You are on page 1of 6

Đề bài : cảm nhận đoạn trích, từ đó nhận xét về cái nhìn mang tính phát hiện

của nhà văn về dòng sông :


“ hùng vĩ của sông đà không chỉ …………..gậy đánh phèn”
Bài làm
“ Không biết chừng nào mới lại có một nhà văn như thế, một nhà văn mà
khi ta gọi là bậc thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà văn
độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuân ra đầu ngọn bút đều như có đóng
một dấu trận riêng”. Nhận định của nhà văn Anh Đức có lẽ đã khái quát lên
toàn bộ dấu ấn nghệ thuật một đời làm văn của Nguyễn Tuân. Đọc tùy bút “
người lái đò song đà”, ta lại càng thấm thía hơn lời nhận định ấy. Chắc hẳn,
người yêu văn vẫn chưa và sẽ mãi không thôi bất ngờ trước sự biến hóa linh
hoạt của ngòi bút họ Nguyễn, đặc biệt là trong đoạn tả con sông Đà hung bạo ,
dữ tợn này: “hùng vĩ của sông Đà không chỉ ….cái gậy đánh phèn”
Nguyễn đăng mạnh từng nhận xét: nguyễn tuân bước vào nghề văn như
để chơi ngông với thiên hạ và cái ngông ấy buộc ông phải đẩy mọi cái thông
thường tới cực đoan, thậm chí trở thành những kì thuyết, nghịch thuyết. Chính
vì lẽ đó Nguyễn đã lựa chọn thể tùy bút như một điều tất yếu. sau cách mạng
tháng 8, văn chương của nguyễn tuân đã có sự vận động chuyển mình, nhà văn
dường như đã làm hòa với xã hội đương thời, ngòi bút của nhà văn đã hướng
đến cuộc sống đang cuồn cuộn trào sôi ở nơi khuất nẻo Tổ Quốc- tây bắc trong
thời đại mới. ta vẫn chưa quên Tô Hoài với thành quả đẹp là tập truyện Tây
Bắc hay nguyễn khải với văn phẩm “mùa lạc”. trong những trang văn lấp lánh
hồn tây bắc ấy , làm sao ta có thể bỏ qua tập sông đà (1960) của nguyễn tuân ,
một công trình khảo cứu công phu gần như đạt đến độ tuyệt bích. Trong bản
hung ca ấy , tùy bút “ người lái đò sông đà” chính là đại diện tiêu biểu nhất cho
những khám phá về đất và người nơi đây, cái mà nhà văn gọi là chất vàng mười
đã qua thử lửa. đoạn tả sông đà hung bạo nằm ở đầu tác phẩm , cũng có thể coi
là đoạn văn dồn tụ nhiều bút lực nhất của bậc văn nhân tài ba ấy .
Giới thiệu hình tượng sông đà :ta đã từng bắt gặp biết bao dòng sông đẹp chảy trôi
trên những trang văn trang thơ của những cây bút lớn như hoàng cầm với dòng sông
đuống lấp lánh, tế hanh với con sông thắm đượm tình quê , hay hoàng phủ ngọc
tường với những áng văn đẹp tựa thơ viết về sông hương, thế nhưng giữa muôn điệu
lòng ấy, ta vẫn nhận ra nguyễn tuân, với dòng đà giang độc bắc lưu . dòng sông của
ông đã đổ qua miền nhớ của biết bao nhiêu bạn đọc và để lại nét chạm khắc không
thể nào quên
Mở đầu khúc vĩ thanh, dựng lên trước mắt người đọc là những vách đá vững
chãi như thành quách, ngay lập tức tạo ấn tượng về một con sông đầy dữ dội và bạo
