You are on page 1of 9

Đề cương ôn tập HK2 - Lớp 11 - 2021- 2022

Chủ đề: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884)
Bài 19:
1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược
- Giữa thế kỉ XIX, trước khi Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ
quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa song chế độ phong kiến đã lâm
vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
* Diễn biến chiến sự
- Ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
- Sáng 1/09/1858, tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
- Quân dân Việt Nam anh dũng chống xâm lược, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”
gây cho địch nhiều khó khăn ⇒ Pháp bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà ⇒ Kế hoạch
“đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TỈNH MIỀN
ĐÔNG NAM KÌ TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1862
1. Kháng chiến ở Gia Định
* Diễn biến chiến sự
- Tháng 2/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định. ⇒ Nhân dân Gia Định kiên quyết đấu
tranh, ngày đêm bám sát, quấy rối và tiêu diệt địch ⇒ Pháp buộc phải nổ súng phá thành, lui
xuống cố thủ trong các tàu chiến ⇒ Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất
bại, chúng phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
Bài 20:
2. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 ( lần 1)
- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và anh dũng hi sinh tại ô Quan
Chưởng.
- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Nguyễn Tri Phương
hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã. 
- Nhân dân tiếp tục chiến đấu quyết liệt, buộc Pháp phải rút về các tỉnh lị cố thủ.
- Chiến thắng của quân ta có ý nghĩa lớn nhất khi Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ
nhất(1873) đó là chiến thắng Cầu Giấy (21/12/1873). Gác-ni-ê tử trận => Nhân dân vô
cùng phấn khởi, thực dân Pháp hoang mang lo sợ tìm cách thương lượng. 
II. THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ HAI (1882). CUỘC KHÁNG
CHIẾN Ở BẮC KÌ VÀ TRUNG KÌ TRONG NHỮNG NĂM 1882 - 1884
2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến chống Pháp đánh Bắc Kì lần 2
- Quan quân triều đình và Tổng đốc Hoàng Diệu anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội.
Khi thành mất, Hoàng Diệu tự vẫn. Triều Nguyễn hoang mang, cầu cứu nhà Thanh.
III. THỰC DÂN PHÁP TẤN CÔNG CỬA BIỂN THUẬN AN. HIỆP ƯỚC 1883 VÀ
1884
2. Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng.
- Ngày 6/6/1884, Pháp kí với triều Nguyễn Hiệp ước Pa-tơ-nốt, căn bản dựa trên Hiệp ước
Hác-măng nhưng sửa chữa một số điều nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những
phần tử phong kiến bán nước đầu hàng.  
* Những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp của
nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX?
- Các cuộc khởi nghĩa thiếu sự liên kết chặt chẽ với nhau.
- Thiếu đường lối đúng đắn và giai cấp lãnh đạo tiến bộ.
Bài 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM
CUỐI THẾ KỶ XIX
I. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
- Mục tiêu cuộc phản công ở kinh thành Huế: khôi phục lại độc lập dân tộc và chế độ
PK.
- Hành động: Đêm 4 rạng sáng 5/7/1885 tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và tòa
Khâm sứ.
- Chiếu Cần Vương: (Chiếu Cần Vương ra đời trong hoàn cảnh: Cuộc phản công quân
Pháp tại kinh thành Huế thất bại). Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi ra Quảng Trị, thay
vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên giúp
vua cứu nước.
- Mục tiêu của phong trào Cần Vương: chống pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục chế độ
