You are on page 1of 7

Việt Bắc

A. Tác giả.
I. Tiểu sử, cuộc đời:
-Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
-Quê quán: Làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế
-Quá trình trưởng thành
+TH sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo nhưng cha và mẹ đều là người rất yêu thích
thơ văn và có thói quen thích sưu tầm ca dao, tục ngữ.
+TH là người sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng.Ông tham gia vào các phong trào cách mạng
ngay từ những ngày đầu tiên và trở thành nhà lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên dân
chủ ở Huế.
Năm 1937, TH được kết nạp vào ĐCS của Đông Dương và từ đó ông đã hiến dâng cả cuộc
đời, sự nghiệp cho cách mạng.
+Sau cách mạng T8/1945. TH vừa hoạt động VH vừa hoạt động CM và trở thành một nhà
lãnh đạo xuất sắc của ĐCS VN và trở thành cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng VN.
=> Điều đặc biệt nhất trong con người TH là ở ông, con người chính trị và con người thi
nhân thống nhất làm một. Sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng.
II. Sự nghiệp văn chương
1.Con đường thơ Tố Hữu
Con đường thơ Tố Hữu gắn liền với lí tưởng cộng sản và cuộc đấu trang cách mạng của
dân tộc.Điều này đã được chứng minh thuyết phục khi sự ra đời của các tập thơ đều gắn bó
và song hành với các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng VN.
a) Tập thơ "Từ Ấy" (1937-1946)
-Đây là chặng đường đầu tiên trên con đường sáng tạo thơ ca của TH. Tập thơ đã phản ánh
10 năm hoạt động sôi nổi, say mê của người thanh niên TH từ giác ngộ lí tưởng cộng sản đến
những thử thách ý chí của 1 người cán bộ cách mạng và quá trình trưởng thành của 1 người
cán bộ CM.
-Tập thơ "Từ ấy" mang đậm chất lãng mạn trong trẻo của một tâm hồn say mê lí tưởng, nhạy
cảm với tình đời tình người, thể hiện rõ nét hành trình từ cái tôi cá nhân cá thể đến cái tôi
hoà mình vào tập thể, cộng đồng của người thanh niên cộng sản TH.
b)Tập thơ Việt Bắc (1946-1955)
-Đây là chặng đường thơ của TH trong những năm kháng chiến chống Pháp. Tập thơ được
xem là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến phản ánh 1 cách toàn diện cuộc kháng chiến
chống Pháo của dân tộc từ những ngày đầu tiên cho đến thắng lợi cuối cùng.
-Cảm hững bao chùm toàn bộ tập thơ là cảm hứng sử thi trữ tình mang hào khí của thời đại,
kết tinh những tình cảm lớn của con người VN trong kháng chiến mà bao chùm lên tất cả
chính là lòng yêu nước.
c)Tập thơ "Gió Lộng" (1955-1961)
-Những sáng tác của TH tiếp tục bám sát sự nghiệp lịch sử trọng đại của đất nước.Nội dung
chính của tập thơ tập trung thể hiện niềm vui, niềm tự hào, niềm tin tưởng vào công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và quyết tâm đấu tranh thống nhất đất nước ở Miền Nam
-Tập thơ "Gió Lộng" thể hiện đậm nét khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Tuy
nhiên cũng do quá tin yêu lí tưởng mà thơ TH cũng có những bài mang tính giáo huấn, tuyên
truyền chính trị một cách nặng nề, khô khan.
Tập thơ "Ra Trận" (1962-1971) và "Máu và Hoa" (1972-1977)
-Hai tập thơ là chặng đường thứ tư của TH, chặng đường thơ trong những năm kháng chiến
chống Mĩ cho đến ngày toàn thắng, thống nhất đất nước.
