You are on page 1of 7

III/ CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA ( Nguyễn Minh Châu )

1. Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là một tác gia tiêu biểu của nền văn xuôi hiện
đại Việt Nam. Hành trình sáng tác của ông trải qua hai thời kỳ, thời kỳ chống Mỹ và thời kỳ
đổi mới sau 1975. Ở thời kỳ đổi mới, Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây
bút tiên phong và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
là một truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Minh Châu trong chặng đường văn thời kỳ đổi mới.
2. Tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho xu hướng chung của VHVN thời kì đổi
mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống
đời thường.
3. Nội dung:
a) Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:
- Một cảnh đắt trời cho là cảnh chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ
sương có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào…Với người nghệ sĩ, khung
cảnh đó chứa đựng chân lí của sự hoàn thiện , làm dấy lên trong Phùng những xúc cảm
thẩm mĩ, khiến tâm hồn anh như được gột rửa, thanh lọc.
- Một cảnh tượng phi thẩm mĩ (một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi; gã đàn ông to
lớn, dữ dằn), phi nhân tính(người chồng đánh vợ một cách thô bạo, đứa con thương mẹ đã
đánh lại cha,…)giống như trò đùa quái ác, làm phùng ngơ ngác không tin vào mắt mình.
=>Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn chỉ ra: cuộc đời chứa đựng nhiều
nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải
đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong.
b) Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện:
- Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của một người đàn bà hàng chài
nghèo khổ, lam lũ…
- Câu chuyện đã giúp nghệ sĩ Phùng hiểu về người đàn bà hàng chai (một phụ nữ nghèo
khổ, nhẫn nhục, sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có tâm hồn đẹp đẽ, giàu đức hi sinh
và lòng vị tha); về người chồng của chị(bất kể lúc nào thấy khổ quá là lôi vợ ra đánh); chánh
án Đẩu (có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng kinh nghiệm sống chưa nhiều) và về
chính mình (sẵn sàng làm tất cả vì sự công bằng nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận,
suy nghĩ).
=> Qua câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của các
nhân vật, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: đứng nhìn cuộc đời, con người một
cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện,
nhiều chiều.
c) Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”:
- Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ thấy “hiện lên cái màu hồng
hồng của ánh sương mai” (đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng
của nghệ thuật). Và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra
khỏi tấm ảnh” (đó là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc đời).
-Ý nghĩa: Nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật
chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời.
4. Nghệ thuật:
- Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
- Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi,
chân thực và có sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa
nghĩa.
5. Ý nghĩa văn bản:
Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ
thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; người nghệ
sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng
rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó.
IV/ SÓNG – XUÂN QUỲNH
1. Tác giả.
- Xuân Quỳnh tên là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 –1988) quê Hà Nội. Sinh ra trong
một gia đình công chức, sớm mồ côi mẹ. Cuộc đời bất hạnh, luôn khao khát tình yêu, mái
ấm gia đình và tình mẫu tử.
- Xuân Quỳnh là một nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc
kháng chiến chống mĩ.
Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên,
tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị
đời thường.

- 2001, Xuân Quỳnh được tặng giải thưởng nhà nước về VHNT.
2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Sóng.
- Bài thơ sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền ( Thái
Bình), in trong tập Hoa dọc chiến hào.
3. Nội dung & nghệ thuật bài thơ .
- NGhệ thuật
+ Thể thơ 5 tiếng , khổ chẵn tạo trạng thái nhịp nhàng, đều đặn.
+ Từ đầu đến cuối bài thơ không hề có dấu chấm câu tạo âm hưởng miên man
không dứt.
+ Thể thơ năm chữ truyền thống; cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng.
+ Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết.
= > Âm hưởng đó của ngôn ngữ thơ ca cũng là nhịp điệu của sóng (lúc dịu êm, lúc sôi
nổi, nhịp nhàng sóng đôi triền miên bất tận) đồng thời cũng vừa là nhịp điệu bên trong
tâm hồn người đang yêu (những đợt sóng cảm xúc sôi nổi, lắng sâu).
- Hình tượng sóng

+ Sóng và em là hai hình tượng tồn tại song song trong bài thơ. Có lúc tách ra trong kết
cầu song hành. Có lúc hòa nhập trên một dòng thơ. Song hành để soi chiếu, hòa nhập để
thấu tỏ.
+ Sóng trong bài thơ có tính thẩm mỹ là hình tượng ẩn dụ cho nhân vật trữ tình.
4. Ý nghĩa văn bản
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng:
tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn
của đời người.
