You are on page 1of 7

Tây Tiến

1. Nhận xét về cảm hứng lãng mạn trong thơ Quang Dũng trong đoạn 1
* Khái niệm cảm hứng lãng mạn
Cảm hứng lãng mạn trong văn học chính là cảm hứng khẳng định cái tôi tràn đầy cảm xúc,
hướng về lí tưởng. Nó đi tìm cái đẹp trong những cái khác lạ, phi thường độc đáo, vượt lên
những cái tầm thường, quen thuộc của đời sống hàng ngày, nó đề cao nguyên tắc chủ quan để
phát huy cao độ sức mạnh của trí tưởng tượng liên tưởng. Cảm hứng lãng mạn luôn tìm đến
cách diễn đạt khoa trương, phóng đại, đối lập với ngôn ngữ giàu tính biểu cảm và tạo được ấn
tượng mạnh mẽ.
+ Cảm hứng lãng mạn đã trở thành cảm hứng chủ đạo trong văn học VN giai đoạn 45-75, nó đã
nâng đỡ con người có thể vượt lên mọi thử thách trong máu lửa của chiến tranh gian khổ để
hướng đến ngày chiến thắng.
* Sự thể hiện cảm hứng lãng mạn trong đoạn thơ:
+ Cảm hứng lãng mạn thể hiện đậm nét trước hết ở cái tôi của tác giả- Quang Dũng. Đầu tiên là
phải nói đến nỗi nhớ của nhà thơ đối với đoàn quân Tây Tiến.
+ Thiên nhiên nơi vùng núi Tây Bắc qua ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng có vẻ đẹp đa
dạng, vừa độc đáo, vừa hùng vĩ dữ dội, vừa thơ mộng trữ tình, vừa hoang sơ mà ấm áp, làm say
lòng người.
+ Những cuộc hành quân gian khổ qua những chặng đường núi non hiểm trở, thử thách ghê
gớm với các chiến sĩ Tây Tiến vốn là những thanh niên đất Hà thành lần đầu tiên đến Miền
Tây. Các tên bản, tên mường như Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch… được nhắc
đến không chỉ gợi bao nỗi nhớ vơi đầy mà còn để lại nhiều ấn tượng về sự xa xôi, heo hút,
hoang sơ.
+ Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến còn thể hiện đậm nét trong bút pháp lãng mạn
được sử dụng tài tình của tác giả. Những thủ pháp như cường điệu, đối lập được sử dụng rộng
rãi, sáng tạo đã tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hào hùng, hùng vĩ và
cái tuyệt mĩ của con người và thiên nhiên của người lính Tây Tiến và thiên nhiên Tây Bắc.
* Nhận xét về ý nghĩa của cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến:
Cảm hứng lãng mạn giúp tác giả khắc hoạ vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, sự hi sinh bi tráng của
người lính Tây Tiến cùng vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên miền Tây, tạo nên một tác
phẩm độc đáo trong thơ ca thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Nhận xét về cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong thơ Quang Dũng trong
đoạn 3
* Khái niệm cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng
- Cảm hứng lãng mạn trong văn học chính là cảm hứng khẳng định cái tôi tràn đầy cảm xúc,
hướng về lí tưởng. Nó đi tìm cái đẹp trong những cái khác lạ, phi thường độc đáo, vượt lên
những cái tầm thường, quen thuộc của đời sống hàng ngày, nó đề cao nguyên tắc chủ quan để
phát huy cao độ sức mạnh của trí tưởng tượng liên tưởng. Cảm hứng lãng mạn luôn tìm đến
cách diễn đạt khoa trương, phóng đại, đối lập với ngôn ngữ giàu tính biểu cảm và tạo được ấn
tượng mạnh mẽ.
- Tinh thần bi tráng
Tinh thần bi tráng trong tác phẩm văn học được thể hiện ở việc không né tránh hiện thực; miêu
tả cái bi, tức cái gian khổ, đau thương của hiện tại nhưng không phải là bi lụy mà là tráng lệ,
hào hùng. Cái bi thường được biểu hiện ở giọng điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ hào hùng.
*Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong đoạn thơ
- Cảm hứng lãng mạn được thể hiện trong việc hướng tới những cái đẹp, những cái lạ, những
cái khác thường trong cuộc sống hàng ngày hay tô đậm cái phi thường. Như việc khắc họa
ngoại hình, vẻ đẹp tâm hồn, ý chí, lí tưởng.
+ Tinh thần bi tráng thể hiện ở chỗ lời thơ không hề né tránh cái bi, thường đề cập đến cái chết,
nhưng đó không phải là cái chết bi lụy mà là cái chết hào hùng, mãnh liệt, cái chết của người
chiến sĩ nhẹ tựa lông hồng. Cái chết như đi vào cõi bất tử.
+ Hình ảnh gợi lại những hiện thực đau thương như hình ảnh người lính “không mọc tóc, quân
xanh màu lá” những nấm mồ “rải rác biên cương” càng nhân lên cảm xúc bi thương đó, nhưng
cách nói, cách dùng từ và thủ pháp đối lập mà nhà thơ sử dụng đã khiến cái bi thương mờ đi.
* Nhận xét:
Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng luôn gắn bó với nhau, nâng đỡ nhau, cộng hưởng với
nhau làm nên vẻ đẹp độc đáo của chân dung người lính Tây Tiến nói riêng, của bài thơ nói
chung.

