You are on page 1of 3

Ôn tập văn bản : Ngắm Trăng ( Vọng Nguyệt )

- Hồ Chí Minh –

Bài làm
Trăng vốn là người bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ
muôn đời. Trong thơ đông tây kim cổ đã có biết bao áng thơ hay viết về trăng,
để lại ấn tượng không phai trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả
viết nhiều về trăng chính là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân
và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ. Nhà văn Hoài Thanh có
nói: “Thơ Bác đầy trăng” . Bác đã có biết bao tác phẩm để đời về vầng trăng ,
trong đó không thể không kể đến “ Ngắm trăng” ( Vọng Nguyệt )
Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt : tại chốn lao tù tối tăm của
chế độ Tưởng Giới Thạch , Quảng Đông, Trung Quốc . Tác phẩm là bài thơ
thứ 20 thuộc tập thơ “ Nhật kí trong tù” , gồm 133 bài thơ tiếng Hán được
Người sáng tác trong khoảng thời gian bị bắt giam , 29/8/1942 – 10/9/1943 .
Người tù thi sĩ tay bị xích, chân bị cùm, thân thể đọa đày nơi ngục lạnh tăm tối
mà tâm hổn vẫn lâng lâng, thanh thản, say mê thưởng thức vẻ đẹp của đêm
trăng sáng ngoài khe cửa :
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thù lương tiêu nại nhược hà ?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song kích khán thi gia.”
Bản dịch :
“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
Câu thơ đầu tiên là lời thơ tả thực về hoàn cảnh chốn tù lao : “không rượu cũng
không hoa” . Xưa nay , thi nhân luôn có thú vui : trong những đêm trăng đẹp
thì mang rượu , hoa ra thưởng , có đủ rượu , hoa mới là mĩ mãn . Người ta chỉ
ngắm trăng , thưởng rượu khi tâm hồn thảnh thơi , tràn đầy hứng cảm trữ tình .
Nhưng hoàn cảnh ngắm trăng của bác lại rất đặt biệt , thiếu thốn , Trong tù làm
gì có rượu và hoa là những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ? Ở một
nơi tối tăm , chật hẹp , ngột ngạt , cái nơi mang bầu không khí nặng nề , ở cái
nơi mà người ta nghĩ đến cái chết , sự tra tấn , đau khổ nhưng dường như Bác
đã quên đi hoàn cảnh và thân phận người tù nhân của mình mà thoải mái ngắm
trăng làm thơ . Rượu , hoa dù thiếu nhưng dường như chỉ tâm hồn của nhà thơ
là đủ cho một buổi ngắm trăng . Đến câu thơ thứ hai, vẫn giữ nét tự nhiên, vần
thơ trở thành câu hỏi:
“Đối thù lương tiêu nại nhược hà ?”
Câu thơ mang vần điệu nhịp nhàng , bằng trắc đều đặn , có cái bối rối , xốn
sang rất nghệ sĩ . Trong bốn bức tường chật hẹp , tù túng , ta bắt gặp một tâm
hồn yêu thiên nhiên đến say mê , mãnh liệt , muốn thưởng thức đêm trăng nay
một cách đầy đủ nhưng tiếc là không thể . Vì không muốn để thời gian trôi qua
vô ích nên cái bối rối của nhà thơ mới xuất hiện : trước cảnh vật đêm nay biết
làm thế nào ?  Thực tế thiếu thốn gặp một tâm hồn yêu thiên nhiên, say đắm
trước thiên nhiên đã tạo ra cách hỏi hóm hỉnh như một cái cười rất tinh tế của
Hồ Chí Minh. Tình yêu thiên nhiên đã giúp Bác chiến thắng hoàn cảnh:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song kích khán thi gia.”
“ Nhân”-“nguyệt” , “nguyệt”-“thi gia” dù có song chắn ở giữa nhưng nó vẫn chẳng
thể nào ngăn cách mối tương giao giữa trăng và tâm hồn nghệ sĩ .  Song sắt hiện lên
thô bạo, vô tình nhưng bất lực bởi trăng và Người vẫn gặp nhau vô cùng tự do và có
nhưng rung cảm tinh tế. Tác giả sử dụng hình ảnh đối thú vị : Bên trong song sắt là