V/TÂY TIẾN – QUANG DŨNG
1. Tác giả : Quang Dũng (1921-1988)
- Tên thật là Bùi Đình Diệm.
- Quê quán Phượng Trì, Đan Phương, Hà Tây.
- Cuộc đời: Từng gia nhập quân đội, làm thơ, viết văn, biên tập viên nhà xuất bản
- Con người : Là một nghệ sĩ đa tài “ Cầm, kì, thi, hoạ”, nhưng trước hết là một
nhà thơ.
- Phong cách thơ: Hồn hậu, phóng khoáng, hào hoa, lãng mạn.
2.Hoàn cảnh ra đời:
* Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách thơ
QD, in trong tập thơ “Mây đầu ô”(1986).
- Tây Tiến là một đơn vị bộ đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội
Lào bảo vệ biên giới Việt Lào và đánh tiêu hao sinh lực địch ở Thượng Lào và miền Tây
Bắc Bộ Việt Nam.
- Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng: từ Mai Châu, Châu Mộc sang Sầm
Nưa rồi vòng về phía Tây tỉnh Thanh Hóa.
- Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên, sinh viên Hà Nội. Họ chiến đấu trong điều kiện
thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn lạc quan yêu đời.
- Quang Dũng làm đại đội trưởng ở đó một thời gian rồi chuyển đơn vị khác vào năm
1948. Xa đơn vị cũ không lâu, tại làng Phù Lưu Chanh vì nhớ anh em, đồng đội nên
Quang Dũng đã viết bài thơ này.
- Bài thơ lúc đầu có tên gọi Nhớ Tây Tiến. Về sau tác giả bỏ chữ “nhớ” chỉ còn hai chữ
Tây Tiến bởi bản thân hai chữ Tây Tiến đã bao hàm nỗi nhớ đoàn quân Tây Tiến.
VI/ NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – NGUYỄN TUÂN
1. Tác giả: NT là một trí thức giàu lòng yêu nước, có tinh thần dân tộc sâu sắc; ý thức
về cái tôi rất mãnh liệt; nghệ sĩ rất mực tài hoa; quý trọng nghề nghiệp của mình.
* Đánh giá chung: Nguyễn Tuân là nhà văn có PCNT độc đáo. Văn NT là văn Ngông:
* Biểu hiện:
- Cách nhìn thế giới sự vật, con người: NT cũng nhìn sự vật hiện tượng từ phương diện văn
hoá thẩm mĩ để phát hiện ra những nét đẹp, giá trị văn hoá. Sự vật hiện tượng dưới con mắt
NT đều hoá thành cái đẹp, con người thì toàn là những đấng tài hoa.
- Cảm hứng: Có cảm hứng đặc biệt với những vẻ đẹp phi thường, dữ dội, gây ấn tượng
mạnh. Ông được coi Nguyễn là nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp phi thường.
- Văn phong: Nhà văn tài hoa – uyên bác.
- Thể loại sở trường: Tuỳ bút: Tuỳ bút NT rất phóng túng, nhiều mạch rẽ, nhiều liên tưởng
tạt ngang của 1 cây bút tham phô bày sự uyên bác…
2. Tác phẩm:
- “Người lái đò sông Đà” là một trong 15 bài tuỳ bút được in trong tập tuỳ bút “Sông
Đà” của Nguyễn Tuân được viết vào năm 1960, sau nhiều lần nhà văn đến Tây Bắc.
- Có thể nói: baì tuỳ bút đã miêu tả hình ảnh của sông Đà, một con sông hung bạo hiểm ác
và cũng rất đỗi thơ mộng trữ tình bằng một phong cách nghệ thuật độc đáo.
3. Nghệ thuật
- Nguyễn Tuân đã vận dụng vốn tri thức phong phú về nhiều mặt để miêu tả con sông Đà
đem đến cho người đọc những trang viết hấp dẫn, lý thú.
- Miêu tả con sông Đà, Nguyễn Tuân sử dụng những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng
tượng độc đáo, bất ngờ và thú vị.
- Khi miêu tả sông Đà, Nguyễn Tuân sử dụng vốn từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình
ảnh và có sức gợi cao. Câu văn đa dạng, giàu nhịp điệu, co duỗi nhịp nhàng, có lúc hối hả,
gân guốc, có lúc chậm rãi trữ tình.
4. Người lái đò:
- Hình ảnh người lái đò cho thấy Nguyễn tuân đã tìm được nhân vật mới - những con người
đáng trân trọng, ngợi ca không thuộc tầng lớp đài các “ vang bóng một thời” mà là những
người lao động bình thường- “chất vàng mười” của Tây Bắc.
