You are on page 1of 5

ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN


A. VĂN BẢN:
I. THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM:
❖ MÙA XUÂN NHO NHỎ
- Tác giả: Thanh Hải (1930 – 1980)
+ Ông tham gia kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở chiến trường Trung Trung Bộ.
+ Ông là cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:
+ Được viết 11/1980 không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, là lời trăng trối của nhà thơ
đối với các thế hệ bạn đọc.
+ Bố cục:
· Khổ 1: Cảm xúc ngây ngất, say sưa của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên.
· Khổ 2,3: Niềm tự hào, sự tin tưởng của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân đất nước.
· Khổ 4,5: Ước nguyện chân thành và lẽ sống cao đẹp của nhà thơ.
· Khổ 6: Lời ca ngợi quê hương đất nước.
+ Nội dung: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất
nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất
nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
+ Nghệ thuật: thể thơ 5 tiếng, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều
hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, so sánh, ẩn dụ sáng tạo.
- Ý nghĩa nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”:
· Là hình ảnh ẩn dụ sáng tạo đặc sắc của nhà thơ.
· Là cách nói giản dị, khiêm nhường của một con người muốn đóng góp tất cả những gì
tốt đẹp nhất của mình cho quê hương, đất nước.
❖ VIẾNG LĂNG BÁC
- Tác giả: Viễn Phương (1928 – 2005)
- + Ông tham gia kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở chiến trường Nam Bộ.
- + Ông là cây bút có mặt sớm nhất trong lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam.
- Bài thơ Viếng lăng Bác:
+ Được viết vào tháng 4/1976 khi lăng Bác khánh thành, tác giả được vinh dự ra Hà Nội vào
viếng lăng Bác và đăng trong tập thơ “Như mây mùa xuân” của tác giả.
+ Bố cục:
· Khổ 1: Niềm xúc động, tự hào của tác giả khi đứng trước lăng Bác.
· Khổ 2: Lòng thành kính, thương nhớ của nhà thơ đối với Bác khi nhìn thấy dòng
người vào viếng Bác.
· Khổ 3: Nỗi đau xót tột bật của nhà thơ khi nhìn thấy Bác.
· Khổ 4: Tình cảm lưu luyến qua ước nguyện chân thành của nhà thơ trước khi trở về
miền Nam.
+ Nội dung: Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của
nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
+ Nghệ thuật: giọng điệu trang trọng, tha thiết, hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ
bình dị mà cô đúc.
+ Trình tự cảm xúc của tác giả được thể hiện trong bài thơ: niềm xúc động, tự hào; lòng
tôn kính, thương nhớ; nỗi đau xót và tình cảm lưu luyến.
+ Những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong bài thơ:
· Hàng tre xanh xanh Việt Nam → biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên trung của dân
tộc Việt Nam.
· Mặt trời trong lăng → ý chỉ Bác Hồ - người mang lại ánh sáng cách mạng cho dân tộc.
· Bảy mươi chín mùa xuân → chính là cuộc đời cao đẹp của Bác, Bác đã đem lại mùa
xuân của độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho dân tộc.
· Vầng trăng sáng dịu hiền → vừa cho thấy không khí trong lăng rất ấm cúng vừa thể
hiện tâm hồn cao đẹp sáng trong của Bác.
· Trời xanh là mãi mãi → sự trường tồn bất diệt của Bác trong lòng đất nước, trong lòng
dân tộc.
· Cây tre trung hiếu → lời hứa sẽ thực hiện tốt lời Bác dạy: trung với nước, hiếu với dân
và nguyện tiếp bước con đường cách mạng vẻ vang của Bác.
❖ SANG THU
- Tác giả: Hữu Thỉnh
- + Tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh
Phúc.
- + Năm 1963, ông gia nhập quân đội và bắt đầu viết thơ.
- + Thơ của ông ấm áp tình người, giàu sức gợi cảm, đậm chất triết lý.
- Bài thơ Sang Thu:
+ Được viết vào 1977, sau khi đất nước thống nhất 2 năm thể hiện những trăn trở của nhà
thơ về qui luật biến chuyển của thiên nhiên cùng những chiêm nghiệm về con người trước
những biến chuyển của cuộc đời.
