You are on page 1of 9

[ NHỮNG CHI TIẾT TRỌNG TÂM TRONG BÀI THƠ “SANG THU” CẦN

LƯU Ý ]
1.Về phần tìm hiểu chung:
a.Tác phẩm:

 HCST: Cuối năm 1977- sau khi đất nước hoà bình, nhà thơ tham gia Trại viết văn quân
đội ở ngoại thành Hà Nội, in lần đầu trên báo Văn Nghệ
 In trong tập “Từ chiến hào đến thành phố"-xuất bản năm 1991

b.Khái quát giá trị nội dung nghệ thuật

 Nội dung: Là sự cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp thiên nhiên của bức chuyển mùa từ hạ sang
thu. Đồng thời nói lên sự xúc động của lòng người trong khoảnh khắc giao mùa
 Nghệ thuật: Là bài thơ giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, cảm xúc tinh tế, sâu lắng, kết
hợp tấm lòng chân thành của nhà thơ tạo nên sức cuốn hút cho tác phẩm

2.NHỮNG CHI TIẾT TRỌNG TÂM TRONG MỖI KHỔ THƠ


KHỔ 1: BỨC TRANH MÙA THU NƠI LÀNG QUÊ:
A).2 CÂU THƠ ĐẦU: NHỮNG TÍN HIỆU MÙA THU :
-”Hương ổi”: mùi hương đặc sản của dân tộc, mùi hương riêng của làng quê đồng bằng Bắc Bộ
-” Gió se": Thứ gió khô và se se lạnh, đặc trưng của mùa thu miền Bắc
- “Phả”: Hương thơm sánh lại, bốc mạnh và tỏa ra từng luồng
=> “Hương ổi"+”gió se" kết hợp với động từ “phả":

 Thể hiện rõ cảm nhận tinh tế của nhà thơ đem đến cho ta tín hiệu mùa thu dân dã mà thi
vị
 Vẽ ra bức tranh mùa thu Bắc bộ mang đặc trưng của làng quê Việt Nam

-“Chùng chình”: Động từ miêu tả sự cố ý chậm lại của một vật thể hữu hình
-”Sương” -mỏng tan, vô hình
-> Nghệ thuật nhân hóa “sương chùng chình qua ngõ”:

 Tác giả biến “sương” như có trọng lượng hình khối, đường nét, giúp người đọc hình dung
ra “sương” như thiếu nữ còn đang lưu luyến hãy chờ đợi điều gì
 Giúp tác giả miêu tả cụ thể thời gian sáng sớm mà không gian làng quê yên tĩnh, tĩnh
mịch

B) 2 CÂU THƠ SAU: NHỮNG CẢM NHẬN TRONG TÂM HỒN NGHỆ SĨ
-”Bỗng”- Trạng từ chỉ sự việc bất ngờ xảy ra chưa chuẩn bị sẵn.
->Sự ngỡ ngàng, vỡ òa của một người đang lưu luyến mùa hạ
-”Hình như” -tình thái từ nghĩa là “Ở đâu?”

 -> Nhấn mạnh sự ngờ vực, dè dặt chưa chắc chắn của tác giả trước sự chuyển biến từ hạ
sang thu
 -> Chữ “hình như” khiến bức tranh chuyển mùa trở nên mờ nhòe, huyền ảo
 -> Thể hiện sự bâng khuâng, xao xuyến, lưu luyến trong tâm hồn khi nhận ra buớc
chuyển mình của thời gian

