You are on page 1of 12

Đề 1: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người trong

bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh


I.Mở bài:
MB1: Puskin từng nói: “Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để thơ sinh sôi
nảy nở”. Không cần tìm kiếm từ những điều gì xa xôi, cuộc sống xung quanh
luôn là một thi liệu tuyệt vời cho những thi sĩ thỏa sức dùng tâm hồn vẽ nên một
bức tranh thi ca tuyệt đẹp. Bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh là một bài thơ
như vậy. Đến với bài thơ, độc giả đặc biệt ấn tượng với bức tranh thiên
nhiên,cuộc sống con người lúc chiều tối và vẻ đẹp tâm hồn người tù cách mạng
nơi đất khách quê người.
“ Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
…………………………….
Xay hết lò than đã rực hồng”
MB2: “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc
đời” (Tố Hữu). Thơ luôn là nơi con người tìm đến để giải tỏa tâm hồn, bày tỏ
tâm sự, thơ là lời của trái tim gửi tới cuộc sống. Điều này được thể hiện rõ qua
bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh. Đến với bài thơ, độc giả đặc biệt ấn tượng
với bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người lúc chiều tối và vẻ đẹp tâm
hồn người tù cách mạng nơi đất khách quê người
“ Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
…………………………….
Xay hết lò than đã rực hồng”
MB3: Nhà thơ Mayakovsky từng nói về sự tuyệt diệu của thơ: “Trên đời có
những thứ chỉ có thể giải quyết bằng thơ”. Thơ ca là sự hiện thân cho những
điều thầm kín nhất của trái tim và những điều thiêng liêng nhất trong tâm hồn
con người, là kết tinh của cái đẹp trong mọi hình thức nghệ thuật. Những đặc
trưng đó được thể hiện rõ qua bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh. Bài thơ đã
vẽ nên bức tranh thiên nhiên, cuộc sống con người nơi núi rừng lúc chiều tối
và thể hiện một cách tinh tế vẻ đẹp tâm hồn thi nhân.
“ Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
…………………………….
Xay hết lò than đã rực hồng”
VD 1: Lê Quý Đôn từng cho rằng “ Thơ khởi phát tự trong lòng người ta”.
Quả đúng như vậy, thơ là nơi chứa đựng biết bao nhiêu rung cảm, trăn trở của
người cầm bút. Một tác phẩm thơ ca chân chính, muốn vượt lên sức mạnh của
thời gian, của lòng người phải ẩn chứa trong đó những nỗi niềm tâm sự và tình
cảm thực của thi nhân. Và “ Chiều tối” của Hồ Chí Minh là một trong những
bài thơ như vây, là là nơi gửi gắm những tâm tư sâu kín của người tù chiến
sĩ . Vẻ đẹp ấy được ngời lên thật trọn vẹn và sâu sắc nhất qua bức tranh thiên
nhiên và cuộc sống sinh hoạt con người

“ Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ


…………………………….
Xay hết lò than đã rực hồng”
II.Thân bài :
*Khái quát chung
       -“ Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà
văn cả. Nếu anh ta không có giọng điệu riêng, anh ta khó có thể trở thành
nhà văn thực thụ”(Sê khôp). Mỗi người nghệ sĩ chân chính luôn tìm cho mình
một con đường riêng để khẳng định mình và để lưu lại dấu ấn trong lòng bạn
đọc. Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa
thế giới đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam với phong
cách nghệ thuật độc đáo, đa dạng mà thống nhất.
- “Nhật kí trong tù” là tập thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Hồ Chí
Minh được sáng tác trong khoảng thời gian Bác sang Trung Quốc để tranh thủ
sự viện trợ của thế giới đối với Cách mạng Việt Nam và bị chính quyền Tưởng
Giới Thạch bắt giam vô cớ từ mùa thu năm 1942-1943 tại tỉnh Quảng Tây.
- “Chiều tối” là bài thơ thứ 31 trong tập “Nhật kí trong tù”. Cảm hứng của bài
thơ được gợi lên trên đường chuyển lao từ nhà tù Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào
cuối thu năm 1942. Đây là bài thơ chữ Hán được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt
cô đọng, hàm súc khắc họa rõ nét vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, cuộc sống
con người nơi núi rừng Quảng Tây và vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ Cách
mạng Hồ Chí Minh
1. Trước hết, bài thơ Chiều tối đã khắc họa bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp
tâm hồn của người tù chiến sĩ có tình yêu thiên nhiên tha thiết, có phong
thái ung dung, tự tại cùng bản lĩnh kiên cường cách mạng
- Bức tranh thiên nhiên được mở ra với hình ảnh:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
(Chimvới mỏi về rừng tìm chốn ngủ)
+ Cũng giống như thơ ca cổ điển phương Đông, khung cảnh thiên nhiên trong
bài thơ được khắc họa bằng bút pháp chấm phá, nhà thơ không nghiêng về tả
mà chỉ gợi, cốt là để ghi lại cái linh hồn của tạo vật. Toàn bộ khung cảnh thiên
nhiên miền sơn cước được hiện ra qua hình ảnh : cánh chim chiều mỏi mệt
đang bay về tổ và hình ảnh chòm mây cô đơn lẻ loi đang lững lờ, uể oải trôi
giữa tầng không
+Trong thơ xưa, cánh chim bay về núi, về tổ là một hình ảnh quen thuộc khi
miêu tả cảnh chiều. “Cánh chim” như một tín hiệu của hoàng hôn. Vì vậy, cánh
chim vừa mang ý nghĩa không gian, vừa mang ý nghĩa thời gian
“ Chim bay về núi tối rồi””
"Chim hôm thoi thót về rừng
Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành"
- Nguyễn Du -
+ Trong thơ Bác, hình ảnh cánh chim cũng mang nét vẽ không gian và gợi ý
niệm về thời gian. Đó là cánh chim “về rừng tìm chốn ngủ”, về với sự sống
hàng ngày, yên ả, thanh bình. Tuy nhiên, cánh chim trong thơ xưa chủ yếu
được quan sát ở sự vận động bên ngoài thì cánh chim trong thơ Bác được chú ý
cảm nhận rất sâu ở trạng thái vận động bên trong: "quyện điểu" - cánh chim
đang bay về tổ với tâm trạng mệt mỏi, uể oải sau một ngày kiếm ăn
++ Hình ảnh “quyện điểu” cho thấy cái nhìn tinh tế của tác giả, Người
không chỉ nhìn mà còn thấu hiểu được sự vật, cảm nhận rất sâu sắc trạng thái
bên trong của sự vật. Một cảm nhận của nhà thơ hiện đại trên cơ sở ý thức sâu
sắc về cái Tôi cá nhân trước ngoại cảnh. Ở đây, có sự tương đồng, hòa hợp giữa
thiên nhiên, vạn vật và cảnh ngộ tâm trạng nhà thơ: Cánh chim mệt mỏi, mải
miết bay về chốn rừng xanh tìm chốn ngủ và người tù cũng mệt mỏi trên chặng
đường áp giải chưa biết đâu là chốn dừng chân. Sự tương đồng ấy thể hiện sự
hòa hợp, gắn bó sự cảm thông sâu sắc giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật thiên
nhiên. Cội nguồn của sự cảm thông ấy chính là tình yêu thương mênh mông của
Bác dành cho mọi sự sống ở trên đời
