You are on page 1of 11

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Bà

Huyện Thanh Quan

-Bà Huyện Thanh Quan được biết đến là một nhà thơ nổi tiếng,
thơ của bà thể hiện sự nhuần nhuyễn và chuẩn mực về cấu trúc
nhưng cũng sâu lắng và giàu cảm xúc, đậm chất nữ tính. Sau đây
mời bạn đọc cùng tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp
sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Bà Huyện Thanh


Quan

Bà Huyện Thanh Quan được biết đến là một nhà thơ nổi tiếng, thơ của bà thể
hiện sự nhuần nhuyễn và chuẩn mực về cấu trúc nhưng cũng sâu lắng và giàu
cảm xúc, đậm chất nữ tính. Sau đây mời bạn đọc cùng tìm hiểu về tiểu sử
cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan

1. Tiểu sử cuộc đời của Bà huyện Thanh Quan:


Bà Huyện Thanh Quan được biết đến là một nhà thơ nổi tiếng, thơ của bà thể
hiện sự nhuần nhuyễn và chuẩn mực về cấu trúc nhưng cũng sâu lắng và
giàu cảm xúc, đậm chất nữ tính. Nữ nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan sinh ra
tại Hà Nội vào khoảng năm 1805, tên khai sinh là Nguyễn Thị Hinh. Bà sinh ra
và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống văn hoá. Cha của bà là thủ
khoa năm 1783 là một cựu thần trong điều đình nhà Lê. Từ bé bà theo học
danh sĩ Phạm Quý Thích – một tiến sĩ đời nhà Lê và là bạn học của đại thi
hào Nguyễn Du. Bà kết hôn cùng với ông Lưu Nguyên Ôn, người làng Nguyệt
Áng, huyện Thanh Trì từng làm Tri huyện Thanh Quan dưới thời vua Nguyễn,
tên bà được đặt theo chức vụ của chồng và từ đấy bà có tên Bà Huyện
Thanh Quan.
Bà nổi tiếng từ nhỏ là một người thông minh, lanh lợi và khi lớn lên nhờ vào
tài trí của mình, bà đã từng được vua Tự Đức mời vào cung làm “Cung trung
giáo tập” để dạy học cho các cung phi và công chúa.

Bà Huyện Thanh Quan sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu
học. Sau năm 1847 khi chồng bà mất thì bà cũng xin phép về quê nghỉ hưu và
đưa bốn đứa con nhỏ từ Huế về sống tạo quê nội ở làng Nghi Tàm ở như vậy
cho đến hết đời. Bà đã để lại 6 bài thơ viết bằng chữ Nôm, theo thể thơ thất
ngôn bát cú Đường luật cực kỳ nổi tiếng với tâm trạng của người phụ nữ,
lồng ghép vào việc miêu tả phong cảnh hữu tình của đất nước như: “Qua Đèo
Ngang, Thăng Long hoài cổ, Chùa Trấn Bắc,…”

Lịch sử không biết rõ thời gian chính xác lúc nào bà ra đi, nhưng theo một số
tư liệu ghi chú là bà mất ở năm 1848. Mộ của bà sau khi mất được đặt ở bên
bờ hồ Tây – Hà Nội, nhưng sau này vì chiến tranh, sóng gió đã làm sạt lở
không còn tăm tích.
2. Sự nghiệp sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan:
Bà Huyện Thanh Quan sáng tác không nhiều nhưng các tác phẩm của Bà
Huyện Thanh Quan đều thể hiện sự tài tình trong lối chơi chữ, đối vần điệu
đúng luật nhưng vẫn đưa đầy đủ nét nữ tính vào trong thơ ca và trên hết là
tấm lòng yêu nước, thương nhà da diết, khôn nguôi của người con đất Việt.
Có lẽ hồn thơ của bà không những bắt nguồn từ chiếc nôi của gia đình có
truyền thống khoa bảng mà trên ngay cả tại mảnh đất quê hương của bà –
nơi xưa đã từng là nơi công chúa Từ Hoa, con dâu của vua Thần Tông nhà
Lý ở thế kỷ XII mở trường dạy học và trồng dâu nuôi tằm. Các tác phẩm thơ
ca bằng chữ Nôm của quê hương của Bà Huyện Thanh Quan gồm: Qua chùa
Trấn Bắc, Qua Đèo Ngang, Chiều hôm nhớ nhà, Tức cảnh chiều thu, Cảnh
đền Trấn Võ, Cảnh Hương sơn.

