You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ

1) phâ n tích nguyên nhâ n và con đườ ng dẫ n đến chiến tranh thế giớ i thứ 2

 Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:
* Nguyên nhân sâu xa:
– Do sự chệnh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản, dẫn đến những mâu thuẫn về
thuộc địa, thị trường.

– Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn không còn phù hợp
nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

* Nguyên nhân trực tiếp:


– Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm những mâu thuẫn trở nên sâu sắc dẫn
tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

– Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây
lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

* Con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2 là:

 Đầu những năm 30, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản liên kết thành liên
minh phát xít (Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô), tăng cường các hoạt động quân sự và gây
chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới:

+) Nhật xâm lược Trung Quốc;


+) I-ta-li-a xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936 –
1939), hỗ trợ lực lượng phát xít Phran-cô đánh bại chính phủ Cộng hoà.
+) Đức xé bỏ hoà ước Vec-xai, hướng tới mục tiêu lập một nước “Đại Đức” bao gồm tất cả
các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu.
2) Đá nh giá đượ c tá c độ ng , hệ quả củ a cuộ c chiến tranh thế giớ i thứ 2 và
liên hệ đượ c vớ i thự c tiễn ngà y nay

 Tác động, hệ quả của Chiến tranh thế giới thứ hai:

– Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức -
I-ta-li-a - Nhật Bản. Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quá thảm khốc của
chiến tranh.

– Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề
nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất
gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm
trước đó cộng lại.

 Liên hệ thực tiễn ngày nay:

– Ngày nay, mặc dù hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là xu thế của thời đại, nhưng
thế giới vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn định như: trật tự chính trị, kinh tế thế giới không
công bằng; xung đột cục bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn liên tiếp xảy ra; các thế lực ly
khai và khủng bố quốc tế ngày càng tăng… nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh vẫn còn rất lớn.

– Các nước cần tăng cường đoàn kết, hợp tác, hình thành mặt trận rộng lớn đấu tranh cho
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; ngăn chặn, chống lại sự áp đặt, can thiệp
của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và bản sắc văn hóa dân tộc phải được coi là vấn đề
quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của các quốc gia dân tộc.

3) Vai trò củ a Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phá t xít.
 Liên Xô trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít:

+) Tập hợp được các lực lượng yêu chuộmg hốa bình đấu tranh chông phát xít.

+) Đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức, giải phóng lãnh thô của mình, giúp
đỡ các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít. Tiến công đến tận sào huyệt của
chủ nghĩa phát xít Đức tiêu diệt chúng.

+) Tiêu diệt phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện.
+) Tổ chúc các hội nghị quốc tế: Ianta, Pốt-xdam bàn việc kêt thúc chiến trạnh.

4) Phâ n tích nguyên nhâ n thấ t bạ i củ a cuộ c chiến chố ng phá p 1858-1884
 Ngay khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đấu tranh anh dũng
chống thực dân Pháp gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất..Tuy nhiên, cuối cùng cuối
kháng chiến chống Pháp vẫn thất bại. Sự thất bại do các nguyên nhân:

– Thực dân Pháp có lực lượng mạnh hơn ta, lại quyết tâm xâm lược nước ta biến nước ta
thành thuộc địa của chúng.

– Triều đình nhà Nguyễn không có khả năng và ý muốn tập hợp, đoàn kết, tổ chức, lãnh
đạo nhân dân ta để chống Pháp mà ngược lại sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp chống lại nhân dân
ta.

– Triều đình nhà Nguyễn đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác làm cản trở rất lớn đối
với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

– Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thiếu sự lãnh đạo chung chưa có đường lối đúng đắn,
chưa có giai cấp tiên tiến lãnh đạo. Cuộc kháng chiến ấy lại diễn ra lẻ tẻ ở từng địa phương
nên không tạo nên được sức mạnh tổng hợp để đánh Pháp và thắng Pháp.

– Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân
Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân
đội.

5) Xá c định nguyên nhâ n phá p xâ m lượ c Việt Nam cuố i thế kỉ XIX
* Nguyên nhân sâu xa:
- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm
lược thuộc địa.

- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.
- Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên
ngoài. Nội lực đất nước yếu kém trên mọi lĩnh vực.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa
biển Đà Nẵng.

=> Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

 Nếu triển khai thành đoạn văn: (Theo ý muốn của Chị ta)

- Nước ta với một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng (phía đông bán đảo Đông Dương), giàu
tài nguyên, khoáng sản. Nguồn nhân công đông, rẻ mạt, rất thích hợp để vơ vét tài nguyên thiên
nhiên và bóc lột sức lao động. Đặc biệt, lúc bấy giờ chế độ phong kiến Việt Nam cũng đang
trong tình trạng suy yếu. Đó chính là những nguyên nhân sâu xa khiến cho thực dân Pháp thôn
tính nước ta.

- Và để châm ngòi chiến tranh, Pháp cần một lí do thích hợp. Vào chiều 31/8/1858, lấy cớ bảo vệ
đạo Gia Tô, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Âm mưu của Pháp
là chiếm xong Đà Nẵng sẽ tiến quân ra Huế, buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng.

=> Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Quân và dân ta đã
anh dũng kháng chiến chống trả lại Pháp.

6) Phâ n tích nguyên nhâ n bù ng nổ Phong trà o Cầ n Vương


* Nguyên nhân sâu xa:

– Sau hai hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884), thực dân Pháp cơ bản đã hoàn thành
việc thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì, chiếm được một phần nước ta.

– Trước tình hình đó, triều đình Huế phân hóa thành hai bộ phận là phái chủ hòa và phái chủ
chiến. Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết cầm đầu vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay
Pháp khi có điều kiện.