++Dáng vẻ mệt mỏi, uể oải của cánh chim chiều dường như cũng mang nặng
nỗi niềm tâm trạng của con người, đó là tâm trạng mệt mỏi, buồn cô đơn lẻ loi
của người tù nơi đất khách quê người. Hơn nữa, hình ảnh “cánh chim bay về
rừng tìm chốn ngủ” còn gợi lên khao khát tự do, khao khát về một mái ấm, một
chốn yên bình, khao khát được sum họp, đoàn tụ với đồng chí, đồng bào ở quê
hương, đất nước của nhà thơ
-> Mượn cảnh để nói lên tâm trạng, đây là bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
quen thuộc trong thơ cổ. Nếu không có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và tình yêu
thiên nhiên tha thiết, Hồ Chí Minh ko thể viết lên những vần thơ trong sáng,
giản dị giàu sức gợi có sự đồng cảm sâu sắc như vậy với thiên nhiên
- Bức tranh thiên nhiên chiều tối còn được khắc họa qua hình ảnh
"Cô vân mạn mạn độ thiên không ".
( Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
+ Hình ảnh thơ như vẽ lên một bầu trời cao rộng, khoáng đạt, tĩnh lặng gợi cảm
giác thư thái, nhẹ nhõm trong lòng người
+Bản dịch thơ khá uyển chuyển nhưng đã bỏ sót ý nghĩa của chữ “cô” trong hai
từ “cô vân”. Hình ảnh "cô vân" trong nguyên tác gợi sự cô đơn, lẻ loi của chòm
mây và nỗi buồn của cảnh chiều. Chòm mây được cảm nhận như có linh hồn,
nó cũng buồn, cũng cô đơn và vì thế tứ thơ ko chỉ gợi cảnh mà còn gợi tâm
trạng: đó là tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người tù nơi đất khách
+ Từ láy "mạn mạn" : nghĩa là “ chầm chậm” diễn tả sự chuyển động chậm,
nhẹ, gợi dáng vẻ uể oải, lững lờ trôi của đám mây chiều đồng thời tô đậm vẻ
tĩnh lặng của không gian núi rừng. “ Chòm mây” đơn độc trôi chầm chậm về
phía chân trời xa còn gợi thân phận lênh đênh trôi dạt của người tù nơi đất
khách quê người
+ Hình ảnh “chòm mây” trôi giữa bầu trời từng hấp dẫn bao nhà thơ. Nó thường
gợi cảm giác cô độc, thanh cao, thoát tục của lối sống cáo quan về ở ẩn của các
thi nhân xưa muốn xa lánh chốn quan trường tìm về với thú vui tao nhã bên bầu
rượu, túi thơ mà lòng như mây trắng. Hình ảnh “chòm mây” gợi nhớ tới câu thơ
“ Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay”
( Thôi Hiệu)
Và câu thơ của Nguyễn Khuyến
“ Tầng mây lơ lửng trời xanh ngăt”
-> Vẫn là một thi liệu cổ điển, quen thuộc nhưng trong thơ của Bác: đó ko phải
là áng mây trắng ngàn năm gợi sự vĩnh hằng trong thơ Thôi Hiệu, cũng ko phải
là tầng mây lơ lửng gợi ko gian vĩnh viễn, mang bao nỗi khắc khoải của con
người trước hư không trong thơ Nguyễn Khuyến. Mà đó chỉ là một chòm mây
cô đơn đang chầm chậm trôi giữa bầu trời gợi không cao rộng, êm ả, trong trẻo
của một buổi chiều thu nơi núi rừng Quảng Tây,Trung Quốc.
->Với chòm mây ấy, không gian như mênh mông, vô tân; thời gian như ngừng
trôi. Giữa con người và thiên nhiên có sự hòa hợp, tương đồng: chòm mây như
có hồn người, như mang tâm trạng lẻ loi, cô đơn và nỗi niềm băn khoăn chưa
biết tương lai phía trước sẽ đi về đâu của người tù xa xứ
=> Tiểu kết : “Thơ là một bức hoạ để cảm nhận thay vì để ngắm”
(Leonardo De Vinci). Thơ không chỉ là bức hoạ đẹp về cuộc sống cho ta ngắm
mà còn để ta thưởng thức và cảm nhận. Đúng vậy, đoc hai câu thơ mở đầu, ta
ko chỉ khám phá được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên cao rộng, mênh mông
nhưng lặng lẽ, u buồn của núi rừng lúc hoàng hôn và nỗi niềm tâm trạng của
người tù xa xứ. Mà ta còn cảm nhận được vẻ đẹp của một tâm hồn tinh tế, nhạy
cảm, hòa hợp gắn bó với thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại và bản lĩnh
kiên cường của người chiến sĩ cách mạng. Có đặt bài thơ vào hoàn cảnh vất vả,
khổ đau phải trải qua một ngày dài đi bộ để chuyển lao của Bác
“Năm mươi ba cây số một ngày
Dãi nắng dầm mưa rách hết giày
thì ta mới cảm nhận được một cách sâu sắc và đầy đủ nét đẹp đáng trân trọng
trong con người Hồ Chí Minh