CHỐT Ý: Khổ 1, bức tranh thu hiện lên chưa rõ ràng tuy nhiên người đọc vẫn cảm nhận
được nét bình yên thơ mộng của làng quê Bắc Bộ
KHỔ 2: BỨC TRANH MÙA THU NƠI BẦU TRỜI NGẬP NƯỚC
-Sự thay đổi của tạo vật->Thể hiện qua cấu trúc song hành sóng đôi “ sông-chim”, “được lúc- bắt
đầu”,” dềnh dàng- vội vã”-> tạo cái nhìn khái quát về không gian
-“Sông dềnh dàng” - nghệ thuật nhân hóa +từ láy gợi hình
-> Miêu tả dòng sông trôi chậm, thong thả
->Gợi sự thảnh thơi, an yên, dòng sông như “người già
- “Chim vội vã”- Nghệ thuật nhân hóa + từ láy gợi hình
-> hơi thu se lạnh khiến lũ chim vội vã bay về phương Nam tránh rét
=> CÁC HÌNH ẢNH SỰ VẬT TRONG KHỔ THƠ THỨ HAI KHÔNG CHỈ HIỆN LÊN Ở
THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI MÀ CÒN DẪN NGƯỜI ĐỌC LIÊN TƯỞNG VỀ QUÁ KHỨ -VỀ
MÙA HẠ. ĐÓ CŨNG LÀ NHỮNG CẢM XÚC LUYẾN TIẾC NHỮNG NĂM THÁNG TUỔI
TRẺ CỦA TÁC GIẢ HIỆN LÊN MỘT NỖI NIỀM TIẾC NUỐI KHÔN NGUÔI Ở KHỔ THƠ
CUỐI BÀI
CHỐT Ý:Bức tranh thu ở khổ 2 được hiện lê rõ ràng hơn, gian thu tràn ngập với vẻ đẹp trong
trẻo, hữu hình
KHỔ 3: BỨC TRANH SANG THU ĐỜI NGƯỜI
A)HAI CÂU ĐẦU: HOÀN THIỆN BỨC TRANH THIÊN NHIÊN MÙA THU:
-“Vẫn còn”,”vơi dần",”bớt"-tính từ chỉ mức độ
-> Sự chuyển biến của các hiện tượng tự nhiên:hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn
-> Quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ
-“Sấm bớt bất ngờ, hàng cây đứng tuổi":

 Tả thực: Sang thu, sấm thưa dần, nhỏ dần, không đủ sức lay động hàng cây đã qua bao
mùa lá
 Nghệ thuật nhân hóa: “bất ngờ” + “đứng tuổi” -trạng thái của con người
-Hình ảnh “sấm” ->ẩn dụ những phong ba bão táp
-Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” ->ẩn dụ những con người khi trải qua những thăng trầm trong
cuộc sống
=>Hai câu thơ gợi hình ảnh ẩn dụ: con người từng trải sẽ vững vàng hơn trước những thử
thách của cuộc đời=> Đất trời sang thu khiến lòng người cũng bâng khuâng, cảm xúc, gợi
bao suy nghĩ về đời người lúc sang thu
-> Đây cũng là lớp trầm tích của bài thơ
CHỐT Ý: Bài thơ “Sang Thu" không chỉ là sự chuyển giao của đất trời mà còn là sự chuyển giao
cuộc đời mỗi con người, của đất nước, dân tộc->Hữu Thỉnh là một nhà thơ rất đỗi tinh tế, nhạy
cảm trong cảm nhận và liên tưởng

[CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ KHÁT VỌNG]


. VIẾNG LĂNG BÁC (VIỄN PHƯƠNG)

 Hình ảnh mặt trời:

+ Hình ảnh mặt trời ở câu thơ “Ngày ngày…” (khi đi thi hãy nhớ trích dẫn cả câu nhé!) là hình
ảnh tả thực, còn hình ảnh mặt trời ở câu thơ “Thấy một mặt trời trong lăng…”là hình ảnh ẩn
dụ chỉ Bác Hồ
+ Mặt trời: vật thể khổng lồ, có màu đỏ rực, đem lại ánh sáng, sự sống cho muôn loài
→ Thể hiện sự vĩ đại của Hồ chủ tịch, Người đã đem lại ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lênin, sự
ấm no cho nhân dân. Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ mặt trời còn khắc họa dòng chảy Cách mạng
luôn sục sôi trong người Bác.
→ Ca ngợi sự nghiệp Cách mạng, công lao vĩ đại của Bác Hồ. Qua đó, Viễn Phương bày tỏ
lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của mình.