liệt : hung vĩ của sông đà không chỉ ở thác đá…..mặt trời”. hình ảnh đôi bờ sông đà
ở khúc thượng nguồn mang đến một cảm giác gì đó của một nền văn minh cổ kính ,
ta thoáng chợt liên tưởng đến sự uy nghi, đồ sộ nơi những thành vách xa xưa, kiên
cố và bao quanh những cung điện đền đài của vua chúa . Ngay lập tức , sông đà
bước vào trong thị giác của người với một ấn tượng về độ hẹp và ngột ngạt bởi sự
bao quanh phủ kín của vách đá đôi bờ. nhưng nói như thế , với cái thú tung hoành
ngang dọc của nguyễn , dường như chưa thỏa. nhấn mạnh thêm độ hẹp , người nghệ
sĩ tài hoa ấy còn tung ra hàng loạt các so sánh để làm rõ trước mắt người đọc hình
ảnh tường tận của con sông đà . nào là “ vách đá chẹt lòng sông như một cái yết
hầu”, rồi nào là “ đứng bên này nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách” rồi lại đến
“ có quãng con nai con hổ sang bờ bên kia” . Dòng chảy của sông đà đem đến một
cảm giác bị bóp nghẹt , như chảy trôi vào miệng một con thủy quái, giữa cung
đường thẳng đứng, toàn đá sắc nhọn hai bên. Các câu văn cứ thế nối tiếp nhau,
không gian sông Đà lại tiếp tục được mở ra với độ cao và độ sâu triệt để , đem lại
cảm giác lạnh lẽo đến rung mình. : mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới có mặt trời,
ngồi trong khoang đò….. tắt phụt đèn điện”. đọc câu văn của Nguyễn Tuân, ta chợt
nhớ đến câu thơ thật quen của thi nhân nọ:
“ nắng xuống trời lên sâu chót vót”
Câu thơ của Huy Cận kéo rộng không gian nhiều chiều , nắng càng lên , trời càng
cao thì lòng sông càng sâu .với nguyễn tuân, ông tập trung vào ánh nắng đứng bóng
( đúng ngọ) để cho thấy độ cao của vách đá đôi bờ , dường như hai bên thành quách
ấy đã chặn đứng đôi bàn tay của mẹ thiên nhiên với xuống để sưởi ấm dòng sông .
phải chăng cũng chính vì thế mà ngồi trong khoang đò mùa hè cũng cảm thấy
lạnh? . cái lạnh ấy chẳng những là do thiên nhiên mang lại mà còn là cái lạnh đến từ
cảm giác rợn gáy như đang bị nhốt lại không thể thoát ra , lối thoát thì càng ngày
càng bé cho đến khi đóng sầm lại. Lấy hè ngõ làm lòng sông, gán cho vách đá như
một tòa nhà cao tầng mà tắt phụt đèn điện , đây lại chẳng phải là một sự tinh vi trong
nghệ thuật miêu tả của nguyễn đấy sao . tôi dám chắc rằng đọc câu văn lên , hẳn
những độc giả đã phải hoảng loạn sợ hãi vì những hy vọng đã bị bóng tối nơi sông
đà nuốt chửng . người đọc tìm đến văn nguyễn tuân , lại như bỗng lạc vào một tiên
cảnh tráng lệ hung vĩ , chẳng những thế còn được say mê trong những khoái cảm
thẩm mĩ độc đáo mà nhà văn đem lại . những so sánh liên tưởng có một không hai
đã phát huy tối đa vai trò đồng sáng tạo giữa bạn đọc và tác giả , hình như làm được
đến một tuyệt kĩ như thế , chỉ có họ Nguyễn .