2. Bên cạnh đó, bài thơ Chiều tối còn khắc họa bức tranh cuộc sống sinh
hoạt của con người nơi xóm núi và tình yêu cuộc sống, tinh thần lạc quan
cách mạng của người tù chiến sĩ
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng)

- Đến đây, điểm nhìn của tác giả có sự dịch chuyển tự nhiên: từ cao đến thấp,
từ xa đến gần, từ bức tranh thiên nhiên sang bức tranh cuộc sống sinh hoạt của
con người. Sự chuyển đổi ấy thể hiện khuynh hướng vận động của hình tượng
thơ và quan điểm nhân sinh của Bác: dù trong hoàn cảnh nào thì Người vẫn
gắn bó với con người nơi trần thế, đặc biệt là luôn hướng về cuộc sống bình dị,
sinh hoạt của nhân dân lao động
+Hình ảnh “sơn thôn thiếu nữ” được dịch là “cô em xóm núi”. Về nghĩa của từ
thì không có gì là sai nhưng chưa thể hiện được cái nhìn trân trọng của nhân vật
trữ tình đối với con người và giọng điệu trang trọng của câu thơ trong nguyên
tác.
+ Hình ảnh “sơn thôn thiếu nữ ma bao túc” là hình ảnh trung tâm của bức tranh
chiều tối gợi đến hình ảnh người thiếu nữ miệt mài, chăm chỉ, hăng say trong
công việc và cái dáng vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, đầy sức sống của cuộc sống lao
động bình dị.
+ Nghệ thuật điệp vòng: cụm từ “ma bao túc – bao túc ba hoàn” ở cuối câu thứ
ba được điệp lại ở đầu câu thứ 4, đã tạo nên sự nối ấm liên hoàn, nhịp nhàng
diễn tả vòng quay không dứt của động tác xay ngô, đồng thời thể hiện rõ sự lưu
chuyển của dòng thời gian từ chiều vào đêm tối gián tiếp gợi ra sự cần mẫn,
chăm chỉ của cô em xóm núi, của người lao động
+ Hình ảnh con người xuất hiện giữa không gian thiên nhiên của buổi chiều
muộn trong bài thơ Chiều tối gợi nhắc đến hình ảnh con người giữa cảnh trời
chiều nơi đèo Ngang:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
(Bà huyện Thanh Quan)
Nhưng ở đó có con người mà thiếu vắng đi sự sống, hình ảnh con người chỉ
làm tôn thêm cái hoang sơ, hùng vĩ của đất trời thiên nhiên. Còn ở đây, con
người trong thơ Bác là con người của cuộc sống thường nhật với công việc lao
động trẻ trung, sống động. Con người là trung tâm của bức tranh, là điểm sáng
của bức tranh, đem lại cho người tù xa xứ một chút hơi ấm của sự sống, chút
niềm vui và hạnh phúc trong lao động, con người ấy tuy vất vả mà có tự do.
+ Trong nguyên tác ko có chữ “tối”, người dịch đã thêm vào như vậy. Việc
thêm vào như vậy ko phải là sai bởi lúc ấy trời cũng đã tối. Nhưng cái tinh tế
của bài thơ bị mất đi ít nhiều. Tinh tế ở chỗ trong nguyên tác không nói đến tối
mà tự nhiên đến . Nói như giáo sư Lê Trí Viễn: “thời gian trôi dần theo cánh