người tù , người chiến sĩ mất tự do , hướng ánh mắt ra ngoài song sắt kia để ngắm
nhìn vầng minh nguyệt ; ở phía ngoài song sắt là vầng trăng lung linh đẹp đẽ , tự do ,
thơ mộng , trăng đang ngó vào qua song sắt để ngắm nhà thơ . Cả người cả trăng
cùng chủ động tìm đến nhai , giao hòa , cũng nhau say đắm , làm nổi bật sự hòa
quyện giữa người và trăng . Nhà thơ hướng ánh mắt , gửi gắm tâm trạng của mình
qua song sắt , trăng tiến đến nhận lấy những ân tình ấy , người và trăng bỗng trở
thành người bạn tri âm tri kỉ tự bao giờ . Cả bài thơ không có một âm thanh nào dù là
nhỏ. Không gian tĩnh lặng tuyệt đối tôn lên cái sâu thẳm của hồn người và hồn tạo
vật. Người ngắm trăng, trăng ngắm người trong lặng lẽ, không nói mà nói bao điều .
Thật không ngoa khi nói rằng bài thơ “ Ngắm trăng “ là một cuộc vượt ngục tinh thần
của người chiến sĩ dâng hiến cuộc đời của mình cho cách mạng , thể hiện phong thái
ung dung , tình yêu thiên nhiên sâu sắc của thi sĩ , chiến sĩ Hồ Chí Minh . Đằng sau
những câu thơ đậm đà phong vị cổ điển ấy là một tinh thần thép, biểu hiện ở khát
vọng tự do, ở phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự đè nén, áp bức nặng nề tàn bạo
chốn lao tù .
Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị , hàm súc , mang sự kết hợp hài hòa giữa chất
cổ điển và chất hiện đại cùng các biện pháp tu từ vừa giản dị vừa sâu sắc , bài thơ
Ngắm trăng vừa thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên tha thiết của thi sĩ Hồ Chí
Minh, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại .
Tác phẩm chính là một cuộc vượt ngục tinh thần đầy nghệ thuật , đặc biết của người
tù cách mạng .  Người đọc cảm thấy Người dường như bất chấp cả song sắt can ngăn,
không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở,… của chế độ nhà
tù khủng khiếp để tâm hồn bay bổng tìm đến với vầng trăng thân thiết ngoài kia . Ánh
sáng ngời ngời của vầng trăng đã đẩy lùi bóng tối ngột ngạt, u ám của nhà tù chật hẹp
. Giữa Bác và trăng – nhà thơ tự do và thiên nhiên vĩnh cửu – có một mối giao hòa
thiêng liêng, khó tả . Cũng như bao lần khác, trong hoàn cảnh gian nan, Bác vẫn
hướng cái nhìn vào vầng trăng, như hướng tới Cái Đẹp của đời , của người .
“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao.”
Đó chính là tinh thần của Bác trong bài thơ cũng như xuyên suốt 133 tác phẩm của
“Nhật kí trong tù” . “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh, bài nào cũng thấm đượm
tình cảm con người, tình yêu tự do, tình yêu thiên nhiên tha thiết của một người chiến
sĩ đồng thời là một người nghệ sĩ. Vì thế mỗi bài thơ đều trở thành một bài học triết
lý về nhân sinh, tinh thần làm chủ trong mọi hoàn cảnh của người chiến sĩ cách
mạng. Thơ Bác thường nói về trăng như Cảnh khuya, Rằm tháng giêng. Nhưng đó là
ngắm trăng ờ rừng chiến khu Việt Bắc. Ngắm trăng như bài Vọng nguyệt mới là dịp
ngắm trăng đặc biệt. Bác Hồ ngắm trăng trong cuộc sống khác mọi người, cuộc sống
lao tù , cuộc sống mất tự do về thể xác nhưng vẫn luôn tự do , bay bổng về tâm hồn .
Cả bài thơ không hề nói đến một chữ tự do nào nhưng lại toát lên một tâm hồn ,
phong thái rất tự do, luôn làm chủ được hoàn cảnh của Bác. Đó chính là vẻ đẹp tâm
hồn tự do, một nhân cách lớn của người nghệ sĩ và người chiến sĩ vĩ đại Hồ Chí Minh
.
( kết , liên hệ )

You might also like