- Qua hình tượng ông lái đò, Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm:
+ Người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu với quân thù mà còn có cả trong cuộc sống
lao động thường ngày.
+ Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của con người không chỉ thể hiện trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật
mà còn thể hiện ở lĩnh vực của cuộc sống, trong mọi hoạt động của con người dù là lao động
trí óc hay chân tay.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khi xây dựng hình tượng ngư ời lái đò sông Đà, Nguyễn
Tuân chú ý tô đậm chất tài hoa nghệ sĩ ở nhân vật. Đây là cách viết phù hợp với quan niệm
về con người của nhà văn, phù hợp với cái nhìn rộng mở của ông về phẩm chất tài hoa nghệ
sĩ. Theo Nguyễn Tuân, khi con người đạt tới trình độ điêu luyện trong công việc của mình là
khi họ bộc lộ chất tài hoa nghệ sĩ đáng được đề cao.
- Nguyễn Tuân đã tạo được tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ rõ phẩm chất của
mình. Nhà văn đã miêu tả cuộc vượt thác của người lái đò như một cuộc thủy chiến ác liệt,
không hề cân sức. Càng nhấn mạnh vẻ hung dữ, hiểm độc của thạch trận sông Đà, tác giả
càng khắc họa sinh động sự từng trải, vẻ mưu trí, tinh thần kiên cường dũng cảm, phong thái
ung dung và tài nghệ của người lái đò.
- Tác giả còn sử dụng vốn từ ngữ phong phú, sống động giàu chất tạo hình, đầy cá tính, phù
hợp với đối tượng được miêu tả. Nhà văn có những từ dùng rất mới mẻ, lối nhân hóa độc
đáo, những ví von so sánh, liên tưởng chính xác, thú vị “ông đò nắm chặt lấy bờm sóng”
“cưỡi đến cùng như là cưỡi trên lưng hổ”...
VII/ VIỆT BẮC – TỐ HỮU
1.Tác giả
- Tố Hữu ( 1920- 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê quán: xã Quảng Thọ,
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Thời thơ ấu: Tố Hữu sinh ra trong một gia đình Nho học ở Huế - mảnh đất thơ mộng, trữ
tình còn lưu giữ nhiều nét văn hoá dân gian.
- Thời thanh niên: Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu
tranh trong các nhà tù thực dân.
- Thời kỳ sau CM tháng Tám: Tố Hữu đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt trận
văn hoá văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
2. Tác phẩm
- Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến, nơi đã
che chở đùm bọc cho Đảng, Chính Phủ, bộ đội trong suốt những năm kháng chiến chống
Pháp gian khổ.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương
được kí kết, hòa bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng.
- Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt
Bắc về thủ đô Hà Nội.
- Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. Nhân sự
kiện trọng đại này, Tố Hữu viết bài thơ Việt Bắc.
- Bài thơ được trích trong tập Việt Bắc (1947 - 1954)
VIII/ ĐẤT NƯỚC – NGUYỄN KHOA ĐIỀM
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm.
Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943 tại Phong Điền, Thừa Thiên Huế trong một gia đình trí
thức có truyền thống yêu nước và cách mạng.
- Trước 1975: Nguyễn Khoa Điểm hoạt động trong phong trào học sinh sinh viên thành
phố Huế, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ.
- Sau 1975 : Tiếp tục hoạt động chính trị, văn nghệ tại Huế, từng giữ các chức vụ quan trọng
trong lĩnh vực VH-VNghệ và TW Đảng.
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Thơ ông có sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng.
2. Hoàn cảnh sáng tác trường ca “Mặt đường khát vọng”.
Trường ca mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm
1971. in lần đầu 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm Miền Nam
về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hoà nhịp với
cuộc chiến đấu chống Đế quốc Mĩ xâm lược.
Đoạn trích Đất nước phần đầu chương V của trường ca là một trong những đoạn thơ hay
về đề tài Đất nước trong thơ hiện đại.
IX/ HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT -Lưu Quang Vũ
1 Tác giả: Lưu Quang Vũ (1948- 1988) là một tài năng đa dạng nhưng kịch là đóng góp xuất
sắc nhất. Ông được coi là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu, một trong những nhà soạn
kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại.
2. Tác phẩm:Hồn Trương Ba da hàng thịt là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu
Quang Vũ. Từ cốt truyện dân gian, nhà văn xây dựng một vở kịch hiện đại chứa đựng nhiều
vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng và triết lí sâu sắc. Vở kịch gồm 7 cảnh.Văn bản trích
trong SGK thuộc cảnh VII và là đoạn kết của vở kịch.