chim và làn mây theo những vòng xoay của cối ngô quay quay mãi “ma bao tú
túc - bao túc ma hoàn” và đến khi dừng lại thì “lô dĩ hồng”, lò đã rực hồng,
tức trời tối, trời tối thì lò than đã rực hồng như thế”.
-> Bác ko hề nói đến bóng tối mà ta vẫn thấy bóng tối đang buông xuống, ấy là
nhờ chữ “hồng”. Đây chính là cách dùng ánh sáng để tả bóng tối . Nghê thuật là
ở đó, tài hoa của Hồ Chí Minh chính là ở đó: tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh chiều
tối mà ko phải dùng một tính tính từ chỉ thời gian nào. Nghệ thuật mà ko hề bố
trí, sắp đặt, nghệ thuật mà rất tự nhiên.
- Nhãn tự “hồng”: Bút lực của Hồ Chí Minh còn được kết tinh trong một chữ
“hồng”.
+ Chữ “hồng” được coi là “nhãn tự”, là chữ thần của bài thơ. Chữ “hồng” là
nơi hội tụ, kết tinh ánh sáng của toàn bài, là hình ảnh của sự sống thường nhật
và niềm vui lao động, là tinh thần lạc quan của nhà thơ.
+ Chữ “hồng” trong bài thơ còn gợi ra được tương lai tươi sáng của cách mạng.
Đó là niềm khao khát hướng về cách mạng, là niềm tin tất thắng vào tương lai
của cách mạn. Đây cũng là một cảm quan hiện thực, một sự vận động chung
mang tính quy luật trong thơ Bác. Đọc thơ Người ta luôn thấy một sự vận động
từ bóng tối đến ánh sáng, từ đêm sang ngay, từ đau khổ đến niềm vui
“ Hết mưa là nắng hửng lên thôi
Hết khổ là vui vốn lẽ đời”
-> Chữ “hồng” giúp người đọc cảm nhận được rõ sự vận động của mạch thơ: sự
trôi chảy của dòng thời gian, sự vận động của tâm trạng. Nói như nhà phê bình
Hoàng Trung Thông: “ một chữ hồng có thể cân với 27 chữ còn lại trong bài
thơ” đủ để thấy sức nặng và ý nghĩa của chữ “hồng”
->Phải là một con người tinh tế, phải là một ngòi bút tài năng, Hồ Chí Minh
mới có thể sử dụng từ ngữ điêu luyện như vậy. Tác giả đã sử dụng bút pháp lấy
ánh sáng để gợi tả bóng tối quen thuộc của Đường thi. Nó vừa đem đến cho bài
thơ một nét đẹp cổ điển vừa thể hiện tinh thân của thời đại: hình tượng thơ luôn
vận động, vận động một cách bất ngờ hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.
Nó cho thấy cái nhìn tràn đầy tinh thần lạc quan yêu đời và tình yêu thương của
một con người “ Nâng niu tất cả chỉ quên mình” ( Tố Hữu). Đó là tâm hồn của
một nhà cách mạng đã vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để đồng cảm với niềm
vui đời thường
3. Nghệ thuật đặc sắc
“ Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội
dung”(Leonop). Bên cạnh vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống sinh
hoạt con người nơi xóm núi, bài thơ còn thể hiện những đặc sắc về nghệ thuật:

- Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và hiện đại

+ Bút pháp cổ điển được thể hiện : từ thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, cô
đọng,  ở hình ảnh, thi liệu mang tính ước lệ quen thuộc: cánh chim, chòm
mây…; ở bút pháp chấm phá,  mượn điểm vẽ diện, tả cảnh ngụ tình, dùng động
nói tĩnh, dùng ánh sáng để miêu tả bóng tối; cách sử dụng từ láy, nghệ thuật
điệp vòng…

+ Bút pháp hiện đại được gợi nên ở: những hình ảnh mộc mạc, dân giã của đời
thường: cô em xóm núi, lò than rực hồng…, bút pháp tả thực, chân thực; hình
tượng thơ trong thơ Bác luôn vận động 1 cách bất ngờ hướng về sự sống, ánh
sáng tương lai 

-> Sự thống nhất hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại đã khiến cho Chiều tối
cũng như nhiều bài thơ khác trong Nhật kí trong tù mang phong vị Đường thi
nhưng lại đậm hồn thơ thời đại

* Đánh giá chung:

- “ Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự
giãi bày và gửi gắm tâm tư”(Lê Ngọc Trà). Thật vậy, nghệ thuật nói chung và
thơ ca nói riêng chính là tiếng nói của tấm lòng, là nhịp đập thổn thức của trái
tim, là nơi dừng chân của tâm hồn. Bài thơ đã khắc họa một các tinh tế vẻ đẹp
của bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người nơi núi rừng
Quảng Tây
- Đồng thời thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên,
có tình yêu cuộc sống thiết tha với phong thái ung dung tự do, tự tại; bản lĩnh,
kiên cường, ý chí nghị lực, tinh thần lạc quan và khát vọng cao đẹp.

=> Chiều tối còn cho ta thấy sự hòa quyên giữa con người chiến sĩ và thi sĩ
giữa: chất thép và chất tình trong thơ HCM và thực sự bài thơ "Chiều tối " đã
tỏa sáng 1 nhân cách lớn, 1 trí tuệ lớn, 1 trái tim lớn của con người HCM

C.KẾT BÀI
VD 1: “Làm thơ không phải dễ …người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt
thể hiện sự nồng cháy trong lòng” ( Sóng Hồng). Thơ đối với Hồ Chí Minh
như một phương tiện nghệ thuật để nhà thơ thể hiện nỗi niềm tâm sự của con
người cách mạng . Người làm thơ đòi hỏi có tâm hồn đa cảm, có tình yêu thiết
tha với quê hương đất nước, con người, cuộc sống có vốn sống phong phú và
năng lực biểu đạt. Bài thơ “ Chiều tối ” của HCM có đủ những điều đó và đã
được rất nhiều thế hệ độc giả yêu mến, đón nhận. Đó là những tác phẩm sẽ
“Vượt qua sự băng hoại của thời gian, chỉ mình nó không thừa nhận cái
chết”. (Sêđrin).

VD 2: Sêđrin từng nói: “ Văn học vượt qua sự băng hoại của thời gian, chỉ
mình nó không thừa nhận cái chết”. Bài thơ “ Chiều tối” nói riêng và tập
Nhật kí trong tù nói chung của Hồ Chí Minh chính là một minh chứng tiêu biểu
cho quan điểm đó. Trải qua bao năm tháng, những bài thơ của thi nhân vẫn
trường tồn cùng thời gian và sống mãi trong lòng bạn đọc bao thế hệ. Đọc thơ
Bác, ta thấy gắn bó với quê hương đất nước và cũng như thêm trân trọng vẻ đẹp
tâm hồn của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng.

