You are on page 1of 16

Môn: Lịch sử - Lớp 11

Ngày thi:............
Thời gian làm bài: 180 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM LỊCH SỬ - LỚP 11
1. Vì sao cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Nhật Bản thoát khỏi số phận là nước thuộc địa và trở
thành nước đế quốc hùng mạnh? (3,0đ)
-Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước ở châu Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương
Tây...
-Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào khủng hoảng trầm trọng (kinh tế, xã hội)...
-Các nước đế quốc (Mĩ) đe dọa xâm lược Nhật Bản => Nhật đứng trước sự lựa chọn...
-Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi và tiến hành cải cách về các mặt (chính trị, kinh tế, giáo
dục, quân sự...) đưa đất nước thoát khỏi sự xâm lược từ bên ngoài...
-Cuộc cải cách Minh Trị đã mở đường cho CNTB phát triển ở Nhật, đưa Nhật trở thành nước tư bản
hùng mạnh và đẩy mạnh chính sách xâm lược, bành trướng: chiến tranh Nga – Nhật...

2. Nêu ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? Liên hệ những ảnh hưởng của cách
mạng tháng Mười Nga đối với VN?(3,0đ)
- Đối với nước Nga:
+ Mở ra 1 kỉ nguyên mới, làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước
và số phận hàng triệu người ở nước Nga.
+ Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, giai cấp CN, nhân dân lao
động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi gông xiềng nô lệ, đứng lên làm chủ đất nước và
vận mệnh của mình.
+ xây dựng 1 XH mới ở Nga, XH tự do, hạnh phúc và công bằng do
nhân dân nắm chính quyền.
- Đối với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới, phá vỡ trận tuyến của
CNTB, nó không còn là 1 hệ thống duy nhất trên thế giới.
+ Có ảnh hưởng mạnh mẽ đến PTCM thế giới, đặc biệt là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
+ Cổ vũ mạnh mẽ PTCM của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ cho họ con đường đi tới thắng lợi
trong cuộc đấu tranh chống CNTB.
- Ảnh hưởng của CMT10 Nga đối với CMVN:
+ Năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Luận cương về vấn đề dân
www.nbkqna.edu.vn 3
tộc và thuộc địa” của Lênin và Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt
Nam...
+ Học tập Lênin, NAQ đã thành lập tổ chức Hội VNCMTN là tiền
thân của Đảng và mở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ...
+ CMT10 Nga ảnh hưởng trực tiếp đến CMVN thông qua con đường sách báo bí mật. Các tác
phẩm như Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường cách mạng, mở lớp đào tạo cán bộ, gây cơ sở
cách mạng trong nước.
+ Từ kinh nghiệm thắng lợi của CMT10 Nga, dưới sự lãnh đạo của
Đảng công nhân XHDC Nga, Đảng CSVN ra đời 3/2/1930 đã lãnh
đạo CMVN đến thắng lợi cuối cùng.
3. Nguyên nhân, đặc điểm và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở các nước tư bản?
Nước Mĩ đã làm gì để vượt qua khủng hoảng?(2,5đ)
* Nguyên nhân:
-Trong những năm 1924- 1929, sản xuất của chủ nghĩa tư bản tăng lên quá nhanh, nhưng nhu cầu và sức
mua của quần chúng lại không có sự tăng lên tương ứng làm cho hàng hóa ngày càng giảm giá, trở nên ế
thừa và dẫn tới suy thoái trong sản xuất. => khủng hoảng...
* Đặc điểm:
-Khác với các cuộc khủng hoảng chu kỳ trước đây của CNTB, đây là cuộc khủng hoảng về cơ cấu kinh tế
của CNTB, bao trùm toàn bộ thế giớiTBCN, lớn nhất về phạm vi, trầm trọng nhất về mức độ và kéo dài
nhất về thời gian so với cuộc khủng hoảng trước đó...
*Hậu quả:
+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hang trăm triệu người (công nhân, nông
dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.
+ Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi
kéo hàng triệu người tham gia.
+ Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng, giai cấp tư sản cầm quyền ở
các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát...=> hình thành 2 khối đế quốc đối lập => nguy cơ của 1 cuộc
chiến tranh thế giới mới.
* Nước Mĩ:
- Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng. Tổng thống mới đắc cử ở
www.nbkqna.edu.vn
Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện chính sách mới nhằm khôi phục nước Mĩ...

4 .Trình bày khái quát bối cảnh quốc tế những năm 1929 - 1939 để làm rõ con đường dẫn đến
chiến tranh thế giới thứ 2?(2,5đ)
- Từ khi Liên Xô xây dựng nhà nước theo con đường XHCN, trên thế giới đã xảy ra mâu thuẫn giữa các
nước tư bản với các nước XHCN mà đại diện là Liên Xô.
- Trong những năm 1929-1933, cuộc khủng hoảng kinh tế đã xảy ra, từ đó hình thành 2 khối đế quốc
mâu thuẫn... Ngay sau khi thành lập, các nước phát xít đã tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến
tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
-Trước tình hình đó, thái độ của các nước lớn khác nhau:
+ Liên Xô: kêu gọi Anh, Pháp, Mý hợp tác để cùng chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh.
+ Anh, Pháp, Mỹ: khước từ vì Anh, Pháp, Mỹ muốn duy trì chính sách dung dưỡng,thỏa hiệp
với phát xít nhằm đẩy các nước phát xít tấn công Liên Xô.
Đỉnh cao của chính sách dung dưỡng là Hội Nghị Muy-Ních. Sau khi chiếm đươc vùng Xuy-đét, Hít-le
đã thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc(3-1939) và ráo riết chuẩn bị tấn công Ba Lan.
=> Đức và Liên Xô đã kí với nhau bản Hiệp ước Xô-Đức không xâm lược lẫn nhau ngày 23-8-1939 với
mưu đồ riêng của mỗi nước.
îc nhau ngµy 23 - 8 – 1939 với mưu đồ riêng của mỗi nước...
=> Như vậy, do 2 mâu thuẩn cơ bản trên thế giới và do Anh, Pháp, Mỹ
không kiên quyết chống phát xít cùng Liên Xô để phe phát xít lấn tới gây chiến tranh. Đó cũng chính là
nguyên nhân sâu xa dẫn đén chiến tranh thế giới thứ hai.

5. Bằng những hiểu biết của mình về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 – 1884, em hãy phân tích thái
độ của triều Nguyễn và nhân dân trong cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược?(3,0đ)

-Từ 1858 – 1884, thực dân Pháp từng bước xâm lược Việt Nam thông qua các bản hiệp ước bất bình
đẳng kí với nhà Nguyễn...

-Vua quan nhà Nguyễn thiếu quyết tâm, thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn...nên Việt Nam từng bước rơi
vào tay Pháp...
-Trái hẳn với thái độ của nhà Nguyễn, ngay từ đầu nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp, đến khi nhà
Nguyễn đầu hàng họ vẫn kiên cường chống Pháp....