 Hình ảnh vầng trăng

+Có thể hiểu, vầng trăng vừa là cách tả thực không gian yên tĩnh, ánh sáng dịu nhẹ hắt lên từ
trong lăng; ngoài ra, đây còn là hình ảnh ẩn dụ cho tâm hồn Bác: tình yêu trăng, yêu thiên nhiên,
đó cũng chính là tâm hồn thi sĩ đầy lãng mạn ẩn sâu trong người chiến sĩ.

 Hình ảnh “trời xanh là mãi mãi”

+Trời xanh: hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ


+Mãi mãi: ẩn dụ cho sự bất tử của Người: sự sống của bác như trời xanh, là mãi mãi, không bao
giờ phai tàn trong trái tim tác giả , trong trái tim người dân đất Việt.
 Hình ảnh cây tre

+Xuất hiện 2 lần: khổ đầu và khổ cuối


+ Ở khổ thơ đầu, hình ảnh cây tre là hình ảnh thực chỉ loài cây gần gũi ở làng quê Việt Nam,
đồng thời nó còn gợi liên tưởng tới hình ảnh con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất. Cây tre
chính là biểu tượng cho khí phách kiên cường, dũng cảm trước khó khăn, thử thách của nhân dân
ta.
+Hình ảnh cây tre trung hiếu ở khổ thơ cuối không chỉ tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng mà
còn bổ sung ý nghĩa cho hình ảnh cây tre. Nó còn là ẩn dụ chỉ sự hiếu thảo, lòng trung thành với
lý tưởng con đường Cách mạng mà Bác đã soi đường chỉ lối.
→ Nhấn mạnh ấn tượng của hàng tre trong tâm trí tác giả
→ Mạch cảm xúc của bài thơ được hoàn chỉnh

 Điệp ngữ “Muốn làm”

+Là khát vọng rạo rực, dâng hiến, đóng góp của nhà thơ và mỗi người con trên quê hương như
thể hiện sự tôn kính, biết ơn Người.
+Muốn làm con chim dâng tiếng ca, muốn làm đóa hoa tỏa hương thơm cho đời, muốn làm ‘’cây
tre trung hiếu’’ - hiên ngang, bất khuất, anh dũng, ngay thẳng, xứng đáng được đứng trong hàng
ngũ của Bác, xứng đáng hiến dâng cho đời.
+Liên hệ, so sánh với khổ thơ ‘’Ta làm’’ của ‘’Mùa xuân nho nhỏ’’.

 Một số liên hệ

+Đề tài: Lãnh tụ - “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ); “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm
Văn Đồng); “Phong cách Hồ Chí Minh” (Lê Anh Trà)
+Tình yêu trăng, tâm hồn yêu thiên nhiên của Bác:
•“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” (Cảnh khuya - Hồ Chí Minh)
• “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” (Rằm tháng Giêng - Hồ Chí Minh)
• “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” (Ngắm trăng - Hồ Chí Minh)

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH’’ - PHẠM TIẾN DUẬT


 Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề tưởng chừng như thừa chữ ‘’Bài thơ’’ nhưng đây lại là một
dụng ý nghệ thuật của tác giả. Dường như, tác giả đã tìm thấy, phát hiện, khẳng định cái
chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất, thậm chí trần trụi,
khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh. Xe không kính thì
chẳng có gì làm nên thơ cả, vậy mà nó đã trở thành hình ảnh trung tâm của một bài thơ.
Tác giả đã tìm ra chất thơ ở những điều tưởng chừng rất khô khan, trần trụi. Đó chính là
chất thơ từ hiện thực gian khổ, ác liệt ở nơi chiến trường. Đó cũng là bút pháp của nền
văn học kháng chiến chiến chống Mĩ cứu nước, vừa tự nhiên, sôi động vừa đậm chất sử
thi hào hùng.
2.3 Nội dung và Nghệ thuật:

