You are on page 1of 3

Từ xưa đến nay trăng luôn nguồn cảm hứng bất tận cho các thi nhân.

Hình ảnh trăng đi


vào trong thơ với biết bao vẻ đẹp riêng của nó, sắc thái đặc trưng của nó mà không mấy
ai có thể lột tả hết được. Ta gặp một vầng trăng thương nhớ cô hương trong thơ Lí Bạch,
ánh trăng hoang dại trong bài cảnh ngày khuya… Và giờ đây ta lại gặp trăng trong thơ
của vị cha già kính yêu của dân tộc, bài “ngắm trăng”.
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Bài thơ rút trong "Nhật ký trong tù"; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh
đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch
bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói
lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười
thoáng hiện.
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ"
Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó
cũng là sự thật "Trong tù không rượu cũng không hoa" thế mà Bác vẫn thấy lòng mình
bối rối, vô cùng xúc động trước vầng trăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm
vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi. Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã
của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm
hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào
cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ
mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng
trăng? Ở đây sự "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ, sự phấn đấu trở nên hài
hòa, hồn nhiên, thư thái: "Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó
hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".
"Trong tù không rượu cũng không hoa" là việc cố nhiên. Nhưng "Cảnh đẹp đêm nay khó
hững hờ" không phải việc cố nhiên nữa. Chúng ta sống trong cõi đời tự do mà còn chẳng
để ý đến sự tròn khuyết của vầng trăng ngay trên đầu, nói chi đến một người tù. Câu thứ
hai đã là một tâm hồn thi nhân - hiền triết trong sáng và tinh tế. Thấy trăng đẹp mà bối rối
cả tâm trí: "Làm thế nào bây giờ" quả là một tâm hồn thơ mộng. Cái thơ mộng này sóng
đôi với cái thực tế trên tạo nên một thi vị rất Hồ Chí Minh. Người yêu rất nghệ sĩ vầng
trăng trên đầu, nhưng người cũng không quên rất cụ thể cái cùm sắt dưới chân. Thơ
mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh lãng mạn của trí
tưởng
Sự tự ý thức được về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghĩa
sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng khác, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù,
Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tát cả niềm yêu thương, với tâm thế
“vượt ngục” đích thực? song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần của người
tù có bản lĩnh phi thường như Bác.“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”… Từ phòng
giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song
sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và
bạo lực không thể nào dìm được chân lí, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại
tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần ở ngoài lao”.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm cửa sổ ngắm nhà thơ
Trăng đã trở thành người bạn tri ân tri kỉ của nhà thơ ,dường như hòa vào làm một .giữa
trăng và người không gì có thể ngăn cách được .ở đây Hướng (hướng tới, hướng ra phía
trước), tòng (theo đến, theo tới), khán (nhìn, ngắm) đều là những động từ chỉ hành động.
Người chủ định hướng tới, trăng cũng chủ động tìm đến người. Vì thế, vầng trăng là hình
ảnh của chủ thể thực sự chứ không phải là khách thể tồn tại độc lập và cách biệt với con
người. Vầng trăng được đồng nhất với con người một cách tự nhiên mà không cần phải
thông qua nghệ thuật nhân hóa. Nghệ thuật đối ở hai câu thơ này cũng rất đặc biệt: hai
cặp từ, hình ảnh trùng lặp đối nhau (song tiền – song khích; khán – khán). Song sắt nhà
ngục là hiện thực ngăn cản, cách bức thế giới bên trong và thế giới bên ngoài (cũng là
thế giới mất tự do và tự do, thế giới gông cùm đen tối và thế giới trong sáng thanh tao…)
phải chịu bất lực trước sự chủ động vượt qua bằng tinh thần của người và trăng. Khe
cửa song sắt nhà tù trở thành điểm hẹn, thành nơi gặp gỡ chan hòa giữa người và trăng.
Hai động từ khán đối nhau đặt giữa hai từ song tiền và song khích như là một kết quả tất
yếu, một sự chiến thắng hoàn cảnh. Vì có sự giao hòa của trăng và tâm hồn con người,
cho nên hình ảnh người tù biến mất, chỉ còn lại nhà thơ (thi gia).Trong thơ kháng chiến
của Bác Hồ sau này, vầng trăng hiểu người, tìm về với con người cũng thường xuất hiện
để tạo ra những thi tứ mới mẻ: Trăng tràn xuống ăm ắp đầy thuyền, biến con thuyền
quân sự thành thuyền thơ, biến người chiến sĩ đang bàn việc quân thành nhà thơ lãng
mạn (Nguyên tiêu) hay:Trăng vào cửa sổ đòi thơ/Việc quân đang bận xin chờ hôm sau …
(Tin thắng trận) Câu thơ đẹp ở lời, hay ở ý cho thấy tâm hồn chiến sỹ đã hoà quyện trong
tâm hồn thi sỹ, là một cuộc vượt ngục về tinh thần tuyệt đẹp đầy lãng mạn, ung dung và
lạc quan như Người đã từng nói “Thân thể ở trong lao/Tinh thần ở ngoài lao”
.

