You are on page 1of 2

HÓA HỮU CƠ 11 NÂNG CAO

Câu 1. Một bình kín A chứa các chất sau: axetilen, vinylaxetilen, hiđro (1,1 mol) và một ít bột niken (trong
đó tỉ lệ số mol axetilen và vinylaxetilen là 1:1). Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí B có tỉ
khối so với H2 bằng 245/12. Khí B phản ứng vừa đủ với AgNO3 (trong dung dịch NH3), thu được 0,6 mol
hỗn hợp kết tủa X và 13,44 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Biết hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với heli bằng 127/12 và
hỗn hợp Y phản ứng tối đa với 0,5 mol Br2 trong dung dịch. Khối lượng kết tủa X gần nhất với giá trị nào
sau đây?
A. 72 gam. B. 104 gam. C. 120 gam. D. 130 gam.
Câu 2. Hỗn hợp X gồm 1 số hợp chất no bền mạch hở có từ 2 nhóm chức trở lên chỉ gồm nhóm –OH và –
CHO trong đó hiđro chiếm 6,25% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch
AgNO3 trong nước amoniac dư đun nhẹ thu được 32,4 gam Ag. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư
thu được 1,512 lít H2 (đktc). Đốt m gam hỗn hợp X cần 6,44 lít O2 (đktc). Giá trị của m là
A. 10,8. B. 10,26. C. 8,64. D. 8,54.
Câu 3. Nung nóng bình kín chứa hỗn hợp X gồm 0,054 mol axetilen ; 0,09 mol vinyl axetilen và 0,144 mol
hidro (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp khí E có tỉ khối so với He là 8,85. Toàn bộ E được dẫn
qua dung dịch AgNO3 dư trong NH3. Sau khi phản ứng kết thúc thấy số mol AgNO3 phản ứng là 0,126 mol,
thu được 0,081 mol hỗn hợp khí T và m gam kết tủa. Toàn bộ khí T phản ứng tối đa với dung dịch chứa
0,018 mol Br2. Giá trị của m là
A. 17,964 B. 11,484. C. 9,378 D. 15,372
Câu 4. Trong bình kín (có thể tích không đổi) chứa một ancol no, mạch hở X (số C trong X nhỏ hơn 5) và
lượng O2 vừa đủ để đốt cháy hoàn toàn X. Ban đầu bình có nhiệt độ 110°C và áp suất là P 1 atm. Bật tia lửa
điện để đốt cháy hoàn toàn X, sau khi đưa bình về 110°C thấy áp suất bình là P 2 (tại điều kiện này H2O ở

trạng thái khí). Biết rằng . Phát biểu nào sau đây về X là không đúng?
A. Đun nóng X với dung dịch H2SO4 đặc ở 170°C thu được anken.
B. Khi cho ancol X tác dụng với Na dư thu được số mol H2, bằng số mol X phản ứng.
C. Ancol X có 2 công thức cấu tạo.
D. Chỉ có 1 đồng phân của ancol X hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Câu 5. Thực hiện phản ứng cracking 4,48 lít hỗn hợp C 8H18 và C10H22 thu được 11,20 lít hỗn hợp sản phẩm
X gồm các ankan và anken. Dẫn toàn bộ X qua Br 2 (trong CCl4) dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy
có a gam Br2 tham gia phản ứng. Tại điều kiện thí nghiệm, các chất đầu và sản phẩm đều ở trạng thái khí.
Thể tích các khí quy về đktc. Giá trị của a là
A. 16 B. 24 C. 48 D. 32
Câu 6. Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C 4H4O3. Đun nóng X với dung dịch NaOH dư thu

được hai hợp chất hữu cơ Y và Z. Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc cho tỉ lệ mol .
Hợp chất Z (công thức phân tử C3H4O2) cũng có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc cho tỉ lệ mol