Đất Nước
*Nhận xét chất trữ tình trong đoạn trích Đất Nước
- Chất trữ tình trước hết thể hiện qua tấm lòng yêu nước nồng nàn, sâu sắc của nhà thơ. Nó chi
phối toàn bộ cảm hứng nghệ thuật của ông
- Yêu nước đó chính là yêu văn hóa, thiên nhiên, con người lao động- chủ nhân của lịch sử Đất
Nước
- Niềm tự hào sâu sắc trước vẻ đẹp tự nhiên, vẻ đẹp do nhân dân sáng tạo ra
- Bộc lộ qua cách cảm nhận độc đáo, mới lạ,hình ảnh gần gũi, thân thuộc, qua giọng điệu nhẹ
nhàng, tha thiết, tâm tình, qua việc vận dụng chất liệu văn hóa dân gian…
=>Yếu tố trữ tình làm cho đoạn thơ có sức lay động mạnh mẽ, truyền cảm ,biến tư tưởng quan
niệm, nhận thức thành cảm hứng nghệ thuật.
*Nhận xét về chất chính luận trong đoạn trích Đất Nước
- Chất chính luận trong đoạn trích được thể hiện qua việc thức tỉnh ý thức dân tộc của mỗi người
dân đặc biệt là của thế hệ trẻ miền Nam để phá tan âm mưu của Mĩ- Ngụy
- Khẳng định vấn đề lớn “ Đất Nước này là của Nhân Dân”
- Chất chính luận còn được thể hiện qua việc cảm nhận độc đáo, mới mẻ toàn diện của tác giả về
Đất Nước ở nhiều phương diện: văn hóa, địa lí, lịch sử ..
- Giúp cho mỗi người thấm sâu lòng yêu nước, tự hào dân tộc.Từ đó ý thức được trách nhiệm của
mình với Đất Nước
Việt Bắc
1. Nhận xét về tính trữ tình - chính trị trong thơ Tố Hữu.
* Khái niệm thơ trữ tình - chính trị
 - Thơ chính trị: Là thơ trực tiếp đề cập đến những vấn đề chính trị, những sự kiện chính trị
nhằm mục đích tuyên truyền, cổ động. Chính vì thế, thơ chính trị thường có nguy cơ rơi vào
khô khan, áp đặt.
-   Tuy nhiên, cái gốc của thơ nói chung, thơ Tố Hữu nói riêng vẫn là trữ tình. Trữ tình là bộc lộ
trực tiếp ý thức, tình cảm, cảm xúc của con người đối với thế giới và nhân sinh.
* Tính trữ tình - chính trị được thể hiện qua đoạn thơ:
    - Chất chính trị:
   + Đoạn thơ đề cập đến một sự kiện lịch sử có ý nghĩa lớn với cả dân tộc: Trung ương Đảng
và chính phủ rời căn cứ địa Việt Bắc để trở về Hà Nội sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm
1954. Cuộc chia tay giữa “mình” và “ta” trong đoạn thơ thực chất là cuộc chia tay giữa đồng
bào Việt Bắc với người cán bộ kháng chiến, thể hiện mối quan hệ thắm thiết giữa quần chúng
nhân dân với cách mạng, với Đảng. Đây là một tình cảm lớn lao, mang tính chính trị, nó khác
với những tình cảm riêng tư, cá nhân.
+ Cảm hứng chủ yếu của đoạn thơ là cảm hứng ân tình cách mạng, niềm biết ơn sâu sắc với
Đảng, Bác Hồ, với căn cứ địa Việt Bắc. Kỉ niệm được nhắc đến là kỉ niệm về một thời cách
mạng, một vùng cách mạng.
- Tính trữ tình: 
+  Đoạn thơ được viết với kết cấu đối đáp giữa “mình” và “ta” trong một cuộc chia tay quyến
luyến bịn rịn. Đó là cách xưng hô thân mật thường thấy trong ca dao, dân ca, là lời xưng hô
trong tình yêu. lứa đôi, nghe tha thiết, bâng khuâng. Cuộc chia tay lớn mang ý nghĩa lịch sử
trọng đại bỗng mang dáng dấp của cuộc biệt li giữa đôi lứa yêu nhau.
+ Nội dung đoạn thơ: Thể hiện tình cảm lưu luyến, nhớ thương tha thiết của người đi - kẻ ở sau
15 năm gắn bó.
*Nhận xét:
Đoạn thơ nói riêng, bài thơ nói chung có sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa chất chính trị
và tính trữ tình. Tố Hữu viết về những vấn đề chính trị bằng tình cảm mộc mạc, chân thành, tạo
nên những vần thơ có sức rung cảm sâu xa. “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị đạt đến trình độ rất
đỗi trữ tình” (Xuân Diệu).
2. Nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu
* Khái niệm tính dân tộc
- Tính dân tộc có thể được hiểu là những đặc điểm nổi bật của cộng đồng người  có chung lãnh
thổ, ngôn ngữ, phương thức và chế độ chính trị trải qua một thời kì lịch sử lâu dài. Tính dân tộc
không bộc lộ một cách rõ ràng, cụ thể thành yếu tố hữu hình mà nó thấm vào trong cảm xúc,
trong cách nhìn và phương thức thể hiện của tác phẩm. Một tác phẩm có tính dân tộc là tác
phẩm thể hiện được “tính cách dân tộc và cái nhìn dân tộc đối với cuộc đời”.
* Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua đoạn thơ
- Nội dung: Đoạn thơ đã làm sống lại vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc trong 4
mùa xuân, hạ, thu, đông. Thiên nhiên không chỉ có vẻ đẹp tự tại, không chỉ hé mở cho những
tâm hồn riêng lẻ mà gắn liền với quê hương đất nước với đời sống lao động và chiến đấu, với
sinh hoạt, với những vui buồn của mỗi người Việt Nam. Bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt
Bắc được xem là một trong những bức họa đẹp nhất của núi rừng và con người Việt Bắc.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát
+ Cách nói "mình – ta" và lối đối đáp của ca dao - dân ca, tạo nên một giọng thơ ngọt ngào
thương mến, qua đó thể hiện những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của dân tộc.
+ Ngôn ngữ giản dị, trong sáng; hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc.
+ Đoạn thơ giàu tính nhạc bởi cách gieo vần, nhịp điệu chậm rãi
*Nhận xét: Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, đỉnh cao của thơ ca cách mạng Việt Nam. Một
trong những yếu tố làm nên sức sống lâu bền của thơ Tố Hữu chính là tính dân tộc. GS Nguyễn
Đăng Mạnh nhận định: “Sức hấp dẫn mạnh nhất của thơ Tố Hữu đối với công chúng đông đảo
là tính dân tộc, tính truyền thống đậm đà và nhuẫn nhuyễn.” Ông đã kế tục truyền thống thơ ca
dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội
dung và nghệ thuật thể hiện.

