You are on page 1of 25

VĂN HỌC NGA

( Thế kỉ XIX-XX)
Câu 1.1 : Nêu những đặc điểm cơ bản trong thơ trữ tình của Puskin.
Puskin để lại một sự nghiệp văn học rực rỡ, một di sản lớn lao. Ngoài gần nghìn bài thơ
trữ tình tuyệt diệu, Puskin còn viết hàng chục bản trường ca bằng thơ, truyện cổ tích thơ
và cả tiểu thuyết bằng thơ. Không chỉ thế, Puskin còn là cây bút văn xuôi tài năng. Nhiều
truyện ngắn, truyện dài của ông đạt tới sự mẫu mực, cổ điển. Chưa nói đến báo chí phê
bình – chiếm một vị trí đáng kể trong di sản văn học của Puskin. Tuy nhiên, nói đến
Puskin, trước hết phải nói đến ông là một nhà thơ trữ tình.
Những vần thơ đầu tiên nảy nở khi Puskin mới lên 7 tuổi. Chính tài năng thơ cùng với
niềm say mê sáng tạo, lao động nghệ thuật đã đưa Puskin lên đỉnh cao của vinh quang thơ
ca.. Nhiều bài thơ của ông trở thành những kiệt tác của văn học nhân loại. Chính qua thơ
ca, Puskin đã mở ra một thời đại mới cho văn học Nga – thời đại Puskin.Thơ Puskin khơi
nguồn cảm hứng chính từ chính hiện thực đời sống Nga, con người Nga đương thời.
Ba đặc điểm cơ bản về mặt nội dung trong thơ trữ tình Puskin: đề tài, cảm xúc, tư tưởng.
Đề tài: hết sức đa dạng, Puskin viết về tình bạn trong sáng, thủy chung, về tình yêu với
những cung bậc cảm xúc hết sức phức tạp tinh tế của những thứ tình cảm này. Ông viết
về nhũ mẫu thân thương, nỗi đau khổ người phụ nữ bị bỏ rơi buộc phải rời xa con, về một
bông hoa nhỏ bị ép khô giữa các trang sách. Ông rung cảm với thiên nhiên núi non, biển
cả, với phong cách làng quê Nga, với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Thơ ông gắn bó mật
thiết với số phận lịch sử của nhân dân, đất nước - Những vấn đề bức xúc của xã hội, thời
đại trở thành nỗi trăn trở thường trực. Ông ngợi ca tự do, lên án Nga hoàng, vạch trần bản
chất chế độ nông nô chuyên chế, kêu gọi đấu tranh, đề ra giải pháp xã hội, khơi gợi niềm
tin. Nhà văn Gôgôn đã nhận xét: qua thơ Puskin “thiên nhiên Nga,lịch sử Nga, con người
Nga, tâm hồn Nga hiện lên thuần khiết, đẹp tới mức tựa như được soi qua thấu kính diệu
kì”.
Cảm xúc: phong phú những cảm xúc. Cảm xúc trong thơ ông hết sức chân thực và dồi
dào sắc thái: có niềm vui, nỗi buồn, có niềm hân hoan và sự đau khổ; có sự ngọt ngào và
cay đắng; trong say mê có tuyệt vọng; mãnh liệt mà thăng trầm; nồng nhiệt mà trầm lắng
suy tư…Cả một thế giới cảm xúc hiện lên trên thơ Puskin nhưng không phải theo một
khối phẳng lặng mà trong sự biến động, chuyển đổi muôn màu muôn vẻ khôn lường.
Tư tưởng tình cảm: chính là sự cao đẹp, khát vọng tự do nồng cháy, một tình yêu tổ quốc
thiết tha, một sự đồng cảm sâu sắc với nhân dân, một tình cảm đạo đức trong sáng trong
mối quan hệ giữa con người với con người, sự cao thượng trong tình yêu, thái độ nâng
niu trân trọng những con người bé nhỏ. Và sự cao đẹp ấy được thể hiện dưới hình tượng
nghệ thuật ngôn từ tuyệt vời và tao nhã.
Ba đặc điểm cơ bản chính về mặt nghệ thuật trong thơ trữ tình Puskin:
Nghệ thuật ngôn từ của Puskin chính là sự giản dị, trong sáng, cảm xúc dù mãnh liệt đến
đâu cũng đều được thể hiện một cách cô đọng, hàm súc, không rối răm hình ảnh, không
cầu kì trong cách diễn tả. Ông hay dung các hình dung từ và dung rất chính xác, rõ rang
và mạnh bạo.
Những phương tiện diễn cảm nội tại của thơ như: trật tự từ, tiết điệu, nhịp điệu lại được
phát huy triệt để sức mạnh, đem lại cho thơ ông sự giàu có, quyến rũ về âm điệu.
Chú trọng khai thác sức mạnh biểu đạt của chi tiết cụ thể, sống động.
Những đặc điểm nói trên có thể thấy rõ qua bài thơ Tự do ( 1818) tiêu biểu:
Sau khi tốt nghiệp trường Lixê, trước ngưỡng cửa cuộc đời, Puskin đã viết bài thơ này thể
hiện lí tưởng chính trị, lí tưởng nghệ thuật của mình. Ngay từ đầu bài thơ ông bộc lộ rõ tư
tưởng chống đối chế độ chuyên chế:
Hỡi nàng thơ kiêu hãnh của tự do
…Ta muốn ngợi ca tự do cho trần thế
Ta muốn đập vào những tật xấu gian ham
Đang nghiễn nhiên ngự trị trên ngai vàng.
Puskin không ngần ngại bộc lộ thái độ căm ghét của mình:
Hỡi tên vua chuyên quyền bạo ngược
Ta căm ngươi ngôi báu của ngươi.
Đồng thời gay gắt yêu cầu Nga hoàng phải tôn trọng nhân dân, đặc biệt là luật pháp:
Ngươi hãy là kẻ đầu tiên cuối mặt
Dưới bóng thần của luật pháp công minh
Tự do nhân dân và cuộc sống thanh bình
Sẽ là kẻ đứng canh muôn đời bên kho báu.
Mặc dù còn mang tính ảo tưởng những tư tưởng hạn chế quyền hành nhà vua ở vào thời
kì ấy là rất tiến bộ. Nó thể hiện một tinh thần đấu tranh chống độc tài chuyên chế hết sức
dung cảm của Puskin.
Bài thơ được viết với một nguồn cảm xúc rất nồng nhiệt. Khi xót xa, khi căm giận, khi
hào hung sôi nổi, khi trầm lắng suy tư. Tất cả được phối hợp, tạo nên sức lôi cuốn long
người mãnh liệt. Tuy không được in công khai nhưng tự do nhanh chóng được phổ biến
trong nhân dân đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Họ chép tay nhau truyền đi, đọc thuộc
long. Tự do đã trở thành bài thơ rất tiêu biểu cho thơ ca chiến đấu Nga.
Ví dụ 2 Hay ở bài thơ Tôi yêu em ( 1829)
Đây là thi phẩm kiệt xuất, thuộc trong số những bài thơ mà chỉ một nó thôi cũng đủ làm
nên sự bất tử của thiên tài nghệ thuật
Tôi yêu em: đến nay, chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Tôi yêu em, âm thầm, không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em, chân thành, đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
Bài thơ chỉ có 8 câu nhưng là sự thu gọn của cả câu truyện tình với những éo le trắc trở
của một bi kịch tình yêu. Nhân vật trữ tình yêu say mê, tha thiết nhưng tình yêu đó không
đem lại hạnh phúc mà chỉ đem lại nỗi phiền muộn cho người mình yêu. Không nhiều lời
mà chỉ bằng cách nhấn mạnh hai lần “nỗi buồn” ở câu 3 và câu 4, Puskin đã diễn tả 1
cách tinh tế mối quan hệ tình cảm phức tạp, tế nhị của một thứ tình cảm yêu đơn phương.
Sắc thái bài thơ rất phong phú, nếu ở bốn câu thơ đầu, dòng cảm xúc tràn dài phẳng lặng
thì ở 2 câu tiếp theo cảm xúc dồn nén, quay cuồng, gắp gáp phù hợp với sự diễn tả nỗi
thống khổ của 1 tâm hồn say mê tuyệt vọng. Ở hai câu cuối cảm xúc dường như được
giải tỏa, dâng trào. Vượt lên lòng ghen tuông, ích kỷ, tình yêu cao thượng, vị tha đã chiến
thắng. Xu hướng vươn tới cái cao cả trong tư tưởng tình cảm – rất đặc trưng trong thơ
Puskin. Ngôn ngữ không bóng gió hoa mĩ. Biện pháp tu từ duy nhất được sử dụng là điệp
ngữ “tôi yêu em”. Bài thơ thể hiện 1 thái độ đạo đức thuần khiết đối với phụ nữ và đó
chính là 1 biểu hiện rạo rực của tinh thần nhân văn cao cả.
Câu 1.2: Dựa vào đặc điểm thơ trữ tình để phân tích bài thơ Tôi yêu em.
Puskin là nhà thơ lớn của nền văn học Nga ở thế kỷ XIX. Ông sinh ra và lớn lên trong
thời đại nước Nga bị đè nặng bởi chế độ quân chủ chuyên chế.  Puskin thành công trong
nhiều thể loại tiêu biểu như trường ca, truyện ngắn, thơ trữ tình với các chủ đề chính
mang tính nhân văn cao cả, tinh thần lãng mạn và đề cao khát vọng tự do, giải phóng con
người. Một trong các tác phẩm thành công của ông nổi bật nhất đó chính là bài thơ “Tôi
yêu em”, lời tự tâm đầy đớn đau và xót xa dành cho mối tình đơn phương của chàng trai
si tình.  Để sau này khi nhắc đến Puskin người ta thường nhớ đến ông với tư cách là một
nhà thơ tình vĩ đại với tác phẩm thơ tình đã trở thành bất hủ trong thi ca.
Nhân vật em trong bài thơ là Ô-lê-nhi-na, một thiếu nữ xinh đẹp mà Puskin yêu say đắm
và dã dành cho nàng những vần thơ ca ngợi. Mùa hè năm 1828, thi sĩ đã ngỏ lời cầu hôn
nhưng nàng không chấp nhận. Nỗi thất vọng đắng cay âm thầm ấy là nguyên nhân ra đời
của bài thơ nổi tiếng này. Có thể xem đây là một câu chuyện tình thu nhỏ. Năm 1829, bài
thơ ra đời trên cơ sở của mối tình có thực này. Bài thơ Tôi yêu em đã gây một niềm xúc
động lớn lao vì đã vươn tới những giá trị tinh thần chung của loài người: Những tình cảm
chân thành, cao thượng, nhân ái cùa tình yêu chứa đựng trong những lời lẽ giản dị, trong
sáng nhất. Tình yêu là nguồn cảm hứng mạnh mẽ, bất tận trong thơ Puskin. Vì thế nên
thơ lãng mạn của ông thấm đượm tinh thần nhân văn cao cả. Puskin viết về tình yêu như
một sự thôi thúc, khám phá. Qua thơ ông, những cung bậc tình cảm đa dạng, những sắc
thái cảm xúc phong phú, những rung động thầm kín của con tim, những ấn tượng khó
nắm bắt của tình yêu con người được diễn tả vô cùng chân thực. Sức hấp dẫn tuyệt vời
trong thơ tình yêu của Puskin chính là sự chân thành, cao thượng được thể hiện bằng
nghệ thuật ngôn từ điêu luyện. Tôi yêu em là bài thơ thể hiện thành công điều đó.
Nhan đề bài thơ “Tôi yêu em” nó ẩn chứa dụng ý và sự tinh tế của người dịch khi không
đặt nhan đề là "Anh yêu em" hay "Tôi yêu cô". "Tôi yêu em" là một nhan đề hợp lí. Bởi
lẽ cách xưng hô "Anh - em" quá thân thiết, tình cảm trong khi mối quan hệ của Pu-skin
và Ô-lê-nhi-na không hẳn như vậy còn cách xưng hô "Tôi - cô" lại quá xa lạ, ít bộc lộ
cảm xúc.Vì vậy, không có nhan đề nào phù hợp hơn là "Tôi yêu em" để diễn tả mối quan
hệ không phải người dưng nhưng cũng không quá gần gũi, tình cảm.
Mở đầu bài thơ là điệp khúc khẳng định: Tôi yêu em, một lời bộc lộ chân thành xuất phát
từ một trái tim trung thực, báo hiệu một tình yêu thực sự. Tôi yêu em, lời lẽ giản dị mà
mang bao nỗi quyến rũ, bí ẩn muôn đời:
   Tôi yêu em đến nay chừng có thể
   Ngọn lửa tỉnh chưa hẳn đã tàn phai
Tác giả đã khẳng định tình cảm của mình dành cho cô gái qua cụm từ "Tôi yêu em" mở
đầu bài thơ. Đây là thứ tình cảm chân thành, đằm thắm, không chút vụ lợi, toan tính.