Trăng và người như thế đã hòa nhập làm một. Trăng như là phân thân của tâm hồn Hồ
Chí Minh chứ không đơn giản chỉ là hình ảnh của thiên nhiên khách thể mà con người
ước vọng. Vầng trăng trở thành người bạn tri âm, tri kỷ
- Bút pháp cổ điển mà hiện đại: Cổ điển trong hình ảnh,ngôn ngữ, nhưng hiện đại trong
tình cảm, cảm xúc, thẩm mỹ…trong thơ Hồ Chi Minh…
- Vọng nguyệt là cả một thế giới, đối lập với thế giới tù ngục. Là biểu tượng cho một tâm
hồn thanh tao, hướng thượng, cũng là biểu tượng cho tinh thần và nghị lực cứng cỏi của
người chiến sĩ cách mạng.
- Bút pháp thơ ca độc đáo, cổ điển mà hiện đại, giản dị mà không kỹ thuật trau chuốt đã
lý giải hợp lý: Thơ là tiếng nói tri âm của con người với cuộc sống…

Hai câu thơ bản dịch cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm hơn nữa tư nhòm và
ngắm trong bản dịch là hai từ đồng nghĩa khiến cho bản dịch không đảm bảo được sự cô
đúc cả ý tứ của thể thơ. Trong hai câu thơ bác sử dụng nghệ thuật đăng đối tài tình và sử
dụng nghệ thuật nhân hóa đúng lúc làm cho trăng và người trở nên gần gũi thân thiết trở
thành tri âm tri kỉ cùng hành động như nhau cùng vượt qua song sắt của nhà tù để đến với
nhau.
Ở đây trăng và người đều là sự hóa thân của Bác, sự hóa thân của một tâm hồn vừa là
nghệ sĩ vừa là chiến sĩ yêu tự do chủ động tìm đến cái đẹp mà không nhà ngục nào ngăn
cản được
Trong bài thơ này quan hệ giữa người và trăng là quan hệ gần gũi bình đẳng. Trăng
có vẻ đẹp của trăng người có vẻ đẹp của tâm hồn Trăng vượt song sắt của nhà tù không
ngắm tù nhân hay người bị giam mà ngắm thi gia. Đây là giây phút thăng hoa tỏa sáng
trong con người Bác và đây cũng là lần đầu tiên Bác tự thi gia.
Trong giây phút này chỉ với tư cách là thi gia mới có thể giao lưu thân mật cùng ánh
trăng kia. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ, niềm khao khát
muôn đời của các thi nhân. Vậy mà nay vầng trăng lên mình qua song sắt chật hẹp, đặt
chân vào chốn lao tù ẩm ướt để chiêm ngưỡng nhà thơ hay chính là tâm hồn nhà thơ vậy.
Điều đó thể hiện vẻ đẹp trong con người Hồ Chí Minh.
Tác phẩm cho thấy cho dù ở trong hoàn cảnh đặc biệt bị giam hãm trong tù không có
rượu cũng chẳng có hoa nhưng Bác vẫn không hề chán nản tuyệt vọng mà ngược lại
người vẫn giữ được phong thái ung dung tự tại và hòa mình vào thiên nhiên hơn nữa
người đã hoàn thành một cách ngoạn mục cuộc vượt ngục bằng tinh thần để rồi đắm mình
trong không gian rộng lớn mênh mông và thơ mộng cùng ánh trăng ngoài song sắt nhà tù.
Nghệ thuật trong bài ngắm trăng của Bác giống như các cuộc ngắm trăng khác trong
những bài thơ bác viết khi chịu cảnh tù đày. Song có thể nói mỗi bài thơ bác viết và trăng
lại có những nét riêng:trăng đầy sức sống đầy sức xuân trong Rằm tháng giêng trăng thi
vị và tri kỉ trong Báo tiệp. Nói chung trong tất cả những bài thơ này bác đều đã cho người
đọc thấy vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ luôn mở rộng lòng để giao hòa cùng với thiên
nhiên.
Cuộc ngắm trăng của Bác diễn ra qua bốn dòng thơ ngắn gọn mà ta thấy được cái hồn
hòa nhập vào thiên nhiên, quyến luyến gắn bó với thiên nhiên của một vị lãnh tụ. Với Bác
bất cứ ai ngắm trăng thì cũng được trăng ngắm lại vẻ đẹp của con người cũng đủ sức làm
say đắm vầng trăng. Điều đó không chỉ khẳng định cái hay mới lạ trong bút pháp mà còn
thấy được nét tinh tế hiện đại của Người khi tìm đến một thi liệu đã quen thuộc trong cổ
điển.
Ngắm trăng thưởng thức trăng đối với Bác Hồ là một tâm hồn rất yêu đời và khát
khao tự do, tự do cho con người và tự do và tự do hưởng mọi vẻ đẹp của thiên nhiên xứ
sở. Dù trong hoàn cảnh nào Bác vẫn luôn hướng đến thiên nhiên hòa nhập vào thiên
nhiên.

Kết bài

You might also like