 Bài thơ thành công trước hết ở việc đưa chất liệu hiện thực – ở đây là hiện thực chiến
tranh trên tuyến đường Trường Sơn vào thơ một cách tự nhiên, phong phú, tạo nên chất
khoẻ khoắn, sinh động của tác phẩm, vốn sống thực tế, sự trải nghiệm của chính tác giả
và cái nhìn giàu tính phát hiện, nhạy bén khiến cho các hình ảnh trong bài thơ vừa mới lạ,
độc. đáo, lại vừa tự nhiên, chân thực.
 Bài thơ khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính qua đó làm nổi
bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì
kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, họ ung dung hiên ngang, dũng cảm lạc quan có tinh
thần đồng chí đồng đội và một ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.
 Ngôn ngữ và giọng điệu cũng góp phần rất quan trọng tạo nên thành công của bài thơ:
ngôn ngữ gần vói lời nói thường, mang tính khẩu ngữ, tái hiện đúng ngôn ngữ của những
chiến sĩ lái xe; giọng điệu tự nhiên, trẻ trung, lạc quan, có vẻ tinh nghịch pha một chút
ngang tàng. Câu thơ được cấu trúc theo kiểu điệu nói, gần với lòi nói thường, tạo nên tính
chất linh hoạt, tự nhiên của bài thơ.

2.4 Hình ảnh những chiếc xe không kính

 Xe vốn thường có kính và chiếc xe có kính là điều bình thường, không có gì đáng nói.
Chi tiết tả thực không có kính mới gây sự chú ý, bất ngờ và là một thực tế có sức khơi gợi
mạch thơ, có sức khơi gợi lòng người.
 Hình ảnh những chiếc xe không kính được tác giả miêu tả trần trụi, chân thực
 Chiến tranh phá hoại chiếc xe, làm cho chiếc xe tàn tạ, trở thành chiếc xe không mui,
không đèn, không thể không xước đi, yếu dần. Điệp từ “bom” kết hợp với các động
từ”giật”,”rung”đã tái hiện lại không khí, tính chất khốc liệt, gay go của cuộc chiến đấu
giữa ta và giặc, phơi bày và tố cáo bản chất hung bạo, ngông cuồng của quân giặc.
 Sức ép của bom đạn khi nổ, những mảnh bom trúng vào chiến sĩ, trúng vào chiếc xe
khiến cho chiếc xe bị trầy, khiến cho chiếc xe”kính vỡ đi rồi”.Lời thơ vẫn nhẹ nhàng thể
hiện sự bình thản của người cầm lái.

=> Hai câu thơ đầu giải thích nguyên nhân đồng thời phản ánh mức độ khốc liệt của chiếc tranh.
2.5 Hình ảnh người lính lái xe
Hình ảnh người lính lái xe với tư thế hiên ngang, ngang tàng dù thiếu đi những phương
tiện chiến đấu tối thiểu:
‘’Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.’’
 Từ “ung dung” đặt trong phép đảo ngữ như đang diễn tả thái độ tự tin, bình tĩnh, không
một chút nao núng, run sợ của người chiến sĩ.
 Bất chấp mọi trở ngại, gian khổ, mặc kệ những hiểm nguy, người lính vẫn vững vàng
ngồi vào buồng lái để làm nhiệm vụ. Thái độ ấy xuất phát từ phẩm chất gan dạ, anh hùng
và từ chiếc xe không kính, người chiến sĩ đã quan sát cảnh vật bên ngoài”Nhìn đất, nhìn
trời, nhìn thẳng.”
 Những khó khăn gian khổ như tăng lên gấp bội vì xe không có kính: gió vào xoa mắt
đắng, Bụi phun tóc trắng như người già, Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời… nhưng
không làm giảm ý chí và quyết tâm của các chiến sĩ lái xe.

Tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan tích cực coi thường hiểm nguy

 Hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo là hình ảnh tươi đẹp của người lính lái xe
Trường Sơn
 Người lính trong thơ Phạm Tiến Duật đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tính chất chủ động,
tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực nên họ rất dũng cảm
và mang những nét thanh thản, vui tươi.
 Lái xe trên con đường Trường Sơn khói lửa, con đường ấy trong bom đạn, mưa tuôn phải
trả giá bằng bao mồ hôi, xương máu nhưng các anh vẫn tràn đầy nghị lực bất chấp gian
khổ, hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ.
 Xe “không kính, không mui, không đèn” mà tâm thế vẫn ung dung thanh thản, khó khăn
nhiều mà mắt vẫn “nhìn trời, đất, gió chim”, vẫn hiên ngang: “nhìn đất nhìn trời, nhìn
thẳng”. Những câu thơ dí dỏm, tinh nghịch, ngang tàng đầy sức trẻ của những chàng trai
như thách thức với mọi khó khăn

=> Khó khăn, nguy hiểm, thiếu thốn không làm nhụt chí người lính lái xe Trường Sơn. Ngược
lại, ở họ là bản lĩnh, nghị lực phi thường hơn.
Tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ, của tình đồng chí, đồng đội sâu sắc

 Những người lính lái xe hóm hỉnh, tươi vui "chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc/
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
 Nhịp điệu câu thơ, đặc biệt là các từ “ừ thì” đã nói lên rất rõ điều đó. Đọc những câu thơ
trên, ta tưởng như nhìn thấy mái đầu bụi trắng, bộ mặt lấm lem và nghe rõ tiếng cười ha
ha, sảng khoái của người lính.Nhưng đằng sau những dòng chữ bông đùa đáng yêu này là
một bản lĩnh chiến đấu rất vững vàng của họ, bởi không vững vàng thì không thể đùa vui
như vậy giữa cái tuyến đường Trường Sơn ác liệt này.
 Họ hồn nhiên, tếu táo và ấm áp trong tình đồng đội, đồng chí. Tình đồng đội thắm thiết,
thiêng liêng là sợi dây vô hình nối kết mọi người trong hoàn cảnh hiểm nguy, kề cận cái
chết
 Cách định nghĩa mới mẻ: ‘’Chung bát đũa cũng là gia đình đấy’’ -> Một chữ “chung” rất
hay gợi tả gia tài người lính, tấm lòng, tình cảm của người lính. Tiểu đội xe không kính
đã trở thành một tiểu gia đình chan chứa tình thương.
 Chiến tranh có khốc liệt thì những người lính lái xe vẫn đoàn kết hợp nhất thành “tiểu đội
xe không kính” cùng nhau chiến đấu.
 Tình thương yêu đồng chí đồng đội là bản chất, là sức mạnh của người lính không hề
thay đổi. Từ cái “nắm lấy bàn tay” đến cái “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi" là một quá trình
trưởng thành và hiện đại của quân đội ta trong chiến tranh giải phóng dân tộc và đất
nước.
 Điệp ngữ “lại đi" diễn tả nhịp bước hành quân, những cung đường, những chặng đường
tiến quân lên phía trước của tiểu đội xe không kính. Hình ảnh "trời xanh thêm" là một nét
vẽ rất tài hoa mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: lạc quan, yêu đời, chứa chan hy vọng