Chàng trai ấy không mượn những hình ảnh ẩn dụ để bày tỏ tình cảm mà anh lại trực tiếp
nói ra những tâm tư trong lòng mình. Khi yêu đơn phương, không phải bất cứ ai cũng có
đủ can đảm để nói ra điều đó. Biết rằng tình yêu ấy không được em chấp nhận nhưng nó
vẫn bùng cháy trong trái tim "tôi", khiến "tôi" bồi hồi không yên. Ngọn lửa tình yêu cứ
âm ỉ cháy, nó chưa tắt hẳn và cũng chưa "tàn phai" trong tâm hồn của nhân vật trữ tình.
Đó là một tình yêu chung thủy chứ không phải thứ tình cảm mua vui, trêu đùa. Vậy nên
chàng trai mới có sự vấn vương, không dứt khoát. Tâm trạng này được nhà thơ thể hiện
qua các từ ngữ "chừng có thể", "chưa hẳn", để khẳng định tình yêu "tôi" dành cho em là
sự thật.
Nhưng tình cảm là thứ không thể gượng ép. Chúng ta không thể bắt buộc ai đó yêu mình
nếu như bản thân họ không muốn. Chàng trai trong mối tình đơn phương kia cũng như
vậy, anh không muốn cô gái vì anh mà phải bận lòng, suy nghĩ hay u buồn vì bất cứ điều
gì nữa:
" Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài".
Nhân vật trữ tình đã đưa ra một quyết định mang tính lí trí và đầy sự dứt khoát. Nếu tình
yêu của anh không mang lại cho cô gái niềm hạnh phúc mà chỉ khiến cô phải khó xử, băn
khoăn thì tốt hơn hết là anh nên chấm dứt tình yêu ấy. Anh sẵn sàng hi sinh tình yêu của
mình để đổi lấy sự thanh thản trong tâm hồn của người anh yêu. Hành động của nhân vật
thật cao thượng và đáng ngưỡng mộ. Có mấy ai làm được như vậy bởi khi đắm say trong
tình yêu trần thế con người ta rất dễ mù quáng, họ không ý thức được hành động của bản
thân, thậm chí có thể bất chấp các thủ đoạn để tìm mọi cách chiếm đoạt được người mình
yêu mà không quan tâm đến chuyện người ấy thực sự có tình cảm với mình hay không.
Liệu rằng sẽ có bao nhiêu người hành động cao thượng như chàng trai trong bài thơ này?
Anh tôn trọng người con gái và nhận lấy những đau khổ, buồn bã về mình. Chắc hẳn anh
đã có cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt nhưng vượt lên trên tất cả, anh luôn mong người ấy
được hạnh phúc. Nhân vật trữ tình tự chối bỏ tình yêu, chối bỏ những cảm xúc say đắm
của mình và nhẫn tâm dập tắt đi ngọn lửa tình đang ấp ủ để cô gái không phải suy tư về
anh nữa.
Trong tình yêu luôn tồn tại những trạng thái cảm xúc khác nhau, khi thì nồng nàn, tha
thiết, khi lại giận dỗi, hờn ghen:
Tôi yêu em, âm thầm, không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em, chân thành, đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
Vì là tình cảm đơn phương nên nó diễn ra trong sự "âm thầm", im lặng không được ai
khác biết đến và cũng không có nhiều hi vọng, niềm tin vào tương lai. Chàng trai có lòng
ghen nhưng cũng chỉ riêng bản thân mình biết và chịu đựng điều đó. Anh yêu cô gái chân
thành, mãnh liệt nhưng cũng có lúc "rụt rè", "hậm hực" bởi không được thể hiện những
cảm xúc của bản thân. Tình yêu luôn đi đôi với sự ghen tuông, nó là một trong những
biểu hiện của tình yêu đôi lứa. Nhưng nhân vật trữ tình lại ghen trong âm thầm, ghen
nhưng không được nói ra mà lại phải chịu những nỗi đau, nỗi tuyệt vọng giày vò, giằng
xé tâm can. "Tôi yêu em chân thành như thế, dịu dàng như thế" nhưng không được em
đền đáp. Phải chăng chàng trai đang trách móc cô gái? Câu thơ mang nặng nỗi buồn u
ám, sự nặng nề trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. Dường như, anh đang rơi vào sự
tuyệt vọng, bất lực khi không có tư cách gì để thể hiện những trạng thái đó với người
mình yêu.
Điệp ngữ "Tôi yêu em" được lặp lại ba lần trong bài thơ có ý nghĩa nhấn mạnh, khẳng
định tình cảm của nhân vật trữ tình. Không chỉ nhận lấy những đau khổ, dằn vặt về mình,
chàng trai còn chúc phúc cho cô gái sẽ tìm được tình yêu đích thực: "Cầu em được người
tình như tôi đã yêu em". Chàng trai không hề có ý trách móc cô gái mà anh còn cầu chúc
những điều tốt đẹp đến với cô. Mặc dù không có được tình yêu của "em", không có được
trái tim "em" nhưng nhân vật trữ tình luôn mong "em" sẽ tìm được một người yêu thủy
chung, chân thành như "tôi đã yêu em". Lời nguyện cầu ấy đã thể hiện sự cao thượng, vị
tha trong con người của chàng trai. Puskin không vì sự ích kỉ của bản thân mà trở nên
nhỏ nhen, thù hận. Đó cũng là cách hành xử văn minh mà tất cả chúng ta cảm thấy
ngưỡng mộ, khâm phục và cần phải học tập. Đối với tác giả, yêu là niềm hạnh phúc, dù
tình yêu ấy có được đáp lại hay không thì tình yêu luôn mang lại những trải nghiệm ý
nghĩa.
Bằng ngôn từ giản dị, trong sáng cùng với việc sử dụng điệp từ "Tôi yêu em", nhà thơ đã
khắc họa nỗi buồn của một tâm hồn rực cháy những tình cảm yêu thương chân thành,
nhân hậu. Tình yêu của nhân vật trữ tình đã vượt qua cái tầm thường để hướng đến cái
cao cả. Đây cũng là lí do để bài thơ "Tôi yêu em" của Puskin được đánh giá là "viên ngọc
vô giá trong kho tàng thi ca Nga".
Bài thơ khép lại với dòng cảm xúc vừa buồn thương vừa mãnh liệt, thể hiện một tình yêu
chân thật, cao quý. Tôi yêu em là một lời nói nhân văn, là tiếng lòng của bao nhiêu đôi
trai gái có duyên mà không có phận. Tuy vậy, tình yêu vẫn là món ăn tuyệt vời nhất cho
tâm hồn con người.
4. Quá trình phát triển đạo đức- tinh thần của nhân vật trung tâm trong bộ 3 tự
truyện: Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi.
Người viết biên niên sử M. Gorki thường dùng bộ ba Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những
trường đại học của tôi để phác họa chân dung và tiểu sử nhà văn. Và điều ấy không phải
là sự ngẫu nhiên, bởi tính tự thuật đậm đặc của tác phẩm này đã đạt tới độ “hồi kí hóa”,
trong đó nhân vật xưng “tôi” có đời sống kép: vừa là nhân vật văn học vừa là con người
ngoài đời. Tác phẩm dựng lại một cách trung thực, sinh động những năm tháng đầu đời
và thời tuổi trẻ của tác giả - con người mà tên tuổi đã được lịch sử và cuộc sống huyền
thoại hóa. Thời gian trong bộ ba tự thuật này cũng là thời gian tiểu sử của nhà văn, từ khi
bốn tuổi (năm 1872) đến khi bước qua tuổi vị thành niên (năm 1890 - 1891).
Thời thơ ấu: quan sát cuộc sống từ cặp mắt mở to
M. Gorki từng nói rằng nguồn gốc sáng tác của ông chính là sự quan sát cuộc sống
xung quanh. Từ tấm bé, với trái tim nhạy cảm của đứa trẻ sớm mất mát, bị xúc phạm và
hành hạ, cậu bé Aliosha đã biết nhìn nhận cuộc đời bằng cặp mắt tinh tế, đầy niềm trắc
ẩn.
Nhà văn tương lai sinh tại Nizni Novgorod - một thành phố tỉnh lẻ ven bờ sông
Volga, trong môi trường của những người lao động. Cha ông xuất thân từ gia đình quân
nhân, lớn lên kiếm sống bằng nghề mộc, rồi sớm qua đời vì bệnh tả. Đám tang người cha
là kí ức đau buồn đầu tiên của đứa trẻ bốn tuổi Aliosha. Mẹ ông sinh trưởng trong một
gia đình khá giả, sớm góa bụa, bất hạnh trong hôn nhân thứ hai, rồi mất sớm vì lao phổi,
để lại đứa con trai côi cút mới lên mười. Từ khi cha mất, Aliosha về sống với gia đình
ông bà ngoại, một ngôi nhà có nếp sống tiểu thị dân, tranh giành tiền bạc, dạy trẻ bằng roi
vọt. Sau này viết Thời thơ ấu, Gorki gọi những năm tháng đó là “kí ức về một truyện cổ
tích hãi hùng”, khi phải sống rất lâu “dưới một cái hố đen sâu hun hút”, cơ hồ làm con
người “mất dần thị giác, thính giác và mọi cảm giác”. Bắt đầu từ đó, bé Aliosha mở to
mắt quan sát và tiếp nhận cuộc sống. Sự quan sát ấy bắt đầu từ những người thân thích.
Ông ngoại Vasili Kashirin vốn trước kia là phu kéo thuyền, sau tích cóp, tạo dựng
được một cơ nghiệp gồm vài xưởng nhuộm, trở thành một kiểu tiểu chủ ở Nga. Bằng trải
nghiệm của kẻ tay trắng làm nên, ông tin rằng ở đời muốn trụ được cần phải khôn ngoan
ranh mãnh. Ông muốn truyền triết lí đó cho đứa cháu ngoại sáng dạ, mong nó lớn lên
cũng biết giành giật quyền lợi và tích lũy của cải như mình, nên chủ trương một lối giáo
dục rất hà khắc. Nhưng, với tâm hồn trong sáng và bẩm chất đa cảm, Aliosha không sao
tiếp nhận được triết lí đó. luôn phản kháng lại bằng những trò quấy phá để rồi liên tục bị
ăn đòn. Đây là cảm nghĩ của đứa trẻ tám tuổi ốm liệt giường sau trận đòn tàn bạo của ông
ngoại: “Những ngày đau ốm là những ngày đáng ghi nhớ nhất đời tôi. Trong những ngày
đó chắc tôi lớn lên rất nhiều và cảm thấy như có cái gì khác thường. Từ đó trở đi tôi đâm
ra lo lắng cho mọi người, và hệt như người ta đã lột mất đi lớp da ở trái tim tôi nên nó trở
nên hết sức nhạy bén đối với mọi nỗi đau đớn và sỉ nhục, dù đó là tôi hay người khác
phải chịu”.
Suốt những năm tháng tối tăm đầy đòn roi ấy bé Aliosha có một nguồn ánh sáng
an ủi và chở che - đó là bà ngoại Akulina Ivanovna. Cũng như nhũ mẫu của A. Pushkin,
bà xuất thân từ tầng lớp nông nô, không biết chữ nhưng có một vốn văn học dân gian
phong phú, một tâm hồn nhân hậu vô bờ bến. Bà gieo vào đứa cháu côi cút những mầm
hạt văn học bằng khúc hát ru dân ca và truyện cổ tích, khơi dậy trong nó niềm trân trọng
cuộc sống, biết yêu quý chính nghĩa ghét gian tà, biết “trong đau khổ trở nên cứng rắn,
trong bất hạnh vẫn thấy tự hào”. Hồi tưởng về bà, tác giả Thời thơ ấu viết: “Trước khi
gặp bà, tôi như người ngủ say, đắm chìm trong bóng tối; nhưng bà đã hiện ra, đánh thức
tôi dậy, đưa tôi ra ngoài ánh sáng. Bà lập tức trở nên thân thiết nhất với lòng tôi. Bà đã
làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú, truyền cho tôi sức mạnh không gì khất phục nổi để
tôi đương đầu với những ngày tháng gieo neo”.
Qua hình mẫu ông và bà, Aliosha bắt đầu nhận định về cuộc sống như hai mảnh
khác nhau: “Ông tôi có một đức Chúa, còn bà tôi cũng có một đức Chúa khác”. Chúa của
ông làm cậu bé vừa ghét vừa sợ, vì “Chúa không yêu ai cả và theo dõi mọi người bằng
con mắt nghiêm khắc, tìm thấy ở con người trước tiên là cái xấu và tội lỗi, không tin ở
con người, luôn chờ đợi những lời sám hối và thích trừng phạt”. Chúa của bà thì khác
hẳn, thật nhân từ, độ lượng, là “nguồn vui”, là “vẻ đẹp thanh khiết”, là “cây táo nở hoa”,
“mặt trời vàng ngọc”, là “bạn của muôn loài”...
