You are on page 1of 26

Tính diễn xướng (tính nguyên hợp)

Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác
nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Có thể nói rằng, văn học dân gian là bộ
bách khoa toàn thư của nhân dân. Tính nguyên hợp về nôi dung của văn học dân gian
phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hôi thời nguyên thuỷ, khi mà các lãình vực
sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá. Trong các xã hội thời kỳ sau, mặc dù các
lãnh vực sản xuất tinh thần đã có sự chuyên môn hoá nhưng văn học dân gian vẫn còn
mang tính nguyên hợp về nội dung . Bởi vì đại bộ phận nhân dân , tác giả văn học dân
gian , không có điều kiện tham gia vào các lãnh vực sản xuất tinh thần khác nên họ thể
hiện những kinh nghiệm , tri thức , tư tưởng tình cảm của mình trong văn học dân gian ,
một loại nghệ thuật không chuyên.
-Về loại hình nghệ thuật : Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở chỗ : Văn
học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều
phương tiện nghệ thuật khác nhau. Sự kết hợp này là tự nhiên, vốn có ngay từ khi tác
phẩm mới hình thành. Một baì dân ca trong đời sống thực của nó , không chỉ có lời mà
còn có nhạc, điệu bộ, lề lối hát...
- Biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp là tính biểu diễn. Văn học dân gian có ba dạng tồn
taị: tồn tại ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian) , tồn taị cố định ( tồn taị bằng văn
tự ), tồn taị hiện ( tồn taị thông qua diễn xướng). Tồn taị bằng diễn xướng là dạng tồn taị
đích thực của văn học dân gian . Tuy nhiên ,không thể phủ nhận hai dạng tồn tại kia; bởi
vì như vậy sẽ dẫn tới phủ nhận khoa học về văn học dân gian và công việc giảng dạy văn
học dân gian trong nhà trường. Trở lại vấn đề,chính trong biểu diễn , các phương tiện
nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian mới có điều kiện kết hợp với nhau tạo nên hiệu
quả thẩm mỹ tổng hợp. Sự kết hợp nầy một mặt là biểu hiện của tính nguyên hợp, một
mặt là lẽ tồn taị của tính nguyên hợp.
Tính quốc tế, tính dân tộc
Các nhà thơ cổ điển Trung Quốc cũng như Việt Nam xưa nay vẫn luôn lấy thiên nhiên
làm nguồn thi hứng cơ bản của thi ca. Qua những bức tranh phong cảnh, tác giả muốn
bộc lộ cảm hứng về đất nước con người, biểu hiện ít nhiều tình cảm chủ quan của
người viết. (Một cách tiếp xúc với phong cảnh, một cách nhận thức, một cách nhìn và
mối quan hệ giữa tâm hồn con người với cảnh vật). Cho nên đằng sau những bài thơ tả
cảnh khách quan, thiên nhiên trong thơ Bác cũng nằm trong quy luật khách quan đó, ta
thường bắt gặp một con người. Tuy nhiên đi sâu tìm hiểu, chúng ta thấy thơ Bác vừa
có cái chung, vừa có nét riêng đặc sắc. Thiên nhiên trong Nhật ký trong tù rất phong
phú, đa dạng, mỗi bài thơ là một bức tranh nên thơ nền hoa, có những cảnh đẹp lộng
lẫy thể hiện rõ khát vọng tự do, khát vọng lãng mạn của Bác. Thiên nhiên trong thơ Bác
phong phú, đa dạng, đẹp đẽ nên thơ.
Trong số một trăm ba mươi bài thơ của Nhật ký trong tù đã có trên dưới vài chục bài
thơ tả cảnh. Ngay ở những bài thơ, Bác không chú tâm tả cảnh, ta vẫn bắt gặp rất
nhiều hình ảnh thiên nhiên. Nhìn chung hình ảnh thiên nhiên trong thơ Bác có nội dung
phong phú và có sự biểu hiện đa dạng, sinh động, đẹp đẽ và hấp dẫn.
Bác Hồ chiêm ngưỡng thiên nhiên trong mọi thời khắc, có cảnh nắng, cảnh mưa, cảnh
sớm, cảnh trưa, cảnh chiều, cảnh tối. Có những cảnh mang vẻ đẹp lộng lẫy “Sông núi
muôn trùng trải gấm phơi”, có những cảnh mang vẻ đẹp bình dị, kín đáo thơ mộng. Đó
là cảnh hoàng hôn với những âm thanh quen thuộc và cổ kính đầy gợi cảm:
Chùa xa chuông giục người
Những bước Trẻ dắt trâu về tiếng sảo bay.
(Những câu thơ phảng phất giọng thơ Bà Huyện Thanh Quan)
Cảnh thiên nhiên trong bài Mới ra tù, tập leo núi cũng thật đẹp nên thơ, vừa hùng vĩ,
vừa êm ả sáng trong. “Núi ấp ôm mây, mây ấp núi”. Không thể nào phân tích hết những
câu thơ thể hiện cái đẹp tinh tế của thiên nhiên trong Nhật ký trong tù.
Như vậy, nét đặc sắc dễ thấy về hình ảnh thiên nhiên trong thơ Bác là ngay trong chốn
đọa đày, tù tội, xiềng xích, đói rét, ốm đau, đâu phải là hoàn cảnh thuận tiện cho cảm
hứng thiên nhiên nảy sinh. Ấy vậy mà độc giả chúng ta vẫn được thưởng thức biết bao
hình ảnh thiên nhiên nên thơ, nên học được Bác viết bằng một cảm hứng say đắm, dạt
dào. Bởi lẽ:
Nói đến thiên nhiên là nói đến khát vọng tự do, khát vọng lãng mạn. Những bài thơ nói
về thiên nhiên của Bác là biểu thị một thái độ muốn vượt lên trên cái hiện thực bị giam
cầm tù đày, đau khổ:
Mặc dù bị trói chân tay
Chùm ca rộn núi hương bay ngát rừng
Vui say ai cấn ta đừng
Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu
Dẫu trói chân tay đến ngặt nghèo,
Khắp rừng hương ngát với chim kêu;
Tự do thưởng ngoạn, ai ngăn được,
Cò quạnh đường xa, vợi ít nhiều
Với quan niệm đó, tâm hồn Bác thường hướng đến những hình tượng thiên nhiên đẹp
như tiếng chim hót, bông hoa ngát hương và đặc biệt có ý nghĩa là hình tượng vầng
trăng và mặt trời.
Trước hết là hình ảnh vầng trăng. Xưa nay, trăng thường tượng trưng cho ước mơ,
niềm vui, hạnh phúc thanh bình, cho khát vọng tự do. Vì thế “Thơ Bác đầy trăng” (Hoài
Thanh). Ớ trong tù “không được tự do thưởng nguyệt”, thì Bác đã để cho tâm hồn mình
“bay theo vời vợi mảnh trăng thu” (Trung thu).
Sống trong cảnh chân bị cùm, tay bị xích, nhưng Bác vẫn hiện lên trong tư thế của một
thi nhân. Bài Ngắm trăng đã diễn tả khá chân thực và cảm động điều đó. Hiện thực nhà
tù khô khan; không rượu cũng không hoa vẫn không thể ngăn cản nổi tâm hồn xốn
xang dạt dào cảm xúc của Bác khi vầng trăng đẹp xuất hiện.
Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Và thế là bất chấp song sắt nhà tù tàn bạo, Người đã hướng tới vầng trăng trong một
niềm cảm thông kỳ lạ.
Người ngắm trăng soi…
Trăng nhòm khe cửa…
Qua hình ảnh thơ, chúng ta không còn thấy nhà tù đâu nữa mà chi thấy nổi bật lên trên
trang thơ là hình ảnh một vầng trăng lung linh tỏa sáng và một thi nhân ung dung thư
thái với tâm hồn đắm say với trăng. Đằng sau cái phong thái ngắm trăng ung dung ấy là
cả một bản lĩnh thép phi thường của Bác Hồ kính yêu. Đó cũng là một sự tự vượt ngục
về tinh thần “Thật kỳ diệu của người chiến sĩ cộng sản kiên cường”.
Thơ của Bác không chỉ là thơ của một thi sĩ tài hoa mà còn là thơ của một chiến sĩ cách
mạng nắm vững quy luật vận động của cuộc sống, lịch sử. Vì vậy, cùng với hình ảnh
vầng trăng, thơ Bác cũng rất nhiều hình ảnh mặt trời (Mặt trời luôn luôn ủng đỏ trong
thơ Bác xua tan bóng tối âm u, đưa lại một bình minh tươi sáng). Bởi mặt trời là nguồn
sinh khí trong cảnh tù đày, tăm tối, mặt trời cũng tượng trưng cho tương lai tươi đẹp
của cách mạng và cuộc đời chúng:
Đầu tường sớm sớm vầng dương mọc Đầu non sớm sớm vầng dương mọc Phương
Đông màu trắng chuyển sang hồng
“Trời hửng” là một bức tranh thiên nhiên sinh động, dưới ánh nắng, đất trời hiện lên
như một “bức thảm thêu bằng chữ bạc chữ vàng trên nền gấm đỏ” – Đặng Thai Mai. Đó
là thiên nhiên được cảm nhận bởi một trái tim phơi phới lạc quan. Có thể nói chưa bao
giờ có nhiều hình ảnh bình minh như trong Nhật ký trong tù, cảnh nào cũng rực rỡ tràn
ngập ánh sáng và sức sống, được diễn tả bằng một ngòi bút khoáng đạt hào hùng và
mãnh liệt. Giữa đêm đen của ngục tối Hồ Chí Minh nhận ra ánh sáng bình minh bừng
lên phía chân trời:
Trong ngục giờ đây còn tối mịt
Anh hồng trước mặt đã bừng soi
Đó là cảnh bình minh của đất trời, nhưng cũng là biểu tượng bình minh của thời đại.
Những điều đã trình bày trên cho thấy Bác Hồ thực sự có một tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy
cảm với cái đẹp của thiên nhiên, và tâm hồn Người đang mở ra với thiên nhiên. Đã thế
ngòi bút của Bác lại tài hoa tinh tế nên mới có thể viết nên được những câu thơ vừa
giản dị vừa đầy thiên nhiên như vậy.
Trong thơ Bác, con người gắn bó hài hòa với thiên nhiên, là tri âm tri kỷ của nhau.
Trăng đối với Bác như người bạn đã dành cả đến những cánh hoa hồng kia nữa cũng
như thấu hiểu lòng nhà thơ nên đã nhờ làn hương của mình bay vào nhà giam để chia
sẻ nỗi niềm với người tù bằng một mối cảm thông sâu sắc đến kỳ lạ (Vãn cảnh).
Có khi thiên nhiên đã trở thành nơi bộc lộ tâm tình của thi nhân: “Vân ủng trùng sơn…
như trần” mây núi hòa quyện vào nhau phải chàng còn nói tình cảm thương yêu đùm
bọc lẫn nhau giữa bạn bè, đồng chí? Và lòng sông sạch như gương ấy chính là tấm
lòng trong trẻo không chút bụi nào làm được của người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Ái
Quốc?
Cổ điển và hiện đại vốn là nét phong cách nổi bật trong thơ trữ tình của Bác. Nét phong
cách ấy được thể hiện đầy đủ nhất trong đề tài thiên nhiên.
. Màu sắc cổ điển trong thơ thường được biểu hiện ở việc hay tìm cảm hứng về thiên
nhiên, nhất là trăng, thường viết về đề tài “đăng sơn ức “. Điểm nhìn trong thơ thường
từ chỗ cao, xa, bao quát cả không gian cao rộng, trời mây non nước. Bút pháp cổ điển
không tả kỹ chỉ phác họa một vài nét nhằm làm nổi bật lên cái hồn của cảnh. Và nhân
vật trữ tình trong thơ thường hiện lên với phong thái ung dung nhàn tản giữa cảnh non
nước bao la như một nhà hiền triết xưa (Bài thơ Ngắm trăng, Mới ra tù, tập leo núi,
Vọng nguyệt, Chiều tối… của Bác là những bài thơ tiêu biểu nhất cho phương diện
này).