. Cho Y vào dung dịch HCl thu được hợp chất hữu cơ T. Tại điều kiện thường, Y ở trạng thái
rắn, T ở trạng thái lỏng. Cả Y và T đều tan tốt trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Đun nóng Z với T ( xúc tác H2SO4 đặc) thu được X.
B. Phân tử X có 10 liên kết .
C. X có khả năng phản ứng với dung dịch nước brom theo tỉ lệ

D. X phản ứng được với H2 (xúc tác Ni, to) theo tỉ lệ mol
Câu 7. Cho m gam hỗn hợp X gồm metanol, etilen glycol và glixerol tác dụng với Na dư thu được 1 lượng
H2 bằng với lượng H2 thoát ra từ phản ứng điện phân 538,8 ml dung dịch NaCl 2M điện cực trơ màng ngăn
xốp đến khi dung dịch chứa 2 chất tan có khối lượng bằng nhau. Đốt m gam X cần 17,696 lít O 2 (đktc). Giá
trị của m là:
A. 22,10 B. 15,20 C. 21,40 D. 19,80
Câu 8: Một hỗn hợp (X) gồm anđehit acrylic và một anđehit đơn chức no mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 1,44
gam hỗn hợp trên cần vừa hết 1,624 lít khí oxi (đktc) thu được 2,86 gam CO 2. Cho hỗn hợp X tác dụng với
dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 11,88 gam. B. 10,80. C. 8,64 gam. D. 7,56 gam.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp, cho sản phẩm cháy qua bình
chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 19,1 gam và có 25 gam kết tủa. Nếu oxi hóa hết m
gam X bằng CuO dư, lấy sản phẩm thu được cho tác dụng với dung dịch AgNO 3/ NH3 dư, đun nóng được x
gam Ag. Tính giá trị của x? ( hiệu suất phản ứng 100%)
A. 64,8g B. 86,4g C. 75,6g D. 43,2g
Câu 10: Trong một bình kín chứa hỗn hợp X gồm hidrocacbon A mạch hở( là chất khí ở điều kiện thường)
và 0,06 mol O2, bật tia lửa điện để đốt cháy toàn bộ hỗn hợp X. Toàn bộ sản phẩm cháy sau phản ứng cho
qua 3,5 lít dung dịch Ca(OH) 2 0,01M thì thu được 3 gam kết tủa và có 0,224 lít khí duy nhất thoát ra khỏi
bình(đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, nước bị ngưng tụ khi cho qua dung dịch. Chất A có số
CTPT thoả mãn là
A. 4. B. 6. C. 7. D. 5.
Câu 11: Hỗn hợp X gồm một anđehit và một ankin có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn a
(mol) hỗn hợp X thu được 3a (mol) CO 2 và 1,8a (mol) H2O. Hỗn hợp X có số mol 0,1 tác dụng được với tối
đa 0,14 mol AgNO3 trong NH3 (điều kiện thích hợp). Số mol của anđehit trong 0,1 mol hỗn hợp X là
A. 0,03. B. 0,04. C. 0,02. D. 0,01.
Câu 12: Hỗn hợp X gồm C2H5OH, C2H5COOH, CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% số mol. Đốt cháy m
gam X thu được 3,06 gam H 2O và 3,136 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho 13,20 gam hỗn hợp X tác dụng với
lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, kết thúc phản ứng thu được p gam Ag. Giá trị của p là:
A. 9,72 gam B. 10,80 gam C. 8,64 gam D. 2,16 gam
Câu 13: Hỗn hợp X gồm 2 ankin (tỷ lệ mol 1:1) kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đun nóng m gam X với
nước có xúc tác HgSO4/H+ ở 80oC. Giả sử toàn bộ ankin phản ứng hết thu được hỗn hợp Y gồm 2 chất hữu
cơ. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, kết thúc phản ứng thu được 32,4 gam Ag kết
tủa. Nếu cho m gam X tác dụng với nước mà hiệu suất phản ứng đối với từng ankin chỉ đạt 60% thu được
hỗn hợp Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được số gam kết tủa là
A. 50,78 gam B. 33,84 gam C. 42,66 gam D. 19,44 gam

You might also like