Nhưng rồi chẳng bao lâu Aliosha lại phát hiện ra rằng khái niệm Thiện - Ác qua
hình mẫu ông bà ngoại không phải là bất di bất dịch. Cậu bé phát hiện ở “bạo chúa”
Kashirin có những nét quảng đại đáng yêu của một người vốn từng làm phu kéo thuyền
trên sông nước. Và đến một lúc nào đó, Aliosha không muốn chấp nhận thái độ cam chịu
đến nhẫn nhục của bà. Cuộc đời trong con mắt của cậu bé giờ đây không còn là hai mảng
trắng đen rạch ròi nữa, mà trở nên phiền phức và lung linh hơn, được cảm nghiệm không
chỉ bằng trí óc mà phần nhiều hơn bằng trái tim đầy niềm cảm thông, trắc ẩn. Nếu như
“cậu ấm” Nikolenka của L. Tolstoi trong Thời thơ ấu cảm thấy yêu tất thảy mọi người
xung quanh bằng “tình yêu thơ trẻ trong sạch như một tia nắng sáng rạng rỡ”, nên không
thể tìm thấy khiếm khuyết của họ, thì đứa trẻ mồ côi Aliosha sống trong nghèo đói, tăm
tối, ít được yêu thương, đã chứng kiến hàng ngày hàng giờ những thói ti tiện, tham lam,
tàn độc của người đời, nhưng không vì thế mà nó trở nên chai lì. Trái tim non nớt “bị lột
da” vẫn mỗi ngày đau vì nỗi bất hạnh của người khác, vẫn đón nhận mọi cảm xúc vui
buồn, biến chúng thành “mật đời” để viết nên những trang sách đầy chất nhân văn sau
này. Nhà văn hồi tưởng: “Hồi nhỏ tôi có cảm tưởng tôi là một cái tổ ong để nhiều người
bình thường, giản dị, khác nhau, giống như những con ong, đem đến cho tôi mật của
những kiến thức và những ý nghĩ của họ về cuộc sống, mỗi người theo cách của mình,
làm cho tâm hồn tôi phong phú lên rất nhiều. Mật ấy nhiều lúc bẩn và đắng, nhưng dầu
sao, kiến thức nào cũng vẫn là mật”.
Năm Aliosha lên mười xảy ra hai biến cố bước ngoặt, ném chú bé ra lề đường: ông
ngoại phá sản và mẹ chết. Ở phần cuối tập Thời thơ ấu là dòng chữ: “Sau khi mẹ tôi chết
được vài ngày, ông tôi bảo: Aleksey, mày không phải là cái mề-đay mà treo lủng lẳng
mãi trên cổ tao, hãy tự vào đời mà kiếm sống. Thế là tôi, đứa bé chưa đầy mười tuổi, đã
bước chân vào đời tự kiếm sống, chấm dứt thời thơ ấu không có tuổi thơ”.
Lịch sử đoạn đời năm năm thơ dại của Aliosha trong ngôi nhà ông bà ngoại cho ta
thấy một tính cách khẳng khái, yêu ghét công minh đang được hình thành cùng với cái
nhìn biện chứng. Những quan sát và cảm nghiệm về cuộc sống làm cho tâm hồn cậu bé
trở nên phong phú và nhạy cảm hơn, vun đắp một tài năng văn chương sau này. Đọc Thời
thơ ấu của Gorki, Tolstoi rất cảm phục tài quan sát của tác giả, ông nói: “Tôi rất thích
những trang viết của anh, nhưng bản thân con người anh, tôi còn thích hơn”. Ông thích cả
trang viết lẫn tác giả bởi trang viết đã dựng lại được chân thật nhất chân dung và tâm hồn
tác giả.
Kiếm sống: “Trái tim thông minh” và niềm tin vào những mảnh trời xanh
Cả một thời niên thiếu Aliosha bươn trải kiếm miếng bánh mì nuôi thân nuôi bà từ
những công việc đến tay: bới rác, bẫy chim, vẽ tượng thánh, bốc vác, chân chạy cho các
cửa hiệu, phụ bếp trên tàu thủy... Cậu thu nhận bao hiểu biết từ cuộc sống lam lũ, từ
những tiếp xúc với các tầng lớp xã hội muôn màu muôn vẻ. Ngoài ra, thời kì này Aliosha
còn thu nhận được tri thức từ một nguồn vô cùng quý giá khác: sách báo. Tranh thủ từng
phút giây, ở bất cứ không gian nào có thể, cậu mê mải đắm chìm vào những trang sách
của A. Pushkin, M. Lermontov, N. Gogol, W. Shakespeare, V. Hugo, H. Balzac... tìm
thấy trong đó một sức mạnh lớn “rửa sạch tâm hồn”, giúp cậu “vươn cao hơn cái đầm lầy
thối rữa” của cuộc sống bon chen, giả dối, nhỏ nhen vây bọc quanh mình.
Từ trải nghiệm cuộc sống và qua sách vở, Aliosha trưởng thành từng ngày, trở nên
mạnh mẽ, tự tin hơn, sớm nhận thức được giá trị của văn học nghệ thuật, của những tư
tưởng nhân văn đối với sự phát triển tinh thần con người và xã hội. Nhận thức ấy sẽ sớm
đưa Aliosha đến với những thử nghiệm văn chương vào những năm tiếp theo, và được
khẳng định bằng toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn.
Tuy thời thơ ấu và thời niên thiếu trôi qua trong nghèo khó, bị hắt hủi, bạc đãi,
nhưng tâm hồn Aliosha luôn tươi xanh, hồn hậu, thiết tha tin vào lẽ công bình và tương
lai tốt đẹp. Trong Kiếm sống có đoạn: “Cuộc sống của chúng ta thật kì lạ, không phải chỉ
vì trong đó chồng chất một lớp đủ thứ dơ dấy nhầy nhụa và sinh sôi nẩy nở khá nhanh,
mà còn vì xuyên thủng qua chúng, vẫn vươn dậy mạnh mẽ những gì trong sáng, lành
mạnh sáng tạo, vẫn vươn lên cái thiện, cái chất người chân chính, khơi nên nguồn hi vọng
bất diệt vào một cuộc hồi sinh tiến tới một cuộc sống tươi sáng nhân đạo”. Đó là một
quan niệm về hiện thực thật là lãng mạn, chỉ có thể có được từ quan sát, trải nghiệm và sự
am tường vô cùng đời sống Nga. Gorki vĩ đại cũng chính ở điểm này. Sự thô lậu và tăm
tối của đời sống tỉnh lẻ đáng lẽ dễ dàng đầu độc tâm hồn thơ trẻ, nhưng nghịch lí đã xảy
ra: hoàn cảnh đó đã vun trồng trong đứa trẻ niềm tin vào Con người, vào tiềm năng của
nó.
Tình yêu thương, niềm trắc ẩn trước thân phận con người - nét tính cách từng phát
lộ từ tuổi ấu thơ - không hề mất đi ở lứa tuổi trưởng thành của nhà văn tương lai. Sau
này, suốt 40 năm sáng tác, từ những truyện ngắn đầu tay đến bộ tiểu thuyết sử thi cuối
cùng, từ những sáng tác nghệ thuật đến những bài viết chính luận, phản biện xã hội, trang
viết của Gorki luôn thấm đẫm nỗi niềm trăn trở về con người, đặc biệt về nhân cách con
người trong dòng lưu chuyển phức tạp bề bộn của cuộc sống kỉ nguyên sắt thép và chiến
tranh. L. Tolstoi từng nhận xét: “Thật là lạ, dẫu sao anh cũng hiền lành, mặc dù anh có
quyền độc ác. Tôi không hiểu trí tuệ của anh, một trí tuệ rắc rối, nhưng trái tim của anh
thì thông minh... Vâng, một trái tim thông minh”. Độc giả vốn biết, các nhân vật trong tác
phẩm Tolstoi được đánh giá “thông minh bằng trái tim” đều chiếm được thiện cảm của
ông hơn hẳn các nhân vật “thông minh bằng trí tuệ”.
Những trường đại học của tôi: “Chúng ta đến với đời để mà không thỏa thuận”
Con đường đến với học vấn và văn chương của Gorki không bằng phẳng. Khác
với các nhà văn quý tộc, ông không có một nền tảng học vấn đảm bảo cho ông một vị trí
cao trong xã hội, mà chỉ học hết lớp 3 trường làng. Ông cũng không có một nền tảng văn
hóa truyền thống, bởi sinh ra trong một gia đình không có ai theo nghiệp văn chương, hay
chí ít ra cũng có năng khiếu nghệ thuật. Nhưng không phải nhà văn nào cũng kinh qua
một môi trường đào luyện đặc biệt và hiệu quả như ông - trường học cuộc đời - mà ông
gọi là “Những trường đại học của tôi”.
Năm mười sáu tuổi Aleksey Peshkov rời bỏ thành phố quê hương, hăm hở đi về
hướng một thành phố có trường đại học tổng hợp nổi tiếng nhất nước Nga - thành phố
Kazan. Ý định vào đại học không thành, chàng thanh niên quyết định học bằng cách tiếp
tục đọc sách và học trong cuộc đời. Chính thời gian này Peshkov đã tìm đến được với
loại hình nhân vật cho những trang viết sáng giá nhất của mình sau này: những người du
thủ du thực. Peshkov cùng những con người này lang thang khắp nẻo đường bụi bặm,
làm đủ thứ việc nặng nhọc đến tay, đêm đêm ngủ trong nhũng nhà trọ tồi tàn hoặc ngả
lưng dưới mái hiên người. Cuộc sống tiếp tục trang bị thêm kiến thức cho chàng thanh
niên ham hiểu biết, ham tìm tòi, chuẩn bị vốn liếng cho sáng tác tác văn chương.
Bước vào tuổi thành niên, Aleksey Peshkov băn khoăn tìm cho mình một phương
hướng, mục đích sống. Đọc nhiều, tiếp xúc với nhiều loại người, Peshkov cùng một lúc
chịu ảnh hưởng nhiều luồng tư tưởng triết học phức tạp: từ tư tưởng Khai sáng Pháp và
chủ nghĩa duy vật của Goethe đến tinh thần lãng mạn bi quan Schopenhauer và triết lí
siêu nhân của Nietzsche. Có thời gian chàng thanh niên nhìn thấy mục đích sống của
mình trong hoạt động chính trị, nhưng sớm thất vọng. Trên diễn đàn chính trị Nga những
năm 80 - 90 vẫn đang tồn tại tư tưởng Dân túy, nhưng Peshkov đã không trở thành nhà
cách mạng Dân túy, mặc dù xuất thân từ tầng lớp nhân dân cần lao. Có ít nhất ba lí do để
khiến Peshkov không trở thành nhà Dân túy: Thứ nhất, con người trẻ tuổi này sớm thất
vọng về cách cư xử khá là ngạo mạn của các nhà lãnh đạo Dân túy (hầu hết là sinh viên)
đối với những kẻ thất học. Thứ hai, đến những năm 90, người nông dân Nga đã biến chất:
những gì chứng kiến ở nông thôn (nông dân giết người, đốt nhà thờ) làm Peshkov bị chấn
động. Chàng trai tự hỏi: đâu rồi những người mu-gic Nga đôn hậu, hào hiệp, luôn khát
khao tìm kiếm sự thật và công lí, như ta vẫn hằng đọc trong văn học cổ điển Nga thế kỉ
XIX? Suốt một thời gian trai trẻ Peshkov đi khắp làng quê Nga để tìm kiếm những con
người như thế và đã không tìm thấy. Từ đó cho đến mãi sau này, khác với Tolstoi, Gorki
không bao giờ đặt trọn niềm tin vào người nông dân. Thứ ba, thực ra, vào những năm 90,
khi nhà văn tương lai Gorki đến với văn học, tư tưởng Dân túy đã phá sản, xuất hiện
nhiều kiểu thần tượng khác, như tư tưởng của K. Marx, Nietzsche, Bogdanov...
Trong bế tắc không tìm cho mình một phương hướng, một mục đích sống, hơn
một lần Peshkov tìm đến cái chết nhưng được cứu sống. Thất vọng về phương hướng
chính trị, chàng trai chuyển sang thuyết “Mảnh đất” và “Tình thương” của L. Tolstoi.
Peshkov từng thương thuyết, nhưng không thành công, với L. Tolstoi cũng như với V.
Korolenko, trong việc xin một mảnh đất để canh tác và tự hoàn thiện mình bằng lao động.
Rồi một quyết định mới đến với chàng trai: đi theo con đường văn chương. Để tích lũy
thêm vốn sống, từ năm 1888 Peshkov bắt đầu “cuộc hành trình khắp nước Nga”. Chàng
trai chân đất lang thang cuốc bộ khắp vùng biến Kaspi, đi qua các vùng đồng cỏ đến miền
duyên hải Volga, trở về thành phố quê hương Nizni Novgorod. Mục đích cuộc “xê dịch”
vạn nẻo của con người không đồng xu dính túi không phải là vì miếng bánh mì, mà là tìm
kiếm tri thức, đề tài sáng tác. Cuối chặng hành trình một truyện ngắn có tên Bài ca cây
sồi già (1889) ra đời, nhưng nó bị Korolenko - độc giả đầu tiên và duy nhất - gội một gáo
nước lạnh.
Thất bại không làm chàng sinh viên “trường đại học cuộc đời” nản chí. Peshkov sẽ
nhớ mãi một câu trong truyện ngắn đầu tiên bất thành của mình: “Chúng ta đến với đời
để mà không thỏa thuận”. Còn trong cuốn tự truyện Những trường đại học của tôi, nhà
văn tương lai khẳng khái nới.“Tôi không chờ đợi sự giúp từ bên ngoài và không hi vọng
vào sự may mắn. Ngược lại trong con người tôi dần dần này nở tính bướng bỉnh và hoàn
cảnh sống càng khó khăn thì tôi càng cảm thấy vững vàng hơn, thậm chí khôn ngoan hơn.