* Nguyên nhân trực tiếp:

– Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế mà đại diện
là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi còn
nhỏ tuổi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến
đấu.

– Pháp tìm mọi cách phá hoại hành động của phái chủ chiến chính vì vậy Tôn Thất Thuyết đã ra
lệnh ra tay trước.

7) Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước

 Trước khi Pháp Xâm lược VN


- Sau khi nhà Nguyễn thành lập đã có nhiều chính sách, biện pháp để xây dựng đất nước
nhưng không có hiệu quả khiến tình hình đất nước không có khởi sắc.
- Đến TK XIX triều đình nhà Nguyễn suy yếu rơi vào khủng hoảng. Đất nước suy kiệt, đời
sống nhân dân khốn khổ.
=> Đây là điều kiện tạo ra thời cơ thích hợp để Pháp nhảy vào xâm lược nước ta dễ dàng
hơn
 Khi Pháp tiến hành xâm lược

- Khi Pháp vào xâm lược nhà Nguyễn với tư cách là người đứng ra lãnh đạo, tổ chức cuộc
kháng chiến đã tiếp tục mắc phải những sai lầm trong đường lối đánh giặc đưa đến hậu quả nước
ta rơi vào tay Pháp

-Ngay từ đầu trước cuộc xâm lăng của kẻ thù, triều đình đã có ý thức chuẩn bị kháng chiến
nhưng sự chuẩn bị này lại chậm trễ, bị động, thiếu tích cực bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc

-Từng bước hòa hoãn, nhân nhượng, đầu hàng qua việc ký tên liên tiếp 4 hiệp ước với Pháp:
Nhâm Tuất ( 1862 ), Giáp Tuất ( 1874 ), Hắc măng ( 1883 ), Pa tơ nốt ( 1884 ). Từng bước
nhượng bộc hia sẻ nhiều quyền lợi của dân tộc của nhân dân. Cuối cùng là dâng VN cho
Pháp.

-Trong quá trình xâm lược, triều đình không những không cùng nhân dân chống Pháp mà còn
tìm mọi cách ngăn cản, đàn áp các phong trào chống Pháp của nhân dân.

-Triều đình sai lầm trong chủ trương cầu viện bên ngoài.
- Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân , đổi mới đất
nước.

=> Đến đây có thể khẳng định triều đình nhà Nguyễn hoàn toàn phải gánh vác trách nhiệm để
mất nước vào tay Pháp, chính triều đình đã biến việc mất nước từ không tất yếu thành tất yếu.

8) Bà i họ c kinh nghiệm từ thấ t bạ i củ a cuộ c chố ng thự c dâ n Phá p


– Lực lượng nắm chính quyền phải đưa ra được chính sách về kinh tế – chính trị – xã hội hợp
lí, đúng đắn để chăm lo sức dân, tăng cường, củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, mở rộng
và cố kết khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao thế và lực của đất nước.

– Bảo đảm sự tập hợp lực lượng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân nhằm khơi dậy ѵà phát
huy truyền thống yêu nước c̠ ủa̠ dân tộc.

– Củng cố ѵà phát huy vai trò, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh phong trào
thi đua yêu nước.

– Lực lượng nắm chính quyền phải luôn luôn có chính sách đúng đắn để xây dựng, chăm lo
lực lượng vũ trang, công cụ sức mạnh của một quốc gia để củng cố quân sự, quốc phòng.

– Tăng cường tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân
tộc ѵà ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia cho toàn quân, toàn dân.

9) Vì sao Phá p chọ n Đà Nẵ ng lam điểm tấ n cô ng đầ u tiên


- Do vị trí chiến lược và địa thế thuận lợi của Đà Nẵng:

+ Là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng.

+ Là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo
dân ủng hộ.

+ Là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần
vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế.

+ Nằm trên đường thiên lý Bắc - Nam, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển
Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta.

⟹ Đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh nhất, ít hao tốn nhân lực, vật lực nhất của
Pháp, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” .
10)Â m mưu củ a Phá p khi tấ n cô ng Gia Định
- Gia Định và Nam Kì là vựa lúa lớn của Việt Nam, chiếm được gia định quân Pháp sẽ cắt
đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình nhà Nguyễn.

- Gia Định có vị trí chiến lược quan trọng:

+) Xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.

+) Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế nên lực lượng của Nhà
Nguyễn sẽ mỏng và yếu hơn.

+) Hệ thống giao thông đường thủy ở đây rất thuận lợi. Từ Gia Định có thể sang Cam-pu-
chia một cách dễ dàng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm chủ lưu vực sông Mê
Kông của Pháp.

+) Vùng đất Nam Kỳ có cả tỉnh Vĩnh Long là quê mẹ của Tự Đức.

- Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang
ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.

11 ) Vì sao sau khi chiếm đượ c Đô ng và Nam Kì, Phá p lạ i xuấ t chiến xâ m
lượ c Bắ c Kì
- Bắc Kì là nơi giàu tài nguyên, đông dân, lại có sông Hồng nối liền với vùng Hoa Nam rộng
lớn của Trung Quốc... Pháp coi việc đánh chiếm Bắc Kì là vấn đề sống còn cho tương lai
quyền thống trị của Pháp ở cùng Viễn đông.Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp lại xúc tiến việc
xâm lược Bắc Kì
- Lợi dụng việc triều đình nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, Pháp cho
tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử tướng Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân tiến ra Bắc.
- 1870-1871 : Chiến tranh Pháp – Phổ, Pháp mất đi Andat-loren ( Vùng đất quan trọng của
Pháp => Pháp cần bồi đắp lại tài nguyên khoáng sản…) => Pháp đánh Bkỳ

You might also like