You are on page 1of 5

Ngày 31/8/1858 thực dân Pháp nổ súng chính thức mở màn cuộc chiến

tranh xâm lược Việt Nam. Ngay từ đầu, quân dân ta đã anh dũng chiến đấu
chống quân xâm lược. Với sức mạnh quân sự Pháp ngày càng mở rộng
chiến tranh xâm lược, song đi đến đâu chúng cũng vấp phải sự kháng cự
mãnh liệt của nhân dân ta. Để hiểu được cuộc xâm lược Việt Nam của thực
dân Pháp và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 – 1873,
chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm


lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)

I. LIÊN QUÂN PHÁP – TÂY BAN NHA XÂM LƯỢC VIỆT NAM. CHIẾN SỰ Ở
ĐÀ NẴNG NĂM 1858.

1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm
lược

Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là quốc gia độc lập, có chủ
quyền đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, ở
giai đoạn này phong kiến Việt Nam có biểu hiện khủng hoảng, suy yếu trầm
trọng
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: sa sút;ruộng đất tập trung trong tay địa chủ; đê điều không
được tu sửa; nạn mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên.
+ Công thương nghiệp: đình đốn do chính sách " bế quan tỏa cảng " của
nhà nước. ⇒ Việt Nam bị cô lập với thế giới bên ngoại.
“Bế quan tỏa cảng” tức là đóng cửa với nước ngoài, hạn chế những hoạt
động mua bán với các quốc gia khác mà chủ yếu là ám chỉ các nước phương
Tây. Lí do quan trọng nhất nhà Nguyễn thực hiện chính sách này là do lo sợ
trước bước chân xâm lược của thực dân phương Tây.
- Chính trị: giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền song
chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
- Quân sự,: lạc hậu, yếu kém.

-Đối ngoại: có nhiều chính sách sai lầm, như: cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ
phương Tây,... ⇒ làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, tạo kẻ hở cho kẻ thù
lợi dụng.
- Xã hội:

+ Đời sống của các tầng lớp nhân dân khổ cực.

+ Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy
Lương…

=> Đất nước khủng hoảng suy yếu, mâu thuẫn xã hội gay gắt, nguy cơ nước
ta bị chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm lược là rất lớn.

2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam
Đọc them

3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858


* Âm mưu của Pháp:
Chiếm Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công ra Huế, buộc triều Nguyễn đầu hàng,
nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

* Hành động của Pháp:


- Ngày 31/8/1858, Liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển
Đà Nẵng.
- 1/9/1858, Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà - mở đầu cuộc xâm lược Việt
Nam thực hiện âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”.
- Quân dân ta đẩy lùi các đợt tấn công của địch, thực hiện “vườn không nhà
trống” gây cho địch nhiều khó khăn.
- Kết quả: Quân Pháp – TBN bị cầm chân tại bán đảo Sơn Trà suốt 5 tháng ,
kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bước đầu bị thất bại.
Nhận xét:

 Qua cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1858 cho thất nhân dân ta
cùng triều đình đã anh dũng đứng lên đánh giặc, làm thất bại kế hoạch
“đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển
sang kế hoạch chinh phục từng gói nhỏ”.
 Tuy nhiên, trong quá trình kháng chiến, triều đình nhà Nguyễn đã
nặng nề về phòng thủ, bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh Pháp. Trong khi đó,
nhân dân ta luôn sục sôi khí thế đánh giặc, luôn sẵn sàng với tinh thần
tích cực, chủ động và tự nguyện đứng lên kháng chiến.

Tại sao Tây Ban Nha (TBN) lại liên minh với Pháp tấn công nước ta?
Vì có một số giáo sĩ TBN bị triều đình nhà Nguyễn giam giữ và giết
hại.

: Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng(ĐN) làm mục tiêu tấn công đầu tiên?
Pháp lựa chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên vì các lí do sau đây:

ĐN có một vị trí chiến lược quan trọng, đây là 1 hải cảng sâu và rộng,
tàu chiến có thể ra vào dễ dàng. ĐN nằm trên con đường thiên lí Bắc –
Nam và có thể sang Lào. Nếu chiếm được ĐN, Pháp sẽ thực hiện được kế
hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam.

Pháp không thể trực tiếp vào cửa biển Thuận An, bởi vì Huế là thủ phủ
của triều đình nhà Nguyễn, nên ở đây có sự phòng thủ chắc chắn, đặc
biệt là việc phòng thủ bờ biển. Mặt khác, Thuận An là một cửa biển nhỏ,
tàu chiến không thể ra vào dễ dàng ra vào và thuận lợi như cửa biển ĐN
Hậu phương của ĐN có đồng bằng Nam – Ngãi (Quảng Nam – Quảng Ngãi) trù
phú, là cơ hội để Pháp có thể lợi dụng để thực hiện chiến lược “lấy
chiến tranh nuôi chiến tranh”.