Thơ Bác rất cổ điển mà cũng rất hiện đại. (Hiện đại vì có nội dung cách mạng, tư thế,
cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của người cách mạng trong thời đại mới). Nếu như
thiên nhiên trong thơ xưa, con người thường hòa tan hoặc chìm trong cảnh, thì ở thơ
Bác, con người là trung tâm, ánh sáng, linh hồn của cảnh. Và cảnh ở đây rất sống
động, luôn luôn vận động khỏe khoắn hướng về phía ánh sáng và tương lai, không tĩnh
lặng như thơ xưa, vì nó được sức sống con người phả vào, và được nhìn thấy bằng
“đôi mắt” lạc quan cách mạng nên rất vui.
Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng
Trời ấm hoa cười chào gió nhẹ.
Cây cao chim hót rộn cành tươi Người cùng vạn vật đều phơi phới Hết khổ là vui vốn lẽ
đời Bồi hồi độc bộ tây phong lĩnh
Tìm hiểu những bài thơ viết về thiên nhiên của Bác, chúng ta thấy nhân vật trữ tình
không chỉ xuất hiện với tư cách là một thi sĩ mà còn hiện lên với tấm lòng của một nhà
nhân đạo luôn yêu thương, gắn bó, quan tâm đến con người và cuộc sống. Đi qua một
vùng được mùa, Bác đã hòa niềm vui với cái vui của nhân dân. Nhưng khi trông thấy
nhân dân mất mùa, cánh đồng khô hạn thì Bác đã buồn nỗi buồn của nhân dân. (Từ
Long An đến Đồng Chính). Có thể nói ở nhiều bài thơ, cảm quan thiên nhiên của Bác
cũng là cảm quan nhân đạo.
Thơ của Bác rất lãng mạn mà cũng rất hiện thực. Và Nhật ký trong tù trước hết là một
tập thơ ghi lại những sinh hoạt của người tù trong nhiều cảnh ngộ thật cay đắng trớ
trêu. Vì thế thiên nhiên không phải bao giờ cũng đẹp đẽ nên thơ, cũng có khi nó trở
thành thiên tai đầy đọa hành hạ con người. Lúc này hình ảnh thiên nhiên được mô tả
hết sức chân thực. Bác ghi lại nhiều đêm lạnh, không ngủ được khiến cho đêm như dài
thêm ra; Hoặc phải chuyển lao trong cảnh “Rát mặt đêm thu trận gió hàn” hoặc “Gió sắc
tựa gươm mài đá núi – Rét như dùi nhọn chích cành cây” hay “Đi đường mới biết gian
lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Và những hình ảnh thiên nhiên khắc nghiệt ấy
chính là những thử thách khốc liệt mà con người phải vượt qua và con người đã chiến
thắng:
Núi cao lên đến… nước non.
Thiên nhiên trong Nhật ký trong tù rất chân thực, đa dạng nhiều màu sắc. Thiên nhiên ở
đây đã được nhân hóa tượng trưng hóa để trở thành phương tiện biểu hiện tình cảm
phong phú của con người. Tình cảm thiên nhiên của Bác thấm nhuần cảm quan xã hội,
khác hẳn với thơ xưa, chỉ nói đến thiên nhiên thuần túy. Đây chính là nét đặc sắc của
thơ Bác nói chung, thơ thiên nhiên của Bác nói riêng
1.Có lẽ không ai không biết rằng khi viết NKTT, Bác Hồ đang sống trong hoàn cảnh của
một tù nhân, một người bị giam cầm trong ngục thất : “Thân thể ở trong lao”.Nghĩa là tác
giả NKTT đang phải sống trong một hoàn cảnh có rất ít thiên nhiên, rất xa cách với thiên
nhiên, và tưởng chừng như không thể có lòng dạ nào để nghĩ nhiều đến thiên nhiên nhiên.
Có nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong một tập thơ tù cũng rất nổi tiếng của một
tác giả khác – “Thi tù tùng thoại” của người chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng, trăng
chỉ xuất hiện vẻn vẹn có hai lần, mà một trong hai lần ấy, trăng cũng không được nói đến
trong tư cách một vẻ đẹp thiên nhiên mà là một triết lý cuộc sống. Có so sánh như thế, ta
mới thấy thiên nhiên đầy ắp trong tập NKTT. Ở những vần thơ trong ngục đó, chúng ta
có thể gặp đủ mây và gió, núi và sông, hương thơm của những đoá hoa, và nhất là ánh
trăng lung linh, làm mê say, rung động lòng người. Và những cảnh thiên nhiên được kể ra
ở “Cảm tưởng đọc Thiên gia thi” đều có đủ, có chăng cũng chỉ là thiếu tuyết. Và cũng
còn phải kể rằng ở NKTT, chúng ta còn gặp nhiều hình ảnh thiên nhiên khác nữa : cây lá,
ánh nắng, mặt trời. Và như thế, tập NKTT cũng phong phú không kém một tập thơ ngoài
tù nào khác. Nhưng điều làm chúng ta ngạc nhiên lại nằm ở chỗ : Bác Hồ cảm nhận được
vẻ đẹp của thiên nhiên trong những hoàn cảnh khác thường. Bài thơ “Ngắm trăng” tuyệt
diệu được viết khi trăng chỉ hé lộ một chút thôi qua một khe cửa hẹp, có lẽ một người vô
tình nào chắc cũng không thể chú ý tới. Hay Bác nói đến bầu trời với tất cả sự mê say,
nhưng bầu trời ấy cũng chỉ thấp thoáng sau cánh cửa ngục hé mở để “thông hơi”.(Quá
trưa). Và lạ hơn nữa, người ta có thể nhận thấy khi đọc “Cảnh chiều hôm”. Bài thơ viết
rất hay về hoa hồng, nhưng lạ ở chỗ đó là một đoá hoa mà Bác không hề trông thấy, đoá
hoa mà Bác chỉ tiếp xúc chút ít thôi qua chỉ một làn hương. Nếu không có một tâm hồn
nghệ sĩ, không say đắm với thiên nhiên thì khó có thể có được một vần thơ như thế.
2. Và cũng như với nhiều nhà thơ khác, trong con mắt của Hồ Chí Minh, thiên nhiên
chính là hình ảnh của cuộc đời. Hoàn cảnh ngục tù có thể khiến cho Bác thấm thía hơn
bao giờ hết về một cuộc sống gian khổ. Vì thế, thiên nhiên ở NKTT không ít khi hiện lên
như là biểu tượng của khó khăn, khắc nghiệt. Chúng ta sẽ gặp ở nhiều bài thơ một thiên
nhiên hiện ra cứ như một trở ngại, thử thách nghị lực, ý chí của người chiến sĩ. Có thể kể
ra đây làn gió thu hết trận này đến trận khác tới tấp quất cái lạnh vào mặt “chinh nhân”
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
hay hình ảnh “khóm chuối trăng soi” khiến người tù nhân “gối quắp lưng còng” càng
thấu suốt cái lạnh của đêm thu. Khắt nghiệt không kém chắc phải kể đến làn gió rét trong
“Hoàng hôn”, làn gió rét mà Bác đã so sánh như “gươm đâm, dùi chích” :
Gió sắc tựa gươm mài đá núi
Rét như dùi nhọn chích cành cây
Và đối diện với con người đang trên một cuộc hành trình đầy gian khổ, hình ảnh thiên
nhiên ấy đã nhuộm một vẻ đẹp có thể nói là bi tráng. 3. Nhưng hình như đó chưa phải là
hình ảnh thiên nhiên chúng ta gặp nhiều nhất, quen thuộc nhất, điển hình nhất cho cách
cảm nhận của Bác Hồ trong tập thơ. Thiên nhiên của NKTT thường đến với người đọc
thơ nhiều hơn trong vẻ đẹp hài hoà, trìu mến. Chúng ta sẽ không gặp ở đây những cảm
nhận vẫn thường có ở các nhà thơ lãng mạn về một thiên nhiên tan tác, chia lìa tựa như :
Mây vẩn từng không, chim bay đi
(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu )
hay :
Gió theo lối gió, mây đường mây.
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
Thật kì lại bởi với một người tù trong hoàn cảnh tột cùng đau khổ vẫn nhận ra trên con
đường tù của mình một chòm sao bạc nâng đỡ vầng trăng để cùng nhau vượt lên trên đỉnh
núi : Quần tinh ủng nguyệt hướng thu san.
(Giải đi sớm )
Và đến bài “Mới ra tù tập leo núi” thì chữ “ủng” ấy không chỉ được sử dụng một mà là
hai lần trên cả hai chiều quan hệ : không chỉ có mây ôm ấp núi mà cả núi cũng ấp ôm
mây.
Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân.
Hơn thế, sự hoà điệu không phải chỉ có giữa thiên nhiên với thiên nhiên mà còn cả thiên
nhiên với con người. Phải như thế, chúng ta mới bắt gặp trong bài thơ thứ nhất trong
chùm thơ “Tảo giải”, hình ảnh cuộc tuần du của trăng sao trên bầu trời hoà nhịp cùng con
người trên mặt đất. Và ngay cả khi con người bất bình, thì tâm hồn bát bình ấy cũng sẽ
gặp gỡ với cái bất bình của một hồn hoa, như thể một trạng thái “Đồng thanh tương ứng,
đồng khí tương cầu”. Hoàn toàn có thể cho rằng thiên nhiên ở NKTT được cảm nhận qua
tâm trí của một bậc hiền minh, một người đã vượt qua được rất nhiều cản trở bên ngoài
để thấu hiểu sự hoà điệu bên trong của tạo hoá, sự hoà điệu giữa một đại vũ trụ - thiên
nhiên và một tiểu vũ trụ - con người.
4. Nhưng chúng quan niệm về “thiên – nhân tương ứng” ấy đã góp phần không nhỏ làm
thiên nhiên trong NKTT đượm một phong vị thơ cổ điển, một vẻ đẹp của thơ thiên nhiên
phương Đông truyền thống. Dĩ nhiên vẻ đẹp cổ điển ấy còn được làm nên bằng thi liệu,
thi tứ. Vì thế những dòng thơ chữ Hán của NKTT thường vẫn phảng phất một linh hồn
thơ cổ điển, gợi nhớ mênh mang đến một ý thơ, một hình ảnh thơ hay một chữ thơ nào
được lắng đọng để làm thành vĩnh viễn từ hơn ngàn năm trước. Có thể đó chỉ là những
giọt mưa phùn trong tiết thanh minh, chòm mây và cánh chim buổi chiều hôm như trong
thơ Lý Bạch,...Và một trong những vẻ nên thơ của “Mới ra tù tập leo núi” được làm nên
bởi môt tứ thơ quen thuộc của Đường thi – “đăng sơn ức hữu”. 5. Nhưng điều đó không
làm cho thiên nhiên trong NKTT hoàn toàn giống với thơ Đường. Bởi Bác Hồ là một
người tiếp thu rất nhiều cốt cách của người xưa nhưng vẫn mang trong mình một tâm hồn
hiện đại. Vì thế, người tù ấy luôn luôn nhìn thiên nhiên như là cái đối lập với xích xiềng,
song sắt, trói buộc. Ánh trăng tràn ngập trong thơ Bác, nhưng phải là ánh trăng ở ngoài
nhà tù. Có hoa nở, có chim ca, nhưng phải là “chim ra rộn núi, hương bay ngát rừng”,
tương phản hẳn với cảnh ngộ bị trói chân tay. Thiên nhiên do đó là biểu tượng của sự tự
do. Cũng do đó, hướng về thiên nhiên cũng là hướng về tự do. Con người say đắm thiên
nhiên ở NKTT là con người đã đạt tới trạng thái tự do của tinh thần, một tinh thần luôn
luôn ở ngoài lao cho dù thân thể còn phải nằm trong vòng xiềng xích. Và như thế, “Ngắm
trăng, Trên đường đi, Chiều tối,...” chính là biểu hiện đẹp đẽ nhất cho khả năng mà Bác
Hồ có nhiều hơn bất kì một nhà thơ nào khác. Đó là khả năng tự thực hiện những cuộc
vượt ngục tinh thần. Tâm hồn của người tù ấy sẽ không có thế lực nào giam cẩm nổi.
6. Thiên nhiên trong NKTT còn là thiên nhiên được cảm nhận bởi tâm hồn của một nhà
