You are on page 1of 31

TỔNG KẾT

Nguyễn Anh Quân


Các tác phẩm đã học
• TÂY TIẾN_Quang Dũng
• VIỆT BẮC_Tố Hữu
• ĐẤT NƯỚC_Nguyễn Khoa Điềm
• SÓNG_Xuân Quỳnh
• NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ _Nguyễn Tuân
• AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?_Hoàng Phủ Ngọc Tường
TÂY TIẾN
QUANG DŨNG
QUANG DŨNG

• Vị trí: Là một nghệ sĩ đa tài, làm thơ, viết văn, vẽ


tranh và soạn nhac.
• Phong cách nghệ thuật: một hồn thơ phóng khoáng,
hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Thơ giàu chất nhạc và
chất họa.
Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác: Viết vào năm 1948, ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây) khi Quang
Dũng đã chuyển sang đơn vị khác.
Xuất xứ: Được in trong tập “ Mây đầu ô”.
1. Giá trị nội dung
• Cả bài thơ là nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với đơn vị Tây Tiến: Nhớ
những chặng đường hành quân với bao gian khổ , thiếu thốn, hi sinh mất mát
mà vẫn có nhiều kỉ niệm đẹp, thú vị, ấm áp; nhớ những đồng đội Tây Tiến
anh hùng…
• Qua đó, tác giả đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến hào
hùng, hào hoa và vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên miền Tây tổ quốc
• => Chất lãng mạn bi tráng là vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính cách
mạng trong thơ Quang Dũng.
Tác phẩm
2. Giá trị nghệ thuật
• Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, đậm chất bi tráng
• Nhiều sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu:
 Hình ảnh thơ sáng tạo mang sắc thái thẩm mĩ phong phú
 Ngôn ngữ thơ đa sắc thái, phong cách; ( trang trọng, cổ kính; sinh động gợi
tả gợi cảm…), có những kết hợp từ độc đáo ( nhớ chơi vơi , Mai Châu mùa
em…), tên địa danh vừa cụ thể xác thực vừa gợi cảm giác lạ lẫm..
 Giọng điệu: Khi tha thiết bồi hồi, khi hồn nhiên vui tươi, khi bâng khuâng
man mác, khi trang trọng, khi trầm lắng…
=> Được xem là một thi phẩm xuất sắc, gần như đạt đến sự toàn bích về nghệ
thuật.
02
VIỆT BẮC
Tố Hữu
TỐ HỮU
● Vị trí: là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại.
● Phong cách nghệ thuật;
-Về nội dung
+ Đậm chất trữ tình chính trị: lẻ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn.
+ Đậm tính sử thi.
-Về nghệ thuật:
+ Đậm tính dân tộc:
/Thể thơ: thành công khi vận dụng thể thơ truyền thống.
+ Ngôn ngữ:
/Sử dụng từ ngữ quen thuộc.
/Phát huy cao độ tính nhạc.
+Giọng thơ;
/Tâm tình đằm thắm, chân thành.
/Lối xưng hô quen thuộc.
/Chất Huế.
Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác:


Từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, nhân cuộc chia tay mang
tầm vóc lịch sử này Tố Hữu đã sáng tác ra bài thơ.
Xuất xứ: Thuộc tập “ Việt Bắc”.
+ Đoạn trích thuộc phần đầu văn bản.
Tác phẩm
1. Giá trị nội dung
– Bài thơ thể hiện tình cảm lưu luyến , bịn rịn của những người cán bộ Cách Mạng
về xuôi với đồng bào Việt Bắc và đó cũng là tình cảm của người dân Việt Bắc với
cán bộ Cách Mạng.
– Bài thơ khẳng định tình nghĩa thủy chung gắn bó, tình cảm uống nước nhớ
nguồn của những cán bộ Cách Mạng đối với thủ đô kháng chiến, quê hương Cách
Mạng và người dân VN.
– Tác phẩm thể hiện cái nhìn khái quát của nhà thơ về chín năm kháng chiến hào
hùng của dân tộc ta.
Tác phẩm
2. Giá trị nghệ thuật
● Bài thơ được viết dưới thể thơ lục bát
● Bài thơ được viết với nối kết cấu đối đáp thường gặp trong ca dao dân ca.
● Bài thơ sử dụng cách ví von so sánh thường gặp trong văn học dân gian.
● Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói của quần
chúng nhân dân.
● Hình ảnh chân thực, cụ thể.
ĐẤT NƯỚC
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
NGUYỄN KHOA ĐIỀM

• VỊ TRÍ: là một trong những nhà thơ tiêu biểu thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng
thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mĩ.

• PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT; thơ Nguyễn Khoa Điềm hấp dẫn bởi sự
kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người tri thức về đất
nước, thơ của ông mang đậm chất trữ tình-chính luận.
TÁC PHẨM
Hoàn cảnh sáng tác:
Hoàn thành vào 12-1971 tại chiến khu Trị - Thiên khi cuộc kháng chiến chống
Mỹ diễn ra ác liệt.
Xuất xứ: Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”.
+ Đoạn trích thuộc phần đầu chương V của trường ca.
1. Giá trị nội dung
Thể hiện những nhận thức, khám phá mới mẻ về Đất Nước của tuổi trẻ thành
thị miền Nam trong thời chống Mỹ. Trên nền văn hoá dân gian vững chắc, tác
giả đã hướng sự tìm tòi, suy ngẫm tới nhiều bình diện như lịch sử, địa lý, phong
tục,…để làm nổi bật tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân và gợi ý thức trách
nhiệm của mỗi người trước vận mệnh của Đất Nước.
Tác phẩm
2. Giá trị nghệ thuật
• Tác giả lựa chọn thể thơ tự do, phóng khoáng không bị bó buộc về số chữ
trong một câu, số câu trong một bài vừa tạo ra nét độc đáo về hình thức cho
bài thơ, vừa là cơ hội để dòng chảy của cảm xúc được phát triển một cách tự
nhiên.
• Sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian với đa dạng các thể loại: từ phong
tục - tập quán sinh hoạt của nhân dân đến các thể loại của văn học dân gian
như ca dao - dân ca, truyện cổ tích, truyền thuyết, sự tích,...Điều đặc biệt là
tác giả sử dụng một cách sáng tạo, không trích dẫn nguyên văn mà chỉ trích
một vài từ nhưng người đọc cũng có thể hiểu về thi liệu dân gian ấy.
• Giọng thơ trữ tình - chính luận, là sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy
tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người.
SÓNG
XUÂN QUỲNH
XUÂN QUỲNH

• VỊ TRÍ; là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ nhà thơ trẻ
trưởng thành trong thời kì chống mĩ.

• PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT; thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm
hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và
luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.
Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác:
Hoàn thành vào ngày 29-12-1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm
Điền (Thái Bình).
Xuất xứ: In trong tập “Hoa dọc chiến hào”(1968).
1. Giá trị nội dung
• Dựa vào việc quan sát, chiêm nghiệm về những con sóng trước biển cả mênh
mông, Xuân Quỳnh đã phát hiện ra những cung bậc đa dạng, phức tạp của
cảm xúc trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.
• Niềm khao khát về tình yêu, hạnh phúc của một người phụ nữ vừa truyền
thống, vừa hiện đại trong tình yêu.
Tác phẩm
2. Giá trị nghệ thuật
• Thể thơ năm chữ tạo âm điệu sâu lắng, dạt dào, như âm điệu của những con
sóng biển và cũng là sóng lòng của người phụ nữ khi yêu.
• Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng khoáng và cách gieo vần, phối âm độc đáo,
giàu sức liên tưởng
• Giọng thơ vừa thiết tha, đằm thắm, vừa mãnh liệt sôi nổi, vừa hồn nhiên, nữ
tính.
• Xây dựng hình ảnh ẩn dụ - với hình tượng sóng, vừa mang nghĩa thực, vừa
mang nghĩa ẩn dụ.
• Bài thơ sử dụng các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, đối lập - tương phản,...
NGƯỜI LÁI
ĐÒ SÔNG ĐÀ
NGUYỄN TUÂN
NGUYỄN TUÂN
Vị trí: Là một trong những tác gia lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Phong cách nghệ thuật: tài hoa, độc đáo, uyên bác.
• Tiếp cận thế giới nghiêng về phương diện thẩm mĩ, văn hóa.
• Tiếp cận con người nghiêng về phương diện tài hoa, nghệ sĩ.
• Quan niệm về cái đẹp phải là những hiện tượng đập mạnh vào giác quan
nghệ sĩ dù là thiên nhiên, xã hội hay con người.
• Nghiêm ngặt về câu chữ, tính nghệ thuật độc đáo từ chủ đề, kết cấu đến
dùng từ.
Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác: Nhân chuyến đi thực tế lên Tây Bắc, chuyến đi mà ông gọi
là tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên và thứ vàng mười đã qua thử lửa trong
tâm hồn của người lao động.
Xuất xứ: In trong tập “Sông Đà”(1960).
1. Giá trị nội dung
Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say
đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa
kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người
lao động bình dị ở miền Tây Bắc
• Một con sông “hung bạo” Và “Trữ tình”
• Một người lái đò tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người Tây Bắc tài trí dũng
cảm trong lao động.
Tác phẩm
2. Giá trị nghệ thuật
• Đậm chất tài hoa uyên bác
• Tác phẩm giàu chất thông tin, thời sự. Tác giả đã huy động vốn tri thức
chuyên môn của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau
• Lối so sánh liên tưởng độc đáo.
• Ngôn ngữ giàu có, tinh tế hiện đại, giàu cảm xúc, đậm chất tạo hình, rất sắc
sảo
Ai đã đặt tên
cho dòng sông?

HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG


HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Vị trí: Là một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế và có vốn
hiểu biết sâu rộng trên mọi lĩnh vực.
Phong cách nghệ thuật: là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ
tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức
phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý... Tất cả được thể hiện qua lối
hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.
Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác: Viết tại Huế, ngày 4-1-1981.
Xuất xứ: In trong tập sách cùng tên(1986), trích phần thứ nhất.
1. Giá trị nội dung
• Bài kí ngợi ca dòng sông Hương và rộng hơn là vùng đất cố đô Huế đẹp thơ
mộng hữu tình, ca ngợi lịch sử vẻ vang của Huế, ca ngợi văn hóa và tâm hồn
người Huế.
• Tác giả coi sông Hương là biểu tượng cho tất cả những gì là vẻ đẹp của
cảnh và người đất đế đô này.
• Bài kí chứng tỏ sự gắn bó máu thịt, tình yêu thiết tha với Huế và một vốn
hiểu biết sâu sắc về nền văn hóa đất cố đô của tác giả.
Tác phẩm
2. Giá trị nghệ thuật
• Đọan trích là đoạn văn xuôi súc tích và đày chất thơ về sông
Hương. Nét đắc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những
cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết phong phú về
văn hóa, lịch sử, địa lí và một trí tưởng tượng sáng tạo độc đáo.
• Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa
MỘT SỐ MẪU MỞ BÀI, KẾT BÀI
Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm thu hútmọi
thế hệ? Đó chẳng phải là văn học hay sao. Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời
cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cả
những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà văn/nhà thơ……
để tác phẩm ……., đặc biệt là đoạn trích ………còn vấn vương trong trái tim
biết bao bạn đọc.

Nếu phải tìm bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Bởi chỉ khi đến
với văn chương, người nghệ sĩ mới được tự do để trái tim dẫn dắt, được thể hiện
quan niệm của chính mình và rồi mang đến cho người đọc biết bao giai điệu
cảm xúc với nhiều cung bậc. Và tác giả….. đã để tác phẩm …….. của mình là
nốt ngân đầy sáng tạo trong bản hòa tấu của văn học, đặc biệt là đoạn trích…..
• Những năm tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biến động. Những tác phẩm
B của nhà văn/nhà thơ A mãi là bông hoa không tuổi tựa mùa xuân không
ngày tháng đã ghi lại quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một
thuở. Vẻ đẹp của con người Việt Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc và
góp phần làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian.
• Khép lại những trang văn/trang thơ ấy, trong lòng bạn đọc vẫn bồi hồi bao
cảm xúc. Tác giả A đã gieo vào lòng chúng ta bao cảm xúc dạt dào không chỉ
cho hôm nay mà còn mãi mai sau về (vấn đề nghị luận). Chính điều đó đã tạo
nên sức sống bất diệt cho tác phẩm, làm cho người đọc càng yêu thế giới văn
học hơn.
• . (Vấn đề nghị luận) trong tác phẩm B có lẽ chính là nét vẽ đẹp nhất mà người
nghệ sĩ A đã tạo nên trong sự nghiệp sáng tác của mình. Dù cho ở quá khứ,
hiện tại hay tương lai, tác phẩm B vẫn sống mãi với thời gian. Thật đúng với
lời nhận định: “Văn học nằm ngoài mọi sự băng hoại, mình nó không chấp
nhận quy luật của cái chết”.
THANK YOU
<

You might also like