You are on page 1of 9

G RO U P

PR OJEC T
MEMBER OF GROUP

Mai Huyền Diệu Nguyễn Kim Dung


735611O15 735611O16
CÂU HỎI

Phân tích tính tạo hình và biểu hiện trong đoạn thơ sau:
“Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
-Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang ?”
( Hàn Mặc Tử -" Mùa Xuân chín" )
4 VẤN ĐỀ

Định nghĩa Tính tạo Tính biểu


Đôi nét về
tạo hình và hình trong hiện trong
Hàn Mặc Tử
biểu hiện câu thơ câu thơ
1. HÀN MẶC TỬ
Hàn Mặc Tử có cuộc đời vất vả, cha mất sớm, sau khi làm công chức
một thời gian thì mắc bệnh phong và mất.
Ông là một trong những nhà thơ đỉnh cao của phong trào thơ mới
(1932 - 1945) nói riêng, thơ Việt Nam hiện đại nói chung .
Phong cách sáng tác: tâm hồn yêu thiên nhiên, con người đến khát
khao cháy bỏng, thế giới nghệ thuật đa dạng, sắc màu, bút pháp lãng
mạn cùng yếu tố siêu thực. Ông có sức sáng tạo dồi dào nhất trong
phong trào thơ mới.
Tác phẩm chính: Lê Thanh thi tập, Gái quê, Thơ điên ( đau thương)
“Mùa Xuân chín” là tác phẩm đặc sắc của ông, tiêu biểu cho phong
cách sáng tác, nằm trong tập thơ " Đau thương".
2, ĐỊNH NGHĨA TẠO HÌNH, BIỂU HIỆN
Tạo hình là việc làm cho khách thể tồn tại cụ thể, cảm tính bên
ngoài qua chất liêu, là phú cho thế giới những hình tượng khái quát
một thể xác, hình hài. Bao gồm việc tạo cho hình tượng một không
gian, thời gian, những sự kiện và những quan hệ ,tạo dựng cho con
người có nội tâm, ngoại hình, hành động .
Biểu hiện là phẩm chất tất yếu của tạo hình . Biểu hiện là khả năng
bộc lộ cái bên trong, cái bản chất của sự vật, hé mở những nỗi niềm
thầm kín trong tâm hồn. Biểu hiện gợi lên sự toàn vẹn, đầy đặn của
hình tượng, và nhất là thể hiện khuynh hướng tình cảm của con
người , của các tác giả trước các hiện tượng đời sống.
3. TÍNH TẠO HÌNH TRONG CÂU THƠ
Tính tạo hình khi tác giả mô tả mùa xuân chín, lòng trí bâng khuâng , hình
ảnh gánh thóc dọc bờ sông:
+) Chữ "chín" trong "Mùa xuân chín” có khả năng tạo hình rất cao. Nó không chỉ
cho phép liên tưởng mùa Xuân như một thứ quả mà còn gợi đến trạng thái phát
triển đầy đủ, tận cùng với màu sắc rực rỡ, hương thơm, vị ngọt, trạng thái căng
mọng…
+) Những người khách, người xa quê trong một lần bắt gặp khung cảnh mùa xuân
yên bình, tươi đẹp trên những làng quê mà lưu luyến, khó quên được. Những
khung cảnh thiên nhiên ấy làm cho tâm hồn của họ có một nỗi buồn, nỗi nhớ da
diết;
+) Hình ảnh người chị gánh thóc dọc bờ sông đấy làm ta liên tưởng đến hình ảnh
người con gái lúc xuân thì, sau khi có gia đình phải tần tảo lo toan. Cuộc sống đã
đưa họ đến những vất vả, nhọc nhằn nhưng đó là nét đẹp lao động của người vợ,
người mẹ Việt Nam. .
3. TÍNH BIỂU HIỆN TRONG CÂU THƠ
Tính biểu hiện được thể hiện qua cảm xúc của lòng trí khi gặp khách xa và
hình ảnh mô tả quê hương với hình ảnh " gánh thóc".
Nhà thơ nhớ đến con người như khao khát một tình người, một tình quê.
Mỗi một nổi nhớ đều rất bâng khuâng. Nhớ một công việc cụ thể: "gánh
thóc" trong một không gian cụ thể: "Dọc bờ sông trắng nắng chang chang".
Chỉ có "chị ấy" là người đọc không thể biết mà chỉ có tác giả mới biết để
mà "sực nhớ", mà thầm hỏi. Mà man mác sợ "mùa xuân chín" ấy sẽ trôi
qua -> Thể hiện rất rõ cảm xúc của tác giả( nhớ nhung, lưu luyến).
Hàn Mặc Tử đã mượn bức tranh xuân tươi đẹp, rạo rực, tràn đầy sức sống
để bày tỏ cái “xuân chín” trong lòng người. “Chín” trong tình thương,
“chín” trong nỗi nhớ về con người, cuộc đời và quê hương. Nổi bật hơn
hết là một tấm lòng khát khao giao cảm với cuộc đời, trân trọng cái đẹp.
THANKYOU

You might also like