6. Trong chiếu Cần Vương có đoạn: “...Biết thì phải tham gia công việc, nghiến răng, dựng tóc thề
giết hết giặc, nào ai là không có cái lòng như thế?...”. Qua nội dung chiếu Cần Vương, em hãy phân
tích thái độ của các văn thân, sĩ phu và quần chúng nhân dân đối với chiếu Cần Vương? Vì sao
phong trào Cần Vương thất bại?(3,0đ)

- Hoàn cảnh: Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế (7/1885) thất bại, Tôn
Thất Thuyết nhân danh nhà vua xuống Chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu cùng nhân dân cà nước
đứng lên giúp vua cứu nước.
- Nội dung Chiếu Cần Vương:
+ chiếu Cần vương tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, sự phản bội, đầu hàng của
1 số quan lại.
+ Tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới dựng lên.
+ Khích lệ văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước quyết tâm kháng chiến đến cùng.
* Thái độ của văn thân, sĩ phu:
+ VT,SP là quan lại, trí thức trong xã hội phong kiến Việt Nam lúc đó. Họ bị chi phối nặng nề bởi
tư tưởng Nho giáo, tư tưởng “trung quân ái quốc”. Sau khi chiếu Cần vương được ban ra họ đã
sôi nổi hưởng ứng.
+ Chiếu Cần vương đã đáp ứng lòng yêu nước, tư tưởng trung quân của họ, họ tập hợp nghĩa
binh, nhân dân xây dựng căn cứ, đấu tranh quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai trên địa bàn
rộng lớn ở Bắc Kì và Trung Kì. Hàng trăm các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ bùng nổ do các sĩ phu
lãnh đạo, tiêu biểu là khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) ở Hưng Yên của Nguyễn Thiện Thuật,
khởi nghĩa Ba Đình (1886–1887) ở Thanh Hóa của Phạm Bành và Đinh Công Tráng, khởi nghĩa
Hùng Lĩnh (1887 – 1892) ở Thanh Hóa của Tống Duy Tân và Cầm Bá Thước, khởi nghĩa Hương
Khê (1885 – 1896) ở Hà Tĩnh của Phan Đình Phùng và Cao Thắng...

* Thái độ của quần chúng nhân dân:


+ Quần chúng nhân dân mà chủ yếu là nông dân, họ hiểu giá trị của độc lập, tự do, có lòng yêu
nước, nhưng họ cũng bị chi phối bởi tư tưởng “trung quân ái quốc”.
+ Chiếu Cần vương ban ra đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu của nhân dân, họ được tập hợp dưới
ngọn cờ của các văn thân sĩ phu, làm nên một phong trào vũ trang kháng Pháp rộng lớn, kéo dài
hơn 10 năm cuối thế kỉ XIX, tạo ra cho thực dân Pháp nhiều khó khăn, tổn thất, cản trở công cuộc
bình định của chúng ...
- Vì sao phong trào Cần Vương thất bại:
+ Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu còn chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến.
+ Khẩu hiệu Cần vương chỉ đáp ứng một phần nhỏ yêu cầu của nhân dân, chưa giải quyết triệt để
yêu cầu khách quan của sự tiến bộ xã hội. Quyền lợi của lực lượng tham gia chủ yếu chưa được
giải quyết, nên sức mạnh không được phát huy.
+ Hạn chế của lịch sử, người lãnh đạo không có khả năng lãnh đạo một phong trào kháng chiến
mang tính toàn quốc, phong trào còn mang tính địa phương, cô lập với nhau, thiếu thống nhất ...
phương cách tổ chức cổ điển, bị chi phối bởi tư tưởng cũ, không thật sự tin tưởng vào thắng lợi,
không tin vào khả năng của nhân dân.
+ Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo và đề ra đường lối đúng đắn cho phong trào.
+ Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, triều đình đầu hàng, không tập hợp đoàn kết được toàn dân tiến
hành cuộc đấu tranh chống xâm lược.
+ Tương quan lực lượng chênh lệch: thực dân Pháp mạnh về lực lượng, trang bị, lực lượng khởi
nghĩa còn yếu, bị hao mòn, đất nước suy yếu.
7. So sánh sự khác nhau trong chủ trương và biện pháp cứu nướccủa Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh? Nêu điểm giống nhautrong tư tưởng cứu nước của hai ông?(3,0đ)

Nội Dung Phan Bội Châu Phan Châu Trinh


Chủ trương cứu Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc Chống chế độ phong kiến bằng tự do dân
nước bằng bạo động, bằng đấu tranh vũ trang, chủ bằng phương pháp ôn hòa không bạo
bằng dựa vào dân trong nước, dựa vào động, bằng cuộc vận dộng cải cách Duy
cả Nhật, cầu viện Nhật chống Pháp. Tân đất nước, bằng cả việc dựa vào Pháp
chống phong kiến.
Mục tiêu trước mắt Giải phóng dân tộc (cứu nước để cứu Cải cách dân chủ ( cứu dân để cứu nước)
dân)
Phương pháp đấu Bạo động vũ trang. Cải cách, bất bạo động.
tranh
Phương thức hoạt Bí mật, bất hợp pháp, có tổ chức ( Duy Công khai hợp pháp, không xây dựng
động Tân hội, Việt Nam Quang Phục hội) các tổ chức chính trị mà chỉ đứng ra hô
hào.
Những hoạt động -1940 lập Duy Tân hội, tổ chức phong - Khởi xướng và tham gia nhiều hoạt
tiêu biểu trào Đông Du đưa thanh niên Việt Nam dộng truyền bá tư tưởng mới, vận động
sang Nhật. lập trường học, hội buôn, tham gải giảng
- 1912 thành lập Việt Nam Quang Phục dạy và thuyết trình ở đong Kinh nghĩa
hội theo tư tưởng cộng hào, tổ chức các thục.
hoạt dộng bạo động. - Cùng Trần Quý Cáp, Huỳnh Yhucs
Kháng,... khởi xướng cuộc vận động Duy
Tân ở Trung Kì những năm 1906-1908.