Trong các tác phẩm của bà, tác phẩm “Qua Đèo Ngang” là bài thơ được đưa
vào sách giáo khoa và trở thành một bài thơ chữ Nôm mang nhiều tầng giá
trị, vừa là bức tả cảnh thiên nhiên hùng vĩ, vừa là bức tranh tâm trạng của
người phụ nữ trước thời cuộc nhiều sự thay đổi..

3. Phong cách sáng tác nghệ thuật của Bà Huyện Thanh Quan:
Sáng tác bằng chữ Nôm và theo thể thơ Đường luật – thể thơ thường bị gò
bỏ bởi niêm luật, gieo vần khiến cảm xúc thường được hạn chế, đôi khi lại
quá nông không thể diễn tả được sức gợi của ngôn từ. Thế nhưng Bà Huyện
Thanh Quan lại là một trong số ít nhà thơ có thể trung hòa được cả yếu tố
luật, vần và cảm xúc trong một tác phẩm. Các tác phẩm của bà mang đặc
trưng là sự pha trộn giữa nét cổ kính, vừa tạo được sự gần gũi, giản dị gắn
liền với đời sống hàng ngày.

Bà Huyện Thanh Quan sinh ra và lớn lên giữa thời kỳ đất nước có nhiều sự
đổi thay, cũng chính vì vậy mà tâm trạng và ngòi bút của bà mang đậm màu
yêu nước, thương nòi và hoài niệm về một quá khứ thanh bình không thể nào
quay trở lại. Khi đọc những sáng tác của bà, ta thấy rõ lối mượn cảnh tả tình,
vừa có một chút gì đó quen thuộc lại gợi cảm xúc mênh mang và chứa đầy
nỗi buồn của sự cô đơn và hiu quạnh. Do vậy người ta gọi bà là thi sĩ của sự
hoài niệm. Xuyên suốt những sáng tác của mình, bà đã thể hiện được tài
năng thiên phú, một người có trí tuệ và tâm hồn thanh cao, một người phụ nữ
sâu sắc mang trong lòng những tình cảm đối với tổ quốc, quê hương và gia
đình. Bà là tấm gương về sự trung hiếu, một người phụ nữ vì gia đình mà thế
hệ sau này nhất định phải học tập. Giáo sư Dương Quảng Hàm đã có lời
nhận xét :”Những bài thơ Nôm của bà phần nhiều là tả cảnh, tỏ tình, nhưng
bài nào cũng hay và tỏ ra bà là một người có tính tình đoan chính, thanh tao,
một người có học thức thường nghĩ ngợi đến nhà, đến nước. Lời văn rất
trang nhã, điêu luyện” . Nhiều nhà phê bình đã đưa ra thuyết Bà Huyện Thanh
Quan mang nặng tấm lòng thương tiếc nhà Lê, thuyết ấy không phải là vô căn
cứ. Cái tâm trạng hoài Lê ấy, cũng là tâm trạng chung của nhiều nho sĩ Bắc
Hà sau ngày thống nhất…Nhưng nói là nhớ tiếc cái chính trị của mấy ông vua
thời Lê mạt thì không đúng. Bà hướng về một quá khứ mà có lẽ bà cũng
không tường tận lắm, và bà cũng chưa thọ hưởng được ân huệ gì; nhưng đó
là quá khứ của tiền bối, của gia đình…Vì thế thái độ hoài Lê của bà cũng như
nhiều nho sĩ đồng thời không có tính cách chính trị, mà chỉ có tính cách tâm
tình… Về mặt nghệ thuật: chữ dùng khéo, chọn lọc, thích đáng, đối rất chỉnh,
rất thần tình, ý hàm súc, lời trau chuốt, gọn, đẹp…Cho nên thơ bà rất được
các nho gia xưa yêu chuộng, ngâm nga… Thơ luật đời Nguyễn Sơ, ở tác
phẩm của hai nữ sĩ là Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan, như vậy
quả đã tiến đến cao độ mỹ diệu. Thơ Hồ Xuân Hương thiên về Nôm mà bóng
bẩy, duyên dáng. Thơ Bà Huyện Thanh Quan thiên về Hán mà thanh thoát,
nhẹ nhàng. Hồ Xuân Hương đại biểu cho cái tinh thần trào phúng bình dân
vươn lên thể hiện một hình thức bác học. Bà Huyện Thanh Quan đại biểu cho
cái tinh thần tao nhã nho sĩ kết tinh lại, cùng với tinh túy của Đường thi