Sóng
* Nhận xét về quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh:
- XQ thể hiện 1 quan niệm tình yêu mang tính chất truyền thống. Biểu hiện cụ thể qua nỗi nhớ của
người phụ nữ đang yêu được ẩn dụ kín đáo qua hình tượng sóng. Tình yêu còn gắn liền với sự
chung thủy, với khát vọng về một mái ấm gia đình hạnh phúc.
- Bên cạnh đó, bài thơ thể hiện quan niệm mới mẻ hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu. Đó là
một tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa dạng: dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ. Người phụ nữ
khi yêu chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng
mình “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”, khao khát kiếm tìm một tình yêu lớn của
cuộc đời, dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của
cuộc đời, với khát khao được “tan ra” để hòa vào “biển lớn tình yêu”.
- Hai quan niệm này không đối lập mà bổ sung cho nhau làm nên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ
nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng.
- Quan niệm ấy thể hiện qua thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu mang âm điệu của sóng, hình ảnh ẩn
dụ của “sóng” mang tính chất biểu tượng.
=>Quan niệm ấy đã góp phần tạo nên thành công cho thi phẩm, tạo dấu ấn trong phong cách thơ
XQ, qua đó người đọc thấy được khát vọng tình yêu cao đẹp là khát vọng sống vô cùng nhân văn.
Người lái đò sông Đà
1. Phong cách tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân.
- Tác phẩm “NLĐSĐ” là sự tiếp nối trong dòng tác phẩm phụng sự cho chủ nghĩa “xê dịch”
và khát vọng “suốt đời đi tìm cái đẹp” của Nguyễn Tuân từ trước CMT8. Qua tác phẩm, một lần
nữa Nguyễn Tuân đã chứng tỏ trình độ bậc thầy trong ngôn ngữ tùy bút của mình đồng thời ông
tiếp tục chứng minh văn phong độc đáo, uyên bác của mình trong việc khắc họa nên những hình
tượng “có một không hai” trong lịch sử văn học VN.
- Nhưng điều đáng quý, đáng trân trọng trong cái tài hoa, uyên bác của nhà văn là việc lựa
chọn đối tượng sáng tác.
+ Vẻ đẹp của người lái đò lại là chất vàng mười ẩn sâu trong những tầng địa chất của nhân
dân lao động. Nhân vật ông đò có thể không thể chạm đến một khí thế “chọc trời quấy nước”, một
tài hoa tuyệt đỉnh hay một thiên lương trong ngần như Huấn Cao trong “CNTT” nhưng không vì
thế mà hình tượng ấy thua kém vẻ đẹp cao sang kia. Tất cả những phẩm chất, những vẻ đẹp của
ông đò là để phục vụ cho cuộc mưu sinh hay khái quát hơn là cho công cuộc xây dựng đất nước.
Chiến thắng vĩ đại của ông đò trước thủy quái SĐ vì vậy mà trở nên đơn giản, nhẹ nhàng như cái
cách mà nhà đò bàn về cá dầm xanh, cá anh vũ sau trận chiến ác liệt. Đó thật sự là vẻ đẹp của
cuộc sống đời thường – một vẻ đẹp rất đáng trân trọng trong công cuộc xây dựng XHCN ở miền
Bắc những năm đầu thập kỉ 60 của thế kỉ trước.
*“Cái tôi” của Nguyễn Tuân
- Giải thích khái niệm “cái tôi”
+ “Cái tôi” ở đây chính là phong cách nghệ thuật.
+Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ
thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng
tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc. Chỉ