thơ cách mạng, một con người có khả năng thấu hiểu tương lai. Con người ấy hơn ai hết
biết rằng một tương lai sáng tươi đương tới. Tác giả NKTT cũng thấy điều mà tác giả
“Tắt đèn” thấy : hiện tại là một đêm đen :
Trong ngục giờ đây còn tối mịt
nhưng Bác còn thấy được điều mà Ngô Tất Tố không thấy được : tương lai sẽ bừng sáng.
Ánh hồng trước mặt đã bừng soi.
(Buổi sớm)
Cũng như thế, Bác Hồ thấy được tương lai ấy như thể đã chứng kiến được rồi, trong khi
Nam Cao vẫn coi cuộc đời của nhân vật Chí Phèo của ông giống như một cái vòng luẩn
quẩn, bế tắc. Và như thế, thiên nhiên trong NKTT là biểu tượng của ngày mai tươi sáng.
Tâm hồn của Bác luôn vận động : từ mùa đông đến mùa xuân, từ mưa sang nắng, bóng
tối tới ánh sáng. Thiên nhiên của Bác là thiên nhiên rất lạc quan. Niềm lạc quan cách
mạng ấy hiện hữu ngay trong những ngày gian khổ nhất của cảnh ngục tù. Thiên nhiên ấy
tràn đầy ánh sáng và sự bay bổng của tâm hồn. “Tự khuyên mình” là một minh chứng
tiêu biểu cho nhận định trên, bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh đông tàn tiều tuỵ, để ngay sau
đó là cảnh xuân rực rỡ, huy hoàng.
Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nghĩ mình thêm bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
Hình ảnh thiên nhiên như thế không thể có ở những nhà thơ không cách mạng, ở những
tâm hồn chán chường và bế tắc.
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT SANTIAGO BIỂU TƯỢNG CỦA
CÁI ĐẸP CAO CẢ
1.1. Santiago – Một ông lão rất thạo nghề.
Có lẽ trên đời này không thiếu người đánh cá nhưng ít ai giống ông lão
đánh cá Santiago. Xuất thân là một người đánh cá, suốt đời sống bằng
nghề đánh cá. Tài sản là một túp lều rách nát làm nơi trú ngụ sau những
chuyến ra khơi và con thuyền nhỏ, bộ đồ nghề để lao động. Ông có một
kho tàng kinh nghiệm nghề nghiệp và lòng yêu nghề vô hạn. Là một dân
chài, cuộc đời của ông đã bao nhiêu lần ra biển. Từ hồi còn trai trẻ ông là
một người đánh cá mà cả vùng biết tới. Họ biết ông ngoài danh tiếng của
một người đánh cá có tay nghề, còn là một thanh niên khỏe và rất dũng
cảm. Khi ông nhớ lại trong cái đêm bị con cá Kiếm kéo cả thuyền câu chạy
rông trên biển, ông đã từng vật tay với một người da đen khỏe nhất vùng.
Trận đấu tay ấy kéo dài từ tối hôm trước đến sáng hôm sau, và cuối cùng
bằng sức mạnh cà lòng quyết tâm ông đã thắng. Bây giờ đã già rồi nhưng
ông lão mang theo trong mình ý chí quật cường và lòng quyết tâm đó để ra
khơi, mà theo ông là để làm cái nghề mình theo đuổi, nó có cả lòng kiêu
hãnh và “để khỏi chết đói”. Nhưng quan trọng nhất đối với ông “phải nghĩ
đến một điều, chỉ một điều thôi. Đó là mục đích mình sinh ra ở cõi đời này”.
Trong nghề đánh bắt cá Santiago đã đạt tới trình độ khéo léo và điêu luyện
vào bậc nhất. Chú bé Manolin yêu mến và kính phục ông già vô cùng, chú
nói: “Có nhiều người đánh cá giỏi và vài người vĩ đại nhưng ông là người
duy nhất”. Công việc đánh cá của Santiago được miêu tả một cách chân
thực và sống động. Từ việc đặt mồi vào lưỡi câu cho đến việc thả nhiều
dây câu song song, rồi tính toán khôn khéo sao cho cá dễ đớp mồi, sao
cho cá nuốt gọn con mồi và kiên nhẫn chờ suốt hai đêm ngày cho đền khi
con cá kiệt sức. “Trước khi trời sáng rõ, lão buông mồi và thả thuyền trôi
theo dòng chảy. Một con mồi ở độ sâu bốn mươi sải. Mồi thứ hai sâu tới
bảy mươi lăm sải, mồi thứ ba và thứ tư chìm sâu hút trong làn nước xanh
đến độ sâu một trăm và một trăm hai mươi lăm sải. Mỗi con mồi được móc
ngược đầu xuống, lưỡi câu giấu trong thân cá mồi buộc chặt, khâu kĩ và
những phần thòi ra của lưỡi câu, đoạn cong và mũi nhọn thì được che
bằng những con cá mòi tươi rói. Chúng bị móc xuyên qua hai mắt tạo
thành nửa vòng hoa trên cuống thép. Không còn phần nào của lưỡi câu để
con cá lớn có thể nhận ra ngoại trừ hương vị thơm lừng quyến rũ”.
Ông lão Santiago đã hành nghề với sự nhiệt tình, ham mê và tinh tế vô
cùng. Trình độ điêu luyện trong nghề nghiệp cùng với niềm say mê vô hạn
ấy chỉ có ở người nghệ sĩ có tâm hồn nồng cháy, yêu nghề nghiệp hơn cả
bản thân mình. Chính ông lão không lo nghĩ đến sự đói khát, nhọc nhằn
cùng với những hiểm nguy đang chờ mình, mà chỉ nhằm vào một mục đích
duy nhất là bắt cho được con cá lớn chưa từng thấy bao giờ. Sức kiên trì
chịu đựng của ông cũng được thể hiện ở mức độ phi thường khiến ông có
phẩm chất cao cả. Tuổi già là một quy luật tất nhiên nhưng không vì tuổi
già mà ông lão đánh cá nhụt chí thậm chí ông càng quyết tâm hơn vì tin
tưởng ở khả năng, kinh nghiệm của mình. Hai ông cháu trò chuyện trước
lúc ra khơi:
“Nhưng giờ đây ông có còn đủ sức để dành con cá thật lớn không?”
“Ông chắc thế, vả lại còn có nhiều mẹo nữa.”
Cũng nhờ có mẹo nhà nghề mà ông lão đánh cá đã câu được con cá Kiếm
khổng lồ, mới giữ được nó ba ngày đêm trên biển. Với sức mạnh ghê gớm
nó dù đã cắn câu vẫn có thể vùng vẫy đứt dây câu, có thể lặn xuống biển
sâu kéo theo cả thuyền câu và ông lão xuống đáy nhưng chính nhờ có
mẹo nhà nghề mà ông lão đã chiến thắng. Santiago suốt cuộc đời lao động
cần mẫn cho đến lúc tuổi già vẫn hăng say lao động. Ông ra biển khơi câu
cá để chứng minh rằng mình không bao giờ hết thời. Trên
biển, Santiago đã phải trải qua những cuộc chiến đầy can go và vô cùng
gay cấn, lão phải thu dây để khiến con cá quay vòng, cầu cho con cá đừng
nhảy bởi lão sợ mất nó “đừng nhảy cá” lão nói, “đừng nhảy”. Lão biết
phân tích tình hình: “Mình phải giữ cho nó đừng đau quá, lão nghĩ. Nỗi đau
của ta thì không thành vấn đề. Ta có thể chế ngự, nhưng nổi đau của con
cá thì có thể khiến nó cuồng lên.” Lão biết động viên bản thân mình: “Kéo
đi tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao đầu
à.” Santiago rất thuần thục trong từng động tác để giết được con cá: “Ông
lão buông sợi dây xuống, giẫm chân giữ rồi nhấc cao ngọn lao hết mức,
vận hết sức bình sinh cộng thêm sức lực lão vừa huy động trong người
phóng xuống sườn con cá ngay sau cái vây ngực đồ sộ, vươn cao trong
không trung ngang ngực ông lão. Cảm thấy mũi sắt cắm phập vào, lão tì
người lên ấn sâu xuống rồi dồn hết trọng lực lên cán lao.” Sau khi giết
được con cá rất lớn lão còn phải tìm cách đem nó về: “lúc này mình phải
chuẩn bị dây và thòng lọng để buộc con cá vào mạn thuyền, lão nghĩ. Dẫu
cho mình có hai người để nghiêng thuyền kéo nó lên rồi tát nước ra thì
chiếc thuyền này cũng không thể chứa nổi nó. Mình phải chuẩn bị mọi thứ,
kéo nó vào buộc chặt rồi dựng cột, giong buồm trở về. Lão bắt tay kéo con
cá cặp sát thuyền để có thể luồn sợi dây qua mang, ra mõm rồi buộc đầu
nó vào mũi thuyền.” Với kinh nghiệm đi biển hàng chục năm lão rất thông
thạo hướng đi trên biển mà không cần đến la bàn: “Lão không cần la bàn
để biết hướng tây nam, lão chỉ cần nương theo hướng gió mậu dịch và
chiều xoay trở của cánh buồm.” Sau khi giết được con cá
Kiếm, Santiago còn phải đối đầu với đàn cá Mập đến ăn thịt cá Kiếm. Mặc
dù lúc này lão đã “rã rời đến tận xương tủy” nhưng lão vẫn cố gắng chiến
đấu với kẻ thù, hành động của lão rất thành thạo “lão chèn tay lái, buộc
chặt dây lèo buồm rồi đưa tay xuống đuôi thuyền tìm cái chày. Đấy là khúc
cán được cưa từ mái chèo gãy, dài chừng tám tấc. Lão chỉ có thể sử dụng
nó hiệu quả bằng một tay bởi chỗ tay nắm của nó chỉ vừa vặn với một bàn
tay. Tay phải lão đã nắm chắc cái chày trong lúc lão nhìn lũ cá mập xông
đến.” Lão suy nghĩ, tính toán rất kĩ khi giết con cá mập “mình phải để con
đầu tiên ngoạm chặt rồi mới nện nó vào ngay giữa mũi hay giả thẳng vào
đỉnh đầu.” Khi hai con cá mập cùng tiến sát và con cá ở gần lão há mồm
cắn phập vào bên lườn của con cá Kiếm thì “lão nâng cái chày, dốc hết
sức bình sinh giáng ngay xuống đỉnh đầu rộng của con cá mập.” Lúc này
con cá mập vẫn chưa chết, nó xốc thẳng tới và vập hàm xuồng thì lão đã
giáng cho nó một chày “lão giáng cật lực từ độ cao mà lão có thể nâng cái
chày hết cỡ.” Như vậy con cá mập đã chết, lão không chỉ chiến đấu với hai
con cá mập mà vào nửa đêm lão còn chiến đấu với cả lũ cá mập hung dữ.
Lúc này lão vung chày tuyệt vọng vào bất cứ nơi đâu lão có thể phỏng
đoán và nghe thấy. “Lão giật cái tay lái ra khỏi ổ lái, cứ thế mà giật, mà
băm cầm cả hai tay bổ xuống liên hồi kì trận.” Với những đòn tấn công
quyết liệt như vậy mà ông lão không chiến thắng được kẻ thù, ông lão đã
tuyệt vọng và bại trận hoàn toàn. Santiago là người suốt đời làm nghề
đánh cá mà không phải là đánh cá nghiệp dư hay đánh cá để giải trí, chơi
thể thao. Nghề nghiệp của ông, đánh cá nghĩa là để sống “mình đâu có
hiểu gì về nó và mình cũng không chắc là mình tin có tội lỗi. Có lẽ giết con
cá là tội lỗi. Mình cứ cho là thế, mặc dù mình làm điều đó để nuôi sống
mình và nhiều người khác.” Santiago xác định mình là người đánh cá thì
phải làm tốt công việc mà mình phải làm khi làm người. Trong quá trình
đánh cá với tay nghề lão luyện Santiago đã thực hiện thật tốt nhiệm vụ của
mình. Ngoài đánh cá để kiếm sống, ông lão đánh cá còn một lí do khác
nữa đó là “lòng kiêu hãnh” cùng song song, tồn tại với ý chí và quyết tâm
làm tốt nghề mình đã chọn. Như vậy ông già là người đánh cá có tay nghề
cao, với ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp của mình mặc dù tuổi cao,
sức yếu nhưng bao giờ ông cũng toát ra phẩm chất tốt đẹp của người lao
động.