-Hai tập thơ được ví là những khúc ca ra trận, trở thành mệnh lệnh tiến công có sức mạnh cổ
vũ mạnh mẽ cho cuộc kháng chiến thống nhất đất nước.Cảm hứng bao chùn là cảm hứng sử
thi lãng mạn mang âm hưởng anh hùng ca sâu sắc.
e) Tập thơ "Một tiếng đàn" (1992) và "Ta với Ta" (1999)
-Đây là chặng đường cuối cùng trong đời thơ của TH. Cả hai tập thơ này đều thể hiện rõ sự
nhạt dần của khuynh hướng sử thi và sự đậm dần của cảm hứng thế sự. Trở về với cuộc sống
đời thường, TH tập trung thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm về lẽ sống và tìm kiếm những
giá trị bền vững của cuộc đời.
-Nhìn vào chặng đã thơ của tác giả TH có thể khẳng định TH là nhà thơ lớn là 1 nhà thơ có
thực tài, ông đã kiến tạo nên những vần thơ say mê, nhiệt huyết, đậm đà tính dân tộc. Đúng
như Chế Lan Viên đã nhận xét:" TH chính là sông Hồng, sông Mã giữa bao nhiêu con sông
thơ của dòng thơ cách mạng.
III. Phong cách nghệ thuật:
a). Cái nhìn nghệ thuật độc đáo:
- TH luôn nhìn con người và cuộc đời dưới ánh sáng của lý tưởng cộng sản, dưới cái nhìn của
một nhà chính trị xã hội. Chính vì thế, thơ Tố hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình
chính trị mang đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Biểu hiện:
+ TH luôn quan niệm văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, làm
phương tiện để tuyên truyền cho lý tưởng cộng sản. Do đó thơ của ông nhất quán trong việc
lấy lí tưởng cách mạng, lấy các quan điểm chính trị làm hệ quy chiếu để thể hiện tình cảm và
cảm xúc trong thơ.
+ TH là nhà thơ của lẽ sống, lớn tình cảm lớn và niềm vui lớn.
+ Hình tượng nhân vật trữ tình cũng như là cái tôi trữ tình trong thơ của Tố hữu được khám
phá ở phương diện con người công dân, con người của nghĩa vụ và trách nhiệm. Con người
bao giờ cũng là sự kết tinh vẻ đẹp phẩm chất tinh thần của dân tộc, thời đại. Mỗi một hình
tượng nhân vật đều trở thành một biểu tượng mang tính lí tưởng của dân tộc và thời đại.
+ Trong thơ của Tố hữu ông luôn thể hiện một niềm tin tương đối tuyệt đối vào con đường
cách mạng mà đảng và Hồ Chí Minh đã lựa chọn, dù khó khăn đến đâu, dù mất mát hy sinh
đến thế nào cũng không bao giờ nản lòng, chùn bước, không bao giờ sợ hãi mà luôn phơi phới
niềm tin vào sự tất thắng cuối cùng của cách mạng.
+ Những vấn đề chủ yếu đặt ra trong thơ Tố hữu là những vấn đề mang tính lịch sử, thời sự có
liên quan mật thiết tới sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.
b) Giọng điệu:
- Thơ Tố hữu có giọng điệu riêng đó là giọng tâm tình ngọt ngào thiết tha sâu lắng. Để tạo nên
nét riêng của giọng điệu có thể lý giải từ hai nguyên nhân:
+ Giọng điệu suất phát từ quan niệm về thơ của Tố hữu. Nhà thơ quan niệm: thơ là chuyện
đồng điệu, là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí.
+ Bắt nguồn từ sự ảnh hưởng của những khúc dân ca những điệu hò tha thiết của xứ Huế mà
TH đã được nghe từ thuở ấu thơ.
c) Tính dân tộc đậm đà:
- Thơ Tố hữu thể hiện tính dân tộc đậm đà ở cả nội dung và nghệ thuật biểu hiện:
+ Nội dung: những tác phẩm của Tố hữu đã phản ánh đậm nét những hình ảnh con người Việt
Nam, tổ quốc Việt Nam trong thời đại cách mạng. Qua những tác phẩm ấy, nhà thơ đã đưa lý
tưởng cách mạng hòa nhập, tiếp nối với truyền thống tinh thần tính chất đạo lý của nhân dân.
