You are on page 1of 3

Xantưkhôp Sêđrin đã từng nói: “Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại.

Chỉ mình nó
không thừa nhận cái chết”. Vậy điều gì đã khiến các tác phẩm nghệ thuật bất tử? Ở tài năng hay ở
tấm lòng của người cầm bút? Phải chăng, văn chương muôn đời là nơi mà người nghệ sĩ đã mang
hiện thực vào trang viết của mình bằng tất cả tấm chân tình mà ẩn sâu trong đó là những tư
tưởng, thông điệp quý báu trong đời để gửi gắm đến độc giả. Điều đó đã khiến cho những tác
phẩm văn chương mãi sống hoài, sống lâu trong lòng những người yêu nghệ thuật mãi tận về sau,
câu trả lời có lẽ chính ở những giá trị đẹp đẽ mà tpvh ấy mang lại. Bàn về vai trò của 1 tpvh, có ý
kiến cho rằng: “…”. Truyện ngắn llsp của ntl chính là một tác phẩm như thế, mà đối với độc giả,
ntl chính là người dẫn đường, qua ngòi bút nhẹ nhàng giàu chất thơ đã đưa người đọc đi qua
những vùng đất đẹp đẽ nhất của văn chương.
(gt) Nhà văn chân chính: Nhà văn có thái độ nghiêm túc trong lao động và sáng tạo nghệ thuật;
có lương tâm, có trách nhiệm với nghề; tạo ra tác phẩm văn chương có giá trị nội dung tư tưởng
và nghệ thuật đặc sắc. - Người dẫn đường: Là người định hướng tư tưởng, cảm xúc cho bạn đọc. -
Xứ sở cái đẹp: Là vẻ đẹp của một tác phẩm văn học được thể hiện ở hai phương diện nội dung và
hình thức. + Vẻ đẹp nội dung là vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời mà nhà văn phản ánh
trong tác phẩm. Đó là vẻ đẹp trong tự nhiên, trong con người, trong lao động, chiến đấu… mà
nhà văn mang tới cho người đọc. + Vẻ đẹp hình thức là khả năng xây dựng được những hình
tượng nghệ thuật sinh động, độc đáo, hấp dẫn, là khả năng kết cấu chặt chẽ, xây dựng tình huống
hợp lí, khả năng sử dụng ngôn từ điêu luyện...
Gt tác giả tác phẩm chef trong giảng văn + phần dẫn của cô tươi.
Giải thích
- Truyện ngắn:
Truyện ngắn được biết đến là dạng tự sự cỡ nhỏ, gần gũi với những hình thức truyện kể dân gian
như giai thoại, truyện cổ tích, truyện cười hoặc gần hơn đó là giống với những bài ký ngắn.
Truyện ngắn thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và
hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Theo đó, tác giả của thể loại truyện ngắn
thường sẽ hướng ngòi bút của mình đến việc khắc học một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất
ở trong quan hệ nhân sinh hoặc đời sống tâm hồn của con người, nhân vật chính của truyện ngắn
thường sẽ là một mảng nhỏ của thế giới, hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã
hội hoặc là trạng thái tồn tại của con người. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng
bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn.