2.2. Santiago là biểu tượng cho vẻ đẹp và sức mạnh con người.
Santiago suốt cuộc đời lao động cần mẫn cho đến lúc tuổi già vẫn hăng
say lao động. Sự khổ nhọc, gian lao của cuộc sống đã hằn in lên thân hình
của ông “ông lão gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn sâu nhiều nếp nhăn.
Những vết nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt
trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vết ấy kéo dài xuống cả hai
bên má, tay lão hằn những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhưng
chẳng có vết nào trong số sẹo ấy còn mới cả, chúng cũ kĩ như mấy vệt xói
mòn trên sa mạc không cá. Mọi thứ trên cơ thể lão đều toát lên vẻ già nua,
trừ đôi mắt chúng có cùng màu với nước biển, vui vẻ và không hề thất bại.”
mặc dù thân hình già nua, yếu đuối nhưng ông lão có một sức mạnh tinh
thần vô biên. Chi tiết đôi mắt màu xanh nước biển cho ta thấy
ở Santiago toát lên một niềm tin, niềm hi vọng vào sức mạnh của bản thân
mình sẽ luôn chiến thắng chứ không hề thất bại. Tác phẩm Ông già và biển
cả được dựng lên bằng những cuộc chiến đấu. Đó là những cuộc chiến
đấu vật lộn gay gắt giữa con người với thiên nhiên đầy chân thực. Từ đó
nêu lên được cái quyết liệt, tàn bạo của đời sống và khả năng chống trả
của con người. Santiago một mình ra biển khơi để lao động kiếm miếng ăn
đồng thời để khẳng định sức mạnh và niềm tin của mình ông đã phải trải
qua những cuộc chiến đấu gay go, quyết liệt trên đại dương mênh mông
song nước. Trước hết là ông đã chiến đấu với con cá Kiếm rất lớn đã bị
mắc câu. Lúc con cá Kiếm mắc câu Santiago “dùng cả hai tay kéo mạnh
được chừng một mét dây rồi lại kéo, kéo nữa, tay nọ tiếp tay kia, dồn hết
sức mạnh của cánh tay và của cả cơ thể lên sợi dây.” Con cá vẫn một mực
bơi đi và di chuyển trên mặt biển phẳng lặng còn ông lão thì cố “giữ sợi
dây cho đến sức tàn lực kiệt” và “cố không nghĩ ngợi điều gì ngoại trừ việc
chịu đựng.” Con cá đã mắc câu nhưng chưa chết, nó chiến đấu với ông lão
đến cùng và “một dạo con cá lồng lên kéo lã ngã sấp mặt xuống, làm đứt
một vệt bên dưới mắt. Máu rỉ xuống má lão nhưng nó đông lại và khô
trước khi bò đến cằm, lão lần về phía mũi thuyền tựa lưng vào mạn.” Tuy
đã bị thương nhưng lão còn tâm sự dịu giọng với con cá “cá này, tao sẽ
cầm cự với mày cho đến chết.” câu nói của Santiago thể hiện một ý chí
quyết tâm đến cùng là phải bắt được con cá. Khi con cá lồng lên phô bày
thân hình to lớn cho ông lão thấy, ông càng quyết tâm giết nó “Ta sẽ giết
nó, dầu cho con cá có vĩ đại và kiêu hãnh đến dường nào.” Lão muốn cho
con cá thấy sức mạnh của con người là vĩ đại hơn hết “mình phải cho con
cá thấy những gì con người có thể làm và khả năng chịu đựng của hắn.”
con cá đã nhảy hơn mười hai lần và lần nào ông lão cũng phải ra sức
chống chọi với nó. Nhiều lần ông lão bị thương nhưng ông vẫn vượt qua
được nỗi đau nhức về thể xác “nỗi đau nhức thì chẳng hề gì đối với một
người đàn ông.” Con cá lượn nhiều vòng, lúc đầu lão còn đủ sức để kéo,
lão chỉ cảm nhận áp lực sợi dây hơi chùng lại nhưng rồi cứ phải ra sức níu
sợi dây để buộc con cá sức lực lão đã suy kiệt nhanh chóng, chỉ sau hai
giờ mà mồ hôi của lão đã ướt đẫm và lão thấy mệt thấu xương. “Ông lão
thấy hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ, mồ hôi làm mắt lã cay xè, vết cắt trên
trán và mắt lão ran rát.” Sự mệt mỏi của lão mỗi lúc mỗi tăng “lão cảm thấy
chóng mặt và choáng váng.” Khi lão đã di chuyển được con cá thì lúc này
“lão lại thấy xây xẩm mặt mày nhưng vẫn gượng hết sức bình sinh ra mà
kéo con cá khổng lồ.” Sức lực của lão lúc này đã quá kiệt quệ nhưng lão
biết tự động viên mình. “miệng lão khô khốc không thể nói nổi, nhưng lúc
này lão không thể với lấy chai nước. Lần này mình phải kéo nó cập mạn,
lão nghĩ. Cứ thêm vài vòng nữa thì mình sẽ đuối sức. Không, mày khỏe,
lão tự nhủ. Mày sẽ luôn khỏe.” Đỉnh điểm của việc kiệt sức là sự lú lẫn đầu
óc. Ông lão bước vào trạng thái giữa sống và chết, lão nói bằng giọng mà
bản thân hầu như không còn nghe nổi. Trong lúc sức tàn lực kiệt lão biết
tự động viên mình để vượt qua gian khổ, “mày phải giữ đầu óc tỉnh táo,
hãy giữ đầu óc tỉnh táo và biết cách chịu đựng như một con người.” Rồi lão
kêu gọi “đầu ơi, hãy tỉnh táo.” Diễn biến của trận đấu rất gay cấn được tính
theo vòng lượn của con cá và tính theo cả chút sức lực ít ỏi còn lại, dần
hao mòn của ông lão. Ông lão vẫn cố gắng và cố gắng rất nhiều lần. “mình
sẽ cố thêm lần nữa”, “cố thêm lần nữa” , “mình sẽ lại cố thêm” , “mình sẽ
lại cố thêm lần nữa.” Cứ một lần cố ông lão lại đến gần hơn với chiến
thắng. Sau mỗi lần cố, con cá thêm một lần thất thế trước ông lão. Lão “cố
nén cơn đau, dồn hết tàn lực, dốc hết lòng kiêu hãnh còn lại, lão mang ra
đương đầu với nỗi đớn đau vô bờ của con cá. Con cá tiến gần mạn
thuyền, từ từ bơi nghiêng, mõm nó gần như chạm vào ván thuyền và sắp
sửa vượt qua, dài, sâu, rộng, ánh bạc, vằn tím sẫm và bất tận trong dòng
nước.” với nghị lực và quyết tâm ông đã giết được con cá khổng lồ. Ông
lão đã chiến thắng, một chiến thắng kì vĩ cho quyết tâm không thể gì lay
chuyển. Đó là chiến thắng của con người trên hành trình khẳng định sự
sống, cũng trên hành trình ấy lão còn phải chống đối với kẻ thù để bảo vệ
giá trị lao động mà mình có được. Lão phải đương đầu với đàn cá dữ, loài
cá mập hung ác trong biển cả mênh mông. Cá mập xuất hiện ban đầu là
một con, sau đó là cả đàn. Nạn nhân trước hết là con cá Kiếm sau đó là
ông lão. Để bảo vệ thành quả lao động ông lão quyết tâm chiến đấu đến
cùng nhưng lão cũng không có nhiều hi vọng. “Bây giờ đầu óc lão tỉnh táo,
bình thản: lão có nhiều quyết tâm nhưng ít hi vọng.” Lão đưa ra một chân lí
của cuộc sống “cái quá tốt đẹp thì chẳng bền.” Lúc đầu chiến đấu với con
cá mập lão đã giết chết nó, cá mập đã đớp khoảng hai mươi cân thịt cá
Kiếm lão rất đau lòng khi thấy con cá của mình không còn nguyên vẹn.
“Lão chẳng còn muốn nhìn con cá thêm chút nào nữa, kể từ lúc nó bị đớp
toạc cả thịt da. Lúc con cá bị cắn thì như thể chính bản thân lão cũng đang
bị cắn.” Trong cuộc chiến đấu Santiago phải gặp nhiều gian truân trên biển
cả nhưng lão biết đưa ra những chân lí để vượt qua tất cả. “Con người
sinh ra không phải để thất bại.”, “Con người có thể bị huỷ diệt chứ không
thể bị khuất phục.” Chân lí đó đã khẳng định được sức mạnh và ý chí của
con người là lớn lao, là vô tận.
Máu cá Kiếm chảy ra, cá Mập đánh hơi thấy kéo đến mỗi lúc một đông, cá
mập hung dữ, đông, khỏe. Lúc lão trông thấy con đầu tiên trong hai con cá
Mập thì lúc này lão bị cái đinh cắm phập vào tay làm lão thốt lớn “Ay”,
“không thể nào diễn nghĩa được từ này và có lẽ nó chỉ là thứ âm thanh vô
tình thốt lên khi một người cảm thấy cái đinh xuyên qua tay mình ghim vào
gỗ.” Tuy đau đớn về thể xác nhưng lão vẫn cố gắng chống chọi với tất cả
sức lực của mình. Với quyết tâm và nghị lực lớn lao Santiago đã vượt qua
đau đớn và đói khát trong tâm niệm nóng bỏng “đã sống làm người đau
đớn có nghĩa lí gì.” Cá Mập kéo đến lần lượt từng con, nó hung dữ tấn
công, đớp thịt con cá Kiếm từng tảng và ông lão cũng có nguy cơ nguy
hiểm đến tính mạng. Khi dùng xiên đánh trả con cá Mập đầu tiên, ông đã bị
néo xiên xuống biển. sau đó ông phải dùng lưỡi dao cột vào mái chèo để
chống trả cá Mập. Cá Mập nhiều, hung dữ và khỏe mạnh làm cho lưỡi dao,
mái chèo của ông gãy. Vậy là trong tay ông gần như chẳng còn gì làm vũ
khí tự vệ ngoài cái chày nhỏ. Lão biết lũ cá Mập đã thắng, lão nghĩ “Ta thì
đã quá già để có thể vung chày đập chết lũ cá Mập kia.” Lão biết sức mình,
biết hoàn cảnh của mình nhưng lão sẽ cố gắng cầm cự khi trong tay lão
còn hai mái chèo, cái chày ngắn và tay lái. Lão quyết tâm chống lại chúng
cho đến lúc chết. Vào lúc nửa đêm lão còn phải chiến đấu thêm nữa và lần
này lão biết cuộc chiến là vô vọng vì chúng kéo đến cả đàn. “Lão nện chày
xuống mấy cái đầu, nghe tiếng răng bập và cảm thấy con thuyền chao đảo
khi chúng luồn xuống dưới, lão vung chày tuyệt vọng vào bất cứ chỗ nào
lão có thể phỏng đoán hoặc nghe thấy, rồi lão cảm thấy có cái gì đó tóm
lấy cái chày lôi tuột đi.” Cuối cùng thành quả lao động của Santiago thu
được chỉ còn lại bộ xương, lão biết mình đã bại trận hoàn toàn. Dù đã cố
gắng hết sức mình nhưng cuối cùng thì ông lão vẫn thất bại. Santiago đã
trở về với một thất bại thảm hại nhưng thật kì diệu những trang văn miêu tả
sự thất bại bên ngoài đó lại là những trang về sự chiến thắng của con
người, của lòng quả cảm ngoan cường, sức chịu đựng không nản chí. Ca
ngợi và khẳng định ý chí, sức mạnh của con người.
2.3. Ông lão đánh cá là biểu tượng cho niềm tin vào cuộc sống.
Trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta chắc chắn ai cũng có niềm
tin. Niềm tin là động lực cho con người cố gắng, niềm tin đem lại những tia
hi vọng mới cho cuộc đời. Khi con người ta bị cộng đồng chối bỏ, là khi
niềm tin vào chính bản thân lại lớn lên, Santiago nằm trong trường hợp ấy.
Cả dân chài ấy đều không ai tin tưởng vào tài năng của lão, lão trở thành
lạc lõng, cô đơn nhưng chính niềm tin tạo cho lão sức mạnh, niềm tin vượt
qua cả những cơn bão tố ngoài biển khơi và thậm chí ngay cả những cơn
bão lòng xô đến khi mệt mỏi, yếu đuối. Santiago là một người đánh cá đã