Chương I
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941)
BÀI 9: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO
VỆ CÁCH MẠNG (1927 – 1921)

Câu hỏi 1 : Tại sao lại nói cách mạng vô sản sẽ nổ ra và thành công ở khâu yếu nhất trong chuỗi các
nước đế quốc và khâu yếu nhất đó là nước Nga ?
* Khâu yếu nhất trong chuỗi các nước đế quốc :
+ Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa đế quốc trở thành hệ thống, chúng cấu kết với nhau thành
một thế lực chính trị siết chặt nhân dân lao động ở chính quốc và nhân dân thuộc địa.
+ Muốn bứt tung sợi dây đang siết chặt nhân loại đó, trước hết phải tìm nơi nào yếu nhất trong toàn bộ
hệ thống của nó. Và theo Lênin khâu yếu nhất là đế quốc Nga.
* Nga lại là khâu yếu nhất do :
+ Mâu thuẫn nội bộ tại nước Nga rất phức tạp, nhiều mâu thuẫn của chế độ phong kiến chưa được giải
quyết xong (phong kiến với nông dân; phong kiến với tư sản; đế quốc Nga với các dân tộc ...). Những
mâu thuẫn mới trong thời đại đế quốc chủ nghĩa (đế quốc với đế quốc); đế quốc với thuộc địa; tư sản với
vô sản). Nước Nga là nơi tập trung tất cả những mâu thuẫn đó và ngày càng trở nên nặng nề, gay gắt hơn.
+ Sự thành lập Đảng Bôn-sê-vích, cùng với sự lãnh đạo của Lê-nin. Đây là yếu tố quyết định, là động
lực chính chặt đứt khâu yếu nhất (nước Nga) trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.

Câu hỏi 2 : a) Tường thuật diễn biến của Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai ở Nga. Từ đó, rút ra
tính chất và đặc điểm chủ yếu của diễn biến cách mạng.
b) Vì sao giai cấp công nhân Nga chưa nắm được chính quyền trong Cách mạng tháng Hai?

a) Diễn biến của Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai ở Nga:
+ Ngày 23/2/1917 cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-gơ-rát (nay
là Xanh-pê-téc-bua) và lan rộng khắp thành phố. Đến ngày 27/2/1917, phong trào nhanh chóng chuyển từ
tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Chiếm các công sở, bắt giam các tướng tá, bộ trưởng của
Nga hoàng.
+ Lãnh đạo: Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo công nhân chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ
trang.
+ Lực lượng tham gia: là công nhân, binh lính, nông dân (66 nghìn binh lính giác ngộ đứng về phe cách
mạng).
- Kết quả:
+ Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.
+ Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917, toàn nước Nga có 555 Xô viết)
+ Cùng thời gian, giai cấp tư sản cùng thành lập Chính phủ lâm thời.
* Tính chất: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
* Đặc điểm chủ yếu diễn biến cách mạng :
- Từ bãi công biểu tình của công nhân chuyển sang tổng bãi công chính trị chống chế độ Nga hoàng, rồi
chuyển sang khởi nghĩa vũ trang lật đổ chế độ Nga hoàng và sau khi chính phủ Nga hoàng bị lật đổ, dã
diễn ra cuộc đấu tranh giành chính quyền giữa vô sản và tư sản. Kết quả hình thành cục diện hai chính
quyền song song tồn tại.
- Cách mạng diễn ra hết sức nhanh chóng : chỉ trong vòng hai ngày 26 và 27/2 công nhân và binh lính
cách mạng đã giành được thắng lợi ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát, lật đổ chính phủ Nga hoàng đang nắm trong
tay lực lượng vũ trang 14 triệu binh lính và mạng lưới cảnh sát, mật vụ khổng lồ.
- Vai trò đi đầu lãnh đạo và quyết định thắng lợi của giai cấp công nhân Nga.
b) Vì sao giai cấp công nhân Nga chưa nắm được chính quyền trong Cách mạng tháng Hai?
- Lúc này, Lê-nin và các lãnh tụ Đảng Bôn-sê-vích đang ở nước ngoài.
- Giai cấp vô sản chưa đủ mạnh để nắm chính quyền.
- Chính quyền của giai cấp tư sản đang nắm trong tay bộ máy nhà nước.
- Phái Men-sê-vích và Xã hội cách mạng sau khi giành chính quyền đã nhường cho giai cấp tư sản.

Câu hỏi 3 : Vì sao :


a) Năm 1917, nước Nga có đến hai cuộc cách mạng : cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và cách
mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười?
b) Từ tháng 2 đến tháng 7, Lê-nin quyết định giành chính quyền bằng con đường hòa bình?

a. Năm 1917, nước Nga có đến hai cuộc cách mạng : Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và cách mạng
xã hội chủ nghĩa tháng mười vì có đầy đủ những tiền đề khách quan và chủ quan:
- Sau cải cách nông nô 1861, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Nga, và từ đầu thế kỷ XX, nước
Nga đã chuyển lên chủ nghĩa đế quốc. Quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản diễn ra mạnh, hình
thành những công ty độc quyền. Tư bản tài chính cũng ra đời…Chủ nghĩa đế quốc đã tạo ra những tiền đề
kinh tế và chính trị cho cách mạng bùng nổ.
- Việc Nga hoàng đưa nước Nga tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho nước Nga trở thành
nơi tập trung cao độ những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc.
+ Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với chế độ Nga hoàng.
+ Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản.
+ Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
+ Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các đế quốc khác.
- Năm 1917, chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy chế độ chuyên chế Nga hoàng đến bờ vực của sự sụp
đổ. Kinh tế bị tàn phá, suy sụp…Nạn đói xảy ra trầm trọng…Chính quyền Nga hoàng thối nát và bất lực.
Các tầng lớp nhân dân lao động không thể sống như trước được nữa. Nước Nga trở thành khâu yếu nhất
trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa mà cách mạng có thể chọc thủng.
- Nhân tố quyết định là giai cấp vô sản Nga đã trưởng thành và đủ sức làm cách mạng; đã có một đảng
cách mạng chân chính (Đảng Bônsêvich) đứng đầu là Lênin, từng được diễn tập qua cuộc cách mạng
1905-1907.
- Các cuộc cách mạng ở Nga trong năm 1917 đã được chuẩn bị đầy đủ về mặt tư tưởng, lý luận:
+ Khi giai cấp tư sản thoả hiệp với chế độ chuyên chế, không dám làm cách mạng tư sản, Lênin chỉ rõ
giai cấp vô sản Nga phải tiến hành cách mạng dân chủ tư sản, lật đổ chế độ Nga hoàng để sau đó tiến lên
làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Lợi dụng tình hình chiến tranh thế giới, Lênin đưa ra khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội
chiến cách mạng
+ Sau khi cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai thắng lợi, Đảng Bônsêvích và Lênin đã có đường lối,
sách lược đúng đắn, kịp thời để đưa đến thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười
- Với chiến tranh thế giới thứ nhất, các đế quốc bận tham chiến, không kịp can thiệp vào nước Nga, là
nhân tố khách quan thuận lợi
b. Giành chính quyền bằng con đường hòa bình :
- Sau Cách mạng tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình hình 2 chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư
sản lâm thời và các Xô viết đại biểu công nhân binh lính, đứng đầu là xô viết Pêtơrôgrat.
- Lênin đưa ra luận cương tháng Tư, chỉ rõ nhiệm vụ là chuyển cách mạng dân chủ tư sản sang cách
mạng xã hội chủ nghĩa, chủ trương "tuyệt đối không ủng hộ Chính phủ lâm thời" và đưa ra khẩu hiệu "Tất
cả chính quyền về tay các xô viết".
- Lúc này giai cấp tư sản chưa sử dụng bạo lực chống lại cách mạng; vũ khí ở trong tay nhân dân, sức
mạnh ở về phía quần chúng; và Đảng Bôn-sê-vích hoạt động công khai nên có thể giành chính quyền
bằng con đường hoà bình. Tuy nhiên đây là điều kiện quí và hiếm nên Lênin cũng chủ trương phải chuẩn
bị lực lượng vũ trang để khi cần thiết thì khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền .
- Giành chính quyền bằng con đường hoà bình, trước hết là đấu tranh chính trị, bãi công, biểu tình, tuần
hành...gây sức ép, từng bước vạch mặt bọn Mensêvích và Xã hội cách mạng, vạch mặt Chính phủ lâm
thời, đòi chính phủ thực hiê ên: “hòa bình, ruô nê g đất, bánh mì”, làm cho Chính phủ lâm thời khủng
hoảng, phải từ chức, chuyển giao "Tất cả chính quyền về tay các Xô viết" .
- Bước thứ hai là đấu tranh trong nội bộ các xô viết, bãi miễn bọn Mensêvích, đưa những người
Bônsêvích lên nắm các Xô viết. Như thế, hoàn thành giành chính quyền bằng con đường hoà bình, không
đổ máu.