phong kiến có vua hiền, tôi giỏi.
+ Lần đầu tiên CĐPK kêu gọi nhân dân chống Pháp.
- Tác dụng: Chiếu Cần Vương được ban ra tuy muộn…, nhưng có tác động to lớn:
+ Thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước vốn âm ỉ cháy trong quần chúng nhân dân.
+ Tạo thành một phong trào dân tộc rộng lớn kéo dài hơn 10 năm, gây nhiều trở ngại cho
Pháp trong công cuộc bình định nước ta...
2. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
a. Từ 1885 - 1888
- Lãnh đạo: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết.
- Địa bàn: rộng lớn từ Bắc đến Nam, sôi nổi nhất ở Bắc kỳ và Trung kỳ.
- Khởi nghĩa tiêu biểu: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê(Trong đó: K/n Hương Khê là tiêu
biêu nhất vì khởi nghĩa có quy mô rộng lớn, tổ chức chặt chẽ, kéo dài hơn 10 năm, gây cho
Pháp nhiều tổn thất, lãnh đạo là Phan Đình Phùng).
3. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA PHONG TRÀO CẦN
VƯƠNG
a. Nguyên nhân thất bại
- Chủ quan: + Hạn chế về đường lối, phương pháp tổ chức và lãnh đạo.
+ Sự lỗi thời của ngọn cờ phong kiến.
+ Thiếu sự thống nhất phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa (chưa đoàn kết, thống nhất).
- Khách quan: tương quan lực lượng chênh lệch (lực lượng quân sự), bất lợi (Pháp mạnh,
vũ khí hiện đại).
b. Tính chất và ý nghĩa lịch sử:
- Tính chất: phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến.
- Ý nghĩa:
+ Nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân.
+ Gây khó khăn cho thực dân Pháp trong việc bình định đất nước ta.
+ Tạo thành phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục, kéo dài.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho các phong trào cứu nước sau này.
- Chứng tỏ con đường cứu nước theo ý thức hệ phong kiến không còn phù hợp.
=> Yêu cầu tìm kiếm con đường cứu nước mới
II. PHONG TRÀO YÊN THẾ - Phong trào đấu tranh tự vệ, tự phát(1884 - 1913)
1. HOÀN CẢNH BÙNG NỔ PHONG TRÀO
- Do sự sa sút nông nghiệp thời Nguyễn, nhiều nông dân đi phiêu tán, một bộ phận lên Yên
Thế xây dựng cuộc sống mới.
- Pháp có chủ trương bình định Bắc kì trong đó có Yên Thế.
=>NGUYÊN NHÂN: Bất bình với chính sách đàn áp bóc lột của thực dân Pháp, chống
lại chính sách cướp bóc của thực dân Pháp, nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh
bảo vệ cuộc sống của quê hương mình.
2. NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ KHỞI NGHĨA
- Lãnh đạo: Đề Thám (Hoàng Hoa Thám).
- Lực lượng tham gia: chủ yếu là nông dân.
- Hoạt động.
- Tính chất: Là cuộc đấu tranh tự phát của nông dân.
- Ý nghĩa: + Thể hiện lòng yêu nước, không khuất phục trước kẻ thù của nhân dân.
+ Cản trở kế hoạch bình định Việt Nam, gây cho Pháp nhiều tổn thất.
+ Bước đầu giải quyết ruộng đất cho nông dân, để lại nhiều bài học quý.
+ Chứng minh sức mạnh to lớn của nông dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang, chiến thuật, xây dựng hậu
phương.
* So sánh phong trào Cần Vương và Phong trào Yên Thế
Điểm giống:
- Bối cảnh lịch sử: Đất nước mất độc lập.
- Khuynh hướng chính trị: Đều thuộc phạm trù phong kiến, sự chi phối của hệ tư tưởng
PK.
- Mục tiêu đấu tranh: Đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc -> đều mang tính dân
tộc.
- Phương pháp đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang.
- Phương thức chiến đấu (chiến thuật): dựa vào địa hình để xây dựng căn cứ, mang tính cố
thủ, phòng ngự, bị động.
- Kết quả: thất bại.
* Khác nhau:
Nội dung Phong trào Cần Vương Phong trào Yên Thế
Mục tiêu Giúp vua đánh Pháp giành độc Bảo vệ quê hương đất nước,
lập, khôi phục chế độ phong quyền lợi của những người nông
kiến. dân, mang tính tự vệ.
Lãnh đạo Văn thân sĩ phu yêu nước Nông dân