Có người đã từng nói, văn nguyễn tuân là thứ ngôn từ nóng đầy sự sống . quả
thực ta đã bắt gặp sức nóng ấy trong khúc tả mặt ghềnh hát lóong trái tính trái nết :
“lại như quãng mặt ghềnh hát lóong …. Tóm được qua đấy” Câu văn không dài
nhưng lại ngắt nhịp liên tiếp , tạo cảm giác dồn dập , ào ạt mà xô tới . và dường như
NGuyễn ưa thích sử dụng những động từ mạnh , từ xô xuất hiện đến ba lần với
những dấu phẩy liên tiếp trùng điệp, mặt ghềnh tạo nên những âm thanh va đập kinh
hoàng vang vọng kéo dài cả hàng chục cây số . sông đà ghét người ta nhìn ngắm và
xâm nhập , nó phòng thủ rồi đe dọa. từng sự xô đẩy nối tiếp nhau, cái sau lại mạnh
hơn cái trước, nhanh hơn cái trước , độc giả chưa kịp đứng vững đã bị đẩy đi giữa
cuồn cuộn sức chuyển động khủng khiếp .ta chợt nhớ đến những hình ảnh quen
thuộc trong tác phẩm “gió than uyên ” : Gió mạnh như sóng bão mùi gió nhạt nhạt,
vị gió ngai ngái. Gió đổ nhà, đổ người, gió chém vào móng ngựa thồ, cuốn rối đuôi
và bờm tóc ngựa. Gió giúi gục đầu ngựa. Ngựa bạt hơi. Người ngồi ngựa hộc máu
cam trên yên….” Con sông đà giờ đây đã trở thành diện mạo kẻ thù số một , từ láy
ghùn ghè và hành động đòi nợ xuýt ngang ngược như những tên côn đồ dù chẳng
một ai thiếu nợ nó cả . xin được nhắc lại, từ đòi nợ xuýt chưa hề có trong ngôn ngữ
tiếng Việt cho đến khi họ Nguyễn xuất hiện . quả thực chỉ có sự tài hoa uyên bác
mới cho phép nguyễn tuân chơi ngông đến thế trong nghệ thuật . mỗi chữ được lựa
chọn đều phải là một từ ngữ độc đáo vô song mà trước nay và sau này cũng chưa
chắc đã có , giống như nguyễn tuân đã từng nói “ đó là lối chơi độc tấu” . xét trên
phương diện ấy , sự đóng góp của Nguyễn Tuân cho Tiếng Việt nào có thua kém
bậc văn nhân tài hoa ngày trước Nguyễn Du với áng thơ mẫu mực “ truyện kiều” ? .
tiếp nối công trình xây đắp dòng sông chữ của mình , khép lại hình ảnh của quãng
mặt ghềnh , nhà văn muốn nói lên một lời cảnh cáo đầy hung hồn : cho bất cứ ai có
ý định khi dễ con sông , họ rồi sẽ phải hối hận, Sự hung bạo đó là thật, con sông như
kẻ cướp đi bao mạng sống mà tuyệt nhiên không có một giọt nước mắt hối hận nào !
văn nguyễn tuân không có sự nhập nhằng giữa hiện thực và ngôn từ , không dừng lại
ở lối miêu tả theo lối huyền thoại, ông phải dựng lên một con sông đà chân thực ở
nơi thượng nguồn , khiến người đọc phải rung mình rợn gáy trước thứ thiên nhiên
hung bạo, hiểm ác . để làm được thế , quả thực đã phải có một sự kì công và trên hết
là một lối viết tài tử để hào phúng mà tung ra hàng loạt chữa nghĩa đắt giá , quyết
một phen thi tài với tạo hóa .
Hình như nguyễn tuân có lần nói rằng :ông sở trường về tả gió, còn tả nắng thì
nhất nguyên hồng. Âý thế mà cớ lại làm sao , ông tả sông cũng tài đến thế , điển
hình như cái đoạn tả những cái hút nước ở quãng tà mường vát , cái tôi nguyễn tuân
và đoạn văn ấy như một mẫu mực về bút kí mà dường như ta chưa tìm thấy ở nhà
văn nào khác. Nối tiếp những đoạn tả ở trước , dường như con sông đà ở quãng tà
mường vát cùn hung tợn hơn, nó đe dọa tinh thần những người qua đây bằng hình
ảnh và âm thanh đầy kinh hãi. Mở đầu chuỗi ấn tượng là một hình ảnh so sánh đầy lí
thú : trên sông có những cái hút nước… cống cái bị sặc”. hình tượng chính là nơi
