You are on page 1of 4

CẢM NHẬN DƯỚI BÓNG HOÀNG LAN

Con người, tạo vậ hoàn mĩ nhất của tự nhiên, lại luôn luôn không bằng lòng với chính mình, luôn
sống trong mâu thuẫn: cuộ sống đời người là hữu hạn, cả về không gian va thời gian, làm thế nào
để vươn lên cái khát vọng cao cả vô cùng của đời sốn. Văn chương – một trong những “niềm vui
cao cả nhất loài người đã tạo ra cho mình, đã sinh ra để giai quyết một phần mâu thuẫn đó. Đối
với chúng ta, văn chương thật gần gũi biết bao, là cái cao mà không xa lạ, đẹp bình dị mà thật
thanh cao, dù năm tháng đổi thay, những đền đài rồi sụp đổ, những tranh tượng rồi tiêu tan thì
các tác phẩm văn học ấy vẫn cứ tồn tại bền bỉ, như dòng sông chảy mãi tưới mát tâm hồn bao thế
hệ người đọc hôm qua, hôm nay và mai sau. Nói đến những tác phẩm văn học nghệ thuật mà
không nói đến thể loại truyện ngắn như thăm rừng mà quên cây cổ thụ lớn vậy. Những áng văn
truyền tải tiếng lòng, bộc lộ được những cảm xúc chân thật nhất tỏng thế giới nội tâm của con
người. Mỗi một câu chuyện đều cắt chứa một nỗi lòng riêng, phản ảnh những suy ngẫm, triết lí
sâu xa về thòi cuộc, về cảnh đẹp, tình yêu thiên nhiên và con người. nhắc đến truyện ngắn, ta
không thể nào không nhắc đến tác phẩm “Dưới bóng hoàng lan”, tác phẩm ấy đến nay vẫn là một
“tiếng vang lớn trên văn đàn”, được viết lên bởi ngòi bút tài ba của văn nhân Thạch Lam.

Giữa bộn bề phồn tạp buổi chợ phiên văn chương, giữa náo nhiệt đông đúc, giữa giang
hàng lãng mạn, Thạch Lam được người ta ví như một khách hàng đặc biệt. Con người của Tự lực
văn đoàn ấy đã không đưa ta đến những chân trời phiêu du, mông tưởng của những tình yêu,
khát vọng thường thấy trong trời lãng mạn mà dắt ta đi vào cõi đời ta đang sống, con người dịu
dàng nhân ái ấy đã nguyện gắn ngòi bút của mình với những kiếp người đau khổ, vẫn luôn trân
trọng sự sống nơi trần gian. Thạch Lam sinh ra trong một gia đình có cha làm Thông Phán Tòa
Sứ, nhà ngoại có ba đời làm quan võ cùng thời với huyện Giám. Sau khi đỗ Tú Tài lần thứ nhất,
ông thôi học chuyển về làm báo với hai người anh trai. Thạch Lam được biết đến là một cây bút
thiên về tình cảm, hay viết lại chính những cảm xúc của mình trước những số phận hẩm hiu,
nghèo khổ của người nghèo, nhất là phụ nữ trong xã hội cũ nát, sống vất vả, chịu đựng, thầm
lặng và trong đó có cả sự hi sinh. Nhắc đến Thạch Lam, nhà văn Vũ Bằng đã bình rằng “Thạch
Lam yêu sự ống hơn bất kì ai. Anh quý từ cốc nước chè tươi nóng như thể cảm ơn trời đất đã cho
mình sống để thưởng thức ngon lành như vậy. Anh cẩn thận từng câu nói vì sợ lỡ lời, khiến
người ta tủi thân mà buồn. Thạch Lam đi đứng nhẹ nhàng, là một người độc đáo có tài lại khiêm
nhường, người nhỏ mà nhân cách lớn”
“Dưới bóng hoàng lan” – một tác phẩm được viết lên dưới ngòi bút của Thạch Lam và
cũng “đậm chất” Thạch Lam: nhẹ nhàng, tha thiết, tinh tế. Truyện kể về một lần về quê thăm bà
của nhân vật Thanh sau thời gian đi tỉnh làm ăn. Tại ngôi nhà thân thương, những kỉ niệm ngọt
ngào ùa về trong tâm trí anh và cũng ở đó, anh gặp lại Nga – người bạn từ thuở tấm bé, dưới
khung cảnh đẹp đẽ nên thơ của cây hoàng lan, những xúc cảm ngọt ngào cứ thế chớm nở trong
tâm hồn chàng thanh niên trẻ tuổi. Nhan đề của truyện ngắn là một khung cảnh thân thuộc nơi
thôn quê Bắc bộ gần gũi, yên bình và giản dị “Dưới bóng hoàng lan”, ở đó có những con người
luôn chan chứa tình yêu thương, thuần hậu, trái ngược với cuộc sống phồn tạp bên ngoài. Hoàng
lan đã chứng kiến sự trưởng thành của Thanh như bà trông thấy cháu trưởng thành, lớn khôn
trong vòng tay yêu thương. Truyện ngắn còn là một khung cảnh đơn sơ, giản dị nhưng đầy chất
thơ, thấm đượm hương vị của tình người.