Đề 2: Cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh ( giống đề 1)
Đề 3: Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng trong bài
thơ “ Chiều tối” của Hồ Chí Minh
Gợi ý
I. MB ( vận dụng linh hoạt đề 1)
II. TB
* Khái quát chung ( đề 1)
* Vẻ đẹp tâm hồn là gì? Là vẻ đẹp của ý nghĩ, tình cảm trong thế
giới nội tâm của con người. Vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ – nhà thơ Hồ Chí
Minh trong bài thơ là vẻ đẹp của một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm trước thiên
nhiên, là phong thái ung dung tự tại , là tình yêu cuộc sống, bản lĩnh kiên cường
và tinh thần lạc quan cách mạng ..
1.Trước hết, bài thơ Chiều tối bộc lộ vẻ đẹp của một tâm hồn tinh tế, nhạy
cảm, hòa hợp gắn bó với thiên nhiên, có phong thái ung dung, tự tại cùng
bản lĩnh kiên cường của người tù cách mạng
( phân tích 2 câu đầu – tham khảo đề 1)
2. Bên cạnh đó, bài thơ Chiều tối còn thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn yêu
cuộc sống, chan hòa gắn bó với con người lao đông; có bản lĩnh vững vàng,
ý chí kiên cường; tinh thần lạc quan cách mạng và khát vọng tự do cháy
bỏng
( phân tích 2 câu sau – tham khảo đề 1)
3. Nghệ thuật đặc sắc
“ Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội
dung”(Leonop). Bên cạnh vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cách mạng, bài thơ
còn thể hiện những đặc sắc về nghệ thuật:
( nghệ thuật – tham khảo đề 1)
4. Đánh giá chung (Vận dụng linh hoạt đề 1)
III. KB (Vận dụng linh hoạt đề 1)

Đề 4: Cảm nhận về hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ “ Chiều
tối” của Hồ Chí Minh
Gợi ý
I. MB ( vận dụng linh hoạt đề 1)
II. TB
* Khái quát chung ( đề 1)
* Nhân vật trữ tình là ai? Nhân vật trữ tình không hiện ra một cách
trực tiếp mà hiện ra gián tiếp đằng sau bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con
người
1.Trước hết, hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ hiện lên với tâm
hồn tinh tế, nhạy cảm, hòa hợp gắn bó với thiên nhiên, có phong thái ung
dung, tự tại cùng bản lĩnh kiên cường của người tù cách mạng
( phân tích 2 câu đầu – tham khảo đề 1)
2. Bên cạnh đó, hình tượng nhân vật trữ tình còn hiện lên với tình yêu cuộc
sống, chan hòa gắn bó với con người lao đông; có bản lĩnh vững vàng; tinh
thần lạc quan cách mạng và khát vọng tự do cháy bỏng
( phân tích 2 câu sau – tham khảo đề 1)
3. Nghệ thuật đặc sắc
“ Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội
dung”(Leonop). Bên cạnh vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trữ tình, bài thơ còn
thể hiện những đặc sắc về nghệ thuật:
( nghệ thuật – tham khảo đề 1)
4. Đánh giá chung (Vận dụng linh hoạt đề 1)
III. KB (Vận dụng linh hoạt đề 1)

Đề 5: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên, cuộc sống con người và vẻ đẹp
tâm hồn thi nhân trong bài thơ “ Chiều tối” của Hồ Chí Minh
Gợi ý
I. MB ( vận dụng linh hoạt đề 1)
II. TB
* Khái quát chung ( đề 1)