Câu hỏi 4 : Vì sao Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cách mạng dân chủ tư sản? Mối quan
hệ giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới với cách mạng xã hội chủ nghĩa như thế nào? Mối quan
hệ đó thể hiện ở Nga vào năm 1917 ra sao ?

a) Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cách mạng dân chủ tư sản : vì đã thực hiện nhiệm vụ của
cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
- Nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng là giai cấp nông dân và đông đảo quần chúng nhân dân lao động, ngoài
ra còn có binh lính.
b) Mối quan hệ giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới với cách mạng xã hội chủ nghĩa :
- Theo lí luận cụ thể của chủ nghĩa Mác – Lênin giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và cách mạng
xã hội chủ nghĩa không có bức tường ngăn cách. Vì mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân là lật đổ
chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập nền chuyên chính vô sản.
- Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới là thời kì chuẩn bị để làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và tiến
thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
c) Cụ thể ở Nga :
- Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 thắng lợi, lật đổ nền quân
chủ chuyên chế Nga hoàng nhưng quyền lực lại rơi vào tay giai cấp tư sản.
- Trước tình hình đó Lê-nin về nước tháng 4 năm 1917 để lãnh đạo cách mạng. Người đã đọc Luận
cương tháng Tư tại hội nghị Đảng Bôn-sê-vích nêu lên nhiệm vụ : hải chuyển Cách mạng dân chủ tư sản
sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa và giành lấy “toàn bộ chính quyền về tay Xô viết”.
- Nhờ sự lãnh đạo kịp thời của Đảng Bôn-sê-vích đứng đầu là Lênin nên Cách mạng tháng Mười Nga đã
diễn ra nhanh chóng và giành được thắng lợi.

Câu hỏi 5 : Bằng những sự kiện đã học về cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, anh
(chị) hãy giải thích và chứng minh :
1) Tại sao Cách mạng tháng Hai (1917), Đảng Bôn-sê-vích chủ trương phát triển cách mạng bằng
phương pháp hoà bình? Tại sao nói đó là một khả năng rất quý nhưng rất hiếm trong lịch sử?
2) Tại sao sau sự kiện tháng 7 năm 1917, khả năng phát triển cách mạng bằng phương pháp hoà
bình không còn nữa? Đảng Bôn-sê-vích đã chuyển hướng sách lược đấu tranh một cách sáng suốt
như thế nào?

1) Cách mạng tháng Hai (1917), Đảng Bôn-sê-vích chủ trương phát triển cách mạng bằng phương pháp
hoà bình vì :
- Cục diện nước Nga hình thành hai chính quyền song song tồn tại : Chính quyền tư sản và Chính quyền
Xô viết. Giai cấp tư sản chưa dám sử dụng bạo lực đối với quần chúng.
- Đây là một khả năng rất quý nhưng rất hiếm có trong lịch sử nước Nga vì :
+ Vũ khí nằm trong tay nhân dân mà nhân dân lại ủng hộ các Xô viết.
+ Đảng Bôn-sê-vích hoạt động công khai hợp pháp, chủ trương dùng phương pháp đấu tranh hoà bình để
giành chính quyền về tay các Xô viết.
2) Sau sự kiện tháng 7 – 1917, khả năng phát triển cách mạng bằng phương pháp hoà bình không còn
nữa vì :
- Tháng 7 – 1917, 50 vạn người biểu tình ở Pê-tơ-rô-grát đòi lật đổ chính phủ đã bị đàn áp đẫm máu.
Chính phủ lâm thời ra lệnh đàn áp Đảng Bôn-sê-vích và lùng bắt Lê-nin.
- Sự kiện tháng 7 – 1917, đánh dấu bước ngoặt phát triển của cách mạng Nga. Do đó, Lê-nin quyết định
chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân.
* Đảng Bôn-sê-vích đã chuyển hướng sách lược đấu tranh cách mạng sáng suốt, cụ thể là :
- Thực hiện quá trình Bôn-sê-vích hoá các Xô viết.
- Vạch trần bộ mặt phản bọi của bọn Me-sê-vích và Xã hội cách mạng.
- Tích cực chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền : Đại hội Đảng lần IV quyết định giành
chính quyền bằng khởi nghĩa vũ trang.

Câu hỏi 6 : 1) Cách mạng tháng Mười Nga 1917: hoàn cảnh bùng nổ, những diễn biến chính, và
nguyên nhân thành công.
2) Qua bài Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã học, hãy nêu một sự kiện có liên quan đến người
Việt Nam và nói lên ý nghĩa của sự kiện đó.