Quy mô Rộng lớn (Bắc kì, Trung kì). Chỉ diễn ra ở địa bàn huyện Yên
Thế và những vùng núi xung
quanh thuộc Bắc Giang, Thái
Nguyên...
Tính chất Phong trào chống Pháp theo ý Phong trào đấu tranh tự phát =>
thức hệ phong kiến=> chịu sự không chịu sự chi phối của
chi phối của chiếu Cần vương. chiếu Cần vương
Yêu cầu đặt Tìm kiếm con đường cứu nước mới
ra
Bài 22: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP
ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918
I. CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA PHÁP (1897 - 1914)
1. HOÀN CẢNH, MỤC ĐÍCH CỦA PHÁP KHI TIẾN HÀNH KHAI THÁC THUỘC
ĐỊA
a. Hoàn cảnh:
- Sau khi hoàn thành bình định Việt Nam bằng quân sự, thực dân Pháp tiến hành khai
thác lần thứ nhất.
- Thời gian: 1897-1914 (sau phong trào Cần Vương đến CTTG1)
b Mục đích khai thác: (không học)
- Khai thác, bóc lột Việt Nam để thu lợi cho Pháp.
- Biến Việt Nam thành thuộc địa và thị trường độc chiến của Pháp.
c. Nội dung chương trình khai thác
- Chính sách về kinh tế:
+ Nông nghiệp: cướp ruộng đất lập đồn điền, ép triều đình nhượng quyền khai khẩn đất
hoang, duy trì phương thức sản xuất phong kiến.
+ Công nghiệp: đầu tư khai thác mỏ(than, kim loại), xây dựng một số ngành công nghiệp
nhẹ.
+ Thương nghiệp: độc quyền thu thuế và xuất nhập khẩu.
+ Giao thông vận tải: xây dựng đường sắt, bộ, thủy, cầu, bến cảng để phục vụ cho mục
đích quân sự và công cuộc khai thác.
=> Chuyển biến về Kinh tế: Kinh tế có bước chuyển biến tích cực nhưng mang tính cục
bộ, lệ thuộc Pháp. (có lệ thuộc là đúng)
2. Những chuyển biến về xã hội

Giai cấp, Địa vị xã hội, xuất thân Thái độ đối với cách mạng Giai cấp
 tầng lớp (cũ- mới)
Địa chủ - Số lượng ít, người có Từ lâu đã đầu hàng, làm tay sai Giai cấp cũ cũ
nhiều ruộng đất. cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, nhưng đã bị
- có của cải và sống có một bộ phận nhỏ có tinh thần phân
sung sướng yêu nước. hóa
Nông dân - số lượng đông đảo nhất, nông dân sẵn sàng hưởng ứng, Giai cấp
họ bị áp bức bóc lột nặng nềtham gia cuộc đấu tranh cũ
nề, cuộc sống của họ khổ cựcgiành được độc lập và ấm no.
Tư sản  Là các nhà thầu khoán, bị chính quyền thực dân kìm Tầng lớp
chủ xí nghiệp, xưởng thủ hãm, tư bản Pháp chèn ép. mới
công, chủ hãng buôn bán... - thế lực yếu nên chưa tỏ rõ thái
 độ tham gia cách mạng
Tiểu tư Là chủ các xưởng thủ - Có ý thức dân tộc nên hào hứng Tầng lớp
sản công nhỏ, cơ sở buôn bán tham gia các cuộc vận động cứu mới
nhỏ, viên chức cấp thấp và nước.
những người làm nghề tự
do
Công - Xuất thân từ nông dân,   - Do bị thực dân phong kiến Giai cấp
nhân làm việc ở đồn điền, hầm bóc lột tàn bạo nên có tinh thần  mới
mỏ, nhà máy, xí nghiệp, đấu tranh mạnh mẽ chống bọn
lương thấp nên đời sống chủ để cải thiện điều kiện làm
khổ cực. việc và đời sống.
(HỎI TẦNG LỚP KHÁC GIAI CẤP KHÁC)
=> Xã hội chuyển biến: + Cơ cấu xã hội biến đổi, bên cạnh hai giai cấp cũ, xuất hiện các
tầng lớp, giai cấp mới.
+ Một bộ phận nông dân bị mất đất phải bán sức lao động và trở thành công nhân.
+ Đời sống của các tầng lớp giai cấp rất khó khăn, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.