+ Xuất xứ: trích từ tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố”.
+ Bố cục:
· Khổ 1: Cảm nhận tinh tế và sâu sắc của nhà thơ trước những tín hiệu báo thu về trong
thời khắc giao mùa.
· Khổ 2, 3: Những biến chuyển của đất trời trong buổi giao mùa từ hạ sang thu thật nhẹ
nhàng mà giao cảm gợi nhiều chiêm nghiệm về con người và cuộc sống.
+ Nội dung: Từ cuối hạ sang đầu thu đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự
biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu
sức biểu cảm trong bài Sang thu.
+ Nghệ thuật: hình ảnh giàu sức biểu cảm.
+ Ý nghĩa 2 câu thơ cuối:
· Nghĩa thực: miêu tả miêu hiện tượng “sấm”, hình ảnh “hàng cây” lúc sang thu.
· Nghĩa ẩn dụ:
+ Sấm: những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
+ Hàng cây đứng tuổi: con người từng trải dày dặn kinh nghiệm.
 Đối với những con người từng trải, dày dặn kinh nghiệm thì những vang động bất thường
của ngoại cảnh, của cuộc đời sẽ giúp cho họ vững vàng hơn, chín chắn hơn.
 NÓI VỚI CON
- Tác giả: Y Phương
+ Tên thật là Hứa Vĩnh Sước, sinh năm 1948, là người dân tộc Tày, quê ở Cao Bằng.
+ Thơ của ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình
ảnh của con người miền núi.
- Bài thơ Nói với con:
+ Bố cục:
 Phần 1: Lời cha tâm sự với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người là gia đình và
quê hương.
 Phần 2: Lời cha tâm sự với con về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình và
mong ước của cha.
+ Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù và sức
sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc mình. Từ đó giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp
tâm hồn của dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống và quê hương cùng
ý chí vươn lên trong cuộc sống.
+ Nghệ thuật: từ ngữ, hình ảnh giàu sức biểu cảm.
+ Cảm nhận về tình cảm của cha đối với con: yêu thương, trìu mến.
+ Điều lớn lao nhất mà cha muốn truyền cho con:
 Phải chung thủy, gắn bó với quê hương, có ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử
thách trong cuộc sống.
 Phải phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, tự tin vững bước trên đường đời.
II. TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM:
 NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI:
- Tác giả: Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn. Truyện của bà trước 1975 viết
về tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn, sau 1975 viết về những biến chuyển của đời sống xã
hội, con người trên tinh thần đổi mới.
- Tóm tắt truyện: Truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong: Nho, Thao, Phương Định trong
tổ trinh sát mặt đường ở vùng trọng điểm của Trường Sơn thời chống Mỹ. Công việc của họ vô
cùng nguy hiểm, luôn đối mặt với thần chết. Thế mà họ rất dũng cảm, thành thạo trong công
việc phá bom. Nho bị thương được đồng đội chăm sóc tận tình, chu đáo. Bỗng một cơn mưa đá
ập đến, cả ba đều hồi ức về tuổi thơ và quê nhà với những kỉ niệm đẹp.
- Vẻ đẹp của 3 nữ thanh niên xung phong: Nho, Thao, Phương Định:
+ Trong công việc: yêu nước, dũng cảm, không ngại khó ngại khổ, sẵn sàng hy sinh, tràn
đầy lạc quan, yêu đời, yêu thương gắn bó với đồng đội.
+ Trong cuộc sống đời thường: hồn nhiên vô tư mỗi người đều có cá tính riêng nhưng
yêu thương như chị em trong gia đình.
- Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định: rất nữ tính, giàu cảm xúc, thích mơ mộng, lạc quan,
dũng cảm, yêu đời.
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất – người kể là Phương Định nhân vật chính của truyện  phù hợp với
nội dung truyện, tạo thuận lợi trong việc miêu tả cảm xúc và những suy nghĩ của nhân vật.
