You are on page 1of 3

LẶNG LẼ SAPA – NGUYỄN THÀNH LONG

1. Tập trung nhiệt thành ca ngợi những con người lao động mới, dám nghĩ, dám
làm, không sợ khó khăn gian khổ, say mê trong lao động sáng tạo, nhân hậu và
tha thiết yêu cuộc sống...Truyện của Nguyễn Thành Long hấp dẫn người đọc
bằng giọng văn trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng, thoải mái, cốt truyện tưởng
như đơn giản mà giàu ý nghĩa khái quát...Tuy tính cách và nghề nghiệp của các
nhân vật khác nhau nhưng tất cả đều có chung một thái độ sống, lao động, làm
việc và cống hiến hết mình cho Tổ quốc một cách vô tư, âm thầm, lặng lẽ. Đó là
một truyện ngắn hay và tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long: nhẹ
nhàng, kín đáo mà rất sâu sắc và thấm đẫm chất thơ.
( Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng trong nhà trường).
2. Cảnh thơ mộng, người mộng mơ. Tất cả, từ bác lái xe đến các hành khách, ông
họa sĩ, cô kĩ sư...Dường như trên chuyến xe ấy, mọi người đang đi tìm một điều
gì thật giản dị nhưng cũng thật thiêng liêng, những khát vọng, những háo
hức...Đọc văn, có cảm giác được lần lần ngắm những tác phẩm hội họa lung linh,
kì ảo:"Nắng bây giờ đã bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ
cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che
của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh
của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt
sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe...". Ôi, phong cảnh đẹp biết
nhường nào! Còn con người thì ta đã thấy, mỗi chân dung, mỗi lời nói, ý nghĩ,
hành động đều như ngân lên những vang âm ngọt ngào êm ái. Mỗi chữ, mỗi câu
trong tác phẩm có hình khối, đường nét, màu sắc, đậm chất hội họa. Văn xuôi
truyện ngắn mà giàu nhịp điệu, âm thanh, êm ái, mang âm hưởng của một bài
thơ.
( Vũ Dương Quỹ, Những vang âm trong lặng lẽ, Bình giảng văn học
lớp 9)
3. NTL là một cây bút truyện ngắn nhưng vẻ đẹp nghệ thuật không nằm ở những
phát hiện sắc sảo-táo bạo xung đột mạnh mẽ mà nghiêng về tạo dựng chất thơ
nhẹ nhàng trong trẻo lặng thầm, kín đáo nhưng vẫn có sức vang ngân sâu rộng,
lâu bền.
4. Mỗi truyện ngắn của NTL tương tự như một mảng đời, một trang đời, một nét
của cuộc sống chắt ra. Ta thường gặp ở NTL những nhận xét nho nhỏ như nhắc
khẽ người đọc.

CÂU HỎI
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn Lặng lẽ Sa
Pa.
Câu 2: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” xây dựng xoay quanh một tình huống
truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Tình huống đó là gì? Phân tích ý nghĩa của tình
huống ấy đối với việc thể hiện nhân vật và chủ đề của truyện.
Câu 3: Đọc đoạn trích sau:
"...Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội
họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. Ông thấy ngòi bút của ông bất lực
trên từng chặng đi nhỏ của ông, nhưng nó như là một quả tim nữa của ông, hay
chính quả tim cũ được "đề cao" lên, do đó mà ông khao khát, mà ông thêm yêu
cuộc sống..."
a. Đoạn văn được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nhân vật được nói tới là ai và
có vai trò gì trong tác phẩm?
b. Hãy lí giải vì sao nhân vật ấy "biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội
họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời". Từ sự lí giải đó, theo em, nhà văn
muốn gửi gắm điều gì ở đây?
Câu 4: Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích sau:
"...Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ
đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra
mặt trận. Kết quả: Bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các
chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Chú ấy
nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không
quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật
là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm
cháu mà lắc "thế là một – hòa nhé!" Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm đấy,
cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu!
Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn."
a. Giới thiệu nhân vật "cháu" trong đoạn trích trên.
b. Trong đoạn trích, nhân vật 'cháu" có nói: Nhưng từ hôm đấy, cháu sống thật
hạnh phúc.
Em hiểu như thế nào về niềm hạnh phúc của anh thanh niên? Quan niệm của em
về hạnh phúc?
c. Viết đoạn văn tổng phân hợp cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật "cháu" trong đoạn
trích. trong đoạn văn có một phép nối và một câu bị động. (Gạch chân, chú thích
rõ)
d. Từ những hiểu biết về nhân vật em vừa giới thiệu, hãy viết đoạn văn (khoảng
một trang giấy thi) nêu suy nghĩ về ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ với cộng
đồng.

Câu 5: Trong tác phẩm, tác giả để nhân vật bác lái xe giới thiệu anh thanh niên:
"Tôi sắp giới thiệu với bác một người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng
thích vẽ hắn."
a. Có thể thay từ cô độc bằng từ cô đơn không? Vì sao?
b. Lời giới thiệu của bác lái xe cho thấy bác là người thế nào?
Câu 6: Cảm nhận của em về tâm trạng cô gái trong đoạn văn sau:
" Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa
rất to sẽ theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà còn vì một bó hoa nào khác
nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô."
Câu 7: Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long và Những ngôi sao xa xôi của Lê
Minh Khuê là những truyện ngắn hay đã khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của thế hệ trẻ
Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Hãy phân tích nhân vật
anh thanh niên và nhân vật Phương Định trong sự đối sánh để làm rõ những
khám phá, sáng tạo riêng của mỗi tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó.

You might also like