+ Nghệ thuật: tính dân tộc được thể hiện qua rất nhiều các phương diện nghệ thuật khác nhau
mà tiêu biểu là sử dụng các thể thơ dân tộc, nghệ thuật sử dụng các từ ngữ với những cách
diễn đạt và thi ảnh gần gũi với ca dao dân ca và lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân.
d) Tư tưởng, cảm xúc chủ đạo:
- Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố hữu là cảm hứng lãng mạn cách mạng. Thơ của ông luôn
hướng tới tương lai, khơi dậy niềm vui niềm tin tưởng niềm say mê với lý tưởng cách mạng.
Chính vì vậy thơ của Tố hữu được ví như những khúc hát những bản anh hùng ca của chiến
đấu và chiến thắng.
 TH là lá cờ đầu của thơ ca CM Vn, sự nghiệp của ông là 1 thành công xuất sắc của thơ
trữ tình chính trị, ông là một nhà thơ có phong cách NT độc đáo, đúng như XD đã nhận
xét: “TH đã đưa thơ chính trị lên trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”.
B. Đọc hiểu văn bản “Việt Bắc”:
a) Đọc hiểu khái quát:
1. Xuất sứ và HCST:
+ Đoạn trích VB, trích trg tập bài thơ VB và tập thơ cùng tên. Bài thơ cũng như tập thơ đc
đáng giá là thành tựu xuất sắc nhất của VH VN thời kháng chiến chống Pháp.
+ Tháng 7/1954, cuộc kháng chiến chống P kết thúc thắng lợi, hòa bình đc lập lại, miền
Bắc đc giải phóng, CM VM chuyển sang 1 giai đoạn mới. Đến 10/1954, các cơ quan TW của
Đảng và Chính phủ, dời chiến khu VB để về HN. Nhân sự kiện LS ấy, TH đã lm bài thơ VB
để ghi lại cảm xúc của mk đối vs qh CM khi phải chia tay vs VB.
2. Bố cục
- Bài thơ VB đc chia lm 2 phần lớn
+ Phần I: Tập trung tái hiện 1 GĐ gian khổ mà vẻ vang của CM và kháng chiến ở chiến
khu VB. Trong đó, trọng tâm là khắc khọa, tái hiện kỉ niệm giữa kẻ ở và người đi.
+ Phần II: Khẳng định sự gắn bó khăng khít giữa miền ngược và miền xuôi trong 1 viễn
cảnh hòa bình, thể hiện lòng biết ơn đối với Đảng và lãnh tụ HCM kính yêu.
3. Kết cấu:
- Bài thơ dc kết cấu theo cách rất quen thuộc của ca dao, dân ca VN đó là lối kết cấu đối
đáp. Cả bài thơ tựa như 1 cuộc đối đáp giữa nam và nữ. Tuy nhiên lời đối đáp giữa mình
và ta không phải nói về tình yêu nam nữ hay tình cảm riêng tư như trong ca dao mà để
đề cập về tình cảm mang tính cộng đồng đó là nghĩa tình cách mạng. Bằng lối kết cấu
đối đáp, nhà thơ đã dẫn người đọc vào 1 không gian tâm tình đậm chất văn hóa VHDG.
Kết cấu bài thơ, đã kiến cho bài thơ đậm đà chất dân tộc, đi vào lòng người Việt một
cách tự nhiên mà đầy tha thiết.
4. Cảm xúc chủ đạo:
- Cảm xúc chủ đạo của văn bản chính là nỗi nhớ thương da diết của người cán bộ CM vs
thiên nhiên con người VB vs những ngày tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng, vẻ
vang của dân tộc.
b) Tìm hiểu chi tiết VB:
1. Lời của Người ở lại:
So vs các câu thơ tái hiện lời của người của ra đi, lời của người ở lại rất ít. Tuy nhiên,
lời của người ở lại lại có điều rất đặc biệt: tất cả các câu thơ đều mang tính chất là những
câu hỏi, có tác dụng khơi nguồn cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm để người ra đi bộc lộ tâm
tình.