3. Nội dung :
- Hoàn cảnh trớ trêu của nhân vận Hồn Trương Ba: trú trong xác anh hàng thịt. Hồn
có nghiều thay đổi và ngày trở nên xa lạ với mọi người. Trước sự giễu cợt, tự đắc của Xác và
thái độ của người thân , Hồn càng thấm thía nỗi đau xót, trớ trêu, tuyệt vọng...
- Trương Ba không chấp nhận cảnh sống "bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo",
không sống nhờ vào người khác, muốn "được là tôi trọn vẹn". Điều đó thể hiện quan điểm :
con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà; sống thực cho ra con người quả
không hề đơn giản.
- Cái chết của cu Tị có ý nghĩa "mở nút". Hình dung cảnh mình nhập vào xác cu Tị
và tình thương mẹ con cu Tị khiến Hồn có thái độ dứt khoát "Không còn một cách nào
khác": kêu gọi Đế Thích trả linh hồn cho cu Tị, chấp nhận cái chết. Cái chết đó làm sáng
bừng nhân cách Trương Ba, là thông điệp về sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp và sự sống
đích thực.
4. Nghệ thuật :
- Sáng tạo cốt truyện dân gian;
- Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm; ngôn ngữ sinh động...
- Hành động của nhân vật phối hợp với hoàn cảnh, tính cách góp phần phát triển tình
huống kịch...
5.Ý nghĩa văn bản :
- Gửi gắm thông điệp : một trong những điều quý giá nhất của mỗi người là được
sống là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi. Sư sống chỉ thật sự có ý
nghĩa khi con người được sống trong sự hài hoà tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn; con người
phải biết đấu tranh để hoàn thiện nhân cách, vươn tới những giá trị cao quý.
- Phê phán những kẻ tự lấy cớ cho tâm hồn cao quý để lạm dụng, hưởng thụ với những
dục vọng tầm thường, giả dối.
X/ RỪNG XÀ NU ( Nguyễn Trung Thành)
1. Tác giả: Nguyễn Trung Thành là một trong các nhà văn trưởng thành qua hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mĩ. Tình yêu mảnh đất Tây Nguyên và sự hiểu biết sâu sắc cuộc
sống nơi đây đã giúp nhà văn sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, riêng biệt
và hấp dẫn. Nguyễn Trung Thành có nhiều tác phẩm giá trị viết về cuộc sống của đồng bào
các dân tộc trên mãnh đất này. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông trong giai đoạn kháng chiến
chống Mĩ là truyện ngắn "Rừng xà nu".
2. Khái quát tác phẩm:
Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965; đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội giải
phóng Trung Trung bộ(Số 2-1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh
hùng Điện Ngọc.
3. Nội dung, nghệ thuật:
a) Hình tượng cây xà nu:
+ Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của
người dân làng Xô Man.
+ Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận của nhân dân Tây Nguyên trong
chiến tranh CM. Vẻ đẹp , những thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu, những đặc tính
của xà nu…là hiện thân cho vẻ đẹp, những mất mát, đau thương, sự khát khao tự do và sức
sống bất diệt của dân làng Xô Man nói riêng, đồng bào Tây Nguyên nói chung.
b) Hình tượng nhân vật Tnú:
+ Là người gan góc, dũng cảm, mưu trí;
+ Có tính kỉ luật cao, trung thành với cách mạng;
+ Có một trái tim yêu thương và sôi sục căm thù: Sống rất nghĩa tình và luôn mang
trong tim ba mối thù: thù của bản thân, thù của gia đình, thù của buôn làng.
+ Cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng của Tnú điển hình cho con
đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời
đại: phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng; đấu tranh vũ trang là
con đường tất yếu để tự giải phóng.
c) Hình tượng rừng xà nu và Tnú có mối quan hệ khăng khít, bổ sung cho nhau.
Rừng xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con người biết hi sinh như T nú; sự
hi sinh của những con người như Tnú góp phần là cho những cánh rừng mãi mãi xanh tươi.
4/ Nghệ thuật :
- Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên; ở ngôn
ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật.
- Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang
những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu(cụ Mết; T nú, Dít...)
- Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu-một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc-tạo nên
màu sắc sử thi và lãng mạn bay bổng cho thiên truyện.
- Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm,

5/ Ý nghĩa văn bản:
- Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây
Nguyên nói riêng, đất nước, con người VN nói chung trong cuộc đấu tranh GP dân tộc;
- Khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không
có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.

You might also like