- THT: cô lam
- Nhân vật:
Một nhân vật khác có tầm quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến tình huống truyện chính là nhân
vật ông hoạ sĩ. Có thể nói, ông hoạ sĩ chính là một con bản thể khác của NTL trong llsp, khoong
chỉ góp phần thể hiện tư tưởng tác phẩm, mà còn bộc lộ tư tưởng của người nghệ sĩ, những trăn
trở của người làm nghệ thuật. Ta có thể thấy, ông hoạ sĩ mang trong mình một tâm hồn nhạy cảm
của một nhà nghệ thuật, khi đã rất xúc động trong khoảnh khắc đầu tiên nhìn thấy anh thanh niên.
Ông xúc động và bối rối: “Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết”. Ông
có nhiều cảm xúc và suy tư về anh thanh niên và về nhiều điều khác, có lẽ là về nghệ thuật với
sức mạnh và sự bất lực của nó, về mảnh đất Sa Pa. Ngay từ những lời giới thiệu của bác lái xe về
anh thanh niên, ông hoạ sĩ đã xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét
mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ”. Sau đó ông lại ngạc nhiên khi thấy
anh thanh niên đang hái hoa, cảm động và bị cuốn hút trước sự cởi mở chân thành của anh. Bằng
sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ sáng tạo đi tìm đối tượng của nghệ
thuật, ông biết mình đang xúc động và bối rối vì đã “bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước
được biết, một nét thôi dù khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới dù là
giá trị một chuyến đi dài”. Anh thanh niên là một con người như thế và có thể là nhân vật tương
lai trong một tác phẩm của ông. Cảm hứng được khơi gợi đã thôi thúc người hoạ sĩ sáng tác. Ông
muốn làm một bức phác hoạ chân dung về anh thanh niên, điều này không khó, nhưng phải làm
thế nào mới truyền tải được những điều tốt đẹp của người thanh niên này, làm thế nào để người
thưởng thức hiểu được những ý nghĩ của ông: “Cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải
hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà hoạ sĩ vào giữa bức
tranh đó?”. Những có lẽ, ngay từ giây phút ông nhìn thấy chàng thanh niên khoẻ khoắn với
những phẩm chất tốt đẹp, ông đã chấp nhận những thử thách của quá trình sáng tác, hẳn là bởi
ông thấy “bắt gặp được con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác”. Và rồi, cảm
hứng của ông hiện lên trang giấy: “cũng may mà bằng mấy nét, hoạ sĩ đã ghi xong, lần đầu
gương mặt của người thanh niên, người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá.
Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ”. Tóm lại, ông
hoạ sĩ là một người có những suy nghĩ rất đúng đắn về nghệ thuật và điều đó đã giúp ta cảm nhận
được rằng, chính ông cũng là hình ảnh đẹp của người lao động đang âm thầm cống hiến cho đất
nước. Những xúc cảm và suy tư của ông hoạ sĩ về anh thanh niên và về những vấn đề của nghệ
thuật, của đời sống được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật
chính thêm sáng đẹp và tạo nên chiều sâu tư tưởng.

Đây là cô gái dám rời Hà Nội, bỏ lại sau lưng “mối tình đầu nhạt nhẽo” để lên công tác ở miền
cao Tây Bắc. Nhờ cái bàng hoàng ấy, cô mới nhận ra mối tình của mình bấy lâu nay nhạt nhẽo
biết bao, cuộc sống của mình lâu nay tầm thường biết bao, thế giới của mình lâu nay nhỏ bé biết
bao! Khoảnh khắc bàng hoàng ấy chính là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi
người ta bắt gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn người khác. Cùng
với sự bàng hoàng ấy là “một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ
vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó
hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh dành cho thêm cô”. Cô đánh giá đúng, yên
tâm hơn về quyết định từ bỏ cuộc tình nhạt nhẽo. Cuộc gặp gỡ đã khơi lên trong tâm tư cô gái trẻ
những tình cảm và suy nghĩ mới mẻ, cao đẹp về con người, về cuộc sống. Cô như được tiếp thêm
sức mạnh, có nghị lực khi vào đời. Qua tâm tư của cô gái, ta nhận ra vẻ đẹp và sức ảnh hưởng
của nhân vật anh thanh niên, những suy nghĩ, những hành động của anh có thể mang lại cho
người ta những suy nghĩ sâu xa đến thế.