1) Cách mạng tháng Mười Nga 1917


a) Hoàn cảnh bùng nổ :
-Sau Cách mạng tháng Hai tồn tại hai chính quyền song song :
+ Chính phủ lâm thời (tư sản).
+ Xô viết đại biểu (vô sản).
=> Cục diện này không thể kéo dài.
- Trước tình hình đó Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là
chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm
thời).
- Trước hết, chủ trương đấu tranh hòa bình để tập hợp lực lượng  quần chúng đã tin theo Lê-nin và
Đảng Bôn-sê-vích.
- Đầu tháng 10/1917, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền.
b) Diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa :
+ Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa. Các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được những vị trí then
chốt ở Thủ đô.
+ Đêm 25/10, tấn công Cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản. Ngày 25/10
trở thành ngày thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười.
=> Khởi nghĩa Pê-tơ-rô-grát giành thắng lợi.
+ Sau Pê-tơ-rô-grát là thắng lợi ở Mát-xcơ-va. Đầu 1918, cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên
đất nước Nga rộng lớn. Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi, chính quyền đã thuộc về tay nhân dân.
c) Nguyên nhân thành công :
+ Đảng Bôn-sê-vích và Lênin đã vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, động viên giai cấp công nhân,
nông dân và một bộ phận binh lính đứng lên làm cách mạng, tự giải phóng khỏi ách thống trị và bóc lột
của giai cấp tư sản, địa chủ, trở thành người người chủ đất nước, xã hội.
+ Sức mạnh của khối đoàn kết công – nông và tài năng lãnh đạo của những người cộng sản đã đưa đất
nước vượt qua cơn thử thách nguy hiểm, đã lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, đập tan sự can thiệp vũ trang
của các nước đế quốc và sự phá hoại của các lực lượng phản động trong nước.
2) Qua bài Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã học, hãy nêu một sự kiện có liên quan đến người Việt
Nam và nói lên ý nghĩa của sự kiện đó.
- Người Việt Nam đó là Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
- Bác Tôn đã ủng hộ Cách mạng tháng Mười, bảo vệ chính quyền Xô viết Nga bằng hành động phản
chiến, kéo cờ đỏ trên chiến hạm Pháp khi chiến hạm này đang tiến đánh nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên.
- Ý nghĩa:
+ Bác Tôn đã góp phần tích cực vào cuộc khởi nghĩa lịch sử đó.
+ Thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản giữa giai cấp công nhân Nga trong việc chống kẻ thù
chung là chủ nghĩa đế quốc xâm lược.
+ Tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa cách mạng Nga và cách mạng Việt Nam.

Câu hỏi 7 : Qua diễn biến của cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pê-tơ-rô-grát, hãy làm sáng tỏ vai trò của
Lênin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đối với Cách mạng tháng Mười Nga (1917).

- Tuy ở xa quê hương nhưng Lênin bằng thiên tài của mình đã nhận định rằng những điểu kiện cho cuộc
khởi nghĩa vũ trang thắng lợi đã chín muồi, chủ trương tiến hành khởi nghĩa cũ trang giành chính quyền
và vạch ra một kế hoạch tài tình cho cuộc khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grát. (Những bức thư Lênin gởi cho Ban
chấp hành Trung ương Đảng Bôn-sê-vích).
- Việc Lênin quyết định chuyển thời gian khởi nghĩa vào sáng ngày 25-10 sang đêm 24-10 tạo nên yếu
tố bất ngờ đối với kẻ thù, dẫn đến cách mạng nhanh chóng thắng lợi mà không gặp phải tổn thất nào đáng
kể (khống chế hầy khắp thủ đô Pê-tơ-rô-grát, bao vây chính phủ tư sản trong Cung điện Mùa Đông).
- Kế hoạch khởi nghĩa tài tình do Lê-nin vạch ra : tập trung ưu thế lực lượng đánh chiếm những vị trí
then chốt như nhà ga, sở bưu điện , tổng đài điện thoại, trụ sở, các cầu bắc qua sông Nê-va.
- Đêm ngày 25-10 : Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc tuyên bố nước Nga là nước Cộng hoà
Xô viết của công nhân và nông dân, thành lập chính phủ Xô viết do Lênin đứng đầu, nhanh chóng tổ chức
ổn định tình hình, giải quyết những yêu cầu cấp bách của vô sản Nga, để đối phó những tình thế mới, khó
khăn, phức tạp hơn, bảo vệ vững chắc thành quả Cách mạng tháng Mười.

Câu hỏi 8 : Phân tích chủ trương của Lênin trong việc chỉ đạo Cách mạng tháng Mười Nga từ
tháng 4 – 1917 đến tháng 7 – 1917.

a) Hoàn cảnh :
-Sau Cách mạng tháng Hai tồn tại hai chính quyền song song :
+ Chính phủ lâm thời (tư sản).
+ Xô viết đại biểu (vô sản).
=> Cục diện này không thể kéo dài.
- Trong đó chính quyền tư sản chiếm ưu thế. Trước tình hình đó Lê-nin từ Thuỵ Sĩ về nước, quyết định
chuyển cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa trong bản luận cương tháng Tư
(1917)
b) Chủ trương :
“Tuyệt đối không ủng hộ chính phủ lâm thời”, thực hiện phương pháp đấu tranh hoà bình với khẩu hiệu :
“Tất cả chính quyền về tay các Xô viết”, nhằm vận động, tuyên truyền, giác ngộ quần chúng ủng hộ cách
mạng, vạch mặt bọn tư sản phản động.
c) Nhận xét :
- Đây là chủ trương đúng đắn và sáng suốt của Lênin vì trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, khả năng đấu tranh
hoà bình có thể thực hiện được :
+ Quần chúng nhân dân có trong tay chính quyền của mình là các Xô viết.
+ Hơn nữa vũ khí nằm trong tay nhân dân mà nhân dân lại ủng hộ các Xô viết.
+ Đảng Bôn-sê-vích hoạt động công khai trong quần chúng.
+ Thực hiện khả năng đấu tranh hoà bình thì rất quý vì nó đỡ tốn xương máu của nhân dân.
+ Chủ trương trên đúng đắn nên đã phát huy tác dụng qua sự kiện tháng 7 – 1917, với 50 vạn quần
chúng diễu hành hô to khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay Xô viết!”, “Đả đảo chiến tranh”.
- Điều đó chứng tỏ sự tín nhiêm của quần chúng đối với Đảng và cô lập kẻ thù.

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG 1


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG
LỚP 11 - NĂM HỌC 2020-2021
TRƯỜNG THPT TRẦN NGUYÊN HÃN
Môn: LỊCH SỬ
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Thời gian bàm bài: 180 phút, không kể thời gian phát
(Đề thi có 01 trang)
đề

Họ, tên thí sinh: ……………………………………. Số báo danh: ……………….…………

Câu 1: Trình bày nội dung, ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX. Bài học
rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị đối với công cuộc đổi mới xây dựng nước ta là gì? (2 điểm)

* Nội dung, ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX:
- Ngày 3/1/1868, Thiên hoàng Minh Trị thành lập chính phủ mới. Ngay sau khi nắm lại quyền lực, Thiên
hoàng Minh Trị đã tiến hành cải cách trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa giáo dục...
- Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố chấm dứt chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng
cát cứ, đưa Nhật Bản thành một quốc gia thống nhất thuộc quyền chỉ đạo của chính phủ trung ương. Tổ
chức Chính phủ gồm 12 bộ như kiểu châu Âu... Năm 1889, Hiến pháp mới đươc ban hành, chế độ quân
chủ lập hiến được thiết lập.
- Về kinh tế: Chính phủ thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xóa bỏ độc
quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế
TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá cầu cống....
- Về văn hóa – giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, đưa nội dung khoa học – kĩ thuật vào
chương trình giảng dạy, cho thanh niên ưu tú ra nước ngoài học. Coi giáo dục là nhân tố chìa khóa của sự
phát triển.
- Về quân sự: Hiện đại hóa quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự. Công
nghiệp đóng tàu được chú trọng phát triển, mời chuyên gia quân sự nước ngoài...
- Ý nghĩa: Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, hay nửa thuộc địa. Mở đường cho việc
biến Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa.
* Bài học rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị đối với công cuộc đổi mới xây dựng nước ta:
-Muốn xây dựng đất nước lớn mạnh, cải cách, đổi mới là việc làm vô cùng cần thiết. Tuy nhiên để cải
cách, đổi mới thành công thì phải đảm bảo có sự đồng thuận từ trên xuống dưới, có quyết tâm của người
lãnh đạo và sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Phải có những điều kiện khách quan tương đối thuận lợi
và đảm bảo cho đổi mới thành công. Nội dung cải cách phải phù hợp với hoàn cảnh đất nước.