• 4 câu đầu: “Mình về mình…nhớ nguồn”


✓ Người ở lại bộc lộ tâm tình “15 năm ấy”. 15 năm ấy chỉ khoảng thời gian, tính từ khi
cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940) cho đến ngày kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống
Pháp. Cụm từ này tuy ngắn gọn nhưng đã thâu tóm cả 1 quá trình lịch sử lâu dài của cuộc
kháng chiến chống Pháp
✓ Tâm tình của người ở lại:
- “Thiết tha mặn nồng”: sự gắn bó khăng khít, keo sơn
- “ Nhìn cây nhớ núi”, “nhìn sông nhớ nguồn”
=> Người ở lại nhắc nhở người ra đi hãy nhớ về Việt Bắc, nhớ về quê hương Cách mạng. Với
sự lặp lại của từ nhớ ở mỗi câu đầu tiên của đoạn trích, người ở lại không chỉ thể hiện tâm tình
mà còn muốn khơi gợi những kỉ niệm gắn bó của 1 thời kháng chiến, kỉ niệm của 15 năm gian
lao, vất vả. Qua đó, gián tiếp thể hiện tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến của người ở lại vs
người ra đi.
• 12 câu tiếp “Mình về”
- Kỉ niệm mà người ở lại muốn gợi nhắc trong lòng của người ra đi được thể hiện một
cách chi tiết hơn. Người ở lại mong muốn người ra đi nhớ về những ngày chiến đấu gian
khổ nơi quê hương Cách mạng, thời tiết thì khắc nghiệt “ mưa nguồn, suối lũ,…”, vật
chất thiếu thốn “miếng cơm chấm muối…”. Bên cạnh đó, người ở lại cũng nhắn nhủ
người ra đi về những kỉ niệm, những ân tình mà Việt Bắc đã dành cho người cán bộ
Cách mạng “hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son…”
 Những câu thơ tái hiện người ở lại đã mở ra 1 khung cảnh chia li với tâm trạng bâng
khuâng, lưu luyến, gợi nhớ, gợi thương. Những câu hỏi của người ở lại, chính là những
nỗi niềm mà người ở lại muốn trao gửi tới người ra đi, đã khơi dậy cả 1 quá vãng đầy
kỉ niệm, có tác dụng khơi nguồn cho mạch nhớ thương tuôn chảy.
2. Lời người ra đi:
a) Người ra đi đã khẳng đinh tình cảm đậm đà với người ở lại:
• 4 câu thơ (từ câu 5 đến 8):
- Tiếng ai->là tiếng của người ở lại, nó tha thiết bồi hồi đầy quyến luyến, khiến cho người
ra đi rơi vào những trạng thái tâm lí bối rối, nghẹn ngào.
- Tâm trạng người ra đi: “Bâng khuâng trong, dạ bồn chồn bước đi”
+ Bâng khuâng, bồn chồn: là các từ chỉ trạng thái cảm xúc của người ra đi, đó là tâm trạng
đan xen các cung bậc tâm lí, vừa nhớ thương, vừa vấn vương tiếc nuối, vừa thấp thỏm
không yên. Một câu thơ, nhưng chứa đựng 2 nét tâm trạng, đã thể hiện 1 cách sâu sắc sự
nhớ thương ra riết của người ra đi và người ở lại.
+ Hành động: “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” -> tình cảm gắn bó keo sơn, là sự kết
tinh tình quân dân cá nước, tình đòng chí đồng đội, giữa người ở lại và người ra đi. Ci nắm
tay đã tô dậm sự quyến luyến bịn rịn trong cuộc chia tay giữa VB và người cán bộ cách
mạng. Cụm từ “biết nói gì hôm nay” nhưu một sự hô ứng cho hô ứng với hành động phía
trc. Biết nói gì hôm nay không phải là không có gì để nói mà là quá xúc động không nói
lên lời.