những nhà văn tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng ấy thể
hiện ở các tác phẩm và được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn làm cho ta có thể
nhận ra sự khác nhau giữa nhà văn này với nhà văn khác. Trong các sáng tác của một nhà văn, cái
riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở
hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy. Phong cách của nhà văn cũng mang
dấu ấn của dân tộc và của thời đại.
- Nhận xét về “cái tôi” của Nguyễn Tuân thể hiện qua đoạn trích:
+Cái tôi tài hoa, uyên bác: vốn sống phong phú và trí tưởng tượng dồi dào tạo nên những trang
viết hết sức độc đáo và có giá trị nghệ thuật cao.
+Cái tôi với tài năng điêu luyện trong việc sử dụng ngôn từ.
+Cái tôi kín đáo thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết và niềm say mê, tự hào với thiên nhiên của
quê hương, xứ sở mình.
* Chỗ thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau Cách
mạng tháng Tám.
Nét chung:
– Nguyễn Tuân vẫn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.
– Vẫn là ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm, vận dụng tri thức tổng hợp của nhiều ngành văn hóa
nghệ thuật khác nhau trong miêu tả và biểu hiện.
– Vẫn sử dụng vốn ngôn từ hết sức tinh lọc, phong phú, độc đáo. Khả năng tổ chức câu văn xuôi
đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, biết co duỗi nhịp nhàng. Các phép tu từ được nhà văn
phối hợp vô cùng điêu luyện.
Nét khác biệt
– Trước Cách mạng tháng Tám, con người Nguyễn Tuân hướng tới và ca ngợi là những “con
người đặc tuyển, những tính cách phi thường”.
-Quan niệm cái đẹp chỉ có trong quá khứ gọi là “Vang bóng một thời” và tài hoa nghệ sĩ chỉ có ở
những con người xuất chúng như Huấn Cao, các ông cử, ông đồ,thuộc thời trước còn vương sót
lại
-Nguyễn Tuân là một người tài tử, thích chơi “ngông”, mắc bệnh ham mê thanh sắc, thích chiêm
ngưỡng, chắt chiu cái Đẹp và nhấm nháp những cảm giác mới lạ. Tìm cảm giác mạnh ở quá khứ
“Vang bóng một thời” ở “Chủ nghĩa xê dịch”, ở “Đời sống trụy lạc” (rượu, thuốc phiện,..)
– Sử dụng thể văn tuỳ bút, thiên về diễn tả nội tâm của cái tôi chủ quan. Sau Cách mạng tháng
Tám, nhân vật tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân có thể tìm thấy ngay trong cuộc chiến đấu, lao
động hàng ngày của nhân dân.
-Không đối lập quá khứ và hiện tại; cái đẹp có cả ở quá khứ hiện tại và tương lai; và tài hoa có
thể có ở cả nhân dân đại chúng.
-Tìm những hình tượng gây cảm giác mạnh ở những phong cảnh đẹp, hùng vĩ của thiên nhiên, đất
nước và ở những thành tích của nhân dân trong chiến đấu và xây dựng. -Vẫn dùng thể văn tuỳ bút,
nhưng có pha chất ký với bút pháp hướng ngoại để phản ánh hiện thực, ghi chép thành tích chiến
đấu và xây dựng của nhân dân.
– Cách mạng tháng Tám, nhà văn nhạy cảm với con người mới, cuộc sống mới từ góc độ thẩm mĩ
của nó. Nhưng không còn là một Nguyễn Tuân “nghệ thuật vị nghệ thuật” nữa. Ông đã nhìn cái
đẹp của con người là cái đẹp gắn với nhân dân lao động, với cuộc sống đang nẩy nở sinh sôi, đồng
thời lên án, tố cáo chế độ cũ, khẳng định bản chất nhân văn của chế độ mớ