Tôi sớm hiểu rằng con người được tạo nên bởi sự đối kháng của nó với hoàn cảnh xung
quanh”.
Từ một cậu bé bốn tuổi biết mở to cặp mắt để quan sát đến chàng thành niên
bướng bỉnh, không chịu thỏa thuận với khó khăn cuộc đời là một chặng đường phát triển
biện chứng, tựa như một câu chuyện cổ tích về sự ra đời trong đau khổ và trưởng thành
trong đấu tranh của tráng sĩ Nga (bagatyr). Cái bản lĩnh “không thoả thuận” này sẽ ngày
càng phát triển mạnh mẽ ở những giai đoạn sau.
5. Tìm hiểu giá trị hiện thực và nhân đạo trong sáng tác của M.Gorki qua một số tác
phẩm cụ thể: Một con người ra đời.
*Tóm tắt truyện “Một con người ra đời” – Gorki và nêu ý nghĩa truyện:
Vào năm 1892, ở miền Nam nước Nga, một đoàn người đói khổ kéo nhau đến Otsemtsiry
kiếm việc làm, họ đến vùng ven biển.
Trong đoàn người này, có một phụ nữ trẻ, khỏe mạnh, mang thai sắp đến ngày sinh nở.
Chị chuyển dạ và lên cơn đau dữ dội. Chị đau đơn tột cùng vật vã, kêu rống khủng khiếp
như trong ngày tận thế. Nhờ có sự giúp đỡ tận tình của một chàng trai vừa nhanh nhẹn,
vừa khéo tay vui tính, người phụ nữ đã vượt qua đau đơn, sinh được một bé trai đầu lòng
khỏe mạnh, kháu khỉnh.
Như có sức mạnh diệu kỳ, cháu bé đã khiến cho người mẹ và chàng thanh niên quên đi
những gian khổ trước mắt và họ cùng sung sướng tự hào. Chính đứa bé đã đem đến cho
đoàn người đang sống trong hoàn cảnh cùng khổ một chỗ dựa tinh thần giúp họ có thể
vượt qua mọi gian lao vất vả trước mắt.
Nội dung tác phẩm: Truyện ca ngợi lòng nhân ái tình mẫu tử và gửi gắm quan niệm về
con người của Gorki. Qua đó, Gorki thể hiện thái độ trân trọng, tin yêu đối với con người
và mong muốn họ vượt qua gian lao vất vả, vươn tới hạnh phúc.
*Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm:
Truyện ngắn Một con người ra đời (1912) được viết trong bối cảnh nước Nga đang trải
qua thời kì "đêm trước của Cách mạng tháng Mười". Trên cái ranh giới của sự hủy diệt
xã hội cũ và sự nảy sinh của một xã hội mới, một vấn đề bức xúc đặt ra cho văn học thời
đại lúc bấy giờ là vận mệnh nước Nga, số phận nhân dân Nga, con người Nga sẽ ra sao?
Trong khi không ít những nhà văn, nhà thơ sa vào bi quan, mất lòng tin vào cuộc sống,
M.Gorki thông qua truyện này đã biểu lộ một niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Cơ sở của
truyện dựa trên sự việc có thật xảy ra với chính tác giả vào cuối mùa hè năm 1892 (một
năm đói kém), khi ông đang làm việc tại công trường ở Kapkaz. Nhưng với tài năng sáng
tạo nghệ thuật và cái nhìn nhân văn cao cả, tác phẩm này đã vượt ra khỏi giới hạn của
một truyện ngắn như là "một mẩu", "một mảnh", "một lát cắt" của hiện thực Nga đương
thời và mang dáng dấp của một bản trường ca.
*Giá trị hiện thực:
Trọng tâm mô tả của truyện ngắn là cảnh sinh nở của người mẹ. Trong văn học thế giới
từng có nhiều nhà văn lớn bậc thầy viết về cảnh tượng này. Song tùy thuộc vào ý đồ nghệ
thuật, quan niệm, thẩm mĩ mà mỗi nhà văn lại có một cách mô tả cách khác nhau. Để
miêu tả tâm lí hối hận của Andrây Bôncônxki (nhân vật trong Chiến tranh và hòa binh),
L.Tônxtôi cũng đã từng thông qua cảnh sinh nở của người mẹ. Nhà văn lớn người Pháp
Môpatxăng khi đề cao lòng nhân ái của một vị linh mục, cũng dừng lại ở cảnh ông xắn
tay đỡ đẻ cho một phụ nữ công dân trở dạ dọc đường. Paxternak lại thông qua cảnh sinh
nở của người mẹ để suy ngâm về sự sống và cái chết. Còn Gorki, khi "mô tả cảnh sinh đẻ
và tô đậm lối đỡ đẻ nguyên thủy" phải chăng ông đã "xúc phạm trắng trợn thị hiếu thẩm
mĩ" bạn đọc như một nhà văn Nga đương thời chê trách? Quả thật là, ngòi bút miêu tả
của nhà văn khá tỉ mỉ, chi tiết, cặn kẽ, "lần lượt, không bỏ sót điều gì trong toàn bộ quá
trình sinh nở của người mẹ: đau đẻ, trở dạ, cắt rốn, chờ nhau" (Nguyễn Hải Hà). Nhưng
Gorki không mô tả theo cái nhìn của nhà y học. Trong khi chi tiết, tỉ mỉ mô tả quá trình,
ông tập trung làm nổi bật "nỗi đau đớn vô cùng" và niềm vui khôn tả của người mẹ khi
sinh ra một con người. Sự khác biệt của M.Gorki - nhà văn là ở chỗ ấy.
Trước hết, để thể hiện nỗi đau sinh nở của người mẹ, Gorki đã vận dụng dồn dập một loạt
các chi tiết ngoại hình trong sự biến dạng dễ sợ của chúng. Trong cơn đau, miệng người
san phụ nữ "bè ra", "méo xệch", "đôi môi tím bầm, "khuôn mặt căng bự", mắt khi thì
"trợn ngược", khi "lồi lên như muốn nổ tung", khi "dại đờ chạy đầy những tia máu". Nỗi
đau ngày càng tăng đến mức chị không thể ghìm giữ, không thể kêu khóc mà chỉ có thể
bật lên những "tiếng rên kho khe", "tiếng thở dữ dội khác thường", "tiếng ráng", "tiếng
gầm gừ" đầy bản năng như của những con thú. Không phải là quá tay khi Gorki còn vận
dụng những hình ảnh so sánh của "sói", "gấu", "miếng vỏ bạch dương hơ lửa" để diễn tả
sự vật vã, quằn quại đau đớn của chị. Con người có thể trải qua trăm ngàn nỗi đau và
không nỗi đau nào giống nỗi đau nào. Nhưng nỗi đau sinh nở của người mẹ thì không gì
sánh nổi. Đó là nỗi đau tột cùng của thể xác, khủng khiếp như trong "ngày tận thế". Để
cho ra đời một con người, người mẹ đã trải qua một cơn đau động đất động trời vậy đó.
Nhưng đứa con ra đời cũng là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao của mẹ. Sóng gió còn
chưa qua, cơn đau còn chưa dứt, nụ cười đã trở lại trên "đôi môi xanh nhợt" và ngày càng
trở nên "đẹp đẽ", "rạng rỡ", "chói lọi" trên gương mặt người sản phụ khi nghe tiếng khóc
chào đời của con. Nếu như trước đó, khi miêu tả nỗi đau sinh nở, Gorki "hiện thực đến
tàn nhẫn" thì giờ đây, ngòi bút của ông lại lãng mạn, bay bổng đến lạ kì trước vẻ đẹp của
đôi mắt bà mẹ. Đôi mat "đẹp vô cùng", "sâu thẳm", "như hai hồ nước xanh mênh mông",
"cháy bừng lên ngọn lửa xanh biếc". Chẳng phải ngẫu nhiên, Groki nhấn mạnh đến năm
lần "màu xanh biếc" như "ngọn lửa cháy bừng lên trong đôi mắt người mẹ". Hẳn không
phải là để tả cái "xanh biếc" của màu mắt. Đây là cái ánh sáng "xanh biếc" được hắt lên
từ ngọn lửa tình yêu, hạnh phúc, niềm tin, niềm hoan hỉ biết ơn đang cháy sáng trong tâm
linh người mẹ. Chính là cái ánh sáng xanh biếc ấy, đã làm cho đôi mắt người mẹ trở nên
"đẹp vô cùng" sánh tựa "đôi mắt thần thánh". Nó như tỏa một vầng hào quang bao quanh
người mẹ. Và không chỉ thế nó còn như chiếu sáng, lan tỏa cả thiên nhiên xung quanh:
bầu trời xanh biếc, lá thu vàng rực, biển vỗ ì ầm, sóng lao xao, cây lá thì thầm, mặt trời
rọi nắng chói lọi. Có cảm tưởng như thiên nhiên cũng như mừng vui chào đón sự ra đời
của đứa trẻ. Cảnh tượng thật là kì vĩ. Dưới ngòi bút của Gorki, con người ra đời đã trở
thành sự sáng tạo thiêng liêng. Thiên truyện như một bài ca, ngợi ca sự vĩ đại của người
mẹ, đấng sáng tạo ra cả anh hùng lẫn nhà thơ.
*Giá trị nhân đạo
Nhân vật tôi cũng là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Gorki. Nó vừa đóng vai trò
người kể truyện, vừa là nhân vật bộc lộ quan điểm trực tiếp của tác giả. Dĩ nhiên nhân vật
"tôi" không phải là tác giả. Nhưng trong nhân vật "tôi" in đậm dấu ấn tự thuật - tinh thần
của nhà văn; giàu lòng nhân ái, cảm thông sâu sắc với nỗi đau đồng loại, từng trải, tháo
vát, hành động vẫn luôn yêu đời, yêu tự do. Vì thế, những suy nghĩ của nhân vật "tôi"
cũng là những suy nghĩ của tác giả. Thông qua nhân vật "tôi", M.Gorki gửi gắm những
suy nghĩ của mình về vấn đề của thời đại và cũng là của nhân loại muôn đời: con người
và số phận của nó trong tương lai.
Gorki không nghĩ về số phận một cách thần bí, siêu hình hay bi quan yếm thế. Suy nghĩ
của ông thiết thực và tích cực. Trước những băn khoăn của người mẹ: "Chẳng biết đời nó
sẽ ra sao? Anh đã giúp tôi, thật cảm ơn anh... Còn diều dó có tốt lành cho nó hay không
tôi cũng chẳng biết nữa", ông khẳng định: "Người cư dân mới của nước Nga, con người
mà số phận chưa ai lường trước được". Số phận, theo ông không hẳn chỉ là những gì đáng
âu lo mà có thể còn có nhiều điều để mà tin tưởng (không ai có thể lường trước). Nhưng
dù tốt lành hay không, con người sinh ra không phải là để thụ động, đón chờ sự áp đặt
của số phận. Ngay từ lúc mới sinh ra, con người đã mang trong nó mầm mông của sự
phản kháng, "bất mãn với cuộc đời", ít ai có được những phát hiện đặc biệt như Gorki và
cũng ít ai có được sự nhiệt tình khích lệ, tin tưởng mãnh liệt vào con người Gorki. Nghe
tiếng khóc "Ya, Ya", ông liên tưởng đó như một lời Tuyên ngôn, lời khẳng định đầu tiên
sự có mặt của con người trên trái đất. "ừ thì mày, mày. Chú mày phải tự khẳng định cho
khỏe vào mới được, không thì kẻ đồng loại sẽ vật cổ chú mày" và "Cứ làm ầm lên đi, chú
bé Oren! Cứ gào toáng lên đi...". Con người phải tự khẳng định mình. Con người phải tự
quyết định số phận của mình, vượt lên số phận - nhà văn cổ vũ con người.
Thiên truyện kết thúc bằng cảnh tượng ba người tiếp tục cuộc hành trình. Người mẹ bồng
con "ngoảnh nhìn xung quanh, nhìn biển, nhìn rừng, nhìn núi rồi lại nhìn đứa con trai".
Bên cạnh chị là "người bạn dường tin cậy và vững chãi". Dường như chị muốn tìm một
câu trả lời cho số phận tương lai của đứa trẻ. Câu trả lời có thể chưa tìm được. Trước mắt
có thể còn nhiều khó khăn, gian khổ, thử thách chông gai, thậm chí cả "nước mắt đau
thương" nhưng tình thương bao la, trách nhiệm của người mẹ và niềm khao khát "cảnh
sống tự do" sẽ giúp chị vững bước trên con đường đi tới. Và đứa trẻ - "người cư dân mới
của đất nước Nga" trong cuộc hành trình đi tìm số phận tương lai, nó đã không đơn độc.
Trong tình yêu thương bao la của mẹ và với sự giúp đỡ của những "người bạn đường, con
người tình cờ được đóng vai bà đỡ, nó sẽ lớn lên mãi trong cảnh tự do".