Ý chí chiến đấu vì miền Nam, thống nhất đất nước

 Các điệp ngữ “không có", các từ ngữ tương ứng: “vẫn ... chỉ cần có...” đã làm cho giọng
thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng. Quyết tâm chiến đấu và chí khí anh hùng của
người lính không có bom đạn nào của quân thù có thể làm lay chuyển được. “Trái tim”
trong thơ Phạm Tiến Duật là một hình ảnh hoán dụ, tuy không mới mẻ nhưng đầy ý vị.
 Lời khẳng định: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”: Lời khẳng định chắc nịch bất
chấp mọi gian khổ, khó khăn.
 “ Chỉ cần trong xe có một trái tim”: Hình ảnh “trái tim” là hoán dụ chỉ người lính lái xe
nồng nàn yêu nước và sục sôi căm thù quân xâm lược nhưng cũng mang nghĩa ẩn dụ:
nhiệt huyết cách mạng, lòng trung thành, dũng cảm.

BẾP LỬA
1. Những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu
a. Dòng hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp: Bếp lửa
- Hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam “một bếp lửa chờn vờn sương sớm”.
+ Từ láy “chờn vờn” gợi hình ảnh ấm áp, sống động
- Câu thơ thứ 2 “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”.
+ Từ “ấp iu”: gợi bàn tay dịu dàng và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa.
+ Điệp ngữ “một bếp lửa” và hai từ láy đã gợi lên hình ảnh thân thương sống động, nhấn mạnh
tình cảm trong lòng người cháu.
- Hình ảnh bếp lửa đã vô tình đánh thức dòng hồi tưởng của cháu về bà- Người nhóm lửa mỗi
sớm mai
+ Biểu cảm trực tiếp: Cháu thương bà
+ Biết mấy nắng mưa: hình ảnh ẩn dụ nói về cuộc đời đầy gian truân, vất vả của bà
+ Từ “thương” và “bà” là hai thanh bằng đi kèm với nhau tạo sự ngân dài xao xuyến.
b. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ bên người bà:
- Tuổi thơ thiếu thốn, nhọc nhằn
“Đói mòn đói mỏi”
“Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”
+ Gắn với nạn đói khủng khiếp năm 1945
+ Kỉ niệm về mùi khói bếp: “hun nhèm mắt cháu/ Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”. Hình ảnh
“sống mũi còn cay” vừa có thể hiểu là cảm giác thực khi hít phải mùi khói bếp, cũng có thể hiểu
đó là cảm xúc rưng rưng của tác giả khi nhớ lại.
+ Đều là những gian khổ chung của mọi gia đình Việt Nam thời bấy giờ. Cha mẹ đi công tác xa,
bà thay cha mẹ chăm sóc, dạy dỗ cháu. Tình cảnh của hai bà cháu thật quạnh quẽ, vắng vẻ
+ Tiếng tu hú: tiếng quen thuộc của làng quê Việt Nam khi hè về được lặp lại 5 lần. Tiếng chim
gợi không gian mênh mông buồn vắng, gợi lên tình cảnh hai bà cháu, qua đó nhà thơ muốn bày
tỏ niềm hạnh phúc ấm áp khi được ở bên bà, được bà yêu thương chăm sóc. Nhà thơ đã kêu lên
đầy chạnh lòng:
“Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”
- Tuổi thơ cháu được sống trong tình yêu thương, bao bọc, cưu mang trọn vẹn của bà:
+ Cháu được “bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”. Các từ “bảo, dạy, chăm”
được tách ra để nói đến với một tấm lòng trân trọng sự đôn hậu, tình thương bao la mà bà dành
cho cháu.
+ Bà hiện lên với những phẩm chất cao quý: Bà đảm việc nhà, làm tốt nhiệm vụ nơi hậu phương
vì không muốn người con trên tiền tuyến phải lo lắng, thể hiện rõ qua đoạn thơ:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”
Lời căn dặn không chỉ cho thấy giọng nói, suy nghĩ của bà mà còn sáng lên phẩm chất người mẹ