Sáng tác bằng chữ Nôm và theo thể thơ Đường luật – thể thơ thường bị gò
bỏ bởi niêm luật, gieo vần khiến cảm xúc thường được hạn chế, đôi khi lại
quá nông không thể diễn tả được sức gợi của ngôn từ. Thế nhưng Bà Huyện
Thanh Quan lại là một trong số ít nhà thơ có thể trung hòa được cả yếu tố
luật, vần và cảm xúc trong một tác phẩm. Các tác phẩm của bà mang đặc
trưng là sự pha trộn giữa nét cổ kính, vừa tạo được sự gần gũi, giản dị gắn
liền với đời sống hàng ngày.

Bà Huyện Thanh Quan sinh ra và lớn lên giữa thời kỳ đất nước có nhiều sự
đổi thay, cũng chính vì vậy mà tâm trạng và ngòi bút của bà mang đậm màu
yêu nước, thương nòi và hoài niệm về một quá khứ thanh bình không thể nào
quay trở lại. Khi đọc những sáng tác của bà, ta thấy rõ lối mượn cảnh tả tình,
vừa có một chút gì đó quen thuộc lại gợi cảm xúc mênh mang và chứa đầy
nỗi buồn của sự cô đơn và hiu quạnh. Do vậy người ta gọi bà là thi sĩ của sự
hoài niệm. Xuyên suốt những sáng tác của mình, bà đã thể hiện được tài
năng thiên phú, một người có trí tuệ và tâm hồn thanh cao, một người phụ nữ
sâu sắc mang trong lòng những tình cảm đối với tổ quốc, quê hương và gia
đình. Bà là tấm gương về sự trung hiếu, một người phụ nữ vì gia đình mà thế
hệ sau này nhất định phải học tập. Giáo sư Dương Quảng Hàm đã có lời
nhận xét :”Những bài thơ Nôm của bà phần nhiều là tả cảnh, tỏ tình, nhưng
bài nào cũng hay và tỏ ra bà là một người có tính tình đoan chính, thanh tao,
một người có học thức thường nghĩ ngợi đến nhà, đến nước. Lời văn rất
trang nhã, điêu luyện” . Nhiều nhà phê bình đã đưa ra thuyết Bà Huyện Thanh
Quan mang nặng tấm lòng thương tiếc nhà Lê, thuyết ấy không phải là vô căn
cứ. Cái tâm trạng hoài Lê ấy, cũng là tâm trạng chung của nhiều nho sĩ Bắc
Hà sau ngày thống nhất…Nhưng nói là nhớ tiếc cái chính trị của mấy ông vua
thời Lê mạt thì không đúng. Bà hướng về một quá khứ mà có lẽ bà cũng
không tường tận lắm, và bà cũng chưa thọ hưởng được ân huệ gì; nhưng đó
là quá khứ của tiền bối, của gia đình…Vì thế thái độ hoài Lê của bà cũng như
nhiều nho sĩ đồng thời không có tính cách chính trị, mà chỉ có tính cách tâm
tình… Về mặt nghệ thuật: chữ dùng khéo, chọn lọc, thích đáng, đối rất chỉnh,
rất thần tình, ý hàm súc, lời trau chuốt, gọn, đẹp…Cho nên thơ bà rất được
các nho gia xưa yêu chuộng, ngâm nga… Thơ luật đời Nguyễn Sơ, ở tác
phẩm của hai nữ sĩ là Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan, như vậy
quả đã tiến đến cao độ mỹ diệu. Thơ Hồ Xuân Hương thiên về Nôm mà bóng
bẩy, duyên dáng. Thơ Bà Huyện Thanh Quan thiên về Hán mà thanh thoát,
nhẹ nhàng. Hồ Xuân Hương đại biểu cho cái tinh thần trào phúng bình dân
vươn lên thể hiện một hình thức bác học. Bà Huyện Thanh Quan đại biểu cho
cái tinh thần tao nhã nho sĩ kết tinh lại, cùng với tinh túy của Đường thi