Không phải ngẫu nhiên Một con người ra đời được xem là một trong những tác phẩm
"trung tâm" trong toàn bộ sáng tác của nhà văn. Nó biểu hiện rực rỡ chủ nghĩa nhân đạo
của Gorki: cảm thông, thương yêu, trân trọng và tin tưởng mãnh liệt ở con người, về mặt
nghệ thuật, truyện cũng thể hiện khá rõ tài năng truyện ngắn bậc thầy của tác giả. Hai bút
pháp hiện thực và lãng mạn được vận dụng trong sự kết hợp nhuần nhuyễn. Các phương
tiện nghệ thuật: phong cảnh, lời nhân vật, chi tiết ngoại hình, lời trần thuật... được sử
dụng điêu luyện. Thủ pháp tương phản, đặc tả, nhấn mạnh... được phát huy tới hiệu suất
tối đa của chúng.
*Nghệ thuật truyện:
Tạo nên hai cảnh tương phản giữa thiên nhiên và xã hội con người, Gorki đã đem lại cho
thiên truyện một không gian nghệ thuật đặc sắc, vừa hiện thực vừa huyền ảo. Chính trong
cái không gian nghệ thuật ấy, "Một con người ra dời" vừa như một sự việc bình thường
lại vừa như một sự kiện thiêng liêng. Hiệu quả nghệ thuật của lối kết cấu tương phản, một
đặc điểm trong truyện ngắn Gorki chính là ở chỗ đó và cũng không chỉ dừng lại ở mức
đó.
Truyện mở đầu bằng hai cảnh tương phản: cảnh thiên nhiên mùa thu ở Kapkaz và cảnh
đoàn người nông dân Nga bị nạn đói lùa ra khỏi quê hương, lang thang, phiêu bạt trên
khắp các nẻo đường nước Nga. Nếu cảnh thiên nhiên hiện ra vui tươi, lộng lẫy, mĩ lệ bao
nhiêu thì cảnh đám người đói khát hiện ra chán ngắt, xám xịt, kiệt quệ bấy nhiêu. Sự
tương phản được Gorki dụng công tô đậm ở đây không phải là để đối lập giữa thiên nhiên
và con người mà để làm nổi bật lên cái cảm hứng chủ đạo: khẳng định cuộc sống. Có thể,
cuộc sống còn nhiều nỗi khổ đau khiến trong ta chỉ còn là sự "căm ghét", "nỗi buồn lo".
Có thể loài người chúng ta có lúc "sống chẳng ra gì" khiến cho "mặt trời nhiều lúc cũng
phải buồn". Nhưng theo nhà văn: "đó không phải là vĩnh viễn". Được sống, "được thấy
bao nhiêu điều kì diệu", được "chiêm ngưỡng cái đẹp tuyệt vời" của trái đất đó là một
diễm phúc. Trước cảnh thiên nhiên mùa thu mĩ lệ "lộng lẫy đến hoang đường" của núi
non, biển cả Kapkaz, nhà văn như không nén nổi sự thán phục, sùng kính cuộc sống và
đồng thời tự hào, hãnh diện về danh hiệu làm người: "Cao cả thay cái chức vị làm người
trên Trái Đất". Có thể xem đây là âm chủ trong bản trường ca về con người của M.Gorki.
6. Tính cách Nga được bộc lộ như thế nào trong truyện ngắn “Số phận con người”?
Tính cách Nga là một phạm trù thẩm mỹ chỉ những phẩm chất đạo đức, lối sống có tính
chung, phổ biến của đông đảo nhân dân Nga. Tính cách Nga biểu hiện phong phú trong
cuộc sống, nhưng có thể thấy được nó tập trung ở những phẩm chất: Lòng yêu quê hương
đất nước, yêu lao động, lòng yêu thương con người, lòng dung cảm, kiên cường, thủy
chung, lòng nhân ái, biết tự trọng… và đặc biệt là khi nói đến tính cách Nga chúng ta
không thể không nói đến sức mạnh tinh thần to lớn, sáng ngời của con người Nga, nhân
dân Nga, đất nước Nga.
Có rất nhiều tác phẩm vĩ đại của văn học Nga đã làm sáng bừng lên tính cách Nga quý
giá, đáng trân trọng ấy. Và truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp là một trong
số đó. Khi tìm hiểu truyện ngắn này, chúng ta sẽ thấy được một cách rõ ràng tính cách
Nga, mà không chỉ vậy mà có thể nói rằng chúng ta đang đi khám phá tìm hiểu nó. Và
An-đrây Xô-cô-lốp là hình tượng nhân vật mà Sô-lô-khốp xây dựng để làm nổi bật lên
tính cách Nga.
Qua câu chuyện về cuộc đời đau khổ của mình mà Xô-cô-lốp đã kể cho nhân vật “tôi”
trong một buổi gặp gỡ tình cờ vào mùa xuân năm 1946, ta thấy rằng ở An-đrây Xô-cô-lốp
tính cách Nga được biểu hiện qua từng chặng đường đời của anh cụ thể là: trước khi
chiến tranh nổ ra, khi chiến tranh nổ ra, trong chiến tranh và sau khi chiến tranh kết thúc.
Đây có thể là một trong những sự lựa chọn để chúng ta khám phá tính cách Nga nơi nhân
vật Xô-cô-lốp.
Trước khi chiến tranh bùng nổ, Xô-lô-Khốp có cuộc đời “thoạt đầu khá là bình thường”
như chính anh nói. Anh cũng có cho mình một mái ấm gia dình như bao người khác: vợ
hiền, ba đứa con ngoan, học giỏi. Vợ anh mồ côi, tên là Irina –một người phụ nữ “nhu
mì, vui vẻ, ân cần niềm nở và thông minh”. Xô-cô-lốp là một người chồng đã nhận ra
được vẻ đẹp tâm hồn và biết quý trọng vợ mình “chao ôi, quý hóa biết bao khi có được
người vừa là vợ vừa là một bạn gái thông minh”. Cùng với đó anh cũng rất tự hào về
những đứa con ngoan, đặc biệt con trai đầu của anh là A-na-tô-li có năng khiếu về toán ,
là niềm hãnh diện của gia đình. Cuộc sống của gia đình Xô-cô-lốp như bao gia đình bình
thường khác và có thể nói là hạnh phúc. Vào thời điểm đó chúng ta thấy một Xô-cô-lốp
bình dị,chăm chỉ, yêu lao động, mong muốn “mấy đứa con có sữa ăn với cháo, trên đầu
có mái nhà che nắng che mưa, giày dép đủ, áo quần đủ, thế là mọi sự đều ổn cả” và cũng
có niềm vui riêng  khi học lái xe vào năm 29 tuổi “ ngồi sau tay lái tôi thấy đời vui hơn”,
hơn thế là anh vô cùng yêu thương gia đình nhỏ bé của mình.Từ đây ta đã có thể cảm
nhận được niềm kiêu hãnh của người Nga, những phẩm chất quý báu góp phần làm nên
tính cách Nga trong con người Xô-cô-lốp.Đó là sự cần cù chăm chỉ, sự bình dị nhưng đầy
ý nghĩa trong cuộc sống, lòng yêu lao động và người thân trong gia đình ở tính cách Nga.
Có thể nói nó đã làm nên vẻ đẹp đời thường đầm ấm trong cuộc sống của con người Nga,
vẻ đẹp ấy giản dị, nhưng bên trong nó dường như ẩn nấp một sức mạnh tiềm tàng mãnh
liệt.
Trước chiến tranh tính cách Nga hiện lên với những vẻ đẹp đời thường như thế và khi
chiến tranh nổ ra thì sao? Chính Xô-cô-lốp sẽ cho chúng ta biết điều đó. Từ đây dường
như những hạnh phúc bình dị sẽ phải nhường chỗ cho những nỗi đau, đầu tiên đó là nỗi
đau cuộc cuộc chia li. Xô-cô-lốp “nhận được giấy triệu tập của hội đồng đăng kí quân sự ,
rồi thứ ba lên tàu” ra mặt trận. Cả nhà ra tiễn anh, nỗi đau của những đứa trẻ “đôi vai
rung rung như người bị lạnh”, “không giữ được mấy giọt nước mắt”; đặc biệt là nỗi đau
của người vợ tiễn chồng ra mặt trận “suốt đêm, Irina gục vào vai tôi, vai và ngực áo sơ mi
của tôi đẫm nước mắt không khô…”, “hai tay ôm lấy ngực, đôi môi trắng bệch như phấn,
thầm thì điều gì đó…”. Khi Xô-cô-lốp lên tàu Irina đã bổ nhào vào ngực chồng, bíu chặt
lấy cổ anh, toàn thân run rẩy và nức nở những lời thảm thiết. Anh rất thương vợ nhưng đã
có hành động xô vợ và hét lên “tiễn biệt mà như thế à? Sao mà chôn sống người ta sớm
thế, hành động này làm cho anh phải hối hận ngay ở hiện tại và nhất là về sau. Cuộc
chiến xảy ra, Xô-cô-lốp lên đường ra mặt trận trở thành một người lính. Dù anh rất yêu
thương lo lắng, đau đớn khi phải chia tay với vợ con, nhưng anh vẫn mang một quyết tâm
rất lớn cùng với đó là việc thực hiện trách nhiệm với non sông đất nước. Qua cuộc chia
tay đầy nỗi đau của Xô-cô-lốp với gia đình ta lại một lần nữa khẳng định sự gắn kết, tình
yêu thương của gia đình anh, sự gắn kết ấy là sợi dây kết nối sức mạnh vô hình của người
thân và rộng hơn là sự kết nối của mọi con người Nga tạo nên lãn song tinh thân vô cùng
mạnh mẽ. Đến đây, ta lại khám phá ra một nét mới trong tính cách Nga: người lính Nga
vô cùng yêu thương gia đình nhưng cũng quyết tâm dằn sự đau buồn để thực hiện trách
nhiệm với non song đất nước và sự yêu thương gắn kết dành cho gia đình sẽ là động lực
cho họ chiến đấu anh dũng và dựng xây cho họ niềm tin đoàn tụ cùng gia đình. Đó chính
là sức mạnh tinh thần trong tính cách Nga bước đầu được khám phá thông qua nhân vật
Xô-cô-lốp khi chiến tranh nổ ra.
Rồi khi bước vào cuộc chiến tranh tàn khốc, đối mặt với những khó khăn, gian khổ, với
đau đớn, đối mặt với cái chết cận kề thì tính cách Nga lại càng hiện lên rõ nét: lòng
thương yêu, sự dũng cảm kiên cường đầy ý chí, thẳng thắn bộc trực, tấm lòng trung thành
đối với Tổ quốc… làm nên sức mạnh tinh thần to lớn và bừng sáng mạnh mẽ. Từ những
sự việc mà Xô-cô-lốp phải trải qua trong chiến tranh ta sẽ thấy, cảm nhận được những
điều đáng khâm phục, trân trọng trong tính cách Nga. Đánh giặc chưa được một năm,
An-đrây bị thương hai lần vào tay và chân. Trong thời gia ấy anh vẫn cứ viết thư về nhà
nói “mọi sự đều ổn cả”, vì anh hiểu rằng “ở hậu phương đám đàn bà và trẻ em bất hạnh
có dễ chịu gì hơn đâu! Cả nước trông đợi vào họ”, còn trên chiến trường “anh là thằng
đàn ông, anh là thằng lính, khi cần thiết phải chụi hết, phải gánh hết”. Ở đây, ta thấy rằng
Xô-cô-lốp là một người biết đồng cảm với mọi người, là một người lính xá định được rõ
ràng trách nhiệm của mình cũng như có quyết tâm hoàn thành trách nhiệm ấy. Chính tinh
thần kết nối bằng sự thông cảm và thấu hiểu với “đám đàn bà trẻ con” ấy ở hậu phương
tạo nên sức mạnh để cộng đồng dân tộc, nhân loại chống chọi với thù hận, chia lìa của
chiến tranh phát-xít.
Không chỉ vậy mà Xô-cô-lốp với một sức mạnh diệu kì trong tinh thần đã không hề lung
lay ý chí, lòng dũng cảm kể cả khi cận kề cái chết. Anh đã phải đối mặt đồng thời với kẻ
thù và với tử thần trong tình trạng bị thương rồi ngất đi, anh biết cái chết đang đến gần
mình, nhưng trong giây phú ấy Xô-cô-lốp “không hề hoảng hốt, không hề lo sợ chút
nào”. Vậy điều gì trong Xô-cô-lốp đã làm nên “tinh thần thép” ấy. Có lẽ đó chính là sự
trỗi dậy mạnh mẽ của ý chí tiềm tàng trong tính cách Nga, nó tạo nên sự dũng cảm cho
người lính ấy, có thể với anh lúc ấy dù có hy sinh thì cũng là cống hiến cho đất nước.
Điều đó đáng để anh tự hào. Sau đó Xô-cô-lốp bị quân Đức bắt làm tù binh, anh được
một người bác sĩ quân y chữa cho khỏi bong gân và An-đrây nhận xét rằng “một người
thầy thuốc chân chính là như thế đấy”, anh vẫn có thể cảm nhận được tình thương và lòng
nhân ái kể cả trong hoàn cảnh khốn khó. Và ở đây tính cách Nga trong con người anh lại
càng hiện lên mạnh mẽ.