Bài 23: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN


1918
1. HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA PHAN BỘI CHÂU VÀ PHAN CHÂU TRINH
Nội dung Phan Bội Châu (1867-1940) Phan Châu Trinh (1872-1926)
Quê quán Nghệ An Quảng Nam
Xu hướng - Bạo động vũ trang Cải cách nâng cao dân sinh, dân trí,
đấu tranh dân quyền
Kẻ thù Thực dân Pháp và phong kiến tay sai Thực dân Pháp và phong kiến tay sai
- Dùng bạo lực giành độc lập - Lật đổ chế độ phong kiến để xây
- Đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập dựng xã hội tiến bộ
dân tộc, xây dựng xã hội mới tiến bộ - Coi dân chủ dân quyền là điều
Nhiệm vụ, - Thiết lập chính thể quân chủ lập hiến kiện tiên quyết để đi tới yêu cầu thực
mục tiêu (đoạn tuyệt với CĐPK) dân Pháp trao trả độc lập (chống PK)
- Coi độc lập là điều kiện tiên quyết
để tiến tới dân chủ dân quyền. (chống
Pháp)
- Dùng bạo lực giành độc lập - Cải cách để nâng cao dân trí, dân
Hình thức - Cầu viện Nhật Bản để chống Pháp quyền
đấu tranh - Phản đối bạo động
- Dựa vào pháp để chống phong kiến
Phương - Bí mật, bất hợp pháp. - Công khai, hợp pháp
pháp đấu
tranh
Hoạt động - 1904 thành lập Hội Duy Tân để - 1906 mở cuộc vận động Duy tân
tiêu biểu đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập chính Trung kì.
thể quân chủ lập hiến + Kinh tế: Chấn hưng thực nghiệp,
- 1905 - 1908: Tổ chức phong trào lập hội kinh doanh, lập hội buôn, phát
Đông Du: (mục đích: đưa Thanh triển nghề làm vườn
niên sang NB học tập để chuẩn bị + Giáo dục: dạy học theo lối mới,
lực lượng chống Pháp.) mở trường dạy chữ quốc ngữ
- 1908: Nhật cấu kết với Pháp trục (Trường Đông Kinh Nghĩa thục)…
xuất lưu học sinh Việt Nam=> + Văn hoá- Xã hội: thay đổi lối
Phong trào Đông Du tan rã. sống, trang phục, cổ vũ cái mới…
- 1912: thành lập Việt Nam Quang
phục hội (ảnh hưởng lớn nhất của CM
Tân Hợi)
+ Tôn chỉ mục đích: Đánh đuổi giặc
Pháp, khôi phục nước VN thiết lập
nước CH dân quốc VN
+ Hoạt động: Bí mật cử người về VN
tiêu diệt quân Pháp và tay sai (hoạt
động chủ yếu trong những năm
CTTG1)
2. ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU TRONG HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA PHAN
BỘI CHÂU VÀ PHAN CHÂU TRINH
a. Điểm giống:
- Đều là sĩ phu yêu nước tiến bộ chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Đều xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân.
- Đều có chung mục đích: làm cách mạng để cứu nước, cứu dân.
- Đều có chủ trương chống đế quốc và phong kiến để giành độc lập cho dân tộc.
- Đều có chủ trương cầu ngoại viện (dựa vào bên ngoài).
- Chưa nhìn thấy bản chất của chủ nghĩa đế quốc và mâu thuẫn chủ yếu của xã hội
Việt Nam
- Đều thất bại do hạn chế về tầm nhìn và đường lối.
b. Điểm khác:
- Mục tiêu:
+ PBC: coi Pháp là kẻ thù, chống Pháp để giành độc lập dân tộc.
+ PCT: coi PK thối nát là kẻ thù, đánh đổ PK giành tự do dân chủ, canh tân đất nước.
- Phương pháp đấu tranh:
+ PBC: Vũ trang, bạo động, dựa vào Nhật để đánh Pháp.
+ PCT: Phản đối bạo động, dựa vào Pháp để cải cách, canh tân đất nước, chống phong kiến.
- Cơ sở xã hội( điều kiện):
+ PBC: dựa vào lớp trên, quan lại cũ, những người giàu có để cứu nước rồi cứu dân.
+ PCT: dựa vào lớp dưới, những người nghèo khổ, nhất là nông dân cứu dân rồi cứu nước.
c. Đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu.
- Đánh giá
+ Tích cực: xác định kẻ thù chính là thực dân Pháp, đề ra con đường cách mạng mới và sử
dụng đấu tranh vũ trang để giành độc lập...
+ Hạn chế: Chưa hiểu rõ bản chất của đế quốc Nhật Bản, dựa vào Nhật đánh Pháp.
Chưa thấy rõ vai trò của quần chúng nhân dân lao động trong đấu tranh cách mạng...
 CTTGT1: công nhân- lực lượng tăng nhang