Câu 2: Hãy cho biết nguyên nhân, tính chất, ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi năm 1911. Cống hiến
vĩ đại nhất của Tôn Trung Sơn và tổ chức Trung Quốc Đồng Minh hội cho lịch sử Trung Quốc là
gì? Tại sao? (1,5 điểm)

*Nguyên nhân: Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc và phong kiến
Duyên cớ: Do chính quyền nhà Thanh tao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân
tộc=> phong trào giữ đường bùng nổ. Nhân cơ hội đó Đồng minh hội phát động đấu tranh.
*Tính chất: Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.
* Ý nghĩa:
- Chấm dứt chế độ phong kiến lỗi thời mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Cách mạng đã ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc các nước châu Á trong đó có Việt
Nam

*Cống hiến vĩ đại nhất của Tôn Trung Sơn và tổ chức Trung Quốc Đòng Minh hội cho Lích sử Trung
Quốc là:
-Lật đổ chế độ phong kiến là cống hiến vĩ đại nhất, vì chế độ phong kiến Trung Quốc ra đời sớm tồn tại
hàng ngàn năm, đã bộc lộ sự lỗi thời, lạc hậu kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc....

Câu 3: Bằng những hiểu biết về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), em hãy đánh giá
vai trò của Liên Xô, Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. (2 điểm)
* Vai trò của Liên Xô:
- Là một trong ba trụ cột chính, cùng với Mĩ, Anh giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa
phát xít.
- Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.
- Đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt phát xít Đức, giải phóng các nước Đông Âu, tiến vào sào
huyệt của phát xít Đức buộc chúng phải đầu hàng.
- Liên Xô tham gia chống Nhật, đánh tan đội quân Quan Đông, góp phần quan trọng buộc phát xít Nhật
đầu hàng đồng minh, nhanh chóng kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Cùng với Mĩ, Anh tổ chức hội nghị Ianta, Pốtxđam, bàn về việc kết thúc chiến tranh
* Vai trò của Anh, Mĩ:
- Cùng với Liên Xô là một trong ba lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa
phát xít.
- Tại mặt trận Bắc Phi: là lực lượng chủ yếu góp phần trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Italia..
- Tấn công quân Đức ở phía Tây (chiến trường châu Âu), cùng với Liên Xô góp phần tiêu diệt chủ nghĩa
phát xít Đức, kết thúc chiến tranh ở châu Âu.
- Tham gia chống Nhật ở Viễn Đông, buộc Nhật đầu hàng..
- Cùng với Liên Xô thiết lập trạt tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 4: Hãy nêu kết cục và ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Tại sao nói:
Hiện nay hòa bình, ổn định vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các quốc gia trên thế giới? (2,5
điểm)

* Kết cục và ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
-Phe Đồng minh đánh bại hoàn hoàn toàn phe phát xít và diệt trừ tận gốc những kẻ gây chiến
- Hậu quả hết sức nặng nề: khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, tiêu tốn 4000 tỷ đô la...
- Hệ thống các nước XHCN ra đời ở Đông Âu và Đông châu Á
- Chiến tranh làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa: phát xít Đức, Nhật bị tiêu
diệt; Anh, Pháp suy yếu; Mĩ càng thêm lớn mạnh, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa
- Chiến tranh tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển, nhiều quốc gia độc lập mới ra
đời ở châu Á.
* Hiện nay hò bình ổn định vừa là thời cơ, vừa là thách thứcddooiws với các quốc gia trên thế giới:
-Thời cơ:
+ Tạo môi trường hòa bình để các quốc gia phát triển mọi mặt: kinh tế, khoa học – công nghệ, văn hóa –
giáo dục...
+ Các nước có cơ hội tăng cường hợp tác, áp dụng những thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất,
rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.
-Thách thức:
+ Hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo nhưng ở một số khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột
+ Các quốc gia trên thế giới hiện nay đối mặt với chủ nghĩa khủng bố

Câu 5: Phát biểu ý kiến về nhận định: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra trước mắt
các dân tộc áp bức thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. (2 điểm)

“Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra trước mắt các dân tộc bị áp bức thời đại cách mạng
chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” đó là nhận định đúng vì:
- Bản thân cuộc Cách mạng tháng Mười Nga là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đã giải quyết
mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa, giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, nêu một tấm
gương sáng về giải phóng dân tộc bị áp bức.
- Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra thời kì mới trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân
dân các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh.
- Cách mạng tháng Mười không những thức tỉnh mà còn cổ vũ mạnh mẽ ý chí đấu tranh, chỉ ra con đường
đi tới thắng lợi cuối cùng và triệt để của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Một xu hướng mới đã xuất hiện trong phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước. Đó là xu hướng vô
sản hay xu hướng đi theo ngọn cờ tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin với một nhận thức mới: Phong trào
giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới.
- Cách mạng tháng Mười đã ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn tới phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á,
châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Cách mạng tháng Mười đã nêu một tấm gương sáng cho các dân tộc đang
bị đế quốc thực dân nô dịch. Những người yêu nước chân chính trong nhiều nước thuộc địa đã tiếp thu
ánh sáng của Cách mạng tháng Mười, dùng ánh sáng đó để soi rõ con đường cách mạng giải phóng dân
tộc. Đó là con đường giải phóng dân tộc kết hợp với giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân, độc lập dân
tộc gắn kiền với chủ nghĩa xã hội.
- Sau Cách mạng tháng Mười một loạt phong trào phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ: phong trào Ngũ
Tứ 4/5/1919 ở Trung Quốc...
- Cách mạng tháng Mười đã tạo những điều kiện khách quan cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới: làm cho kẻ thù của phong trào giải phóng dân tộc suy yếu, còn nước Nga Xô viết trở thành người
bạn đồng minh, tin cậy, là chỗ dựa vững chắc của nhân dân các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân.
- Từ sau cách mạng tháng Mười, phong trào giải phóng dân tộc ngày càng phát triển mạnh, nhất là từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai, xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, dẫn tới sự ra đời của hàng trăm quốc gia độc lập
trên thế giới

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI OLYMPIC QUẢNG NAM NĂM 2019 QUẢNG NAM
Môn: LỊCH SỬ - Lớp 11
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao đề)
Ngày thi: 21/3/2019

PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI


Câu 1: (4.0 điểm): Từ giữa thế kỉ XIX, trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây, các nước
Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm đã chọn cách thức giải quyết như thế nào? Kết quả của những chủ
trương đó? Liên hệ với tình hình Việt Nam.