Sự đơn sơ giản dị ấy mà thấm đượm tình yêu thương ấy đã được thể hiện ngay ở đầu
truyện ngắn. Trở về nhà sau hai năm vắng bóng, biết bao xúc cảm ấm nóng nghẹn ngào dâng lên
trong lòng Thanh, lúc bước vào khu vườn của bà, anh cảm thấy “mát hẳn người”. Khung cảnh
quê hương hiện lên thật thanh bình biết bao! “Ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo
chiều gió” cùng “mùi lá non phảng phất”, anh thong thả đi dọc “tường hoa thấp chạy thẳng đến
đầu nhà” rồi khi nhìn vào nhà, anh thấy “bóng tối dịu và man mát”. Cảnh tượng ấy không có gì
thay đổi, vẫn y như ngày anh đi, vẫn vẹn nguyên như trong kí ức tuổi thơ tươi đẹp, gợi lên trong
lòng Thanh biết bao tư vị, khiến anh không thể nói thành lời, mãi mới cất được tiếng gọi khẽ “bà
ơi!”. Chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm, ta đã có thể thấy ở Thanh một tình yêu quê
hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà
mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Vì vậy mà mỗi lần về thăm quê, Thanh không tránh khỏi
cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái
nhà thân yêu, nơi xoa dịu, vỗ về tâm hồn.

Các trang văn của Thạch Lam là vậy, nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại có sức lay động đến
bình dị. Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa làm một với nhân vật, cùng trải qua
bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà. Chỉ
một câu nói “Đi vào trong nhà không nắng cháu” khiến cho người đọc thấy được sự quan tâm dù
rất nhỏ bé nhưng lại thể hiện được tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh, luôn
quan tâm cháu từ những thứ nhỏ nhặt nhất, bà luôn đợi cháu trở về bằng sự yêu thương chân
thành mộc mạc, hay câu hỏi “Nhà không có ai ư bà?” khiến người đọc xúc động khôn nguôi,
Thanh đi làm ở thành phố, cả căn nhà chỉ còn mình bà, anh lo lắng, quan tâm bà ở nhà một mình
buồn, tủi thân. Dù đã khôn lớn, trưởng thành nhưng khi ở bên bà, Thanh luôn cảm thấy mình như
một đứa trẻ cần được yêu thương chăm sóc ‘Chàng cảm thấy chính bà che chở cho chàng, cũng
như những ngày chàng còn nhỏ”. Vậy mới thấy, tình cảm gia đình, tình bà cháu thật vĩ đại,
thiêng liêng, nó làm cho con người ta cảm thấy nhỏ bé, tâm hồn như được trở về với tuổi thơ để
đón nhận từng cử chỉ, quan tâm của những người mà ta yêu quý nhất. Sự xa cách của thời gian
cũng không thể làm đổi thay những cảnh vật ngôi nhà, càng không tác động được đến thứ tình
cảm thiêng liêng, bền vững của tình bà cháu.

Đọc đến đây, ta lại nhớ đến một bài thơ cũng viết về tình bà cháu thiêng liêng, vĩ đại, đó
chính là bài thơ “Bếp lửa”. Trong những vần thơ của mình, tác giả đã họa lên hình ảnh người bà
thân thương luôn chở che, tần tảo, lo cho từng bữa ăn giấc ngủ của cháu bằng tất cả tình yêu
thương, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu. Cho dù có lớn khôn thì cháu vẫn không quên
được sự tần tảo, giàu đức hi sinh giàu tình yêu thương của bà và cho dù thế nào, thì bà vẫn luôn
là người chở che, đùm bọc, cháu vẫn mãi là đứa trẻ cần được bà yêu thương săn sóc.