quy chiếu mọi vẻ đẹp của tác phẩm , và bao giờ cũng vậy hình tượng ấy phải được
đẩy lên đến một đỉnh cao , thẩm chí là trở thành nghịch thuyết thì tác phẩm mới
sống động. xét trên phương diện ấy , ta thấy được rằng , hình tượng con sông đà đã
được đấy lên đến tận cùng , nguyễn tuân đã cụ thể hóa một hình ảnh vốn trừu tượng
là cái hút nước , dùng một vật rắn ( cái giếng bê tông) để tả một vật lỏng ( nước), để
nói lên độ sâu hun hút của nó. sau hình ảnh so sánh ấn tượng đó là một loạt âm
thanh được đặc tả qua thủ pháp nhân hóa điệu nghệ và dưới bàn tay phá phách của
trang tài hoa , những từ ngữ như : thở và kêu , ặc ặc làm hiện lên trước mắt ta một
con thủy quái khiếp hồn khiếp vía . dường như ta đang nghe đâu đây cái âm hưởng
hào hung của khúc sử thi oodixe vọng về, đoạn tả uylitxo vượt thác : “chúng tôi
chèo thuyền tiến thẳng vào eo biển hiểm nghèo một bên là xila, một bên là karip ùng
ục ngốn nước biển. mỗi lần nó nhả nước ra , cả biển khơi đều chuyển động,sôi lên
như nước trong chảo đặt trên một bếp lửa hồng…” phải chăng ta đã gặp lại hình ảnh
của vùng eo biển xa xôi từ hàng ngàn năm về trước trong cái hung bạo của con sông
đà ? ấy thế mới biết rằng, uy lực của sông đà thật không tầm thường, kết qủa của
những kẻ sơ sảy khi đi qua cái bẫy chết người được nhà văn đặc tả trong hình ảnh “
thuyền trồng cây chuối chổng ngược…. khuỷnh sông dưới”. đọc đoạn văn lên, ta
thấy văn chương của nguyễn tuân quả thật không tầm thường . lê ô nốp từng quan
niệm: mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”.
Đặc biệt hơn với thể tùy bút, xét cho cùng cái để tranh tài với các thể loại khác cũng
chỉ nằm ở phương diện cái tôi của người viết , tác phẩm chỉ có sức sống khi người
viết là một cá thể sáng tạo độc đáo , một bản ngã văn chương không trộn lẫn với bất
kì ai , dĩ nhiên sự sáng tao đó không phải là lập dị mà là một sự làm giàu có , phong
phú lên cho đời sống văn nghệ . điều ấy nói rằng không phải ai cũng trở thành một
nhà tùy bút lớn như Nguyễn Tuân , viết đoạn văn tả cái hút nước thôi mà có thể để
lại những nét vờn phối đầy phóng túng , đạt đến sự thăng hoa trong nghệ thuật miêu
tả , có mấy ai tài tình được như thế?
Nguyễn tuân từng quan niệm viết văn cũng như uống rượu, phải uống đến cả cấn,
“dĩ tận vi độ” , nghĩa là viết văn là một quá trình lao động khổ hạnh, viết về bất kì sự
vật hay hiện tượng nào ông cũng phải đào sâu đến tận gốc lách , và nhìn trên nhiều
phương diện , cùng với đó là thổi hồn vào nó để nâng nó lên thành một chất kim quý
giá – hình tượng nghệ thuật . đặc tả cái hút nước , nguyễn tuân không chỉ dùng
những thủ pháp văn học tầm thường mà còn chuyển sang sử dụng kĩ thuật đặc tả
của điện ảnh . ông tưởng tượng ra một anh quay phim táo tợn nào đấy, ngồi vào cái
thuyền thúng rồi cho cả người cả mình xuống …. Gậy đánh phèn . vận dụng tối đa
sự uyên bác đến “ thông kim bác cổ” của mình, nhà văn đã thực sự cho người đọc
thấy một đoạn phim tua chậm bằng ngôn từ về vẻ đẹp và tốc độ của những cái hút
nước. cái câu văn “ khối pha lê xanh… cả người đang xem” cứ chân thực đến lạ
thường , một cái gì đó thanh mát như dội thẳng vào tâm hồn ta . những cái hút nước