4. Giai thoại về Bà Huyện Thanh Quan:

4.1. Giai thoại Sâm cầm Hồ Tây:

Giữa thế kỷ 19, ở Nghi Tàm nổ ra cuộc đấu tranh chống lệ nộp chim sâm
cầm, một đặc sản của vùng này, và người dân làm đơn thưa việc xách nhiễu
của quan trên, sau đó vua Tự Đức xét đơn đã tha lệnh cống cho vùng.[13]
Theo Ngọc phả (ghi nhận công đức của những người có công với dân làng),
thì chính Bà Huyện Thanh Quan đã thảo đơn cho dân gửi lên vua, nhưng vì
phục tài đức của bà nên quan huyện Hoàn Long đã ỉm đi, dù có lệnh của
quan trên, mà không bắt tội và truy xét.

Thời điểm xảy ra việc này, có nơi ghi là năm 1870,[13] có nơi ghi chép là lệ
cống chim sâm cầm có từ năm Tự Đức thứ 17 (1857), và đến năm Tự Đức
thứ 24 mới được bãi bỏ.[15] Tuy nhiên, nếu theo các thời điểm đó thì giai
thoại này không hợp lý, vì bà Huyện đã mất năm 1848, trước đó rất lâu.

4.2. Giai thoại thay chồng xử án:

Tự ý thay chồng đi xử án, Bà huyện Thanh Quan là phụ nữ Việt duy nhất thời
phong kiến dám “cả gan” làm chuyện này. Đến nay, dân gian lẫn sách báo
đều còn lưu lại rất nhiều câu chuyện khác nhau xung quanh Bà huyện Thanh
Quan, trong đó có những giai thoại xung quanh việc bà cả gan thay chồng xử
án. Tương truyền rằng sâm cầm (loại chim thuộc họ trĩ) là chim quý. Từ thời
vua Lê và chúa Trịnh, chúng đã được dùng trong các bữa ăn của tầng lớp
vua chúa cùng các nhà quyền quý ở kinh đô. Đến thời các vua nhà Nguyễn,
lệ vua quy định rằng hàng năm cứ mỗi giáp phải nộp năm chim sâm cầm từ
bảy lạng đến một cân, béo đẹp cho đến hết tháng giêng phải nộp mới đủ số.
Nhà nào không nộp bị xử vào tội trốn lệ vua, thiếu một con chim phải nộp bạc
10 nén, gà phải thiến một đôi, nặng nhất phải quất 100 roi trên lưng. Dân làng
Nghi Tàm năm nào cũng khốn khổ vì lệ ấy. Trong khi quan lại địa phương
cũng lợi dụng lệ tiến cống này mà bắt dân làng phải nộp thêm chim cho mình.
Lý trưởng làng Nghi Tàm cũng đã bị quan trên đánh trăm roi vì lệ này.

Vốn là người nghĩa khí, thương dân, ông nhân chuyện này đã vào kinh, nhờ
Bà huyện Thanh Quan dâng đơn lên vua Tự Đức, thưa việc xách nhiễu của
quan trên và xin bỏ cho lệ tiến cống. Cuối cùng, nhờ bà, vua đã ban chiếu chỉ
bỏ lệ cống hàng năm cho dân làng. Cả làng Nghi Tàm sau đó đã ăn mừng,
họp nhau cùng ghi tên Bà huyện Thanh Quan vào Ngọc Phả chứng nhận
công đức của những người có công với dân làng.