Bên cạnh tình bà cháu, tình cảm gia đình “Dưới bóng hoàng lan” còn cho ta thấy được
một thứ tình cảm ngây ngô, trong sáng. Tình cảm của Thanh và Nga là sự hòa quyện giữa những
kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu với những ngọt ngào, trong trẻo của tình yêu. Khi nghe thấy tiếng
cười quen thuộc, Thanh “lẳng lặng ngồi dậy, tì trên cửa sổ, cúi mình nhìn ra phía ao”, rồi anh
chợt nhớ ra, bóng cây hoàng lan gợi nhớ về một hình ảnh quen thuộc, anh không chần chừ “chạy
vùng xuống nhà ngang rồi vui vẻ gọi “cô Nga””. Những kí ức vui tươi thân thuộc cứ thế ùa về,
có lúc Thanh còn lầm tưởng Nga chính là em gái ruột của mình. Dẫu vậy, ở Thanh đã có chút
ngại ngùng, những suy tư vụn vặt chớm nở của người con trai biết yêu, thỉnh thoảng anh lại để ý
đôi môi thắm, hai má hồng và nụ cười tươi nở của Nga. Khi cùng Nga đi dưới bóng hoàng lan,
anh "nhớ lại đôi bàn chân xinh xắn, lấm tấm cát" của Nga ngày còn nhỏ rồi bất giác mỉm cười.
Dắt Nga đi thăm vườn, Thanh cảm thấy mái tóc Nga thoảng mùi hoàng lan. Phải chăng đó không
chỉ là hương thơm từ mái tóc, mà đó còn là hương vị của thứ xúc cảm ngọt ngào, nhẹ nhàng đang
len lỏi trong tâm hồn của chàng thanh niên đã biết yêu? Những câu chuyện trò, những ngượng
ngùng ấy đã được thổi bùng lên thành cảm xúc thương yêu. Trước hôm về tỉnh, Thanh tiễn Nga
ra cổng, anh cầm lấy tay Nga để yên trong tay mình, trong khoảnh khắc ấy, Thanh cảm thấy có
điều gì đó dịu ngọt trong tâm hồn.
Có lẽ, nỗi bâng khuâng, lưu luyến của nhân vật được thể hiện rõ nhất khi Thanh lên tỉnh.
Anh không đ ngay mà ngoảng lại nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn, anh thấy vừa
vui vừa buồn. Buồn bởi anh lại sắp phải xa quê hương, xa bà, xa cả mối tình mới chớm nở nhưng
anh vui bởi Thanh biết rằng căn nhà vẫn ở đó, vẫn nguyên vẹn như khi anh đi, vẫn có hình bóng
bà thân thuộc mong ngóng anh và anh biết rằng Nga vẫn sẽ đợi anh, vẫn nhớ mong anh như ngày
trước.

“Dưới bóng hoàng lan” đã đưa đến cho người đọc một khung cảnh làng quê thật đặc biệt:
đó là vẻ đẹp yên bình chốn xưa, một vẻ đẹp thuần khiết, thanh bình và khơi gợi cho người đọc
thấy tâm hòn tinh tế của Thạch Lam và tình yêu quê hương của nhân vật. Truyện ngắn là một câu
chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác
chân thật, sâu sắc nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Nga và Thanh – một tình yêu chưa phải
là chính thức nhưng lại tạo nên cảm giác hy vọng hạnh phúc của họ. Mặc dù truyện ít sự kiện,
mạch truyện nhẹ nhàng, ít xung đột, không chú tâm vào miêu tả hành động nhân vật nhưng lị cho
ta thấy được những xúc cảm tinh tế trong chiều sâu nội tâm nhân vật, những trạng thái mơ hồ
mong manh trong lòng người, những tình cảm, xảm xúc rất trong trẻo, hồn nhiên. Quả đúng với
“chất thơ” của Thạch Lam, tác phẩm có ngôn từ trong sáng, giàu sức gợi hình gợi cảm, giọng
điệu nhẹ nhàng, thiết tha giàu chất trữ tình.

Để viết nên những áng văn có sức lay động thực sự, có khả năng vượt qua mọi định luật
băng hoại của thời gian không thừa nhận cái chết, nhà văn phải vừa có tài năng và tâm huyết,
vừa đắm mình vào cuộc đời, vừa không ngừng tìm tòi khám phá, “khơi những nguồn chưa ai
khơi”. Phải chăng thời gian sẽ trở thành phép thử xác đáng nhất cho một tác phẩm có giá trị, một
tầm tư tưởng lớn lao vượt thời đại. Tác phẩm sẽ trở thành “con chim phượng hoàng có tiếng kêu
lớn trên văn đàn” nếu như nó vượt qua được “sự băng hoại” của thời gian.

You might also like