Đó là sự thẳng thắn, bộc trực, căm ghét lũ phản bội. Điều này được thể hiện qua hành
động xử một tên phản bội trong khi Xô-cô-lốp bị bắt làm tù binh khi hắn định phản bội
chỉ huy của mình. Anh nghĩ “thằng chó đẻ kia ơi, đừng hòng tao để cho mày phản bội chỉ
huy của mày”. Và từ suy nghĩ biến thành hành động, anh đã “nhảy chồm lên thằng ấy,
mấy ngốn tay thít chặt cổ họng hắn…Thế là xong đời một tên phản bội”, “lần đầu tiên
trong đời, tôi đã giết người, mà đó lại là người mình…Nhưng sao hắn lại là người mình
được nhỉ? Hắn còn tồi tệ hơn người xa lạ nữa kia, hắn là thằng phản bội…”. Suy nghĩ và
hành động này của Xô-cô-lốp thể hiện phẩm chất cương trực, tấm lòng luôn đề cao sự
trung thành, yêu lẽ phải, trọng chính nghĩa, luôn hướng tới lí tưởng cao đẹp đáng quý
trong tính cách Nga. Đó là hành động mang tính quyết định cho vận mệnh của bản thân
cũng như tham gia quyết định vận mệnh của dân tộc. Nó góp phần khẳng định tính cách
Nga thời đại mới: tự do trong tâm hồn, trong nhân cách. Đây có lẽ là một sự khám phá
tính cách Nga trong Số phận con người mà Sô-lô-khốp muốn làm nổi bật lên. Đối mặt với
cái chết lần tiếp theo là sự kiện anh cố gắng chạy trốn khỏi nhà tù phát-xít rồi bị bắt lại.
Khi ấy dù vô cùng đau đớn nhưng anh vẫn rất kiên cường, đồng hành là tấm lòng sâu
đậm với nước Nga, An-đrây “vẫn cứ sống… và vẫn con sống”. Một ý chí, một khát vọng
sống mãnh liệt của con người Nga.
Tại trại tập trung của tù binh, có một lần Xô-cô-lốp bị tên trại trưởng khét tiếng tàn ác
cho gọi và bày ra một trò tiêu khiển: thử xem An-đrây lâu ngày nhịn đói có còn uống
rượu được như một người hay không. Song bon Đức đã không thể biến An-đrây “thành
súc vật”. Với “phẩm chất Nga và niềm kiêu hãnh của mình”, Xô-cô-lốp đã chứng tỏ dũng
khí của một người Nga đầy ý chí, đầy tinh thần thép. Khi tên trưởng trại rót một cốc rượu
cùng một lát bánh mì và mỡ đưa cho anh bảo hãy uống mừng chiến thắng của quân Đức.
Nhưng Xô-cô-lốp từ chối và nói “Uống mừng cái chết của mình được thoát khỏi mọi đau
khổ thì tôi sẽ cạn cốc”. Xô-cô-lốp được tha chết. Phẩm chất Nga, tinh thần Nga nâng
bước giúp anh vượt qua bao phen cận kề cái chết và chính anh cũng một lần nữa giúp tính
cách Nga bừng sáng, lòng trung thành, sức mạnh tinh thần của con người Nga một lần
nữa được khẳng định. Bên cạnh đó, ta còn thấy được tinh thần sẻ chia, khả năng nghĩ đến
người khác với tình yêu thương của con người Nga qua hành động chia sẻ “khúc bánh mì
không to lắm và một miếng thịt mỡ” tên trại trưởng cho của Xô-cô-lốp. Chính sự đoàn
kết, sẻ chia đó đã làm nên sức mạnh tập thể dẫn những người Nga đến chiến thắng.
Sự việc tiếp theo có thể chứng tỏ tính cách Nga mạnh mẽ trong nhân vật Xô-cô lốp là một
lần bọn Đức bắt An-đrây lái xe trở một tên thiếu tá kĩ sư và anh đã chạy trốn được khỏi
trại tù binh, trở về với hồng quân, Xô-cô-lốp còn mưu trí dũng cảm bắt sống tên thiếu tá
Đức và lấy được cặp tài liệu của hắn. Điều này càng co thấy lòng trung thành với Tổ
quốc của anh, cùng với đó là sự dũng cảm mưu trí, mong muốn lập công để cống hiến
cho sự nghiệp chung của dân tộc. Và đó cũng chính là những phẩm chất tốt đẹp trong tính
cách Nga. Tất cả đều thể hiện được sức mạnh tinh thần to lớn của con người Nga đáng
khâm phục. Trong cuốn lịch sử văn học Nga (NXBGD 1998) giáo sư Hoàng Ngọc Hiến
bày tỏ: “Câu chuyện bình thường của một người lính… về cuộc đời mình, về những gian
khổ và những nỗi đau buồn trong chiên tranh đã biến thành lời trần thuyết đau thương
mang ám ảnh anh hùng về lòng dũng cảm, sức chịu đựng và sức mạnh tinh thần ghê gớm
của người Nga”.
Trải qua bao nhiêu gian khổ tính cách Nga vẫn bừng sáng mạnh mẽ ở Xô-cô-lốp. Những
gian lao thử thách trong chiến tranh liệu có thể sánh bằng nỗi đau mất người thân hay
không? Sau khi trở về với quân Nga, ít lâu sau Xô-cô-lốp nhận được tin vợ và hai con hái
của anh đã mất trong một trận bom phát-xít. Điều này đau đớn biết nhường nào, giờ đây
niềm tự hào, niềm hi vọng cuối cùng của An-đrây là A-na-tô-li con trai của anh giờ đã là
một đại úy pháo binh chiến đấu gần nơi anh. Nhưng đúng vào ngày 9/5/1945-ngày chiến
thắng phát-xít Đức, anh được tin con trai anh đã hi sinh trong trận đánh cuối cùng. Vậy là
bao nhiêu mong muốn, hy vọng đều bị dập tắt, thay vào đó là nỗi đớn đau thêm chồng
chất, anh đã phải chôn “niềm vui sướng và niềm hy vọng cuối cùng” của mình trên đất
Đức với “những giọt nước mắt dường như đã khô lại trong tim…làm tim đau buốt”. Con
người Nga dù ở trong hoàn cảnh nào vẫn không thôi thương nhớ về những người thân
yêu, vẫn không thôi hy vọng về ngày gia đình đoàn tụ, hy vọng về một tương lai. Nhưng
giờ đây không chỉ Xô-cô-lốp mà rất nhiều nười lính Nga khác phải chịu nỗi đau xé nát
tâm can khi mất người thân, khi bơ vơ trong cuộc đời. Đó chính là mất mát đau thương
dường như không gì có thể bù đắp được do chiến tranh gây ra cho đất nước, con người
Nga nói riêng và cho biết bao con người đã từng phải chụi nỗi đau chiến tranh trên thế
giới nói chung. Và những con người Nga kiên cường ấy với sức mạnh tinh thần mạnh mẽ
của mình có thể vượt qua nỗi đau ấy được hay không? Để trả lời được câu hỏi này, chúng
ta hãy tiếp tục khám phá tính cách Nga qua nhân vật tiêu biểu mà Sô-lô-khốp mang đến
trong Số phận con người là An-đrây Xô-cô-lốp.
Có thể nói rằng, nỗi đau chiến tranh đã mang lại nhiều bi kịch bất hạnh cho con người
Nga. Nhưng chính trong nỗi đau tột cùng ấy tính cách Nga vĩ đại lại tỏa sáng một cách
diệu kì. Sau khi chiến tranh kết thúc, A. Xô-cô-lốp làm lái xe cho một hãng vận tải,
nhưng anh vẫn mang trong tim sự đau đớn vô hạn, nó khó có thể được hàn gắn và trước
mắt là một tương lai lạc lõng mịt mờ. Xô-cô-lốp đã tìm đến rượu để dịu bớt nỗi đau. Và
anh đã gặp cậu bé Va-ni-a rồi nhận cậu bé làm con nuôi. Va-ni-a cũng là một số phận lạc
lõng phải chịu nỗi đau do chiến tranh: bố thì “chết ở mặt trận”, còn “mẹ bị bom chết trên
tàu khi mẹ con cháu đang đi tàu”. Phải chăng vì cùng cảnh ngộ mà Xô-cô-lốp đã nhận
Va-ni-a làm con nuôi chỉ để có một gia đình, nhưng nguyên nhân chính của hành động đó
là xuất phát từ tấm lòng nhân ái, lòng yêu thương con người trong tính cách Nga. Một
con người trải qua chiến tranh tưởng như đã bị “chai sạn” vì đau đớn nhưng không bên
trong họ vẫn tràn đầy tình yêu thương. Và tình yêu thương cũng là cội nguồn làm nên sức
mạnh tinh thần to lớn của con người Nga. Xô-cô-lốp xót xa cho hoàn cảnh của Va-ni-a,
xót xa khi thấy em thở dài “một con chim non nớt như thế mà đã học thở dài ư? Đấy đâu
phải việc của nó?”. Anh đã khóc “những giọt nước mắt nóng hổi sôi lên ở mặt tôi” khi
biết hoàn cảnh đau thương, mồ côi của cậu bé. Đó chính là biểu hiện của tình yêu thương.
Sự ngây thơ tin tưởng, tình cảm gắn bó quyến luyến của cậu bé đã phần nào xoa dịu trái
tim đã “suy kiệt”, “chai sạn” của Xô-cô-lốp. Anh lại có một trách nhiệm ngọt ngào trong
cuộc đời mình là nuôi nấng Va-ni-a, “nó rúc vào nách tôi như con chim sẻ dưới mái dạ,
ngáy khe khẽ, tôi thấy lòng vui không lời nào tả xiết”. Anh đã chăm sóc cậu bé một cách
cẩn thận: đưa cậu bé đi cắt tóc, tắm rửa cho cậu bé, mua cho cậu bé quần áo mới… Quan
trọng hơn là Xô-cô-lốp muốn cho Va-ni-a có một cuộc sống tốt đẹp, có một tuổi thơ tràn
đầy yêu thương, sự vui tươi, hy vọng. Điều này xuất phát từ tấm lòng yêu trẻ thơ của anh.
Đó là mong muốn nhưng cũng chính là trách nhiệm mà anh phải cố gắng thực hiện. Sô-
lô-khốp muốn nhấn mạnh ý thức trách nhiệm con người trong tính cách Nga. Bằng tất cả
tấm lòng, Xô-cô-lốp đã học cách chăm sóc Va-ni-a, cho bé có một cuộc sống đầy đủ nhất
về cả vật chất lẫn tinh thần. Ta có thể thấy rõ điều này qua miêu tả của nhân vật “tôi”
trong cuộc gặp gỡ với hai bố con Xô-cô-lốp và Va-ni-a: người bố có “đôi bàn tay to
tướng đen sạm” với “chiếc áo lông rách nhiều chỗ vá víu một cách cẩu thả vụng về,
miếng vá đắp lên trên cái quần cỏ úa đã tàng cũng không được khâu cẩn thận… và nói
cho đúng hơn đó là những đường kim sào của bàn tay đàn ông”; còn cậu bé thì khác “chú
bé ăn mặc giản dị nhưng toàn đồ tốt: một chiếc áo khoác dài lót một lớp lông cừu mỏng
đã cũ, đôi ủng xinh xắn…” làm liên tưởng đến “sự chăm sóc của người phụ nữ, đôi bàn
tay khéo léo của người mẹ”. Đó là về vật chất, còn về tinh thần thì anh cố gắng làm cho
cậu bé có một tuổi thơ vui vẻ “líu ríu như chim sẻ”, ứng biến với trí nhớ “như quầng
sáng, cứ chợt lóe lên” của cậu bé .
Từ đây ta khám phá ra rằng tính cách Nga được thể hiện qua Xô-cô-lốp sau khi chiến
tranh kết thúc, vẫn là sự nối tiếp của truyền thống và được nâng lên một tầm cao mới. Nỗi
đau do chiến tranh gây ra khó có thể lành lại được, cho đến hiện tại thì Xô-cô-lốp cũng
chiêm bao thấy những người thân quá cố, thấy cảnh tượng đau đớn không thể đến bên
người thân, và điều kì lạ là “ban ngày bao giờ tôi cũng trấn tĩnh được, không hở một tiếng
thở dài, một lời than vãn, nhưng ban đêm thức giấc thì gối ướt đẫm nước mắt”. Họ -
những người lính kiên cường không chỉ khóc trong chiêm bao mà còn khóc trong thực
tại, cái chính là “đừng để em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn
trên má anh”. Sô-lô-khốp đã không ngại nói đến những tổn thương to lớn về tinh thần do
chiến tranh gây ra đối với con người Nga, nhưng chính trong nỗi đau ấy ta càng thấy
được sức mạnh, bản lĩnh vững vàng của những con người Nga kiên cường ấy. Xô-cô-lốp
và Va-ni- a là hai trong nhiều mảnh ghép số phận phải chịu mất mát đau thương, và họ đã
đến được với nhau để sưởi ấm trái tim cô đơn, tăng thêm niềm vui sống. Con người Nga
đã phải chịu nhiều đớn đau trong chiến tranh nhưng chính tính cách Nga kiên cường,
dũng cảm, tràn đầy lòng nhân ái và tình yêu thương, sức mạnh tinh thần mãnh liệt đã giúp
họ vượt qua khó khăn, đau đớn trong cuộc sống để hướng tới tương lai.