có niềm tin tuyệt đối về chân lí, về công việc mà ông theo đuổi. Dù sau tám
mươi tư ngày ra khơi Santiago không câu được con cá nào nhưng ông vẫn
có một niềm tin là mình sẽ làm được, sẽ câu được một con cá lớn. Và ông
nhớ lại “Có hồi suốt tám mươi bảy ngày ta không bắt được cá nhưng sau
đó trong ba tuần lễ ngày nào ta cũng vớ được cá lớn.” Với những gì đã trải
qua và những kinh nghiệm đi biển đã giúp lão có lòng tin hơn vào công
việc mà mình theo đuổi. Sau tám mươi ngày không câu được con cá nào
bố mẹ chú bé Manolin không cho con theo thuyền của ông lão nữa mà
phải đi theo thuyền khác. Bây giờ còn một mình lão cô đơn nhưng lão vẫn
quyết tâm, vẫn có niềm tin vào chính mình, lão quyết định ra khơi sau tám
mươi tư ngày không bắt được cá. Với quyết tâm bắt cho bằng được con cá
lớn, lần này lão đi thật xa. Tuổi đã già sức lực có hạn nhưng Santiago lại
mơ bắt được con cá lớn, thật lớn, xứng đáng với lão. Mơ ước đã thành
hiện thực và cái bi đát lớn là ông lão bị chính con cá mình bắt được kéo đi.
Lão không làm chủ được tình thế, con cá điều khiển lão, nó kéo lão ra khơi
về phía đông mịt mùng sóng nước. Cuộc giằng co ấy kết thúc bằng cái
chết của con cá. Được con cá lão vui vẻ giong thuyền vào bờ. Nhưng máu
con cá khổng lồ đã loang trên đại dương, điều oái ăm lại xuất hiện, đàn cá
Mập kéo đến. Lão lao vào cuộc chiến không cân sức nên khi vào bờ thành
quả lao động của lão chỉ còn lại bộ xương, tay trắng vẫn hoàn tay trắng.
Đất trời thì rộng, đại dương thì mênh mông bát ngát xanh muôn đời, mặt
trăng, mặt trời và cả những vì sao nơi xa xôi kia dẫu được lão xem là bạn
vẫn cứ tuần du theo quy luật vĩnh hằng của chúng. Con người nhỏ bé, dẫu
vẫy vùng đến đâu cũng không vượt thoát khỏi vòng luân hồi ấy. Bộ xương
cá, đấy chính là tất cả những gì còn lại sau cuộc trường chinh vất vả của
ngư ông, là thành quả lao động của một lần ra khơi hay của cả một đời
phấn đấu gian truân. Như vậy Santiago đã có lòng tin, tin tưởng vào sức
mạnh của mình, tin tưởng vào cuộc đời nên mới có thể thu về con cá Kiếm
khổng lồ ở ngoài tuổi tám mươi. Chính niềm tin của Santiago vào cuộc đời,
vào lí tưởng, vào những chân lí cuộc sống mà ông đã không bao giờ tuyệt
vọng. Lão cho rằng “Có mà ngốc mới không hi vọng.”, “Thêm nữa mình tin
chắc đấy là tội lỗi.” Santiago đã chiến thắng là vì lão biết nuôi hi vọng,
chiến thắng của lão không thu về của cải vật chất nhưng bù lại lão đã
khẳng định được niềm tin vào chính bản thân, khẳng định được sức mạnh
của mình. Chiến thắng của ông lão là chiến thắng tinh thần đã giành được
thành quả lao động không phải trải qua cái chết. Ông già vẫn sống trở về
và không bi quan, thất vọng ông già lại sẵn sàng sống tiếp những ngày còn
lại để chờ đợi những vinh quang sẽ đến.
2.4. Sự cô đơn của Santiago khi theo đuổi thành quả lao động.
Cuộc sống cô đơn của Santiago được thông báo ngay từ dòng đầu tiên
của tác phẩm “Lão đã già, một mình một thuyền câu cá trên dòng Nhiệt
Lưu.” Cuộc sống như vậy tất nhiên bắt buộc lão phải thu về cuộc sống bên
trong. Santiago đến bạn bè cũng không có, trừ chú bé Manolin, nhưng mấy
tháng trời đi không lại về không lão chẳng đánh được con cá nào nên bố
mẹ chú không cho đi với lão, bắt chú bé phải đi theo một con thuyền
khác. Santiago phải một mình cô độc ra biển khơi với một cuộc vật lộn đầy
gian khổ giữa con người với thiên nhiên, giữa sự sống và cái chết, giữa
tấn công hay lùi bước. Còn có không gian nào mênh mông hơn trời cao vô
tận, biển sâu hun hút, bốn phương bát ngát đều chẳng thấy đâu là bờ
bến. Santiago đã cô độc một mình cộng với không gian như thế ông lão
càng cô độc hơn. Một mình Santiago trơ trọi giữa trời biển ba ngày đêm
mà mỗi giờ trong hoàn cảnh ấy có thể đo bằng cả tháng. Trong tác phẩm
đôi khi Santiago nói to lên, nhất là trong nửa thời gian đầu. Giữa mây trời,
sóng nước lão nói to với chính lão vì lão quá cô đơn. “Cá thu” , lão nói lớn.
“Nó sẽ là con mồi tuyệt hảo, gần năm kilô chứ chẳng chơi.” Lão không nhớ
lần đầu tiên lão nói to một mình như thế từ bao giờ. Ngày xưa khi lủi thủi
một mình lão thường hát, thỉnh thoảng lão hát vào ban đêm khi một mình
trực lái trên những chiếc thuyền buồm đánh cá hay thuyền săn rùa. Có lẽ
lão bắt đầu nòi lớn khi chỉ có một mình, khi thằng bé ra đi. Nhưng lão
không nhớ. Ngày lão và thằng bé còn câu cùng nhau, hai ông cháu chỉ nói
khi thật cần thiết. Họ nói vào ban đêm hay những khi trời đổ gió mưa.
Những người đi biển kiêng nói chuyện nhảm, ông lão luôn thực hiện và tôn
trọng điều đó. Nhưng giờ thì lão đã nói rõ lớn ý nghĩ của mình hằng bao
nhiêu lần bởi chẳng còn ai có thể nghe thấy để bực mình.”
Lúc cô đơn trên đại dương, tâm trí đang trỗi lên nhiều ý nghĩ, lão thầm nhũ:
“Giờ là lúc chỉ nghĩ về một điều duy nhất. Ta sinh ra để làm gì?” Câu hỏi
của lão trong lúc cô đơn đã để lại cho mọi người nhiều suy nghĩ về bản
thân mình.
Santiago cô độc trong khi theo đuổi thành quả lao động, để chống lại nổi cô
đơn trên biển lão một mình trò chuyện với chim, cá, đại dương, vầng
trăng… Tất cả những gì biết cử động đều là bạn của lão, kể cả bàn tay bị
chuột rút của mình. Lão nói chuyện với con chim nhỏ yếu, lão thương nó vì
nó cũng cô đơn như lão. Lão hỏi con chim “Mày bao nhiêu tuổi rồi?” “Có
phải đây là chuyến đi đầu tiên của mày không?” Con chim cứ nhìn lão khi
lão nói, và nó đã quá mệt để kiểm tra sợi dây. Lão bảo con chim “Nó chắc
đấy, nó chắc lắm.” để cho con chim yên lòng mà đậu trên sợi dây, lão nói
“Cứ nghỉ ngơi thoải mái đi chú chim nhỏ, rồi bay vào bờ tận hưởng vận
may như bất kì con người, con chim hay con cá nào.” Cuộc nói chuyện
giữa Santiago và con chim kết thúc khi con cá Kiếm bất thình lình giật
mạnh kéo lão ngã sấp xuống mũi thuyền. Lúc này con chim bay đi, lão
kiếm tìm con chim để có nó làm bè bạn nhưng nó cũng không còn ở với
lão nữa. Nỗi cô đơn của Santiago càng tăng lên khi không còn ai tâm sự.
Nhiều lúc và nhất là khi gặp khó khăn, lão lại nhớ đến chú bé Manolin và
nói thật to rằng “giá như mình có thằng bé”. Lão nói nhiều lần như vậy vì
lão quá cô đơn nên lão luôn ước có chú bé để cùng chia sẽ những vui
buồn trên biển cả mênh mông, vô định. Thế mới biết quan hệ giữa con
người với con người trong xã hội hiện đại bị thu hẹp đến chừng nào.
Không còn ai để tâm sự lão đành tâm sự với bàn tay bị chuột rút của mình,
lão hỏi bàn tay bị chuột rút cứng đến mức gần như là tay của cái xác chết
lạnh ngắt “Mày cảm thấy thế nào rồi hở tay?”, và lão động viên “hãy kiên
nhẫn, tay à.”
Khi cô đơn lão trò chuyện rất nhiều và rất tâm tình với con cá Kiếm. Lúc
đầu nó là đối thủ của lão nhưng rồi lão đã coi nó là người bạn gắn bó,
khăng khít với mình. Santiago nói với con cá Kiếm một cách nhẹ nhàng và
đáng thương “Cá ơi, cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ phải chết. Mày muốn
tao cùng chết nữa à?” Số phận của con cá cũng là số phận của ông lão.
Điều này giải thích cho những suy nghĩ, hành động ngỡ như phi lí của
Santiago trước thành quả lao động của mình: lão bắt con cá và bảo vệ con
cá song lại gọi nó là bạn, xót xa cho những nhát đớp của bầy cá mập háu
ăn và ân hận vì đã tước đi tự do của nó. Cá Kiếm vừa là loài vật vô tri
nhưng cũng là con người ở ý nghĩa cô độc vì bị đồng loại chối bỏ. Ở
phương diện này, con cá trở thành tri kỉ của Santiago. Với ông lão, nó vừa
là đối tượng chinh phục, vừa là đối tượng kính nể và cảm thông vì cùng có
chung số phận trắc trở. Sau khi con cá Kiếm đã bị đàn cá mập xâu xé nát
chỉ còn được nửa con nhưng lão vẫn nói chuyện với nó “Nửa con cá kia
ơi”, “cá à, trước kia mày là thế đấy. Ta ân hận vì đã đi quá xa, ta đã hủy
hoại cả hai chúng mình. Nhưng chúng ta đã tiêu diệt được nhiều cá Mập,
mày và ta đã đánh trọng thương nhiều con khác. Mày đã từng giết được
bao nhiêu con, hỡi anh bạn cá già kia? Cái lưỡi kiếm trên đầu mày chẳng
phải vô cớ mà được sinh ra như thế.” Santiago cô đơn nên ông tự tạo ra
tất cả những gì có thể để chống lại sự cô đơn. Khi bầy cá Mập xuất hiện
lão nhắc nhỡ mình dùng mọi vật dụng như cái sào nhọn, cả cái chày và hai
mái chèo để làm vũ khí đánh nhau với chúng. Rồi lão còn suy nghĩ về danh
thủ bóng chày Di Maggio và khi tựa người vào ván mũi thuyền mà ngủ lão
lại mơ thấy những con sư tử bên bờ biển châu Phi. Santiago có những suy
nghĩ về con người và thế giới độc đáo đến kì lạ để có thể tự mình xua tan
bớt cô đơn. Sống với biển gần trọn cuộc đời, ông biết biển không chỉ thuộc
về ông mà còn thuộc về chim, về cá, về những người dân chài… và mọi
người ai cũng có phần mình trong biển. Một mình với biển khơi, trước cái
bao la vô cùng, vô tận của trời của nước người ta dễ có cảm giác rợn
ngợp, bỗng thấy mình bé nhỏ, không thể hòa đồng. Vậy mà Santiago lại
cảm nhận được “ở đời chẳng có ai phải cô đơn trên biển cả.” Và mãi mãi
với ông biển là La mar (giống cái) không thể xa rời. Khó ai có thể thoát khỏi
cô đơn nhưng Santiago, ở góc độ nào đó là hình tượng con người cô đơn
chống lại sự cô đơn nhưng như thế ông lại càng cô đơn hơn. Con người
cô đơn này có một nghị lực sống phi thường, một khát vọng sống lớn lao,
biết vượt lên trên hoàn cảnh. Chính vì vậy mà Santiago xứng đáng được
trân trọng, xứng đáng được ca ngợi.
2.5. Ý nghĩa của hình tượng nhân vật Santiago.