 4 câu thơ đầu tiên đáp lại lời của người ở lại, người ra đi đã thể hiện tâm trạng bâng
khuâng, lưu luyến, gắn bó keo sơn với Việt Bắc
• 4 câu tiếp (từ câu 21 đến câu 24) -> Người ra đi đãn khẳng định tình cảm đậm đà với Việt
Bắc một cách sâu sắc hơn.
- Người ra di trả lời người ở lại bằng những câu thơ rất giản dị và sâu sắc. Trong đó người
ra đi đặc biệt nhấn mạnh tình cảm thủy chung son sắt, trc sau như một của người ra đi
vs người ở lại. Tình nghĩa ấy là thứu tình cảm rộng lớn bao la, không bao giờ vơi cạn
“nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bếnh nhiêu”. Hai đại từ mình và ta đc sử dụng tương
đối sáng tạo trong những câu thơ này. ở câu thơ thứ nhất “ Ta với mình” để chỉ 2 đối
tượng, là người ra đi và người ở lại nhưng đến câu thơ thứ 3 thì 2 đối tượng lại được
diễn đạt qua 1 đại từ mình, việc nhập ta vào mình trong 1 đại từ đã có tác dụng nhấn
mạnh sự gắn bó thống nhất, giữu người ra đi và người ở lại. Ta với mình tuy 2 mà 1, sự
gắn bó mang tính máu thịt, keo sơn.
b) Nỗi nhớ của người ra đi với người ở lại.
• Nhớ về thiên nhiên và con người VB.
+ Thiên nhiên: Được tái hiện qua nhiều câu thơ, nhiều hình ảnh khác nhau mà tiêu biểu:
✓ Trăng lên đầu núi, trăng rọi hòa bình
✓ Hoa lá, cỏ cây, chim muông: rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, ngày xuân mơ nở trắng rừng,
ve kêu rừng phách đổ vàng, rừng nứa bờ tre
✓ Nắng: nắng chiều lưng nương, nắng ánh dao gài thắt lưng
✓ Núi rừng: núi giăng thành lũy sắt dày: rừng che bộ đội, rừng vây quân thù…
✓ Sương: mênh mông 4 mặt sương mù
 Trong nỗi nhớ của người ra đi, thiên nhiên VB được tái hiện từ nhiều góc độ, từ nhiều
khoảng thời gian, không gian khác nhau. Thiên nhiên mang vẻ đẹp thơ mộng, vừa hùng
vĩ, tràn đầy âm thanh màu sắc với sương khói mênh mông. Thiên nhiên được bao phủ
bởi hoài niệm, quá khứ nên dường như càng lung linh, huyền ảo hơn nữa.
+ Con người VB: được tái hiện qua cuộc sống sinh hoạt và lao động hằng ngày của họ.
✓ Sớm khuya …đi về
✓ Thương nhau chia củ sắn lùi…đắp cùng
✓ Đèo cao …thắt lưng
✓ Nhớ người đan nón chuốt từng sợi gang-> sự tài hoa, cần cù, chịu thương, chịu khó của
người VB
✓ Tiếng hát ân tình thủy chung
 Từ những câu thơ này, người đọc có thể cảm nhận được cuộc sống sinh hoạt của người
VB và phẩm chất của người VB. Cuộc sống sinh hoạt là một cuộc sống giản dị, đơn sơ,
gian lao vất vả nhưng đậm nghĩa nặng tình. Con người VB cần cù, chịu thương, chịu
khó và rất mực tài hoa.
 Khi tái hiện vẻ đẹp của TN và CN VB nhà thơ đã khéo léo lồng ghép, hòa hợp giữa vè
đẹp của thiên nhiên và con người nhà thơ khéo lồng ghép, hòa hợp giữa vẻ đẹp của con
người và thiên nhiên. Đặc biệt có đoạn đan xen 1 câu về TN là một câu về con người,
thiên nhiên làm nền cho con người, nhờ đó chân dung con người VB hiện lên thật sinh
động vừa ấn tượng hơn.
