You are on page 1of 9

Tây tiến

Đất nước - câu thơ nghiêng nghiêng cái nhìn của huyền thoại , của truyền thống văn
hoá từ nghìn đời
Sóng
Sông đà - có lẽ tinh hoa ngòi bút NT , vẻ đẹp cả thiên bút kí đã thăng hoa trong đoạn
văn này .
Sông
hương
A phủ - Trong văn học VN nếu nguyên ngọc mở cánh cửa vào Tây Nguyên
thì tô hoài mở cánh cửa vào tây bắc. nghĩa là phải đến tô hoài thì đất
nước và con người miền tây mới đi vào trang văn một cách cụ thể ,
sinh động , hấp dẫn
- Nó thực sự là thứ thuốc phiện tinh thần , bởi nó tạo thành một lối mòn
trong suy nghĩ của mị . điều này xét về một góc độ nào đó , nếu nhìn
về mặt đấu tranh giai cấp , thì nó còn nguy hại hơn là sự áp bức về thể
xác .
- Thiên nhiên đầy đột biến ở hồng ngài mùa xuân ấy như một dự báo
- Để miêu tả những tâm trạng lưỡng cực đầy tinh tế của nhân vật như thế
này thì “ không phải người viết mà là thần viết”
- Tô hoài đã đem đến cho người đọc một linh hồn đang cựa quậy hồi
sinh đằng sau lớp xác giá bang
- Tô hoài đã thâm nhập vào mê cung tâm trạng của nhân vật để khơi lên
những nguồn cảm xúc ẩn sâu dưới một tâm hồn tưởng chừng đã nguội
lạnh .
- Có một chi tiết xuất hiện như một dấu hiệu thức tỉnh của nhân vật : đó
là giọt nước mắt ( ở chi tiết này Tô Hoài đã bắt gặp Nam Cao – đều
dòng giọt nước mắt để thể hiện sự bừng tỉnh )
- Chính cái nửa Hồng Ngài này mới là nơi tập trung tinh hoa nhất của
ngòi bút Tô Hoài
- Một chất thơ vời vợi bay lên từ cảnh vật và nhân vật “ nơi núi rừng
tuyệt vời thơ mộng ấy”
- Vợ chồng a phủ mở đầu như thế , với giọng kể chuyện đẹp như ru
- Lại thêm một ví dụ trong văn chương về sắc đẹp gây nên tai họa
- Đúng là cách diễn tả tuyệt hay về một thứ ngục thất tinh thần
- Rõ rang tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến miền núi ở đây được cất
lên nhân danh quyền sống
- Đoạn văn này thực sự là một thử thách đối với ngòi bút tô hoài
- Quả thực , bức tranh xuân năm ấy có sức say lòng người lắm
- Phải đẩy mâu thuẫn lên tận cùng thì hình tượng mới thực , mới sống .
- Nhưng đọc được tinh thần nhân đạo của tô hoài , ta hiểu rằng mị tất
không thể dừng lại ở sự câm lặng đó
- Cái nhìn thật biện chứng của tác giả vào thế giới nội tâm
- Sự am tường về tập túc tập quán ở nơi miền xa xứ lạ đã cho phép tô
hoài chơi một thứ độc dược trong văn chương
- Xây dựng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc ấy , nam cao và tô hoài đã
chung nhau một điểm đó là “mượn âm thanh”để khơi dậy những “âm
thanh” vốn đã bị chìm khuất trong nhân vật
- Thế mới hay, dòng nước mắt- cái đẹp của thiên tính mãi mãi có sức
cảm hóa kì diệu
- Hai tiếng “trời ơi” của Mị cũng chính là tiếng kêu hãy cứu lấy con
người đang rên xiết trong mỗi trang văn , đang khắc khoải đang thổn
thức trong trái tim người nghệ sĩ
- Nếu chỉ dừng lại phản ánh hiện thực ở đó , có lẽ vcap không được coi
là kiệt tác , tô hoài cũng không được đánh giá là tài năng bậc thầy và là
“một nhà nhân đạo trong cốt tủy”.

