You are on page 1of 3

CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI HỌC KỈ II MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 8

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ
XIX.
1. Trình bày nguyên nhân bùng nổ. Lực lượng tham gia, lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa.
- Nguyên nhân bùng nổ:
+ Tình hình kinh tế, nông nghiệp sa sút.
+ Thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng.
=> Mục đích: Bảo vệ cuộc sống.
- Lực lượng tham gia: Nông dân
- Lãnh đạo: Đề Nắm (Giai đoạn 1: 1884 – 1892) và Đề Thám – Hoàng Hoa Thám (2 giai
đoạn còn lại: 1893 – 1903 và 1903 – 1913)
2. Diễn biến chính giai đoạn 2 (1893-1908) của cuộc khởi nghĩa.
- Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dụng cơ sở.
- 2 lần xin giảng hoà
+ Lần 1: vào tháng 10 – 1894 nhưng thời gian giảng hoà không kéo dài vì ngay từ đầu địch
đã ráo riết lập đồn bốt, mở cuộc tấn công trở lại khiến lực lượng của Đề Thám bị tổn thất và
suy yếu nhanh chóng.
+ Lần 2: vào tháng 12 – 1897, Đề Thám phải chủ động xin giảng hoà lần thứ hai. Thực dân
Pháp chấp nhận nhưng đưa ra những điều kiện ngặt nghèo, buộc nghĩa quân phải thực hiện.
Từ năm 1897 đế năm 1908, tranh thủ thời gian hoà hoãn, Đề Thám cho khai khẩn đồn điền
Phồn Xương, lo tích luỹ lương thực, xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu.
3. Nguyên nhân thất bại.
- Tương quan lực lượng chênh lệch, triều đình Nguyễn ngả về Pháp.
- Giai cấp lãnh đạo còn nhiều hạn chế.
- Phạm vi: hẹp
Bài 28: Trào lưu cải cách Duy tân ở Việt Nam nữa cuối thế ki XIX
1. Kể tên những sĩ phu tiêu biểu và nội dung chinh trong những đề nghị cải cách của họ.
(Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch).
- Nguyễn Trường Tộ: Từ năm 1863 đến 1871, ông đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều
trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương
nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục…
- Nguyễn Lộ Trạch: Vào các năm 1877 và 1882, ông đã dâng 2 bản “Thời vụ sách” lên vua
Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
2. Trình bày những hạn chế, ý nghĩa lịch sử của các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX.
- Hạn chế:
+ Cải cách rời rạc, lẻ tẻ.
+ Chưa xuất phát từ cơ sở trong nước, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình.
+ Thể hiện trình độ nhận thức của người Việt.
+ Chuẩn bị cho trào lưu Duy Tân mới ra đời đầu thế kỉ XX.
3. So sánh diểm giống và khác nhau của các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX (Việt Nam)
với cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 (Nhật Bản).
- Giống nhau:
+ Thời gian: cuối thế kỉ XIX
+ Nội dung cải cách: Toàn diện trên mọi lĩnh vực
+ Hoàn cảnh: tình hình kinh tế sa sút
- Khác nhau (Kết quả):
+ Việt Nam: thất bại, nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
+ Nhật Bản: thành công, nước đế quốc

I. PHẦN TỰ LUẬN:

1. Nêu sự biến chuyển của xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
của thực dân Pháp (1897-1914).
Cơ cấu xã hội truyền thống Việt Nam biến đổi, các giai cấp cũ bị phân hóa, những giai cấp và
tầng lớp xã hội mới hình thành.

* Sự phân hóa của các giai cấp cũ:

- Giai cấp địa chủ phong kiến: Một bộ phận nhỏ địa chủ trở nên rất giàu có, dựa vào thực dân
Pháp, họ ra sức chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị đế
quốc chèn ép nên có tinh thần chống Pháp.

- Giai cấp nông dân: là đối tượng bóc lột chủ yếu của thực dân và địa chủ phong kiến, cuộc
sống bần cùng khổ cực. Chỉ một bộ phận nhỏ nông dân ra thành phố, đến công trường, hầm
mỏ kiếm được việc làm. Nông dân là lực lượng to lớn trong phong trào chống Pháp.

* Sự xuât hiện của các giai cấp, tầng lớp mới:

- Giai cấp công nhân: phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ,
xí nghiệp… bị bóc lột nặng nề nên có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. Tuy nhiên, giai cấp công
nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX còn non trẻ, đang ở trình độ tự phát, chủ yếu là đấu tranh kinh
tế.

- Tầng lớp tư sản: là những người làm trung gian đại lý tiêu thụ hoặc thu mua hàng hóa, cung
ứng nguyên vật liệu cho Pháp. Một số sĩ phu yêu nước cũng đứng ra lập các hiệu buôn, cơ sở
sản xuất. Tư sản Việt Nam bị thực dân Pháp khống chế, chèn ép nên số lượng nhỏ bé, thế lực
yếu ớt.

- Tầng lớp tiểu tư sản: là những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ, viên chức trong các
công sở, trí thức, học sinh, sinh viên… Tầng lớp này ngày một đông cùng sự mở rộng khai
thác của thực dân Pháp.

Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội
mới. Sự biến đổi này đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng
dân tộc theo xu hướng mới đầu thế kỷ XX.

2. Trình bày những chính sách cai trị của Pháp về kinh tế và văn hóa, giáo dục.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền.
+ Công nghiệp: Tập trung khai thác than và kim loại, Pháp đầu tư một số ngành xi măng,
điện,…
+ Giao thông vận tải: Xây dụng hệ thống GTVT đường bộ, đường sắt, để tăng cường bóc lột
kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.
+ Thương nghiệp: Pháp năm độc quyền thị trường Việt Nam, tiến hành đánh các thứ thuế
mới, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu và thuế thuốc phiện.
- Văn hoá, giáo dục:
Pháp mở trường học nhằm:
+ Phục vụ nhu cầu học tập của con em các quan chức thực dân.
+ Đào tạo một lớp người bản xứ cho công việc cai trị.

You might also like