ĐN là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế khoảng 100km, nếu khi
chiếm ĐN thì chỉ cần vượt qua đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế,
đây là con đường ngắn nhất, nhanh chóng nhất và ít hao tốn tiền của,
nhân lực của Pháp trong cuộc chiến xâm lược.

Hơn nữa, tại ĐN có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và nhiều giáo sĩ,
gián tiếp đội lốp thầy tu, con buôn hoạt động từ trước; họ trở thành
những người đi tiên phong, vạch đường cho Pháp trong cuộc chiến tranh
xâm lược.
-
* Chính trị:
Bộ máy chính quyền triều Nguyễn được xây dựng trên cơ sở nguyên lý
quyền hành to quá mức, sự lục đục, tranh chấp quyền lực trong triều
đình vì vậy mà ngày càng căng thẳng. Những sự kiện lớn như Minh Mạng
thù hằn Lê Văn Duyệt, đến việc Tự Đức giết anh, rối tiếp đó là vụ thợ
lính và lính xây Vạn Niên Cơ, cuối cùng là những vụ thảm sát trong
triều đìnhTất cả những điều đó làm cho nội bộ triều đình nhà Nguyễn
ngày càng mục nát, đưa triều Nguyễn đến chổ lâm nguy.
* Kinh tế:
Kinh tế khủng hoảng biểu hiện ở việc nhà Nguyễn không thể kiềm chế nỗi
và không kiểm soát được việc cường hào chiếm đoạt ruộng đất, ruộng đất
tư của nông dân. Nó là tài sản lớn nhất và cũng là nguồn thu quan trọng
nhất. Giờ đây phần lớn ruộng đất rơi vào tay địa chủ, cường hào từ đó
nông dân mất mùa, dẫn đếnxung đột giữa nông dân và địa chủ, cường hào
ngày càng gay gắt.
Về công thương nghiệp cũng bế tắc, ngay từ năm Gia Long thứ 2 nhà
Nguyễn đã thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”. Qua thời Minh Mạng,
Thiệu Trị chính sách sách này tiếp tục thi hành, đến Tự Đức thì ngày
càng nghiêm ngặt hơn. Chính sách tai họa này đã làm cho giao thương
đình trệ, sinh ra thiếu tiền, thiếu lính, thiếu phương tiện cần thiết
để củng cố an ninh quốc phòng. Như vậy chính sách ức thương đối với bên
trong và tỏa cảng bên ngoài đã làm cản trở sự phát triển của toàn bộ
đất nước.
* Quân sự:
Quân đội không được cải cách, sức đề kháng không được tăng cường.
* Ngoại giao:
Ngoài việc thi hành chính sách cấm đạo, các vua triều Nguyễn còn phạm
phải một loạt các sai lầm như đàn áp đạo thiên chúa, ra sức tiền hành
các cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng, từ đó trút thêm nỗi
khổ lên đầu nhân dân tạo nên sự thù hằn chia rẽ giữa nhân dân trong
nước và các dân tộc trên bán đảo Đông Dương.
* Xã hội:
Với những chính sách thống trị hà khắc của nhà Nguyễn làm cho mâu
thuẫn giữa nhân dân lao động với triều đình phong kiến ngày càng gay
gắt, quyết liệt làm bùng nổ hơn 500 cuộ khởi nghĩa của nông dân từ thời
Gia Long đến Tự Đức, trong đó có nhiều cuộc khởi nghĩa lớn làm lung lay
nền thống trị của vương triều Nguyễn như khởi Nghĩa Phan Bá Vành, Lê
Văn Khôi, Lê Duy Lương
+ Với sự khủng hoảng trên các mặt kinh tế, chính trị đã tác động mạnh
đến tình hình xã hội lúc bấy giờ. Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông
dân nổ ra khắp nơi tiêu biểu như khởi nghĩa Phan Bá Vành ở Nam Định,
Thái Bình; Lê Duy Dương ở Ninh Bình, Lê Văn Khôi ở Gia Định
+ Sự khủng hoảng của nước ta giữa thế kỉ XIX, đã dẫn tới nguy cơ:
Cuộc khủng hoảng của nước ta giữa thế kỉ XIX đã dẫn đến nguy cơ bị
thực dân Pháp xâm lược.

You might also like