*Khái quát tình hình của Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm đến giữa thế kỉ XIX:
-Chế độ phong kiến đang khủng hoảng.
-Các nước phương Tây nhòm ngó, chuẩn bị xâm lược.
*Cách thức giải quyết của Nhật Bản:
-Thiên hoàng Minh Trị gương cao ngọn cờ “Đảo Mạc”, lật đổ chính quyền Tô-ku-ga-oa, thiết lập chính
quyền mới…
-Thực hiện cuộc cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa – giáo dục
theo hướng tư bản chủ nghĩa.
*Cách thức giải quyết của Trung Quốc:
-Triều đình Mãn Thanh thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
-Đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân như khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc…
-Ngăn cản và dập tắt cuộc vận đông Duy tân Mậu Tuất (1898).
-Thỏa hiệp với các nước đế quốc, lần lược kí kết Hiệp ước Nam Kinh, điều ước Tân Sửu.
*Cách thức giải quyết của Xiêm:
-Chính quyền phong kiến thực hiện hàng loạt chính sách cải cách trên các lĩnh vực….
-Thực hiện chính sách đối ngoại khôn khéo:
+ Mở cửa buôn bán, lợi dụng sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản để bảo vệ nền độc lập của đất
nước.
+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc…
*Kết quả:
-Nhật Bản giữ được độc lập và phát triển trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa ở khu vực Châu Á.
-Xiêm giữ được nền độc lập một cách tương đối và phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
-Trung Quốc bị biến thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
*Liên hệ Việt Nam:
-Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là quốc gia độc lập nhưng chế độ phong kiến đang khủng hoảng nghiêm
trọng. Nhà Nguyễn thi hành chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm nên làm suy yếu sức mạnh dân tộc, tạo
cớ cho kẻ thù xâm lược
-Khi thực dân Pháp xâm lược, nhà Nguyễn không cùng nhân dân đánh giặc mà từng bước đầu hàng làm
cho Việt Nam dần dần trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 2: (3.0 điểm) Vì sao Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện vĩ
đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại? Cuộc cách mạng đó có ảnh hưởng như thế
nào đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?

*Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 được đánh giá là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và
lịch sử nhân loại vì:
-Đối với nước Nga:
+ Mở ra một kỷ nguyên mới cho nước Nga, làm thay đổi vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con
người Nga.
+ Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc được giải phóng, thoát
khỏi mọi xiềng xích nô lệ, làm chủ đất nước.
+ Sự ra đời của Nhà nước XHCN đã đưa nhân dân lên nắm chính quyền ở một nước chiếm 1/6 diện tích
thế giới.
-Đối với thế giới:
+ Cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
+ Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.
*Ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc thế giới:
-Là tấm gương sáng, nguồn cổ vũ động viên to lớn với phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
-Sau cách mạng tháng Mười phong trào giải phóng dân tộc xuất hiện một khuynh hướng mới: khuynh
hướng vô sản.
-Đã tạo nên sự chuyển biến to lớn về nội dung – tư tưởng, hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh
cách mạng cho phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
-Cách mạng tháng Mười đã tạo những điều kiện khách quan cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới: làm cho kẻ thù của phong trào giải phóng dân tộc suy yếu, nước Nga Xô Viết trở thành bạn đồng
minh, là chỗ dựa vững chắc của nhân dân các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
thực dân.

Câu 3: (3.0 điểm) Trình bày nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933.
Cuộc khủng hoảng đó đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế và tình hình của Việt Nam?

*Nguyên nhân:
-Từ 1924 - 1929, chạy đua theo lợi nhuận nên các nước tư bản đã tìm mọi cách thúc đẩy nền kinh tế phát
triển một cách ồ ạt.
-Do chạy theo chủ nghĩa tự do thái quá nên các nước tư bản đã không có kế hoạch để cân đối giữa sản
xuất và tiêu dùng, vì vậy cung vượt quá cầu.
-Tháng 10 - 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ đầu tiên ở Mĩ, sau đó lan sang các nước
khác.
*Ảnh hưởng đối với quan hệ quốc tế:
Cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đã khoét sâu những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc. Để giải quyết
khủng hoảng đó thì các nước tư bản đã lựa chọn cho mình cách riêng.
+ Đức, Ý, Nhật đã quyết định phát xít hóa bộ máy nhà nước để tiến hành chiến tranh nhằm mục tiêu phá
bỏ trật tự Vécxai - Oasinhtơn, cướp đoạt thuộc địa và thị trường, tiêu diệt Liên Xô và đàn áp phong trào
cách mạng thế giới.
+ Anh, Pháp, Mĩ tiến hành cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội, nhằm duy trì và củng cố chế độ dân chủ
tư sản, đồng thời cũng muốn duy trì hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.
-Như vậy, hậu quả lớn nhất của khủng hoảng kinh tế thế giới là hệ thống tư bản chủ nghĩa phân chia thành
hai khối đối lập nhau, trong đó, nguy hiểm nhất là sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ của
cuộc Chiến tranh thế giới mà chủ nghĩa phát xít gây ra.
*Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến Việt Nam:
-Việt Nam là thuộc địa của Pháp, kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào kinh tế Pháp, nên kinh tế Việt Nam
cũng khủng hoảng nghiêm trọng.
-Giới cầm quyền đã trút gánh nặng của khủng hoảng kinh tế lên các nước thuộc địa. Vì thế, kinh tế Việt
Nam càng suy sụp hơn, đời sống nhân dân ngày càng cực khổ.
-Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc, phong kiến tay sai ngày càng sâu sắc.

PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM


Câu 4. (4.0 điểm) Bối cảnh khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai có gì khác so với lần thứ nhất?
Trình bày và nhận xét về cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược lần thứ hai của nhân dân Bắc Kì.

a. Bối cảnh Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai có diểm khác so với lần thứ nhất:
-Cuối thế kỉ XIX, Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nên ra sức chạy đua xâm lược thuộc địa
để thỏa mãn nhu cầu về nguyên liệu, nhân công, thị trường.
-Việc xâm lược Bắc Kì lúc này không còn là mưu đồ của một nhóm thực dân hiếu chiến mà trở thành chủ
trương của chính quyền Pháp, vì vậy cuộc xâm lược lần này sẽ quyết liệt hơn so với trước.
-Hiệp ước năm 1874 đã đem lại cho Pháp những đặc quyền về kinh tế ở Bắc Kì và có điều kiện tiếp tục
xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.
-Viện cớ triều đình không thi hành các điều khoản của Hiệp ước 1874, Pháp đưa quân ra Bắc lần thứ hai.
b. Cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì:
-Ngay từ đầu, Pháp vấp phải tinh thần quyết chiến của quân dân Hà Nội, họ tự tay đốt các dãy phố, tạo
thành hàng rào lửa ngăn giặc…
-Cuộc chiến đấu anh dũng của quân triều đình tại thành Hà Nội do Hoàng Diệu chỉ huy...
-Khi thành Hà Nội rơi vào tay giặc, nhiều sĩ phu, văn thân vẫn tiếp tục tổ chức kháng chiến. Nhân dân Hà
Nội kiên trì đấu tranh trong lòng địch (đầu độc lính Pháp, không bán lương thực cho giặc, đốt kho súng
của chúng...)
-Ngày 19/5/1883 chiến thắng trận Cầu Giấy lần thứ hai, thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân
ta.
-Khi triều đình đã kí Hiệp ước Hắc măng (1883),...hoạt động chống Pháp ở các tỉnh Bắc Kì vẫn không
chấm dứt, nhiều trung tâm kháng chiến tiếp tục hình thành…
c.Nhận xét:
-Đối lập với thái độ cầu hòa của triều đình, cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc kì diễn ra quyết liệt, mưu
trí, sáng tạo, với những hình thức đấu tranh phong phú. Ở lần này, nhân dân Bắc kì đã tận dụng được kinh
nghiệm chiến đấu của 10 năm về trước nên họ chủ động hơn trong cuộc kháng chiến.
-Cuộc kháng chiến đã gây cho Pháp nhiều tổn thất, đặc biệt là làm tinh thần địch hoang mang, dao động,
tạo thời cơ thuận lợi để đẩy Pháp ra khỏi Bắc Kì, nhưng triều đình một lần nữa đã bỏ lỡ cơ hội.
-Phong trào thể hiện tinh thần yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm bất khuất và sức mạnh to lớn
của nhân dân, tạo cơ sở cho phong trào kháng Pháp tiếp tục phát triển ở giai đoạn sau.

Câu 5. (2.0 điểm) Lập bảng so sánh phong trào Cần vương (1885 – 1896) và khởi nghĩa Yên Thế
(1884 - 1913) về: Mục đích đấu tranh, lãnh đạo, địa bàn hoạt động, tính chất. Ở Quảng Nam phong
trào Cần vương đã diễn ra như thế nào?
a. Lập bảng so sánh
Nội dung Phong trào Cần Vương Khởi nghĩa Yên Thế
Mục đích Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây Để tự vệ, bảo vệ cuộc sống, bảo vệ
dựng lại chế độ phong kiến. quê hương, đất nước.
Lãnh đạo Văn thân, sĩ phu yêu nước Giai cấp nông dân
Địa bàn Trung Kì và Bắc Kì Chủ yếu ở Yên Thế ( Bắc Giang)
Tính chất Là phong trào yêu nước chống Pháp theo Phong trào mang tính chất tự vệ (tự
khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến, thể phát) của nông dân, xuất phát từ quyền
hiện tính dân tộc sâu sắc. lời của bộ phận dân cư.

b.Phong trào Cần Vương ở Quảng Nam:


-Hưởng ứng Chiếu Cần vương, Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu và các sỹ phu yêu nước Quảng Nam
thành lập Nghĩa hội Quảng Nam, xây dựng căn cứ tại Trung Lộc. Nghĩa quân đã tấn công nhiều căn cứ
của Pháp tại Quảng Nam - Đà Nẵng gây cho Pháp nhiều tổn thất.
-Do sự chênh lệch quá lớn về quân số, vũ khí, các căn cứ của nghĩa quân ở Điện Bàn, Tam Kì, Quế Sơn…
lần lượt thất thủ. Hành động của nhân dân trong phong trào Cần Vương thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí
đấu
tranh bất khuất của nhân dân Quảng Nam.

Câu 6. (4.0 điểm) Dựa trên những điều kiện lịch sử nào các sĩ phu yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ
XX cho rằng công cuộc giải phóng dân tộc phải gắn liền với duy tân và thay đổi chế độ xã hội?
Nêu cách thức giải quyết vấn đề dân tộc của các sĩ phu trong phong trào yêu nước và cách mạng ở
Việt Nam đầu thế kỉ XX. Bài học thực tế rút ra từ phong trào đó cho công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc hiện nay là gì?

a.Điều kiện lịch sử để các sĩ phu yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX cho rằng công cuộc giải phóng dân
tộc phải gắn liền với Duy Tân và thay đổi xã hội:
-Về chính trị: Cuối TK XIX, phong trào Cần vương thất bại, chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong
kiến trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc do lịch sử đặt ra. Độc lập dân tộc không thể gắn liền với chế độ
phong kiến.
-Về kinh tế: Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Việt Nam đã xuất hiện phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa…
-Về xã hội: Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, cơ cấu xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi.
Các giai cấp, tâng lớp mới như: công nhân, tư sản, tiểu tư sản... ra đời.
-Về tư tưởng: Phong trào cải cách chính trị- văn hóa Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu; tư tưởng cách
mạng Pháp; cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản, đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc cách mạng Tân Hợi
(1911) ở trung Quốc đã ảnh hưởng đến tư tưởng của các sĩ phu yêu nước ở Việt Nam.
b. Cách thức giải quyết vấn đề dân tộc của các sĩ phu trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt
Nam đầu thế kì XX:
-Những người đi tiên phong trong phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX là Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh và các sĩ phu tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục...
-Về nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh: Các sĩ phu yêu nước xác định nhiệm vụ cách mạng Việt Nam lúc này
là phải đoàn kết dân tộc, đánh đổ thực dân Pháp và tay sai phong kiến bản xứ, khôi phục độc lập, thống
nhất đất nước, đưa nước ta phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Về chủ trương, phương pháp:
+ Phan Bội Châu: chủ trương bạo động vũ trang, dựa vào Nhật Bản để chống Pháp giành độc lập dân tộc,
thành lập Hội Duy Tân, tiến hành phong trào Đông du, lập Việt Nam Quang phục hội…
+ Phan Châu Trinh: chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa
vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
Tiêu biểu là cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì...
+ Các sĩ phu yêu nước ở Hà Nội như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền cùng nhau mở trường học tư, xây
dựng theo mô hình của Nhật Bản lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục…
*Bài học thực tế rút ra từ phong trào đó cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay:
-Phải thống nhất về chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ, linh hoạt về phương pháp…
Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ
quốc tế chân chính…

You might also like