1. Trước hết, bài thơ Chiều tối đã khắc họa bức tranh thiên nhiên cao rộng
mênh mông, khoáng đạt và lặng lẽ u buồn nơi núi rừng lúc hoàng hôn
( phân tích 2 câu đầu – vận dụng linh hoạt đề 1)
2. Bên cạnh đó, bài thơ Chiều tối còn khắc họa bức tranh cuộc sống sinh
hoạt gần gũi, bình dị của con người nơi xóm núi
( phân tích 2 câu sau – vận dụng linh hoạt đề 1)
3. Không chỉ thế, bài thơ còn khắc họa vẻ đẹp của một tâm hồn của người
tù chiến sĩ: nhạy cảm tinh tế, hòa hợp gắn bó thiên nhiên, cuộc sống; có
phong thái ung dung tự tại, yêu cuộc sống tha thiết, có bản lĩnh kiên cường
và tinh thần lạc quan cách mạng
- Đặt bài thơ chiều tối trong hoàn cảnh ra đời, ta mới cảm nhận hết được vẻ đẹp
tâm hồn Bác
- Đó là 1 tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên, yêu thiên
nhiên tha thiết, là phong thái ung dung, tự do, tự tại ,luôn chủ động trước mọi
hoàn cảnh khắc nghiệt của người tù cách mạng.
+ Lúc này, Người đang trên con đường chuyển giao mà thời gian đã chuyển dần
về đêm tối, nghĩa là sau 1 ngày áp giải vất vả mệt mỏi, cô độc. Vậy mà Người
vẫn quên mình để hướng về thiên nhiên, vẫn cảm nhận được dáng vẻ mệt mỏi
của cánh chim chiều, cái uể oải, lững lờ trôi của đám mây chiều. Nói khác đi,
tấm lòng rộng mở của người luôn ôm ấp, nâng niu mọi sự sống ở trên đời, con
người và thiên nhiên trong thơ Bác luôn có sự hòa hợp, tương đồng về tình
người bởi cái nhìn cảm thông, đầy tình người của Bác. Bởi trên hết đó là 1 tình
yêu thiên nhiên thiết tha, sâu nặng của HCM
- Đó là tình yêu cuộc sống, yêu con người của nhà thơ HCM :
+Sự đồng cảm của người đi với hình ảnh cô em xóm núi xay ngô tối chính là
biểu hiện của tình yêu sâu nặng đó. Tình yêu cuộc sống , yêu con người trong
tâm hồn Bác đã vượt lên khỏi phạm vi huyết thống, dòng tộc, đất nước để đến
với tất cả những người lao động trên thế giới, để đến với nhân loại. Đó là tình
giai cấp, là tình thương đồng loại cũng vì lẽ đó mà ở NKTT, ta đã thấy hồn thơ
Bác cũng cảm thông chia sẻ với biết bao người dân vô tội như hình ảnh vợ
người bạn tù thổi sáo, như em bé mong nhà lao hoặc người phu làm đường. Nói
như Tố Hữu:
"Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn cỏ mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ lụa tặng già"
- Đó còn là tâm tư sâu kín của người tù xa xứ: là khát khao cháy bỏng, là ước
vọng cao đẹp. Cánh chim bay về tổ gợi niềm ước mong sum họp, nhìn " cánh
chim " nhìn " chòm mây " mà khao khát tự do, nhìn người lao động nơi xóm núi
mà khát khao được nghỉ ngơi, sum họp, được tụ mà ước mơ được sống trong 1
mái ấm gia đình, 1 cuộc đời lạc quan hướng về cách mạng, về tương lai tươi
sáng của HCM
- Người tù bị giải đi trong hoàn cảnh đầy gian nan, thử thách nhưng toàn bộ bài
thơ vẫn toát lên tinh thần ý chí và phong thái của Bác. Con người ấy có bản lĩnh
kiên cường, có khí phách hiên ngang, con người ấy hoàn toàn, chủ động, tự tin
trên mỗi bước đường của mình, không hề nao núng, run sợ trước bất kì khó
khan, thử thách nào. Đó là vẻ đẹp của tinh thần thép, đúng như Hoàng Trung
Thông đã nhận định :
"Vần thơ của Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình"

3. Nghệ thuật đặc sắc


“ Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội
dung”(Leonop). Bên cạnh vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, cuộc sống và vẻ
đẹp tâm hồn thi nhân, bài thơ còn thể hiện những đặc sắc về nghệ thuật:
( nghệ thuật – tham khảo đề 1)
4. Đánh giá chung (Vận dụng linh hoạt đề 1)
III. KB (Vận dụng linh hoạt đề 1)

You might also like