- Ý nghĩa nhan đề “Những ngôi sao xa xôi”: hình ảnh ẩn dụ chỉ ba nữ thanh niên xung phong,
họ như những ngôi sao trên bầu trời Trường Sơn càng nhìn càng lung linh tỏa sáng.
B. TIẾNG VIỆT:
I. Khởi ngữ:
- Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ ta có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với, còn, việc,…
II. Thành phần biệt lập:
- Thành phần biệt lập là những thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của
câu.
- Các thành phần biệt lập thường gặp:
· Thành phần tình thái: thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến
trong câu.
· Thành phần cảm thán: dùng để bộc lộ tâm lý của người nói .
· Thành phần gọi – đáp: dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
· Thành phần phụ chú: dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
III. Liên kết câu (đoạn văn):
- Liên kết nội dung: liên kết chủ đề, liên kết logic.
- Liên kết hình thức: phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng, phép đồng nghĩa, phép trái
nghĩa.
IV. Nghĩa tường minh và hàm ý:
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ có trong câu.
- Hàm ý là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ có trong câu mà phải
suy ra từ những từ ngữ đó.
V. Câu ghép:
- Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm chủ - vị không bao chứa nhau tạo thành, mỗi cụm chủ
vị gọi là một vế câu.
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép: nguyên nhân – kết quả, giả thiết, tương phản, bổ
sung, mục đích, cách thức, giải thích, nối tiếp.
VI. Các phương châm hội thoại:
- Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung lời nói phải đáp ứng
đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
- Phương châm về chất: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay
không có bằng chứng xác thực.
- Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
- Phương châm cách thức: Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ
hồ.
- Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
VII. Các biện pháp tu từ: phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, điệp ngữ, nói quá,
nói giảm nói tránh.
C. TẬP LÀM VĂN:
I. Nghị luận văn học:
1. Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:
- Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm truyện.
+ Giới thiệu nhân vật chính hoặc vấn đề cần nghị luận.
+ Đánh giá khái quát nhân vật chính hoặc vấn đề cần nghị luận.
 Đi từ khái quát đến cụ thể (Tác giả, tác phẩm, nhân vật).
Đi từ suy nghĩ của người viết (viết về vấn đề gì?), trích dẫn văn thơ cùng chủ đề.
- Thân bài:
+ Tóm tắt tình huống truyện.
+ Lần lượt nêu từng nhận xét, đánh giá về nhân vật chính thành những luận điểm ngắn
gọn, rõ ràng. Mỗi luận điểm cần chọn lọc các luận cứ trong truyện cho phù hợp, phân tích
làm rõ nhận xét của mình.
+ Giữa các đoạn có sự liên kết chặt chẽ, hợp lý.
+ Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật (hành động, cử chỉ, lời nói, tình huống
truyện,..)
+ Mỗi phẩm chất của nhân vật chính viết thành một đoạn.
+ Liên kết câu (đoạn) bằng các phép liên kết.
- Kết bài:
+ Đánh giá chung về vấn đề đề bài đặt ra.
+ Nêu khái quát nghệ thuật và nội dung của truyện.
+ Cảm nhận của bản thân về nhân vật chính hoặc vấn đề cần nghị luận (suy nghĩ về lẽ
sống, về tâm hồn tình cảm, về tác động của nhân vật với mọi người).
2. Nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ:
- Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả và bài thơ (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ).
+ Giới thiệu đoạn thơ (ghi lại đoạn thơ).
+ Nêu vấn đề cần nghị luận (ý chính của đoạn thơ).
- Thân bài:
❖ Lần lượt phân tích từng ý trong đoạn thơ theo trình tự:
+ Giới thiệu ý.
+ Dẫn chứng thơ (xuống dòng ghi không gạch đầu dòng/ mở đóng ngoặc kép).
+ Phân tích từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,…có trong đoạn thơ để làm rõ ý.
+ Kết ý và giới thiệu ý tiếp theo.
❖ Khái quát giá trị nội dung của đoạn thơ.
- Kết bài:
+ Đánh giá chung về đoạn thơ (nêu khái quát nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ).
+ Cảm nhận của bản thân về đoạn thơ, bài thơ.

You might also like