyl trong bảng sau:
Phân tử COF2 COFCl COCl2
Góc liên kết FCF = 107,7 0
FCCl = 108,8 0
ClCCl = 111,80

a) Giải thích xu hướng biến thiên góc liên kết trong các phân tử trên?
b) So sánh (có giải thích) độ dài liên kết CO trong các hợp chất trên?
Câu 37 (30/04/2011 lớp 10 – Đà Nẵng): Cho ba phân tử có công thức phân tử dạng AB3: BF3, NF3 và
IF3. Hãy gán số liệu góc liên kết BAB: 900; 1070; 1200 phù hợp cho ba phân tử đã cho. Giải thích?
Câu 38 (30/04/2017 - lớp 10): Hãy cho biết cấu trúc hình học của các phân tử: PF3, PCl3, PH3 và hãy
so sánh các góc liên kết giữa nguyên tử P với các nguyên tử khác trong phân tử.

ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -16- Tài liệu ôn thi HSG Hóa đại cương
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt
Câu 39 (HSG VĨNH LONG lớp 10 – 2018): Xét các phân tử: BF3, NF3, NOF3, ICl −4
a) Xác định trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và dạng hình học của mỗi phân tử và ion
trên.
b) Xác định xem phân tử nào là phân cực và không phân cực. Giải thích?
Câu 40 (30/04/2014 lớp 10 – Đề chính thức): Tổng giá trị 4 số lượng tử n, l, m, ms của electron cuối
cùng của nguyên tử phi kim X là 2,5; trong đo m + ms = -1,5.
a) Xác định nguyên tố X.
b) Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tố trung tâm và dạng hình học của phân tử XO2 và XO3.
THE END

ThS. Nguyễn Phú Hoạt (0947195182) -17- Tài liệu ôn thi HSG Hóa đại cương

You might also like