Việt Nam anh hùng. Ngọn lửa bà nhen lên mỗi sớm mai trái ngược với ngọn lửa tàn phá của thù
địch. Người cháu ngày ngày cứng cáp, trưởng thành bên ngọn lửa của bà. Tác giả tuy phải sống
cơ cực khi xa cha mẹ, song lại vô cùng hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của bà.
- Nghệ thuật: kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố tự sự , biểu cảm và miêu tả. Sự gần gũi mà tác giả
đem đến đã tái hiện chân thực những kỉ niệm quá khứ của bà và cháu.
2. Suy nghĩ về bà và hình ảnh bếp lửa
a. Suy nghĩ về cuộc đời bà
- Hình ảnh của bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”
+ Hình ảnh bếp lửa được thay bằng ngọn lửa cụ thể hơn, mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho
ánh sáng, hơi ấm và sự sống
+ Bếp lửa hằng ngày bà nhen đã trở thành ngọn lửa bất diện, được nhen lên với tình yêu luôn ấp
ủ trong lòng bà, ngọn lửa thắp lên ánh sáng, niềm tin, ý chí và hi vọng, nghị lực.
+ Điệp ngữ “Một ngọn lửa” nhấn mạnh tình yêu thương bà trao đã trở thành ý chí, nghị lực và
tình yêu cuộc sống cho cháu. Bà không chỉ là NGƯỜI THẮP LỬA mà còn là NGƯỜI GIỮ
LỬA VÀ TRUYỀN LỬA.
- Sự tần tảo, hi sinh của bà
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa…
… Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
+ Cuộc đời bà đầy gian truân vất vở với bao mưa nắng tưởng chừng không dứt
+ Điệp từ “nhóm” được lặp đi lặp lại 4 lần mang những ý nghĩa khác nhau. Nhóm (1) là hành
động thực làm cho lửa bén vào và cháy lên. Đó là bếp lửa có thực và có thể cảm nhận bằng mắt
thường, là bếp lửa bình dị có ở mọi gian bếp của làng quê Việt Nam. Nhóm (2,3,4) ẩn dụ: nhóm
lên, khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời mỗi con người. Bà đã
truyền hơi ấm tình người, khơi dậy trong tâm hồn cháu tính yêu thương ruột thịt.
b. Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa: Bếp lửa kỳ lạ và thiêng liêng.
- Khái quát: “Ôi! Kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”: Câu thơ cảm thán với cấu trúc đảo thể hiện sự
ngạc nhiên, ngỡ ngàng như một phát hiệu kì diệu. Bếp lửa sau bao năm vẫn ấm nóng, cháy sáng
trong lòng người.
- Bếp lửa “thiêng liêng” bởi bếp lửa gắn với hình ảnh người bà thân thương và hơn thế nữa là
hình ảnh quê hương, dân tộc để con người đi xa nhớ mãi.
3. Nỗi nhớ của cháu về bà và bếp lửa
- Khổ thơ cuối là lời tự bạch của người cháu đi xa khi đã trưởng thành. Khoảng cách về không
gian, thời gian và những niềm vui khác ngoài kia không thể làm cháu quên đi ánh sáng và hơi ấm
từ bếp lửa của bà, của quê hương. Đó là đạo lý thủy chung cao đẹp.
- Bài thơ được kết thúc bằng câu hỏi tu từ: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”: Nỗi nhớ khắc
khoải, thường trực. Nhớ về bà cũng là nhớ về quê hương, cội nguồn.
C. NGHỆ THUẬT
- Thành công trong việc sáng tạo một hình tượng vừa mang ý nghĩa thực và mang ý nghĩa biểu
tượng: Bếp lửa
- Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận: giọng điệu và thể thơ tám cữ phù hợp với cảm
xúc, hồi tưởng và suy ngẫm
- Bài thơ chứa đựng triết lý, ý nghĩa thầm kín: những gì thân thiết của tuổi thơ mỗi người đều có
sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu quê hương và
lòng biết ơn bà là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, đất
nước

You might also like