You are on page 1of 3

Là thế hệ nhà thơ trường thành trong thời kì kháng chiến chống mĩ cứu nước, cái tên

Nguyễn Khoa Điềm nổi lên như một vì sao tinh tú trên bầu trời thi ca Việt Nam hiện đại.
Thơ ông hấp dẫn say đắm người đọc nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa xúc cảm sâu
sắc và giàu chất suy tư lắng đọng hướng về đất nước nhân dân, cách mạng . Nguyễn
Khoa điềm đã thành công trong việc sáng tác đề tài hướng về đất nước , tiêu biểu là
trường ca mặt đường khát vọng trong đó có cả đoạn trích đất nước. Nổi bật trong
đó( vde nghị luận ).

KQchung: Đoạn trích thuộc phần đầu chương V của trường ca mặt đường khát vọng
được Nguyễn Khoa Điềm viết ở chiến khu Trị- Thiên 1971 in lần đầu năm 1974.Bản
trường ca hướng đến sự thức tỉnh thế hệ trẻ của các thành thị ở miền nam việt nam về
sứ mệnh của thế hệ mình với đất nước nhân dân trong cuộc chiến tranh vệ quốc . Tư
tưởng chủ đạo chi phối toàn bộ đoạn trích là tư tưởng “ đất nước của nhân dân”.42 câu
thơ đầu tác giả đưa ra hình ảnh đất nước gần gũi gắn bó , làm nên cuộc sống nhân dân .
Còn 48 câu sau là nhân dân làm nên đất nước lao động xây dựng chiến đấu bảo vệ đất
nước. Tác giả đã sử dụng nhiều thi liệu thi tứ của văn học dân gian sử dụng như chất
liệu để gửi gắm tư duy hiện đại . Điều đó thể hiện rõ thông qua một cuộc trò chuyện tâm
tình giữa một đôi thanh niên nam nữ yêu nhau thời kháng chiến chống mĩ qua đó làm nổi
bật tính chất tản mạn ngẫu hứng của câu chuyện

Sóng: Là thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống mĩ cứu nước, cái
tên Xuân Quỳnh như một vì sao chói lòa , lung linh trên bầu trời thi ca Việt Nam , được
mệnh danh là nữ hoàng của thơ ca tình yêu. Thơ của bà hấp dẫn say đắm người đọc
nhờ tiếng thơ giàu trắc ẩn đằm thắm dịu dàng , một trái tim phụ nữ đôn hậu . Đề tài tình
yêu trong thơ của Xuân Quỳnh luôn thể hiện khát khao mãnh liệt hướng về tình yêu và
hành phục đời thường, luôn có cảm giác mong manh ,bất ổn ,cảm giác bất an ,dự cảm lo
âu về sự ngắn ngủi của tình yêu của cuộc đời. Xuân quỳnh đã thành công trong mảng đề
tài này, tiêu biểu là trong số đó là bài thơ sóng

Sóng là một trong những bài thơ hay nhất của Xuân Quỳnh về đề tài thơ tình yêu, bài thơ
được Xuân Quỳnh viết năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền, in
trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).bài thơ thể hiện chân thực tinh tế vẻ đẹp tâm hồn
người phụ nữ luôn khao khát được yêu thương gắn bó, một trái tim luôn trăn trở lo âu,
một tấm long luôn mong được hi sinh, dâng hiến cho tình yêu. Toàn bộ bài thơ là sự vân
động và phát triển song hành của hai hình tượng : song và em. Em là cái tôi trữ tình của
nhà thơ , là hình tượng được miêu tả trong những cung bậc cảm xúc khác nhau của tình
yêu, Sóng là hình tương nghệ thuật được Xuân Quỳnh tạo ra để diễn ta những cảm xúc,
tâm trạng , sắc thái tình cảm vừa phong phú vừa phức tạp trong trái tim của người phụ
nữ rạo rực, khát khao yêu thương. Sóng chính là hình ảnh ẩn dụ cho trái tim của người
phụ nữ đang yêu. Hai hình tượng ấy khi phân đôi để soi chiếu sự tương đồng,khi hòa
nhập để âm vang cộng hưởng.

Người lái đò sông đà:

Nguyễn Tuân là tác giả lớn của văn học hiện đại Việt Nam với những thành tựu xuất sắc
ở cả hai giai đoạn trước và sau năm 1945. Sáng tác của ông mang phong cách riêng độc
đạo làm nổi bật chất tài hoa uyên bác. Phong cách nghệ thuật của ông trước năm 1945
hướng đến những nhân vật tài hoa , uyên bác mang tính chất xuất chúng đặc tuyển nên
thường cô độc lẻ loi trước cuộc đời còn sau năm 1945 chủ yếu khắc họa những con
người lao động bình thường trong cuộc sống đời thường giỏi giang điêu luyện trong
nghề nghiệp của mình đều có thể coi là con người tài hoa nghệ sĩ. Nguyễn Tuân là một
nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, quan sát , khám phá, miêu tả thế giới con người ở
phương diện văn hóa , thẩm mĩ. (nêu vde nghị luận)

Người lái đò sông đà là tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân, tác phẩm là kết quả của
chuyến đi gian truân, hứng thú, một phần để hưởng ứng chủ trương vận động nhân dân
miền xuôi đi xây dựng kinh tế mới ở Tây Bắc , vận động các văn nghệ sĩ đến với Tây Bắc
để tìm kiếm cảm hứng sáng tác. Đồng thời để thỏa mãn khát khao xê dịch của tác giả cả
đời đi tìm kiếm cái đẹp để miêu tả tôn vinh chiêm ngưỡng. Nguyễn Tuân đến với tây bắc
để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên tây bắc , thứ vàng mười đã qua thử lửa trong tâm
hồn tính cách của con người lao động tây bắc chiến thắng mọi thử thách , gian truân bởi
khắc nghiệt của thiên nhiên trong cuộc sống lao động hàng ngày. Tác phẩm được sáng
tác trong gd 1958-1960 . in trong tập sông đà ( 1960). Hai lời đề từ lần lượt xuất hiện ở
đầu tác phẩm, lời đề từ thứ nhất đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông đây là câu cảm ca
ngợi vẻ đẹp thể hiện cảm hứng chủ đạo niềm ngưỡng mộ , ngợi ca vẻ đẹp của thiên
nhiên và con người tây bác. Đến với lời đề từ thứ 2 Chúng thủy giai đông tẩu/ đà giang
độc bắc lưu mượn câu thơ xưa tác giả đã tô đậm sự độc đáo của song đà : mọi dòng
sông đều chảy về hướng đông, riêng dòng sông đà đi về phía bắc qua tô đậm phong
cách nghệ thuật trong thơ nguyễn tuân, thế giới nghệ thuật của ông thường chỉ dung
nạp những điều phi thường, tuyệt mĩ, tạo cho mình một phong cách riêng không lặp lại
ai hay chính bản than mình

You might also like