• Nhớ về những tháng ngày chiến đấu gian khổ, oanh liệt và thắng lợi vè vang của cuộc
kháng chiến (từ câu 53 -> 74)
- Cả đoạn thơ đã tái hiện một cách xinh động cuộc sống chiến đấu của người cán bộ CM
ở VB. Dưới ngòi bút của nhà thơ thì dường như cả núi rừng, cả đất trời VB đều vang
dội tiếng bước chân hành quân chiến đấu của những người chiến sĩ. Tố Hữu đã sử dụng
một số câu thơ đặc sắc để tái hiện hình tượng người lính:
✓ Đêm đêm rầm rập như là đất nung
✓ Quân đi điệp điệp trùng trùng
✓ Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
✓ Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay…
➔ Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, thậm xưng, kết hợp sử dụng các từ láy giàu giá trị biểu cảm
“rầm rập” “điệp điệp, trùng trùng”, giọng điệu hào hùng đã tô đậm những bước chân
đầy khí thế của những đoàn quân dài vô tận. Bước chân của người lính đã được huyền
thoại hóa, không phải là bước chân bình thường mà là bước chân thần tốc thần kì, có
thể đạp nát mọi chông gai để tiến lên phía trước. Đây là cái nhìn mang tính phong cách
thời đại của VH 45 – 75 về con người. Hình tượng nghệ thuật được xây dựng mang tính
sử thi, trở thành những người anh hùng có sức mạnh diệu kì, kết tinh vẻ đẹp thể chất và
tinh thần thời đại. Những con người thần kì ấy chính là chủ nhân của đất nước và của
những chiến thắng vĩ đại.
- Chiến thắng vẻ vang: “Tin vui chiến thắng trăm miền…núi Hồng”
➔ Hàng loạt các địa danh được Tố Hữu tái hiện trong các câu thơ khiến tất cả các câu thơ
phơi phới tự hào, tự tôn dân tộc. Những địa danh mà Tố Hữu nhắc đến gắn với những
tên đất, tên làng trên lãnh thổ VN, gắn với những chiến dịch lớn trong những năm cuối
cùng của cuộc kháng chiến chống Pháp. Niềm vui chiến thắng ngập tràn của quê hương,
đất nước.
➔ Đây là đoạn thơ thể hiện rõ phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu. Ở những câu
thơ này tính chính trị và trữ tình hòa quyện một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn, không hề
gượng gạo.
• Nhớ về căn cứ địa VB như là đầu não của CM VM (từ câu 75 đến hêt)
- Khi nhớ về VB với tư cách là đầu não của CM Vn nhà thơ đã nhớ về cuộc họp bàn công
việc của TW CP và đặc biệt nhớ về hình ảnh của cụ Hồ. lãnh tụ của CM Vn
- Hình ảnh biểu tượng: Ngọn cờ đỏ thắm, rực rỡ sao vàng -> biểu tượng của CMVN, có
tính dự báo CM Vn trong những ngày tươi sáng. Chính phủ chỉ đạo chính xác các chiến
dịch và chiến lược phát triển đất nước.
- Đoạn cuối “ ở đâu… cây đa” -> Tràn đầy cảm hứng ngợi ca: Ngợi ca lạnh tụ, ngợi ca
sự sáng suốt của Đảng vè CP. Chủ tịch HCM hiện lên chính là tinh thần của Cm, là
người vạch đường chỉ lối đề cuộc cánh mạng đei đến thắng lợi cuối cùng. HCM là cội
nguồn, là niềm tin, là sức mạnh, là điểm tụa để con người VN nhìn vào trong những lúc
khó khăn, bế tắc.