Từ hình tượng nhân vật Santiago chúng ta có thể rút ra được nhiều bài
học có ý nghĩa cho cuộc sống. Những ý nghĩ của ông lão Santiago đều là
những ý nghĩ lương thiện, tất cả những ý nghĩ đó của lão đều gắn bó với
quan niệm nhân sinh.
Rời đất liền ra biển cả mênh mông, Santiago rất cô đơn ông tâm sự với tất
cả những gì ông có thể tâm sự được. Từ đó ông rút ra chân lí “chẳng có ai
phải cô đơn trên biển cả”. Lão như muốn nhắn nhủ phải biết mê say với
công việc, biết hòa vào vũ trụ, biết hồi tưởng và hơn hết là phải biết tự
phân thân để chống lại nỗi cô đơn. Khi Santiago bắt được con cá Kiếm
khổng lồ có thân hình rất đẹp nhưng sau đó cá Kiếm bị cá Mập tấn công ăn
thịt thì lão cũng đưa ra một chân lí hết sức chân thực trong cuộc sống của
con người đó là “Cái quá tốt đẹp thì chẳng bền”. Trong cuộc sống không có
cái gì hoàn hảo cả, vì thế mỗi chúng ta không nên cầu toàn. Santiago đã
chiến đấu rất mệt nhọc trên biển nhưng cuối cùng thành quả lao động cũng
chỉ còn lại bộ xương nhưng ẩn đằng sau bộ xương ấy là những bài học
muôn đời. Những bài học ấy đã nâng lên tầm khái quát có tính triết lí “Con
người sinh ra không phải để thất bại”, “Con người có thể bị hủy diệt chứ
không thể bị khuất phục.” Con người với sức mạnh tinh thần, với ý chí
quyết tâm nghị lực vươn lên trong cuộc sống thì sẽ chiến thắng tất cả mọi
khó khăn, gian khổ của cuộc đời.
Santiago còn đặt ra nhiều câu hỏi, mà mỗi câu hỏi của ông cũng là của mỗi
chúng ta, của cả loài người. “Ta sinh ra để làm gì?” Câu hỏi làm cho mọi
người phải suy nghĩ trả lời. Sinh ra để làm gì để rồi ai cũng đi đến cái chết.
Vì vậy chúng ta hãy sống làm những điều tốt đẹp có ý nghĩa cho cuộc đời,
đừng chen chúc lợi danh, thù oán nhau rồi cuối đời lại ân hận thì cũng đã
muộn.
“Tồn tại hay không tồn tại” Ông lão đánh cá Santiago không hỏi mà trả lời
bằng cách thức của ông. Mục đích ở đời của ông, mục đích làm người là
làm tốt điều mình theo đuổi. Ông sinh ra để làm nghề đánh cá vậy thì phải
đánh cá cho tốt. Dù gian khổ, dù mất mát thậm chí là vô ích thì vẫn không
được ngã lòng, không được thoái chí và tuyệt vọng. Ông lão Santiago đã
nói lên một chân lí tuyệt vời, một câu trả lời thuyết phục cho vấn đề “Tồn
tại hay không tồn tại” là: Đã sinh ra làm người thì phải sống cho xứng đáng
với con người. Con hổ sinh ra đã là con hổ nhưng con người sinh ra chưa
phải là con người. Con hổ chỉ có một môi trường sống là môi trường tự
nhiên. Còn con người ngoài môi trường tự nhiên còn phải sống trong môi
trường văn hóa nữa mới thành người mà lao động là một yếu tố quan
trọng nhất để tạo nên môi trường văn hóa.
Con người sống phải luôn luôn có niềm tin và hi vọng, niềm tin sẽ giúp
chúng ta chiến thắng mọi khổ đau, đạt được những ước mơ chân chính.
Ông cho rằng: “Có mà ngốc mới không hi vọng”, “Thêm nữa mình tin chắc
đấy là tội lỗi.”. Ở tuổi già mà Santiago luôn yêu đời, yêu nghề, lạc quan, tin
tưởng thật là đáng khâm phục. Đó là bài học sâu sắc không chỉ cho tuổi
già mà cho tất cả những ai chưa đến tuổi ấy.
Ông lão Santiago đã thể hiện quan niệm sống của mình thông qua ý chí,
nghị lực, lòng quyết tâm vô bờ bến để đạt đến mục đích lớn nhất, đúng
đắn nhất của con người.
Những ai sống ở đất Bắc có chút ít tâm hồn thi sỉ hẳn không thể hờ hững trước mùa thu, cảnh thu
dù không phải bao giờ mùa thu cũng đẹp… Nhưng cứ mỗi độ thu về là đất trời như đổi thay, không
gian như chuyển động, trời như đổi thay, trời xanh trong hơn, gió heo may, nắng lá rơi đầy… lòng
người bâng khuâng, xao xuyến, nhớ nhung hoài niệm… Với thi nhân, mùa thu xưa nay như người
bạn tri âm để gửi gắm nỗi niềm để tâm tình chia sẻ… Từ Lí Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu…; từ Nguyễn
trãi, Nguyễn Du, từ Tản Đà đến Xuân Diệu… các nhà thơ lớn ấy, ít nhiều đều để lại cho đời những
vần thơ thu trác tuyệt…