Ai đã đặt tên cho dòng sông


Tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích trước hết là nhờ xúc cảm sâu lắng của tác giả in hằn trong
từng câu chữ. - Tính trữ tình được tổng hợp từ vốn hiểu biết sâu rộng về lịch sử, địa lý, văn hóa,
văn chương của Huế cùng với đó là tình yêu tha thiết với thành phố Huế thân yêu.
- Tính trữ tình thể hiện thông qua văn phòng súc tích, hướng nội, tinh tế, tài hoa.
- Biện pháp nghệ thuật sử dụng rất dày đặc như so sánh, nhân hóa,... gắn với liên tưởng bất ngờ,
sáng tạo ->Mang đến sự thích thú đặc biệt cho người đọc.
* Nhận xét chất trí tuệ trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Sông Hương đã được H.P.N.T cảm nhận từ nhiều góc nhìn, thể hiện sự hiểu biết sâu rộng về mọi
mặt: văn hóa, lịch sử, địa lí, văn học nghệ thuật…
- Nhà văn đã cung cấp cho người đọc một lượng thông tin đa dạng để hiểu sâu hơn về dòng sông
Hương và thiên nhiên, con người Huế.
- Chất trí tuệ của một cái tôi tài hoa, uyên bác
- Bồi dưỡng cho người đọc tình yêu với thiên nhiên con người xứ Huế mộng mơ