Theo sách Mười phụ nữ huyền thoại Việt Nam, một lần, cô Nguyễn Thị Đào
đến công đường kiện cáo vì chồng có vợ bé, nên bỏ bê nhà cửa, phụ bạc vợ.
Cô làm đơn xin bỏ chồng để đi lấy người khác. Chồng đi vắng, Bà huyện
Thanh Quan đã phóng khoáng phê vào đơn:

Phó cho con Nguyễn Thị Đào

Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai

Chữ rằng “Xuân bất tái lai”

Cho về kiếm chút kẻo mai nữa già.

Sau đó, người chồng của cô này kiện lên quan trên, nghe nói vì việc này mà
Ông huyện Thanh Quan bị giáng chức.

Trong một lần khác, có ông đỗ hương cống tới xin mổ trâu để giỗ cha. Nhưng
lúc bấy giờ, triều đình đã ban lệnh hạn chế mổ trâu, để phát triển việc canh
nông. Tuy nhiên, cảm động trước hiếu hạnh của ông này, nhân lúc chồng đi
vắng, Bà huyện Thanh Quan đã cầm bút phê vào đơn câu thơ:
Người ta thì chẳng được đâu

“Ừ” thì ông Cống làm trâu thì làm.

Biết bà huyện dùng chữ nghĩa để lỡm mình, nhưng vì được việc nên ông
cũng vui vẻ ra về.

Bài thơ:
Qua Đèo Ngang
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh
Quan hay nhất
Bà Huyện Thanh Quan, một nữ thi sĩ danh tiếng trong văn học trung đại của Việt Nam,
đã tạo ra một tác phẩm xuất sắc mang tên "Qua Đèo Ngang." Đây là một ví dụ điển
hình cho phong cách thơ của bà. Bài thơ này đã vẽ lên trước mắt độc giả một khung
cảnh thiên nhiên tại Đèo Ngang vào buổi chiều tà. Trong bức tranh hình ảnh đó, vẻ
thoáng đãng của Đèo Ngang được mô tả cùng với sự heo hút của nó. Khung cảnh này
thể hiện sự sống của con người, mặc dù vẫn còn giữ nguyên sự hoang sơ. Tuy nhiên,
không chỉ dừng lại ở việc mô tả thiên nhiên, tác giả còn truyền đạt thông điệp về tình
yêu quê hương và niềm nhớ đối với quê nhà trong bài thơ này.
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
"Cụm từ 'bóng xế tà' đưa chúng ta đến thời điểm cuối cùng của một ngày. Nhà thơ
đứng một mình tại nơi Đèo Ngang, trong bóng chiều tà. Sau đó, trong câu thơ 'Cỏ cây
chen đá, lá chen hoa,' nhà thơ sử dụng một hình ảnh tượng trưng để mô tả vẻ đẹp
thiên nhiên tại Đèo Ngang. Bằng cách sử dụng từ "chen" để kết hợp với hình ảnh của
"đá, lá, hoa," nhà thơ tạo ra một bức tranh ước lệ. Trong sự hoang sơ của nó, thiên
nhiên tại Đèo Ngang tràn đầy sức sống. Khung cảnh này được nhà thơ khắc họa chỉ
bằng vài nét mô tả, nhưng nó hiện ra một cách chân thực và sống động."
Trong bức tranh thiên nhiên đó, hình ảnh con người là một phần không thể thiếu. Nhà
thơ đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ để mô tả con người và môi trường xung quanh.
Bằng cụm từ "lom khom - tiều vài chú," nhà thơ tạo ra hình ảnh một số chú tiều, với
dáng đứng lom khom dưới chân núi. Đồng thời, qua "lác đác - chợ mấy nhà," tạo ra
hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé, thưa thớt, lác đác ven sông. Những tượng hình này nhấn
mạnh sự nhỏ bé của con người trước bản vẻ mênh mông của thiên nhiên. Con người
chỉ tồn tại như một điểm buồn lặng lẽ giữa vẻ đẹp hoang sơ và rộng lớn của thiên
nhiên. Thiên nhiên là trung tâm chính trong bức tranh của Đèo Ngang.
Thiên nhiên càng cô quạnh, tâm trạng của tác giả lại càng cô đơn. Điều đó được bộc lộ
rõ hơn ở những câu thơ tiếp theo:
“Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia”
Hình ảnh của "con quốc quốc" và "cái gia gia" không chỉ đơn thuần là mô tả về hai loài
chim, chim đỗ quyên và chim đa đa. Tác giả đã khéo léo sử dụng thủ pháp lấy động tả
tĩnh bằng tiếng kêu "quốc quốc," "đa đa" để thể hiện một cảm xúc sâu sắc, nỗi lòng nhớ
thương đối với đất nước và quê hương. Đọc đến đây, chúng ta gần như có thể cảm
nhận được tiếng kêu khắc khoải, da diết vang lên từ sâu thẳm trong lòng.
Câu thơ "Dừng chân đứng lại, trời, non, nước" thể hiện hình ảnh nhà thơ đơn độc đứng
tại Đèo Ngang, ánh mắt hướng về phía xa, nơi mà chỉ thấy vẻ đẹp rộng lớn của thiên
nhiên trước mắt (bao gồm bầu trời, núi non, và dòng sông). Tâm trạng cô đơn của nhà
thơ được thể hiện qua "một mảnh tình riêng," tình cảm riêng tư không thể chia sẻ với
ai:
“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta"
Trong thơ Nguyễn Khuyến cũng đã từng sử dụng cụm từ “ta với ta”:
“Đầu trò tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta”
Trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà," từ "ta" đầu tiên chỉ đề cập đến nhà thơ, người chủ
nhà, và từ "ta" thứ hai chỉ người bạn, khách đến chơi. Sự xuất hiện của từ "với" thể
hiện mối quan hệ thân thiết và sự gắn bó, không có khoảng cách giữa hai người. Điều
này thể hiện tình bạn mật thiết và sâu đậm của nhà thơ đối với người bạn.
Tuy nhiên, trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan, cụm từ "ta với ta" ở đây đều chỉ về
nhà thơ chính bản thân, cho thấy tâm trạng của bà lúc này, cô đơn và lẻ loi. Sự cô đơn
này dường như không thể chia sẻ với bất kỳ ai.
Như vậy, bài thơ "Qua Đèo Ngang" đã thể hiện một cách rất sâu sắc tâm trạng của Bà
Huyện Thanh Quan trước vẻ đẹp hoang sơ của Đèo Ngang. Bài thơ chứa đựng những
tình cảm và ý nghĩa sâu xa.