Vợ nhặt - suốt một đời lao động nghệ thuật hết mình , Kim Lân đã soi chiếu các tác
phẩm dưới ánh sáng của cái nhìn tích cực : đôi mắt tình thương .
- và phải chờ đến câu này thì cái sáng tạo nghệ thuật có ý nghĩa quyết định
của Kim Lân mới thực sự xuất hiện , và guồng máy NT trong thiên truyện
ngắn mới thực sự vận hành: “ giữa cái cảnh tồi sầm lại…..người đàn bà nữa”
- việc tràng nhặt được vợ khiến ta ngỡ như đây là một truyện truyền kỳ
( truyện có nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường)về một thời thảm hại .
- Nhưng Kim Lân không hề định kể chuyện cổ tích.
- sao KL có thể tả cái đanh đá cái trơ của người lao động nghèo tài thế , sinh
động đến là như thế . Cứ như chị ta đi thẳng từ cuộc đời vào trang văn mà
không bị ngăn cản bởi hàng rào chưc nghĩa
-cong cớn nhưng không nanh nọc , trơ tren nhưng không đĩ thoã . Tất cả cái
cong cớn sưng sỉa kia đều suốt phát từ dốt nát nghèo nàn tăm tối chứ tuyệt
nhiên không sinh ra từ cái ác , cái xấu xa => Kim Lân đã không miêu tả chị ta
một cách khinh bạc và mỉa mai mà ta thấy từng câu từng chữ viết ra về người
đàn bà đều ẩn dấu một tấm lòng yêu thương và xót xa của nhà văn
- cái đói quay đói quắt nọ ,té ra nó cũng có thể se duyên cho một mối tình !
- những trang viết về mấy con người “ dưới đáy” không làm ta khinh ghét
con người, mà chỉ thấy xót thương cho họ
Và thế là , đã thức dậy tròn bà lão , cái tâm thức ngàn đời của một dân tộc đã
từng sinh ra trong các câu tục ngữ kiểu như: “ người sống hơn đống của”
- Câu văn thật cảm động . nó vừa nhoi nhói một tình cảm tủi hờn cho số
kiếp , vừa như cố nén cái cảm giác bất đắc dĩ trước một việc đã rồi , lại
vừa rung rung xao xuyến một cảm giác niềm vui
- U cũng mừng long chứ không phải u cũng bằng lòng
- Những câu như thế , tôi nghĩ , nói với ta về lòng nhân từ của những
người nghèo khổ còn thấm thía hơn bao nhiêu bài thuyết giảng dài
dòng
- Chính cái bà lão gần đất xa trời lại là người nói đến hy vọng, nói đến
ngày mai hơn cả . có ngược đời không khi xưa nay, hy vọng và tương
lai vẫn gắn liền với tuổi trẻ .
For all - lại có những tác phẩm mãi không thôi được luận bàn .
- Nó ẩn chìm bao tầng sâu ngữ nghĩa , bao lớp ngôn từ độc đáo mà người đọc
bằng sự tìm tòi riêng sẽ thấy tầng vỉa lấp lánh.
-người đọc tìm đến tác phẩm là để tìm những suy nghĩ sâu sắc , say mê trong
KHOÁI CẢM THẨM MĨ mà một nhà văn đem lại
- Sự hài hoà giữa nội dung và hình thức mãi là quy luật văn chương muôn đời
VẬY !
- Đi thẳng từ cuộc đời vào trang văn mà không bị ngăn cản bởi hàng rào chữ
nghĩa
- Biết làm sao được , chất lượng nghệ thuật vẫn cứ phải là ưu tiên hàng đầu
trong TUYỂN TRÍCH văn chương
- Người ta đã và sẽ còn khen nhiều lắm cái đoạn văn tả cảnh ….. này !
- Bằng đôi mắt tình thương , trái tim của người nâng giấc mơ của những kẻ
rơi vào đường cùng, tuyệt lộ , người nghệ sĩ ấy đã đưa nhân vật của mình từ
cõi chết tinh thần trở về lẽ sống

You might also like