- Kq:
Trong văn học hay đời thường, thời gian là kẻ thù của trí nhớ và những người hay hoài niệm.
Thuận theo dòng chảy của nó, vạn vật đều nằm yên như chiếc lá tĩnh lại nơi gốc cây. Chỉ có nghệ
thuật là còn sống mãi: “Nghệ thuật nằm ngoài sự băng hoại của thời gian. Chỉ mình nó không
thừa nhận cái chết”. Những trang văn của LLSP, những con chữ thơ mộng, sâu lắng của Nguyễn
Thành Long cứ thế thấm dần vào trái tim con người qua từng giây, từng phút, cứ như một thước
phim thế đọng lại trong lòng người đọc những thông điệp sâu sắc bởi những tình huống truyện
đầy triết lý vì “Tình huống truyện là lát cắt là khúc của cuộc sống. Nhưng qua đó ta hiểu được
trăm năm của đời thảo mộc”. Để có những tình huống truyện như vậy, nó còn là sự kết tinh của
tâm hồn đa cảm, khối óc miệt mài và những trái tim ấm nóng của những người nghệ sĩ - những
nhà văn chân chính. Bản thân người đọc cũng phải có ý thức về những ẩn ý tác giả gửi gắm qua
tác phẩm, để hiểu hơn về ý nghĩa tư tưởng mà người nghệ sĩ đặc biệt gửi gắm vào những con chữ,
để ngẫm nghĩ về những triết lí sâu xa. Để khi về với mảnh đất quanh năm mây mù sương phù với
những con người hiền lành chất phác, ta bắt gặp một lát cắt của đời sống đầy đặc sắc. Ta có thể
thấy rõ ràng tình huống truyện ngắn gọn, súc tích, đúng nghĩa với “một khúc”. Có nhiều nhặn gì
đâu khi chỉ một cuộc trò chuyện cũng đủ nói lên tất cả ý nghĩa của tác phẩm. Tất cả những gì
tưởng như rộng lớn nhất, bao quát nhất trên khung trời Sapa rộng lớn ấy đã được Nguyễn Thành
Long khéo léo thu nhặt, cắt xẻ gọn gàng nhưng lại mang ý nghĩa sâu xa. Anh thanh niên trong
chuyện đã ánh lên những vẻ đẹp sáng ngời, phẩm chất cao cả của thế hệ trẻ thanh niên thời chống
Mỹ cứu nước. Bằng một tình huống truyện giản đơn, nhà văn đã cho ta thấy một thế hệ người
thầm lặng cống hiến cho tổ quốc, góp mùa xuân nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của đất nước,
của dân tộc. Cùng thời với tác phẩm “Lặng lẽ Sapa”, ta còn bắt gặp hình ảnh những cô gái thanh
niên xung phong làm việc trên tuyến đường Trường Sơn rực lửa trong “Những cô gái xa xôi” của
nữ nhà văn Lê Minh Khuê. Không ai bắt ép, những người con gái đó đã tự nguyện xả thân vì độc
lập của đất nước, vì hòa bình của nhân dân. Anh thanh niên hay những cô du kích, tất cả họ đều là
những bông hoa sắc hương trong vườn hoa văn học tiêu biểu cho lớp người hy sinh thầm lặng với
những phẩm chất cao đẹp. Ngày nay, khi nhìn lại quá khứ, ta càng phải biết trân trọng những gì
mình có ở hiện tại, phải biết đóng góp công sức của mình xây dựng đất nước phát triển giàu đẹp
để xứng đáng với lớp người trong lịch sử dân tộc.
Bước vào trang văn của Nguyễn Thành long, độc giả dễ nhận ra tình huống truyện của “Lặng lẽ
Sapa”. Thiên truyện được xây dựng quanh một tình huống truyện đơn giản nhưng không kém
phần tự nhiên và ẩn chứa những bài học, thông điệp sâu xa mà tác phẩm muốn truyền tải. Đó
chính là cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái
xe, ông họa sĩ và cô kỹ sư. Cuộc trò chuyện chớp nhoáng, vội vàng trong chốc lát khi ông họa sĩ
già và cô kỹ sư đất Hà thành kìa lên thăm nơi ở, nơi làm việc của anh. Tuy thời gian diễn ra rất
ngắn nhưng tình huống gặp gỡ giữa ba con người này đã tạo thuận lợi để tác giả tập trung khắc
họa bức chân dung anh thanh niên - nhân vật chính của tác phẩm thông qua đôi mắt của người
họa sĩ già và các nhân vật khác, đồng thời qua chính lời lẽ của nhân vật anh thanh niên. Chỉ với
sự quan sát và cảm nhận ngắn ngủi trong vài chục phút đồng hồ ấy, Nguyễn Thành Long đã làm
nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm: “Trong cái im lặng của Sapa, dưới những dinh thự cũ kỹ
của Sapa, Sapa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm
việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. Một tình huống không bất ngờ, giật gân, hay lạ và độc đáo
như các truyện khác nhưng lại mang ý nghĩa nhân văn, rất nhẹ nhàng mà sâu sắc, đáng để ta phải
suy ngẫm.

You might also like