mang một vẻ đẹp không trộn lẫn bởi cái thú liên tưởng đầy táo bảo của nguyễn
tuân , đọc văn nguyễn tuân , người yêu văn như được uống một thứ rượu của tâm
hồn , để rồi bị choáng ngợp trước một cái đẹp khó nói thành lời . có lẽ con sông đà ở
ngoài đời thực vốn không thế , chỉ khi có sự vờn phối điệu nghệ và cái chất nguyễn
thổi vào thì mới lại lôi cuốn , đầy sức mời gọi. . thực thế , Nguyễn tuân đến với sông
đà như một sự độc đáo đi tìm tự độc đáo , cứ như hai người bạn tương đắc . và
dường như con sông đà bước vào trang văn của nguyễn tuân mới có thể bộc lộ hết
khả năng của nó , nguyễn đã đem không ít cảm hứng chủ quan nghệ thuật của mình
để biến dòng sông đà trở nên có hồn và sinh động . đây là một quy luật sáng tạo mà
ta thấy ở hầu hết các nhà văn lớn: như vícto huy gô hay sile với những tác phẩm liệt
vào hàng kinh điển : những người khốn khổ, những tên cướp . cả hai nhà văn đã thổi
một làn gió mới vào văn học thế kỉ 18-19 , họ có chủ trương phá bỏ những giáo điều
, đề cao sức tưởng tượng , xây dựng các hình tượng nghệ thuật theo mong muốn chủ
quan. Dù so sánh có phần khập khiễng nhưng điều ấy đủ cho ta thấy , ở nguyễn tuân
thực có được cái bóng dáng của một nhà văn lớn .
Người ta gán cho nguyễn tuân cái danh người thợ kim hoàn về chữ quả là
không sai . chỉ từ đống quặng thô ráp, bộn bề của cuộc sống , thông qua quá
trình chế ngự chất liệu, vật liệu , nguyễn tuân đã dựng lên một con sông đà
hung vĩ đầy tráng lệ . đặc biệt cái chất ngông đặc trưng đã cho phép người nghệ
sĩ ấy thỏa sức tung hoành trên trang giấy bằng việc sử dụng một loạt các liên
tưởng so sánh thú vị, thủ pháp nghệ thuật nhân hóa cùng với đó là giọng điệu
linh hoạt trong từng câu văn, cái mà nguyễn tuân đã gọi là “biết co duỗi nhịp
nhàng”. Bút kí người lái đò sông đà chính là một biểu hiện của một cảm hứng
văn đã “ chin” , thật thế , nguyễn tuân đã tỏ ra sự dày dặn của tay nghệ trong
cả cấu tứ và nội dung
Văn chương như một bà hoàng kiêu kì, nó không dung nạp những điều đã
cũ kĩ, sáo mòn,. Nói như thế , để thấy được nguyễn tuân không tự nhiên mà trở
thành một nhà văn lớn trong thể tùy bút . ông nhìn sông đà không chỉ dưới con
mắt của một người thưởng cảnh , mà còn nhìn nó dưới cái nhìn của nghệ
thuật . lăng kính của người nghệ sĩ đã đem đến cho ta hình ảnh về một dòng
sông không hề vô tri vô giác dưới góc độ địa lý khô khan mà như một sinh thể
có hồn , sống động cựa quậy dưới từng tầng vỉa chữ nghĩa, từ cách nhìn ấy ,
người nghệ sĩ còn gửi gắm một tình yêu tha thiết với quê hương đất nước của
mình. Đây chính là linh hồn tạo nên vận mệnh của văn chương nguyễn tuân .
thảng, không có yếu tố thiên lương ấy của nguyễn tuân, những trang văn kia sẽ
chỉ được người ta nhớ đến như một mẫu mực về hình thức chứ chẳng có gì hơn
thế !
Nguyễn tuân đã dùng cuộc đời cẩm bút hơn nửa thế kỉ của mình để chứng
minh cho người ta thấy quan niệm về lao động nghệ thuật của mình , và có lẽ
người nghệ sĩ ấy đã không còn phải hối tiếc điều gì nữa , bởi những dư ba mà
ngòi bút nguyễn tuân để lại , sẽ vượt qua thành trì thời gian, vang vọng mãi
trong lòng của những người yêu văn , tôi xin hứa là như thế

You might also like