Khám phá, tin tưởng vào những tính cách Nga tiêu biểu như Xô-cô-lốp và Va-ni-a, nhân
vật “tôi” hay chính Sô-lô-khốp nghĩ về số phận của hai cha con: “Hai con người côi cút,
hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi tới những miền xa lạ…
Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý
chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có
thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vuợt qua mọi chướng ngại trên đường nếu như Tổ
quốc kêu gọi”. Và người cha ấy sẽ là một tấm gương, là chỗ dựa vững chắc nâng bước
cậu bé trong tương lai.
Như vậy để lột tả tính cách Nga trong con người Xô-cô-lốp, nhà văn đã xây dựng hình
tượng nhân vật rất thành công, nhân vật đã được đặt trong những tình huống phức tạp đa
dạng để có thể bộc lộ một cách rõ nét, sâu sắc tính cách Nga ấy. Dũng cảm gan dạ trong
chiến đấu, kiên quyết không khoan nhượng với kẻ thù đồng thời lại giàu tình thương yêu,
khả năng nghĩ đến người khác, nâng niu trân trọng, xót thương bảo vệ những giọt nước
mắt trẻ thơ… đó là những hai phẩm chất tưởng như đối lập nhưng lại hoàn toàn thống
nhất trong tính cách Nga. Tất cả làm nên sức mạnh tinh thần to lớn giúp con người Nga
đi đến chiến thắng trong chiến tranh, cũng như giúp họ tiếp tục hướng tới tương lai đầy hi
vọng phía trước. Mỗi chúng ta rất khâm phục những phẩm chất tốt đẹp của con người
Nga và chính tính cách Nga cũng làm cho mỗi người trên đất nước Nga tự hào. Nhà văn
A. Tolstoy trong tác phẩm Tính cách Nga đã viết: “đấy, cái tính cách Nga là như thế! Một
con người chừng như là bình thường, nhưng khi gặp thử thách gay go, dù lớn hay nhỏ, ở
con người ấy cũng sẽ trỗi dậy một sức mạnh vĩ đại-vẻ đẹp một con người”.
*Thủ pháp “truyện lồng truyện” nhân tố hỗ trợ đắc lực cho việc xây dựng tình
huống truyện để lột tả được chân thực, rõ nét nhất “tính cách Nga”
Nhân vật “tôi” thuật lại câu chuyện anh được nghe từ Xô-cô-lốp_người kể chuyện. Qua
đó, cả một giai đoạn lịch sử hào hùng và đau thương của đất nước được tái hiện rất nghệ
thuật thông qua số phận cá nhân của A. Xô-cô-lốp. Nhờ vậy mà tình huống truyện lịch sử
được khéo léo dựng lên, bức tranh về xã hội Nga một thời đã qua được tái hiện chân thực
hơn bao giờ hết. Từ đầu đến cuối, lời người kể và lời nhân vật chính đan quyện vào nhau,
thúc đẩy cốt truyện phát triển. Hai nhân vật thay nhau tiếp nối câu chuyện một cách đầy
đủ, trọn vẹn. Giọng điệu khách quan chân thực khiến nhân vật như từ trang sách bước ra
cuộc sống để kể lại với thời đại câu chuyện về cuộc đời mình. Người đọc bị thu hút sự
chú ý vào hình tượng trung tâm - một hình tượng chân thực, sinh động và giàu sức thuyết
phục đã đi vào lòng người đọc với toàn bộ những nét tính cách đáng trân quý của con
người Nga.
Nghệ thuật “truyện lồng truyện” đã thu hẹp tối đa khoảng giữa nhân vật và bạn đọc, làm
cho tư tưởng kết tinh của truyện đến với bạn đọc trực tiếp hơn, sâu sắc hơn. Bi kịch của
một người lính trong chiến tranh không còn là bi kich chung, đại thể mà là một cảnh ngộ
bi kịch cụ thể, tiêu biểu của một số phận cá nhân, những bi kịch ấy chỉ càng làm người
đọc thêm tin yêu, trân trọng sức sống Nga trong A. Xô-cô-lốp hay cũng là trong chính
những con người Nga thời chiến loạn.
2. Thế nào là “Tội ác” và thế nào là “Trừng phạt” trong tp TAVHP?
TỘI ÁC VÀ TRỪNG PHẠT - một trong những tiểu thuyết nằm trong bộ “ngũ
kinh” của Dostoievski - được coi là tác phẩm mở đầu cho giai đoạn mới, giai đoạn tài
năng của nhà nghệ sĩ đạt đến độ chín muồi nhất. Với cuốn sách này, Dostoievski ghi dấu
một loại tiểu thuyết mới trong văn học thế giới – tiểu thuyết tư tưởng - bi kịch.
Tác phẩm dựa trên một cốt truyện hình sự, xoay quanh một vụ giết người đẫm
máu và bí hiểm, càng ngày càng gia tăng các tình tiết khiến vụ án rối tung rối mù, nhất là
trong việc nhận tội giả và nhận tội thật, cuối cùng thủ phạm lộ mặt, bị pháp luật trừng
phạt. Thế nhưng cuốn sách này hoàn toàn không phải là cuốn sách hình sự hay trinh
thám, mà là một tiểu thuyết triết học, đề cập đến những vấn đề rộng hơn, tính chất siêu
hình của nó vượt tràn bờ nội dung vật chất của cốt truyện. Để nhận diện được những điều
đó - người đọc cần chú tâm vào một số đặc điểm nổi bật trong cấu trúc tác phẩm, được
thể hiện trước hết trong chính nhan đề.
Nhan đề lập tức đưa ra hai khái niệm, hai nửa cơ bản, tuy nhiên không đều nhau
trong phân bố trang sách, mặc dù hai khái niệm ấy cũng như hai phần trong tác phẩm
không phải tách ra riêng biệt. Tội ác - phần đầu tiên của cơ cấu tổ chức tác phẩm kể về sự
kiện trung tâm là vụ giết hai người đàn bà. Phần này chỉ chiếm khoảng 1/6 dung lượng
tác phẩm (cuốn sách có sáu phần thì đây là phần đầu), nhưng đã phát triển thành sợi chỉ
xuyên dọc tác phẩm cho đến cuối với những nút thắt căng thẳng. Vậy tội ác là gì? Là tội
rất nghiêm trọng, cả về mặt pháp luật và đạo đức. Trong tác phẩm Tội ác và trừng phạt
chúng ta không nên chỉ nghĩ rằng chỉ có một mình nhân vật chính Raskolnikov là người
có tội, đúng là truyện xoay quanh về cuộc đời anh nhưng trong tác phẩm  Dostoevsky
không ít lần vạch trần vì đồng tiền mà một cặp cha mẹ nào đó bán con cho lão địa chủ
ngoài năm mươi khi cô bé mới mười sáu tuổi, con cái của những nhà nghèo túng bị đuổi
ra đường làm trộm cắp hay gái điếm, vạch mặt bọn địa chủ tư sản dùng tiền để chôn vùi
nhân phẩm và danh dự của người khác đồng thời che đậy bản chất xấu xa bỉ ổi của mình.
Lão địa chủ Svidrigailov đã đối xử rất thô bạo, vô lễ và nhạo báng Dunhia khi cô đến làm
gia sư nhà lão nhằm che mắt thiên hạ để rồi ve vãn Dunhia và dùng tiền âm mưu chiếm
đoạt cô, hứa hẹn đủ điều thậm chí còn rủ cô bỏ trốn với ông ta nhằm thỏa mãn dục vọng
của mình. Cuối cùng vợ lão phát hiện khi lão khẩn khoản vai nài Dunhia, ả đã nhục mạ
cô và đẩy cô ra đường. Chuyện này đồn khắp thành phố đến nỗi hai mẹ con Dunhia
không thể đi lễ nhà thờ được nữa vì sự bàn tán và khinh bỉ của mọi người.
Nhưng đỉnh điểm của tội ác trong tác phẩm phải nói đến chính là tội ác của nhân
vật trung tâm Raskolnikov, nhân vật ly khai với cuộc đời, với mọi người, đứng tách riêng
sang một bên, một kiểu ứng xử của con người “dưới hầm”. Con người này bứt rứt bởi
nhiều mối: xã hội đầy rẫy sự phi lí, con người lương thiện bị chà đạp và bị tước đoạt
quyền sống. Người nào và làm thế nào chấm dứt, hay ít ra cũng giảm bớt sự bất công ấy
khi một phần nhân loại cứ nhẫn nhục cam chịu để cho phần khác hống hách giày xéo. Sau
bao nhiêu nung nấu, Raskolnikov quyết định đứng ra gánh lấy trách nhiệm cứu thế:
chàng sẽ “bước qua” cái luân lí thông thường của đời thường, dùng sức mạnh của “lưỡi
gươm Cesar” để thiết lập lại một trật tự mới. Ý tưởng về “người hùng”, “siêu nhân”, “cứu
tinh cho nhân loại” ấy được biện minh bằng lí thuyết số học: lấy đi mạng sống của một
mụ già cho vay lãi độc ác và bệnh tật sắp chết, cứu vớt cho hàng chục, thậm chí hàng
trăm con người lương thiện, những người đáng được sống mà không được sống.
Raskolnikov đã xuống tay, và chàng thất bại: toàn bộ học thuyết của chàng sụp đổ, bởi
với học thuyết ấy, với con đường ấy, chưa kịp thực thi sứ mệnh cứu thế, chàng đã trở
thành kẻ sát thế, hãm hại những sinh linh vô tội và giết chết nhân tính sâu thẳm trong
chàng, tách chàng ra khỏi đồng loại. Vung búa giết người, chàng cũng đập tan tành nhân
tính nơi mình. Sau khi lấy búa bổ vào đầu bà chủ tiệm cầm đồ để lấy tiền và giết luôn em
gái mụ cầm đồ vì sợ bị bại lộ, Raskolnikov đã giấu kĩ gói đồ anh cướp được dưới tảng đá
lớn và không đụng tới một đồng mặc dù trong túi không còn một xu. Lúc này,
Raskolnikov đã trở thành một nạn nhân bi thảm của đồng tiền vì chính nó dẫn đến tội ác
của anh và cũng chính nó khiến anh cắn rứt lương tâm khi phải nhớ đến số tiền ấy dù
không dùng đến. Tội ác của Raskolnikov rõ ràng không thể giải quyết bằng suy luận mà
phải là một nỗi giày vò sinh tử chỉ có thể giải trừ bằng cuộc cách mạng nội tâm
Phần đầu (Tội ác) cho thấy cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội, một cuộc truy tầm
nguồn gốc xã hội của tội ác. Bất chấp lập luận có vẻ có lý và công bằng như “bài toán số
học”, Raskolnikov vẫn không sao khắc phục được sự ghê tởm đối với những điều mình
dự tính, chàng luôn “bứt rứt”. Nhân vật bị phân mảnh, từ bên trong là hai giọng đối thoại:
con người siêu nhân đứng trên lập trường về sự công bằng xã hội lên án “con người bé
nhỏ” đang bị tình cảm điều khiển.
Nửa thứ hai là Trừng phạt, là toàn bộ phần còn lại, nhưng thực ra nó đã bắt đầu
ngay từ đầu tác phẩm - từ khi hung thủ chưa xuống tay gây tội ác. Luôn mang những bất
mãn với tầng lớp tư sản, giai cấp coi trọng đồng tiền và những ý nghĩ vật chất,
Raxkonikov luôn nung nấu tư tưởng và những hành động phản kháng.Đến cuối cùng,
những suy nghĩ ấy cũng đã đủ sức mạnh để thúc đẩy anh thực hiện. Nhưng sau khi thực
hiện hành vi tội ác của mình, Raxkonikov lại có trạng thái tâm lý trái ngược hẳn với cảm
giác thỏa mãn mà đáng lẽ ra anh ta nên có. Anh rơi hẳn vào một thái cực đối nghịch lại:
cô đơn, cô độc, khủng hoảng, bị tách lìa khỏi xã hội. Thậm chí, anh ta còn có xu hướng
lẫn tránh những người thân quanh mình là mẹ và em gái anh.
Dường như đây là lúc đạo đức lên tiếng.Nó khiến anh nhìn lại bản ngã của mình,
nhìn lại những sai trái của mình và sám hối. Anh hối hận vì những gì mình đã gây
ra, “anh cần cái khác kia, (…), có lẽ nếu anh đi lại con đường ấy, anh sẽ không bao giờ
giết người lần nữa”. Lương tâm Raxkonikov trở nên cắn rứt và giằng vặc kinh
khủng.“Anh đã phải chịu đựng sự dằn vặt của tất cả những ý nghĩ không đâu ấy, Sonya ạ,
và chỉ muốn thoát hẳn ra cho nhẹ bớt”.Anh muốn thoát khỏi nó.Và để có thể thoát khỏi
thảm cảnh này, anh không còn con đường nào khác ngoài con đường thú tội. Đó cũng là
cách duy nhất để anh chứng tỏ mình là con người chứ không phải con rận.