Vợ chồng A Phủ
* Bình luận ngắn gọn về cách nhìn con người của nhà văn Tô Hoài.
- Cái nhìn đồng cảm xót thương cho số phận bất hạnh của con người
- Cái nhìn tinh tế, có tính khám phá, phát hiện; cách nhìn cảm thông thấu hiểu; trân trọng yêu
thương và cảm phục (trong tận cùng nỗi đau con người vẫn có sức sống tiềm tàng, khát vọng
sống, khát vọng tự do mãnh liệt, không mất đi tình yêu thương con người). Cách nhìn ấy được chi
phối bởi thời đại mà nhà văn sống nhưng đó cũng là cách nhìn lạc quan mà mọi thời đại nên lấy
đó làm gương.
* Giá trị hiện thực:
- Phản ánh chân thực bức tranh đời sống của người nông dân miền núi trước cách mạng tháng
Tám bị áp bức, bóc lột.
- Bộ mặt tàn bạo của bọn phong kiến miền núi.
- Phản ánh chân thực những phong tục tập quán, hủ tục của người miền núi vùng Tây Bắc
* Giá trị nhân đạo:
- Niềm đồng cảm, thương xót của nhà văn trước số phận bất hạnh của Mị và A Phủ
- Tô Hoài đã lên tiếng tố cáo những tội ác dã man của bọn phong kiến thống trị và những hủ tục
lạc hậu.
⇒ Tô Hoài đã viết một bản cáo trạng đanh thép kết tội bọn phong kiến thống trị miền núi đã chà
đạp, tước đoạt không chỉ về sức lao động mà ác độc nhất, chúng đã dập tắt ngọn lửa ham sống ở
những con người vô cùng đáng sống
- Nhà văn đã phát hiện và ngợi ca những vẻ đẹp của con người vùng cao Tây Bắc
- Tô Hoài đã tìm ra một hướng giải thoát mới cho người nông dân miền núi
* Nhận xét về cảm hứng hồi sinh của Vợ chồng A Phủ
- Diễn biến tâm lí của Mị trong đoạn văn trên đã thể hiện cảm hứng hồi sinh của Vợ chồng A Phủ.
Đó là cảm hứng yêu thương trân trọng những con người luôn biết vươn lên thoát khổ bằng nghị
lực, bằng sự phản kháng mãnh liệt của bản thân.
- Với nguồn cảm hứng này, có thể xem Vợ chồng A Phủ là bài ca sự sống như nhà văn Nguyễn
Khải đã viết trong Mùa lạc: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những
gian khổ hi sinh, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu phải
có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”.

Vợ Nhặt
* Nhận xét: tư tưởng nhân đạo của nhà văn
- Xót thương cho cuộc đời đau khổ, tủi nhục, thân phận bèo bọt, bị rẻ rúng của người nông dân
trong nạn đói mà đặc biệt là thân phận người phụ nữ.
- Tố cáo tội ác của bọn Thực dân, phát xít, phong kiến tay sai đã gây ra nạn đói thảm khốc trong
lịch sử, đẩy nhân dân ta đến bờ vực của cái đói, cái chết.
- Phát hiện, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động: tình người cao đẹp, khát
vọng hạnh phúc gia đình, lạc quan và tin tưởng mãnh liệt vào cuộc sống.
- Liên hệ mở rộng: đúng như nhà văn Kim Lân đã nói “Khi viết về cái đói, thường mọi người ....”.
- Liên hệ so sánh với giá trị nhân đạo của các tác giả cùng viết về đề tài người nông dân (Tắt đèn,
Chí Phèo...)
- Nổi bật nhất trong giá trị nhân đạo của tác phẩm “VN” là niềm tin sâu sắc vào con người lao
động nghèo, tin vào bản năng sống, khát vọng sống mãnh liệt của họ. Tình cảm nhân đạo đó mới
mẻ hơn nhiều so với các tác phẩm cùng đề tài.

Chiếc thuyền ngoài xa


Thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
- Nghệ thuật không thể xa cách với hiện thực nhọc nhằn, cay cực của con người. Nghệ thuật phải
dành ưu tiên trước hết cho con người, phải góp phần giải phóng con người khỏi sự cầm tù của đói
nghèo, tăm tối và bạo lực.
-Người nghệ sĩ phải có tấm lòng biết trăn trở về số phận; phải nhìn cuộc đời sâu sắc, đa chiều,
không giản đơn, dễ dãi và và phải dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực.
-Không những vậy, một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là tác phẩm thể hiện được chiều sâu,
bản chất của hiện thực đằng sau cái vẻ ngoài đẹp đẽ, lãng mạn. Để làm được điều đó đòi hỏi
người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều, sâu sắc, toàn diện về hiện thực, phải có sự trải nghiệm và
quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ.

Hồn Trương Ba da hàng thịt


* Triết lí nhân sinh mà Lưu Quang Vũ gửi gắm qua nhân vật.
– Được sống là một điều may mắn, nhưng sống như thế nào mới quan trọng
– Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống là chính mình, có được sự hoà hợp giữa thể xác
và linh hồn, giữa bên trong và bên ngoài, giữa nội dung và hình thức trong một thể thống nhất
toàn vẹn chứ không phải là cuộc sống chắp vá, bất nhất: “bên trong một đằng, bên ngoài một
nẻo”.
– Trong cuộc sống chúng ta phải biết đấu tranh với sự dung tục tầm thường và chiến thắng nghịch
cảnh để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Có như vậy chúng ta mới được là chính mình toàn vẹn
– Cuộc sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người tìm thấy tình yêu thương, sự sẻ chia của những
người xung quanh, đặc biệt là những người thân yêu trong gia đình.

You might also like