Những lưu ý khi viết bài văn phân tích bài thơ
Qua Đèo Ngang
Khi viết bài văn phân tích bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan, bạn
nên lưu ý các điểm sau đây:
- Tóm tắt nội dung: Bắt đầu bằng một phần tóm tắt ngắn gọn về nội dung chính của bài
thơ. Đảm bảo rõ ràng về sự xuất hiện của tác giả trong khung cảnh Đèo Ngang và
những tình cảm, tâm trạng mà bà muốn truyền đạt.
- Phân tích cấu trúc: Điểm đầu tiên, xác định cấu trúc của bài thơ, bao gồm số lượng
câu, số lượng và loại câu thơ, và cách chúng liên kết với nhau.
- Phân tích ngôn ngữ và biểu đạt:
+ Tìm hiểu cách tác giả sử dụng ngôn ngữ, từ ngữ, hình ảnh, và biểu đạt để tạo ra một
bức tranh hoàn hảo về khung cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả.
+ Phân tích sử dụng các phép tu từ, so sánh, ẩn dụ, ngôn ngữ tượng trưng và lấy động
từ để thể hiện ý nghĩa sâu sắc.
- Phân tích ý nghĩa và tác động:
+ Trình bày ý nghĩa của bài thơ và tác động của nó đối với người đọc.
+ Trả lời câu hỏi về tại sao tác giả chọn Đèo Ngang làm chủ đề và ý nghĩa sâu xa của
nó đối với tác giả và xã hội

-hình ảnh về BÀ HUYỆN THANH QUAN

You might also like