Tuy nhiên, tình trạng sống cô đơn ấy không chỉ xuất hiện sau khi Raxkonikov thực
hiện hành vi giết người. Lối sống này đã có nơi anh từ trước. Bởi Raxkonikov là một con
người ly khai, sống xa rời xã hội, không có đức tin. Trong khi đó, khả năng hội nhập với
cộng đồng là điều cần thiết cho việc xây dựng một đời sống đạo đức lành mạnh.
Raxkonikov luôn chui rúc trong vỏ ốc của chính mình, suốt ngày chỉ ẩn trú trong
căn phòng trọ chật chội, ẩm thấp, ám hơi bệnh tật, không giao tiếp với bất kỳ ai. Anh ta
luôn sống trong một thế giới của riêng mình, do mình tưởng tượng ra, đến nói chuyện
cũng chỉ tự nói vs mình.“Chỉ thấy chàng chốc chốc lại lẩm bẩm câu gì trong miệng, theo
cái thói quen nói một mình mà chàng vừa tự thú nhận”.“Chàng không phải đi xa lắm.
Chàng lại còn biết rõ từ cổng nhà trọ đến đấy bao nhiêu bước: đúng bảy trăm ba mươi
bước. Trước kia trong khi mơ tưởng mông lung chàng đã có lần đếm. Dạo ấy chính chàng
cũng chưa tin là thật và chỉ dùng những mộng tưởng liều lĩnh quái gở nhưng đầy sức cảm
dỗ ấy để tự làm cho mình nôn nao, day dứt”. Anh tôn sùng Napoleon và sống trong mơ
tưởng mình là một con người phi thường, có quyền lực mạnh mẽ. Thế nên anh cho rằng
mình được phép làm mọi điều mình muốn kể cả giết người mà không phải chịu bất kỳ
hình phạt nào.
Nhân vật của tấn bi kịch thốt lên: “Không phải tôi đã giết một con người, mà tôi
đã giết một nguyên tắc! [...]. Không phải tôi giết mụ già, mà là tôi giết tôi. Mụ già đã giết
tôi”. Đó chính là hình phạt cao nhất, hình phạt được tuyên đọc từ bên trong lương tâm kẻ
sát nhân. Bằng hình phạt mà kẻ tội phạm nhận thức được do tội ác của mình gây ra, hình
phạt mà nó tự nguyện chấp nhận.
3. Phân tích 1 or 2 truyện ngắn của Chekhov để làm rõ 1 trong những đặc điểm
NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN của Chekhov.
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN “CON KỲ NHÔNG” CỦA
CHEKHOV
- Kết cấu đơn giản, sự việc ngắn gọn, súc tích, chi tiết cô đọng , đắt giá
Sêkhốp là nhà văn nổi tiếng người Nga với các tác phẩm được biết đến rộng rãi và thấm
đẫm tính nhân văn. Ai đã từng đọc truyện hay những tác phẩm văn học của Sêkhốp chắc
chắn cũng đều cho rằng, tác phẩm của ông không mấy dễ hiểu, dễ hình dung ra được
ngay trước mắt. Nhà văn M.Gorky khẳng định: “Trong truyện ngắn Sêkhốp không có gì
là không xảy ra trong đời sống. Sức mạnh của tài năng ông, chính là ở chỗ ông không bao
giờ bịa đặt ra một điều gì, không mô tả những gì không có trên đời này, những cái gì có
thể là tốt đẹp, có thể là đang mong ước. Ông không nói thêm điều gì mới, nhưng điều ông
nói được diễn đạt một cách giản dị, thật hùng hồn sáng rõ, giản dị đến mức đáng kinh
ngạc chân xác đến không thể nào phủ nhận được... Xét về mặt bút pháp viết văn, Sêkhốp
là người khó ai vượt qua được...”Do khuôn khổ của một truyện ngắn và quan trọng hơn là
vì tính chất của nó mà trong tác phẩm tác giả không kể lể dài dòng cuộc đời, xuất xứ, mối
quan hệ…của các nhân vật mà chỉ tập trung xoay quanh vụ án về “ngón tay bị cắn” của
anh thợ hoàn kim Khơriukin và cái cách “xử án” khôi hài của viên cảnh sát Ôtsumelốp để
làm nổi bật chủ đề tư tưởng và thái độ châm biếm xã hội đương thời Nga với cái thói xấu
của những kẻ luôn thay đổi theo chiều hướng của người xung quanh .Tác phẩm “ Con kỳ
nhông”được viết với 1688 từ,  truyện ít nhân vật, tình huống truyện đơn giản nhưng kết
thúc bất ngờ đầy ẩn ý.
- Đối thoại giữ vai trò quan trọng, có kịch tính
Trong tác phẩm văn học đối thoại là hình thức ngôn từ xuất hiện từ lâu như một thủ pháp
nghệ thuật hàng dầu để tái hiện con người và cuộc sống. Các lời đối thoại phải sắc sảo,
sinh động và có tác dụng hỗ trợ tương tác với nhau nhằm thể hiện kịch tính. Trong tác
phẩm “Con kỳ nhông”, kịch tính thể hiện ở lời đối thoại của viên cảnh sát Ôtsumelốp với
mọi người khi xử lý vụ ồn ào
+ Khi chưa biết chú chó là của ai: Viên cảnh sát Ôtsumelốp nói chuyện với anh thợ kim
hoàn một cách mạnh mẽ, quyết liệt xử lí vụ ồn ào
“Hừm!...Được rồi….”- Ôtsumelốp nghiêm giọng nói, ho mấy tiếng và cau đôi mày
“Được rồi... Con chó này của ai? Ta không để yên việc này đâu. Ta sẽ cho các người biết cứ
thả rông chó như thế là thế nào! Phải phạt thằng vô lại đó. Ta sẽ cho nó biết tay ta!”
Ôtsumelốp quay lại nói với người lính cẩm “Enđưrin, hãy điều tra xem con chó này của ai,
rồi lập ngay biên bản! Phải đập chết ngay con chó này! Chắc nó bị dại rồi... Này, con chó
này của ai?”
+ Khi nghe có người nói chú chó là của tướng Giưgalốp: Sắc thái đổi sang phân vân, lo
lắng, run sợ với một chú chó, quay sang nói với giọng trách cứ, nghi ngờ anh thợ kim hoàn
bịa chuyện để kiếm chác
“Này, tại sao nó cắn nhà ngươi được? Nó mà chồm lên được ngón tay của người à? Chắc là
ngón tay của ngươi bị xước đinh rồi bịa chuyện mà kiếm chác. Ta còn lạ gì... đồ các ngươi!”
+ Khi biết chú chó là của em ngài thiếu tướng: Ôtsumelốp nói chuyện với thái độ e dè, đe
dọa anh thợ kim hoàn
“Em ngài thiếu tướng mới đến ư? Ông Vlađimia Ivannứt phải không? Thế mà tôi chưa
hay biết gì cả! Thế... thế con chó này là của ông ấy? Tôi thật là mừng... Này, nhờ anh đưa
nó về đi. Con chó trông cũng khá đấy”
“Liệu hồn đấy, ngươi còn biết tay ta!”
- Dòng chảy ngầm
Nhiều nhà nghiên cứu Nga có những nhận định khi nói về "lớp nghĩa hàm ẩn", "độ sâu
văn bản", "chủ nghĩa tâm lý mạch ngầm", "sự mỉa mai nội tại". Bằng thủ pháp “mạch
ngầm văn bản”, hướng đến sự ngắn gọn tối đa, việc lý giải chủ đề của Sêkhốp có khi
không dừng lại ở một tác phẩm, mà ở chuỗi các tác phẩm. Với chủ đề “thói nô lệ tinh
thần”, sự lý giải cũng được tiếp nối từ “Cái chết của một viên chức” đến “Con kỳ nhông”.
Mạch ngầm văn bản "ẩn hiện dưới điều được kể" trong truyện ngắn và truyện vừa của
Sêkhốp không chỉ làm tăng dung lượng thông tin, xúc cảm thích ứng với nguyên tắc
"kiệm ngôn" cho những tác phẩm văn xuôi "thể loại nhỏ" của nhà văn, nó còn góp phần
làm nên diện mạo riêng của Sêkhốp trên văn đàn. Khai thác được mạch ngầm văn bản
của Sêkhốp thực chất mới là tìm đến được "điều quan trọng nhất" trong sáng tác của ông.
Mạch ngầm văn bản trong truyện ngắn của Sêkhốp “thoát thai” từ những nhu cầu nội tại
trong nguyên tắc sáng tác của nhà văn, góp phần làm nên nét riêng cho phong cách văn
xuôi Sêkhốp.
Phương thức tạo dựng mạch ngầm văn bản trong truyện ngắn của Sêkhốp thể hiện ở cách
tổ chức các tín hiệu này trong những mối quan hệ đặc thù cho văn phong Sêkhốp. Sự lặp
lại một số thành tố rời rạc, đứt quãng trên bề mặt văn bản cần thiết để liên kết các tín hiệu
của mạch ngầm văn bản. Với chức năng liên kết này sự lặp lại không chỉ có ý nghĩa nhấn
mạnh, mà còn mang ý nghĩa mở rộng trường liên tưởng, đối chiếu các biểu hiện khác
nhau của cùng một hiện tượng, làm nổi bật các sắc thái mới trong mối liên hệ với chỉnh
thể.
Đối tượng miêu tả chủ yếu trong sáng tác của Sêkhốp chính là cuộc sống với đầy rẫy
những sự lặp lại quẩn quanh, nhàm chán. Tận dụng điều này, Sêkhốp đã khéo léo bố trí
sự lặp lại các thành tố liên kết các tín hiệu của mạch ngầm văn bản ẩn sau sự lặp lại
dường như “tình cờ”, “tự nhiên” của cuộc sống ấy. Các mắt xích xâu chuỗi các tín hiệu
của mạch ngầm văn bản với một số lượng tối thiểu chỉ vừa đủ để gợi liên tưởng chứ
không trùng điệp như một sự nhấn mạnh cố ý được Sêkhốp sắp đặt ở các quãng cách xa
nhau tương ứng với mạch vận động của cốt truyện, viên cảnh sát tình cờ gặp vụ chó cắn ,
“tình cờ” nghe được chủ của con chó đó, “tình cờ” gặp phụ bếp của phủ thiếu tướng. Các
tín hiệu thường không quá nổi bật lên trên bề mặt văn bản, bởi chúng, trừ một số trường
hợp đặc biệt hi hữu, còn lại đều mang tính chất hết sức đời thường, tự chúng không có ý
nghĩa biểu tượng, ý nghĩa ấy chỉ được thiết lập khi chúng được liên kết lại trước hết trong
mạch tâm trạng của nhân vật, sau đó mới kết hợp với ý thức của tác giả và qua đó tác
động đến người đọc. Tín hiệu của mạch ngầm văn bản trong văn xuôi Sêkhốp có thể là
những âm thanh, tiếng động được lặp lại và gợi liên tưởng kết nối. Đó có thể là những
tiếng động vô nghĩa, hay bị xoá nhoà ý nghĩa: Có tiếng chó kêu rống lên ăng ẳng hoà với
tiếng hét “Mày dám cắn hả, đồ khốn!” “Các cậu ơi, đừng để nó sống nhé! Bây giờ người
ta không cho phép để chó cắn người đâu! Bắt lấy! A… a…!” của tay lái buôn Pitsugin.
Mạch ngầm văn bản trong truyện ngắn và truyện vừa của Sê khốp được tạo dựng một
cách hết sức kín đáo không những chỉ bởi sự lặp lại một cách giản thiểu của các tín hiệu
ngôn từ được “tình cờ hoá”, “đời thường hoá” phản ánh trước hết vào tâm trạng nhân vật,
mà còn bằng cả những tín hiệu thuần tuý ngữ cảm, ngữ nghĩa “toát lên” từ sự đối sánh
các lát cắt khác nhau trong chỉnh thể tác phẩm; những tín hiệu lặp lại của mạch ngầm
không nổi hẳn lên trên bề mặt văn bản mà chỉ ẩn hiện thấp thoáng sau những con chữ như
trong truyện ngắn có tên “Con kỳ nhông” nhưng trong cả câu chuyện không hề xuất hiện
con kỳ nhông nào hết, họa chăng chỉ có thái độ thay đổi liên tục cảnh sát viên Ôtsumelốp
tựa như kỳ nhông đổi màu. Những lần thay đổi thái độ nhanh chóng của cảnh sát viên
Ôtsumelốp, khi chưa biết thì “Hãy điều tra xem, con chó này của ai, rồi lập ngay biên
bản! Con chó này phải đập chết thôi. Đập chết ngay! Chắc là nó bị dại rồi…” nhưng khi
nghe nói của tướng Giưgalốp “Nó mà lại chồm đến được ngón tay của ngươi à? Nó thì
bé, còn nhà ngươi thì cao to thế kia cơ mà!”. Mạch ngầm văn bản với những tín hiệu “ẩn
khuất” như vậy tạo một hiệu quả gián cách động: người đọc có lúc nhập vào vị thế của
nhân vật để cảm nhận chi tiết, có lúc lại phải lùi ra xa để suy ngẫm và cảm nhận tổng thể. 

You might also like