Bài 24: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ
NHẤT( 1914 - 1918)
1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA
NGUYỄN TẤT THÀNH
- Yếu tố thời đại:
+ Tác dộng và ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Phương Tây.
+ Các nước đế quốc cấu kết với nhau để nô dịch các dân tộc nhỏ yếu.
+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ.
- Yếu tố dân tộc:
+ Đất nước bị xâm lược - giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cấp thiết.
+ Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu nước mới.
- Yếu tố gia đình quê hương.
+ Sinh ra trong gia đình trí thức yêu nước.
+ Vùng đất giàu truyền thống yêu nước, đấu tranh quật khởi chứng kiến cảnh nước mất nhà
tan.
- Yếu tố cá nhân:
+ Trí thông minh và lòng ham học hỏi, nhạy bén về chính trị, dự đoán được chuyển biến
của thế giới trong thời đại mới.
+ Ý chí, nghị lực, quyết tâm giải phóng dân tộc.
+ Khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng không tán thành con đường cứu
nước của họ nên quyết định tìm con đường cứu nước mới.
 Người quyết định sang phương Tây, tìm hiểu xem các nước phương Tây làm cách
mạng như thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình.
2. NHỮNG HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH TỪ 1911 -
1918
- 5/6/1911 rời Bến cảng nhà rồng ra đi tìm đường cứu nước.
- Từ 1911- 1917:
+ Đến nhiều quốc gia nhiều châu lục trên thế giới, nhất là các nước Phương Tây
+ Làm nhiều nghề để sống, nung nấu hoài bão cứu nước cứu dân.
+ Tận mắt chứng kiến cuộc sống cùng cực của người lao đông.
+ Thấu hiểu được hoàn cảnh của những người lao động ở các nước.
+ Rút ra được bản chất của chủ nghĩa đế quốc là tàn bạo và áp bức bóc lột dã man.
- 12/1917 trở lại Pháp, hăng hái hoạt động và trở thành nhân vật chủ chốt trong phong trào
yêu nước của người VN ở Pari.
=> Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là
cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
* Từ hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1918), để lại những bài học có giá
trị:
- Bài học về lòng yêu nước, thương dân, lòng nhân ái, xây dựng và phát triển đất nước. 
- Bài học về tư duy độc lập, sáng tạo, đột phá và khác biệt, kiên định với mục tiêu đề ra.
- Bài học về rèn luyện nghị lực kiên cường vượt qua khó khăn thử thách; Tinh thần tự học tập
không ngừng.
- Bài học về giữ vững bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế...
Ôn tự luận:
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa phong trào Cần Vương và phong trào nông dân
Yên Thế.
Nội dung Phong trào Cần Vương Phong trào Yên Thế
Mục tiêu Giúp vua đánh Pháp giành độc Bảo vệ quê hương đất nước,
lập, khôi phục chế độ phong quyền lợi của những người nông
kiến. dân, mang tính tự vệ.
Lãnh đạo Văn thân sĩ phu yêu nước Nông dân

