You are on page 1of 2

I.

MB
 Tác giả Hồ Chí Minh là một nhà văn, nhà thơ đồng thời cũng là một
nhà chính trị, cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam. Ông đã để lại
nhiều tác phẩm hay gây được tiếng vang lớn trong nền thi ca nước ta.

II. TB
 Bài thơ “Ngắm trăng” lấy nguồn cảm hứng từ ánh trăng đêm, trong
sáng là đề tài được nhiều tác giả sử dụng, nhưng trong bài thơ của Hồ
Chí Minh. Trăng không chỉ là hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, mà nó
còn là người bạn thân tri kỷ.
Tác giả Hồ Chí Minh viết bài thơ này trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt
khi tác giả đang bị giam cầm bởi nhà tù của Tưởng Giới Thạch. Mặc dù,
trong hoàn cảnh tù đày nhưng tâm hồn của tác giả vẫn vô cùng tự do,
phóng khoáng thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của tác giả.

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa


Đối thử lương tiêu nại nhược hà? ”
(Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ).

Câu thơ thể hiện tình cảnh thực tại nhiều khó khăn, khắc nghiệt, khi
người chiến sĩ bị cầm tù. Hình ảnh không rượu, không hoa, không có gì
để lãng mạn trữ tình như những nhà thơ xưa thường dùng rượu và hoa để
mà ngâm thơ. Nhưng tác giả Hồ Chí Minh thì đang trong hoàn cảnh bị
ngược đãi về thể xác, chịu cảnh tù đày thì làm sao phong lưu uống rượu,
ngắm hoa, thưởng trăng như người xưa được.
Tuy nhiên dù thân thể có chịu giam cầm, không có những chất xúc tác
để có thể phong hoa bướm nguyệt nhưng tác giả vẫn cảm nhận được vẻ
đẹp của thiên nhiên hoang dã. Cảnh buổi đẹp với ánh trăng soi sáng,
vằng vặc, chung thủy vẹn nguyên khiến cho tác giả không thể nào bỏ
qua được.
“Khó hững hờ” thể hiện cái đẹp của ánh trăng của thiên nhiên đã làm tác
giả động lòng không thể nào làm ngơ.

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt


Nguyệt tòng song khích khán thi gia
( Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ).
Hai câu thơ này, thể hiện sự hòa hợp về tâm hồn của tác giả và ánh
trăng. Họ như hai người bạn thân lâu ngày gặp lại nhìn thấy nhau vui
mừng khôn xiết, trong đôi mắt như đang rưng rưng nhạt nhòa xúc động.
Trăng đã được tác giả sử dụng biện pháp nhân cách hóa để trở thành một
con người. Một người bạn thân, đang nhìn ngắm người thân thương của
mình một cách say đắm.
Tác giả nhìn ánh trăng ngây thơ, hồn nhiên, trong veo thánh thiện như
thuở nào. Lòng tác giả chợt trào dâng niềm xúc động mạnh mẽ, ước
muốn tự do được trở về quê hương đất nước dâng lên mãnh liệt.
III. KB
Xuyên suốt bài thơ là sự im lặng tuyệt đối của con người và thiên
nhiên. Trong cái mênh mông bao la đó chỉ có con người và ánh trăng
đang ngắm nhìn nhau. Tuy cả hai không nói điều gì những trái tim đã
nói hộ ngàn lời muốn nói.

You might also like