Với riêng Nguyễn Khuyến, có lẽ chỉ dẫn chùm thơ thu (sáng tác bằng chứ Nôm) : Thu điếu, Thu ẩm,
Thu vịnh, cũng đủ để ông trở thành thi sĩ. Và trong ba bài thơ ấy có lẽ “Thu vịnh” tiêu biểu hơn cả
cho cốt cách thi nhân của ông.

Bài thơ có tựa đề “Thu vịnh”, nhưng thật ra nội dung bài thơ chẳng phải là vịnh mùa thu. Mùa thu
chẳng qua là nguồn thi hứng bất chợt để nhà thơ gởi gắm nỗi niềm day dứt sầu muộn của mình.
Giáo sư Lê Trí viết: “Thu vịnh có tả cảnh mùa thu chứ không phải vịnh mùa thu”. Quả vậy. Nhưng
ngay khi tả cảnh, dường như nhà thơ cũng không chú ý đặc tả. Ta có thể thấy điều đó ngay từ hai
câu đề:

SUGGESTED NEWS
Đầu tư bitcoin ngay hôm nay! Làm giàu không bao giờ là khó
Olymp Trade

Cô gái kiếm 1,5 tỷ đồng mỗi tháng bằng phương pháp quái đản!
Olymp Trade

Olymp Trade - Mở cửa thế giới mới cho bạn


Olymp Trade

Bí kíp ổn định huyết áp triệt để chỉ sau 1 tháng


Germany Gold Care

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Có thể đây là một bức tranh tả thực về một ngày thu ở nông thôn quê, một ngày thu đẹp, nhiều ánh
nắng. Phải nhiều ánh nắng thì trời mới “xanh ngắt”. “Xanh ngắt” vừa diễn tả màu sắc, vừa gợi hình
khối – nó diễn tả độ cao và độ sâu thăm thẳm. Bầu trời càng cao, càng sâu hơn khi Nguyễn Khuyến,
điểm thêm hai chữ “mấy từng” vào bức tranh thu. Nhưng một ngày hè đẹp trời cũng có thể tạo nên
một khung cảnh như thế, chẳng cứ gì mùa thu. Còn hình ảnh “cần trúc lơ phơ gió hắt hiu” thì gợi
cảm về sự mềm mại, thanh mảnh, khẽ khàng. Cây trúc vốn đã thanh, vào thu lại thưa lại uốn cong
như một cần câu đúng là “cần trúc”, mong manh, một cảm giác buồn vắng, cô đơn. Có lẽ hồn thu
chủ yếu ở từ này. Hình ảnh của câu phá gây ấn tượng về một không gian cao rộng, nhiều tầng, một
vẻ đẹp có chiều sâu, tĩnh lặng, đượm buồn, cao khiết.