 Trong trai tim người ra đi, Vb gắn với những kỉ niệm, là những ngày tháng không thể
nào quên, nỗi nhớ về Vb đã được thể hiện toàn diện, đầy đủ, cụ thể với những gì đẹp
nhất, ân nghĩa nhất và cũng anh hùng nhất.
c) Tính dân tộc thể hiện qua văn bản:
• Khái niệm:
- Khái niệm thuộc phạm trù tư tưởng thẩm mĩ, chỉ mối quan hệ khăng khít giữ VH và
dân tộc. Tính dân tộc trong VH được thể hiện qua tổng thể những đặc điểm độc đáo
tương đối bền vững cho các sáng tác của một dân tộc được hình thành trong quá trình
phát triển LS lâu dài, giúp phân biệt VH của dân tộc này với dân tộc khác.
- Biểu hiện: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra tính dân tộc được thể hiện toàn diện trong cả
nội dung và hình thức của VH.
+ Nội dung: Tấm gương ấy phản chiếu chân thực cuộc sống, tư tưởng, tinh thần của con
người dân tộc ấy.
+ Nghệ thuật: diễn đạt bằng ngôn ngữ dân tộc, sử dụng thể loại mà dân tộc yêu thích,
biểu hiện lối nói, lối diễn đạt của nhân dân…
• Tính dân tộc được thể hiện qua VB:
- ND: bài thơ nói chung, đoạn trích nói riêng đã phản ánh 1 cách chân thực, đậm nét hình
ảnh con người VN, tổ quốc VN trong cuộc kháng chiến chống Pháp → thể hiện tinh
thần chiến đấu kiên cường, bất khaauts của dân tộc, bộc lộ khát vọng hòa bình của người
VN→ vẻ đẹp tinh thần truyền thống của con người VN.
- NT:
+ Thể thơ: Tác giả sử dụng kết cấu đối đáp quen thuộc trong ca dao VN. Các nhà nghiên
cứu cho rằng thể lục bát với nhịp điệu nhẹ nhàng sâu lắng rất phù hopwk với điệu tâm
hồm của người VN. Vì thê skhi mộ nhà thơ sử dụng thể thơ lục bát để sáng tác thì tự
thân tác phẩm ấy đã gợi lên 1 cảm giác rất gần gũi, thân thương, quen thuộc.
+ Ngôn ngữ, cách diễn đạt: TH không thiên về vc sáng tạo ra những từ ngữ mới. Ngôn
ngữ trong thơ TH rất mộc mạc, giản dị, giần giũ với lời ăn tiếng nói của nhân dân. Trong
đoạn trích VB có thể thấy hệ thống ngôn ngữ, hình ảnh đậm chất dân gian đã được tác
giả sử dụng: đại từ “mình” – “ta”; hình ảnh “nước, nguồn, cây đa, mái đình…”; cách
diễn đạt “nguồn bao nhiêu …bếnh nhiêu”, “đắng cay ngọt bùi”…
+ Giọng điệu đoạn trích tâm tình, ngọt ngào, rất giống vs ca dao, dân ca. Để tạo nên
giọng điệu ấy có sự kết hợp của rất nhiều yếu tố đó là sự kết hợp của thể thơ lục bát và
sự lặp đi lặp lại các từ “nhớ”, “mình”, “ta”→ đoạn trích tựa như khúc hát giao duyên
trong VHDG.
➔ Tính dân tộc đã giúp đoạn thơ trở nên thật gần giũ với người dân VN khi tiếp nhận TP,
giúp nghĩa tình CM được tuyên truyền 1 cách tự nhiên, khéo léo.
(Đồng Đức Bốn)
III. Tổng kết:
VB đc xem là tác phẩm tiêu biểu của một hồn thơ TH. Là một nhà thơ CM, TH đặc biệt
rung cảm với nghĩa tình CM, thi sĩ đã nói về đảng, về đất nước, về lãnh tụ với mọt tình
cảm say mê, nhiệt huyết, thiết tha. Bài thơ là khúc hát ân tình, thủy chung của người
CM và VB đồng thời cũng là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp.

You might also like