Quy mô Rộng lớn (Bắc kì, Trung kì). Chỉ diễn ra ở địa bàn huyện Yên
Thế và những vùng núi xung
quanh thuộc Bắc Giang, Thái
Nguyên...
Tính chất Phong trào chống Pháp theo ý Phong trào đấu tranh tự phát =>
thức hệ phong kiến=> chịu sự không chịu sự chi phối của
chi phối của chiếu Cần vương. chiếu Cần vương
Yêu cầu đặt Tìm kiếm con đường cứu nước mới
ra

- Nhận xét về tác động của chiếu Cần Vương đối với phong trào yêu nước Việt Nam
cuối thế kỉ XIX.
- Tác dụng: Chiếu Cần Vương được ban ra tuy muộn…, nhưng có tác động to lớn:
+ Thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước vốn âm ỉ cháy trong quần chúng nhân dân.
+ Tạo thành một phong trào dân tộc rộng lớn kéo dài hơn 10 năm, gây nhiều trở ngại cho
Pháp trong công cuộc bình định nước ta...

- So sánh điểm giống nhau và khác nhau trong chủ trương và biện pháp cứu nước của
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX.
+ Giống nhau:

- Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng
lớp sỹ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX.

- Chủ trương cứu nước của các cụ vừa giống nhau vừa thống nhất với nhau ở khái niệm
“ Dân nước và nước dân”.

+ Khác nhau:

- Phan Bội Châu: Chủ trương vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài
( Nhật bản), tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Xây
dựng chế độ chính trị Quân chủ lập hiến.

- Phan Châu Trinh: gương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trươngư cứu nước
bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế đđộ vua quan phong
kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa.
( mục tiêu, điều kiện, phương pháp đấu tranh)

Kết luận: Phong trào dân tộc- dân chủ của tầng lớp sỹ phu Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh đều không thành công nhưng đã tạo đà cho những cuộc vận đông cách mạng mới

- Từ hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành (1911- 1918), chỉ ra mục đích và rút ra
bài học cho bản thân.
Mục đích: giác ngộ về tư tưởng, tìm kiếm con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Từ hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 – 1918), để lại những bài học có giá trị:

- Bài học về lòng yêu nước, thương dân, lòng nhân ái, xây dựng và phát triển đất nước.

- Bài học về tư duy độc lập, sáng tạo, đột phá và khác biệt, kiên định với mục tiêu đề ra.

- Bài học về rèn luyện nghị lực kiên cường vượt qua khó khăn thử thách; Tinh thần tự
học tập không ngừng.

- Bài học về giữ vững bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế…

- Đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và
Phan Châu Trinh.
-Ưu điểm:+Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đại diện cho phong trào Dân tộc dân chủ của
tầng lớp sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ 20. Xuất phát từ lòng yêu nước để tìm con đường giải
phóng cho đất nước.

+Chủ trương cứu nước của các cụ đều giống nhau và thống nhất với nhau về khái niệm”Dân
nước là nước dân”.

*Ý nghĩa:tạo đà cho những cuộc vận động cách mạng mới.

+Được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân,tuy nhiên cả hai xu hướng
cách mạng này đều cho xây dựng được sự vững chắc cho xã hội.

+Do hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng nên cả hai xu hướng cách mạng này đều sớm bị thất
bại.

+Đều có kẻ thù là thực dân Pháp.

-Hạn chế:*Phan Bội Châu: Cầu viện Nhật Bản để đánh Pháp giành độc lập dân tộc => Chưa
có đường lối cách mạng đúng đắn, chưa nhận rõ bản chất của kẻ thù.

*Phan Châu Trinh: Chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, chống Pháp bằng cách hô hào
Duy tân cải cách, xu hướng bắt tay với Pháp

You might also like