You are on page 1of 11

CHUYÊN ĐỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC

IV. SỰ LAI HÓA CÁC ORBITAL NGUYÊN TỬ (Hybridization)


1. Lai hóa sp3
Mô tả năng lượng

Minh họa orbital


2. Lai hóa sp2
Mô tả năng lượng

Minh họa orbital

3. Lai hóa sp
Mô tả năng lượng

2
V. MÔ HÌNH VSEPR (Valence Shell Electron Pair Repulsion)
1. Nguyên tắc chung
- Các cặp electron liên kết và không liên kết trong lớp vỏ hóa trị phải sắp xếp sao cho sự
đẩy nhau giữa chúng là bé nhất.
- Đa số phân tử các hợp chất nhóm A có dạng ALmEn
o A là nguyên tử trung tâm.
o L là nguyên tử (nhóm nguyên tử) liên kết với A, đa số trường hợp mỗi liên kết A-
L là 1 cặp electron.
o Trong 1 số trường hợp liên kết giữa A và L có thể là liên kết đôi (CO2, NO2,
SO3…); liên kết ba (HCN, C2H2…) thì được tính là 1 siêu cặp.
o E là số cặp electron không liên kết.

2. Các quy tắc


Quy tắc 1
Các cặp electron trong lớp vỏ hóa trị phải sắp xếp sao cho lực đẩy lẫn nhau giữa chúng
là bé nhất.

3
m+n Kiểu sắp xếp Kiểu Góc Phân Ví dụ Hình học phân tử
các cấu tử lai hóa hóa trị tử

2 Đường thẳng sp 180o AL2 CO2, N2O, BeCl2, ZnCl2 Đường thẳng

3 Tam giác đều sp2 120o AL3 BF3, BCl3, SO3, CO32- Phẳng tam giác

AL2E NO2, SO2 Chữ V (góc gần 120o)

4 Tứ diện đều sp3 109o28’ AL4 CH4, CCl4, NH4+, SO42- Tứ diện đều

AL3E NH3, PH3, PCl3, SO32- Tháp tam giác

AL2E2 H2O, H2S Chữ V (góc gần


109o28’)

4
Vuông dsp2 90o AL4 [PtCl4]2-, [Cu(NH3)4]2+ Hình vuông

5 Lưỡng chóp sp3d AL5 PF5, PCl5 Lưỡng chóp tam giác
tam giác

AL4E SF4, SeF4 Tứ diện lệch

AL3E2 ClF3, BrF3 Chữ T lệch

AL2E3 I3- Đường thẳng

5
6 Lưỡng chóp sp3d2 AL6 SF6, PCl6-, SiF62- Lưỡng chóp tứ giác
tứ giác
(bát diện đều)

AL5E BrF5, IF5 Tháp đáy vuông

AL4E2 XeF4 Vuông phẳng

7 Lưỡng chóp sp3d3


ngũ giác

Quy tắc 2: Một cặp electron không liên kết chiếm 1 không gian rộng lớn hơn so với cặp
electron liên kết.

6
Quy tắc 3: Kích thước (hay sức đẩy) của một cặp electron liên kết giảm khi độ âm điện của
phối tử tăng.

Quy tắc 4: Hai cặp electron của 1 liên kết đôi hay 3 cặp electron của 1 liên kết ba chiếm không
gian lớn hơn (hay đẩy mạnh hơn) 1 cặp electron của liên kết đơn.

VI. THUYẾT MO (Molecular Orbital)


1. Các luận điểm cơ bản
Thuyết MO là sự áp dụng cơ học lượng tử vào hóa học. So với thuyết VB, thuyết MO
hiện đại hơn, giải thích được nhiều hơn các kết quả thực nghiệm về cấu tạo vật chất nói chung,
cấu tạo phân tử và liên kết hóa học nói riêng.

Khác với thuyết VB, thuyết MO cho rằng trong phân tử, tính cá thể của nguyên tử
không tồn tại. Phân tử gồm một số có hạn các hạt nhân nguyên tử và các electron chuyển động
không ngừng, liên kết với nhau thành một thể thống nhất trong đó các electron được phân bố
trên các orbital chung của toàn phân tử - là các orbital phân tử, các MO.

Một cách gần đúng, các MO được xây dựng như sau: MO chung của toàn phân tử là tổ
hợp tuyến tính các MO chỉ chứa một electron - gọi tắt là MO một electron. MO một electron
được lấy gần đúng như sau: Khi một electron chuyển động gần một hạt nhân hơn so với các
hạt nhân khác của phân tử thì orbiral của electron đó được coi là MO một electron của electron
này. Vậy MO chung của toàn phân tử là tổ hợp tuyến tính các orbital nguyên tử.

Các MO của một phân tử được xếp theo thứ tự năng lượng từ thấp lên cao thành năng
giản đồ năng lượng các MO; MO ứng với năng lượng thấp được gọi là MO liên kết, MO ứng
với năng lượng cao là được gọi là MO phản liên kết, số lương 2 loại MO này bằng nhau. Các
electron được điền vào MO trên cơ sở của nguyên lý năng lương cực tiểu, nguyên lý Pauli và
quy tắc Hund 1, kết quả có cấu hình e của phân tử. Nguyên lý phản đối xứng về hàm sóng và
sự gần đúng Bocner-Openheimer đều được áp dụng triệt để khi xét các hệ.

2. Bậc liên kết


𝑛−𝑛∗
N= n là số điện tử trên các MO liên kết (điện tử liên kết)
2

n* là số điện tử phản liên kết.

7
3. MO liên kết, MO phản liên kết
Xen phủ sigma s-s

8
Xen phủ sigma p-p

Xen phủ sigma p-s

9
Xen phủ pi p-p

4. Giản đồ năng lượng các MO


Xét một cách chặt chẽ, các MO trên được xếp theo thứ tự năng lượng theo 2 giản đồ
hay 2 trường hợp sau đây:

Giản đồ I. Thứ tự bình thường: 1s*1s2s*2szπxπyπ*xπ*y.

Giản đồ II. Thứ tự bất thường: 1s*1s2s*2sπxπy zπ*xπ*y

10
Sự bất thường của II so với I được giải thích do sự tương tác giữa AO-2s với AO-2p.

Giản đồ I áp dụng cho các nguyên tố cuối chu kì, từ O đến Ne. Giản đồ II áp dụng cho các
nguyên tố đầu chu kì, từ Li đến N.

11

You might also like