Hai câu thực:


Nước biếc trông như từng khói phủ

Song thưa để mặcc bóng trăng vào

Hình như không thật khớp với hai câu trên về mặt thời gian. Hai câu đề là khung cảnh ban ngày, trời
cao trong, nhiều ánh nắng. Hai câu thực lại là khung cảnh ban đêm. Điều này càng xác minh rõ nhà
thơ không có ý định tả thức một bức tranh thiên nhiên, trong một khoảng thời gian cụ thể, xác định.
“Nước biếc” là một hình ảnh khá mòn, ước lệ. Màu xanh phải thẩm, đậm đặc trong và sâu mới thành
“biêc”. Còn màu khói thường là màu trắng hoặc màu xám. Vậy sao nước biếc lại trông như tầng
mây khói phủ được? Từ “trông như” ở đây rõ ràng không phải được dùng với chức năng so sánh.
Nó diễn tả sự biến dạng, đổi thay. Nước biếc, vốn trong, nay không còn trong, không còn biếc nữa.
Cảnh khói sương tầng tầng lớp lớp lấn át bao trùm tất cả, chẳng còn thấy màu nước biếc ở đâu
nữa. Đây có thức là câu ngâm vịnh không khi ta xác định “Thu vịnh” không hẳn là một bức tranh tả
thực trong một không gian cụ thể như trên kia đã nói. Và tâm trạng nào ẩn chứa đằng sau bức tranh
với ý nghĩa biến dạng, thay đổi này? Câu tiếp sau sẽ giúp ta hiểu rõ hơn điều ấy:

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Về ý nghĩa câu thơ này, giáo sư Lê Trí Viễn giảng: “Song thưa gợi ý thanh nhẹ, cởi mở”. Bóng trăng
vào là cái gì mát mẻ. Trong suốt, tràn ngập vào tậm bên trong cửa sổ. “Để mặc” tức không ngăn
cản, mặc cức, tha hồ: cửa sổ song thưa mặc cho ánh trăng như tràn vào. Nói song thưa tức là nói
không chặt, để hở nhưng tiếp theo bóng trăng vào thì song thưa để ngỏ thì bóng trăng hóa ra mênh
mông hơn, thoải mái hơn. Song thưa và bóng trăng vừa ý nhau, cảm thông nhau hơn. Lại thêm “để
mặc”, cho cửa sổ và ánh trăng tha hồ mà buông thả cho nhau, làm thanh làm mát cho nhau…Đó là
một cách cảm thụ.

Tuy nhiên đặt trong hệ thống toàn bài, có thể cảm thụ theo một hướng khác. Phải chăng từ “để
mặc” có thể hiểu là sưh thờ ơ, lãnh đạm. Nói đến song thưa, đến trăng, nhưng trung tâm cảm hứng
không nằm ở đấy mà nằm ở chỗ khác. Ở đây điều chủ yếu không phải là song thưa để mặc ánh
trăng với song thưa. Tác giả dường như không quan tâm lắm đến chuyện đó, bởi vì tâm hồn ông
đang hướng ở chỗ khác, đang nghĩ đến chuyện khác. Nước biếc, khói sương, song thưa, ánh
trăng… chẳng qua chỉ là khung cảnh để nhà thơ gởi gắm nỗi niềm. Hai câu luận tiếp theo đã khẳng
định thêm điều ấy:
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái.

Một tiếng trên không ngỗng nước nào.

Đây mới thật là trung tâm cảm hứng của tác giả. Linh hồn bài thơ “Thu vịnh” chủ yếu bộc lộ nơi đây.

Nhìn một nơi, nghĩ một nơi, tâm hồn Nguyễn khuyến không ổn định. Nhìn thấy chùm hoa trước giậu
mà nghĩ đến hoa năm ngoái. Tất nhiên khái niệm “năm ngoái” cũng không hẳn là một thời gian xác
định, nhưng rõ ràng là tác giả đang nghĩ tới quá khứ, quá khứ nào không rõ nhưng chắc chắn không
phải hiện tại. Nghe tiếng ngỗng trên không mà lại nghĩ đến ngỗng nước. Trong tâm tư tác giả, thì cả
hoa, cả ngỗng dường như không tồn tại. Vì sao vậy? Ở đây chưa hẳn là một thái độ hư vô nhưng rõ
ràng ẩn chứa một thái độ phủ định hiện thực. Bởi thế nên khung cảnh miêu tả ở mấy câu trên cũng
mang màu sắc hư ảo, mùa thu mà cũng không hẳn chỉ là mùa thu. Cái hư đã nằm trong cái thực,
lấn át cả cái thực, có hoa, có ngỗng mà cũng như không. Tất cả dường như là ảo giác!. Cái không
có khuynh hướng lấn át cái có.

Đặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời lúc bấy giờ ta càng cảm thông với tâm trạng tác giả. Sống trong
cảnh nước mất, nhà tan mà bất lực không có cách gì cứu vãn thì còn cái gì có ý nghĩa nữa đây
ngoài nỗi đau mất nước. Canh cánh bên lòng tâm sự nhớ nước, thương nhà Nguyễn Khuyến
ngoảnh về quá khứ để mà nhớ nhung, để mà hoài niệm, luyến tiếc. Đằng sau câu thơ là cả một bầu
tâm sự day dứt, khôn nguôi của một nhà thơ bất đắc chí trước hiện thực. Tâm trạng này chẳng phải
chỉ là một lần xuất hiện trong thơ ông. Có những vần thơ ông đã viết ra bằng cả trái tim chảy máu,
nhức nhối:

Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ

Ấy hồn thục Đế thác bao giờ?

Năm canh máu chảy đêm hè vắng

Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.

Có phải tiếc xuân mà đứng gọi


Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.

(Cuốc kêu cảm hứng).

Đặc thù của thơ là khả năng gợi cảm của nó. Với Nguyễn kHuyến càng như vậy. Đặc biệt ở “Thu
vịnh” người đọc cảm thấy vẻ đẹp chủ yếu không chỉ ở màu sắc, âm thanh, khung cảnh… dù vẫn là
âm thanh, màu sắc… thanh đạm. Trong trẻo đậm đà màu sắc thôn dã mà còn ở nỗi niềm thương
nhớ xót xa gởi gắm ở bên trong.

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút.

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Hai câu kết vừa bộc lộ trực tiếp nỗi lòng tác giả vừa giữ mối liên kết toàn bài. Giữa cảnh thu
với : “Trời thu xanh ngắt” với “cần trúc lơ phơ” với “hoa năm ngoái” với “ngỗng nước nào” và nỗi thẹn
kia có mối quan hệ với nhau như thế nào? Nghệ thuật Đường thi là nghệ thuật biểu hiện mối quan
hệ ấy. Sao nói vịnh mùa thu mà “nghĩ ra lại thẹn” với Đào Tiềm? Thẹn vì thơ thua kém tài, hay thẹn
vì nhân cách thua kém? Cảm thụ câu thơ cuối cùng này như thế nào tùy thuộc vào cách hiểu các
câu thơ trên. Trong mối kiên kết cảm xúc của bốn phần trong bài thất ngôn bát cú thì nỗi thẹn ở đây
có lẽ là nỗi thện về nhân cách, bởi vì, dù “Thu vịnh” làm trước hay sau khi về ở ẩn, thì Nguyễn
Khuyến đều tự cảm thấy xấu hổ thua kém Đào Tiềm ở thái độ thiếu dứt khoát, thiếu khảng khái
cứng cỏi, do dự, bất lực. “Tam nguyên Yên Đổ” mà làm gì trong cảnh nước mất nhà tan! Khi không
còn tư cách và tài năng của một nhà nho không được đem ra để cứu nước giúp đời, thì cũng còn
đâu tư cách của thi nhân để mà thưởng thức ngâm vịnh? Nỗi cắn rứt lương tâm ấy canh cánh bên
lòng khiến cho nhà thơ như muốn phủ định tất cả. Điều đó như lấn át cả thi hứng về mùa thu,
nên “vừa toan cất bút” thì đã phân vân, ngập ngừng, do dự… Bởi vì, “nghĩ ra lại thẹn” … “lại
thẹn”, nỗi thẹn ấy theo mãi nhà thơ cho đến phút chót của cuộc đời.

Ơn vua chưa chút báo đền

Cúi trông hổ đất ngửa lên thẹn trời

(Di trúc).
Như thế, Nguyễn Khuyến đâu chỉ thẹn với riêng ông Đào Tiềm. Ông thẹn cả với trời đất, với cả đất
nước, non sông và thẹn cả nhân cách nhà thơ của chính mình, cả con người thi sĩ của mình nữa.

Thế nên, thơ vịnh mùa thu lại là thơ để bày tỏ nỗi buồn đau thế sự, để tự chế giễu cái bất lực kém
cõi, bạc nhược đáng hổ thẹn của mình. Nhưng đây là vì nhà thơ quá giàu tự trọng, giàu lương tri
nên mới cả nghĩ như thế. Còn chúng ta, và bao nhiêu thế hệ đọc và hiểu thơ ông thì cảm thông và
kiinhs trọng xiết bao trước nỗi buồn đau và hổ thẹn của một nhân cách cao quý. Và đó là một trong
những lý do căn bản khiến cho “Thu vịnh” sống mãi với thời gian

You might also like