You are on page 1of 3

MÔI TRƯỜNG

Môi trường hiện nay đang là vấn đề được con người quan tâm hàng đầu và con người đang
ngày đêm nỗ lực bảo vệ thiên nhiên, bởi lẽ: “bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của
chúng ta”. Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, không khí nhiều khói bụi, nguồn nước ô
nhiễm mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm, cây rừng bị chặt phá rất nhiều và vô tổ chức khiến cho diện
tích rừng tự nhiên giảm mạnh ở mức báo động đỏ, môi trường đất cũng bị suy thoái, sạt lở, bạc màu,
… Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do con người: ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên của con
người chưa cao, nhiều doanh nghiệp sả thải ra môi trường chưa đúng tiêu chuẩn, con người đốt rừng
lấy nơi cư trú, khói bụi xe cộ,… Nguyên nhân khách quan là do những thiên tai của tự nhiên, hỏa
hoạn,… Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người: nhiều mầm bệnh được
bắt nguồn từ sự ô nhiễm môi trường, Trái Đất bị tàn phá,… Không khí ô nhiễm gây ra những bệnh về
đường hô hấp, nước gây bệnh ngoài da, đất thoái hóa làm năng suất nông nghiệp giảm sút,… Các
nguồn tài nguyên cạn kiệt dần khiến cho thế hệ sau này khó sinh tồn và đòi hỏi phải tìm ra biện pháp
tay thế. Để khắc phục ô nhiễm môi trường cũng như bảo vệ môi trường, trước hết mỗi cá nhân phải có
nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống của mình,
từ đó có những hành động thiết thực để bảo vệ. Mỗi tổ chức, quốc gia phải có chính sách bảo vệ môi
trường, răn đe và xử lí nghiêm những hành vi phá hoại môi trường. Mỗi người một hành động nhỏ
nhưng tạo nên một hiệu ứng lớn, chúng ta hãy trở thành những người tiên phong bảo vệ môi trường
ngay từ hôm nay.
CẢM NHẬN BÀI THƠ “NGẮM TRẮNG”
Bài thơ “Ngắm trăng” là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất của tập “Nhật kí trong tù”.
Không chỉ ở nội dung sâu sắc, ý nghĩ mà nghệ thuật cũng hết sức tinh tế, điêu luyện. Ngắm trăng vừa
mang nét cổ điển, phảng phất Đường thi vừa hết sức hiện đại bởi ý tình phóng khoáng, mới mẻ. Bài
thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha
thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.
“Nhật kí trong tù” là một tập nhật kí bằng thơ gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Bác viết
Nhật kí trong tù chỉ nhằm mục đích “ngâm ngợi cho khuây”; nhưng tập thơ đã trở thành bức chân
dung tinh thần tự hoạ của Bác, một vị tù vĩ đại có tâm hồn cao đẹp, ý chí, nghị lực phi thường và tài
năng nghệ thuật xuất sắc, tình yêu thiên nhiên. Bởi những giá trị ấy, Nhật kí trong tù được xem là một
viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
Mở đầu bài thơ, Bác giới thiệu hoàn cảnh ngắm trăng vừa độc đáo, vừa có chút xót xa.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa”
Ngắm trăng là một đề tài phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa, gặp cảnh trăng đẹp, thường
đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Đó là cái thú thanh cao, tao nhã của những tâm hồn cao
đẹp.Người xưa thường ngắm trăng, nhận ra vẻ đẹp của trăng trong trạng thái tâm hồn thư thái, thảnh
thơi, giữa trời đất bao la với đầy đủ những thú vui khác:
“Khi chén rượu, khi cuộc cờ.
Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên”
(Truyện Kiều)
Còn ở đây, Bác đang ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục tù. Người ngắm
trăng đang là một tù nhân bị đày đọa vô cùng cực khổ: hai tay bị xiềng, hai chân bị xích, răng rụng,
tóc bạc, “ghẻ lở mọc đầy thân”, tiều tụy như “quỷ đói”… Ngoại trừ ánh trăng, trong tù thiếu tất cả
những điều kiện cần cho một cuộc thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do, không bạn
hiền…
Đến câu thơ thứ hai, tư thế lưỡng lự, ngập ngừng của người tù trước vầng trăng sáng, ta mới
hình dung rõ ràng bức tranh nhà tù trong đêm trăng và hình ảnh của Bác. Câu thơ giản dị đã thể hiện
cụ thể và xúc động hoàn cảnh ngắm trăng và tâm trạng, cảm xúc của người yêu trăng chốn lao tù:
“Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
(Trước vầng trăng hiền hòa, biết làm thế nào?)
Câu thơ thứ hai đã cho chúng ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Bác. Đó là sự nhạy cảm, là cái xốn xang
bối rối, trước vẻ đẹp của trăng, của thiên nhiên: Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? Câu thơ
dịch đã không thể chuyển tải hết trạng thái cảm xúc của con người trước vẻ đẹp của đêm trăng. “Nại
nhược hà?” Là câu tự vấn, thể hiện nỗi bâng khuâng, sự xốn xang, rối bời, có chút hối hả của người
tù. Còn “khó hững hờ” là một lời khẳng định, thể hiện tâm thế đón nhận vẻ đẹp của trăng có phần
bình thản hơn.
Ở trên, Bác chỉ ra những cái không có. Đến đây, tuy Bác chưa nói rõ chuyển biến thầm lặng
trong tâm hồn nhưng người đọc cũng nhận ra điều đó. Cái tâm trạng “khoa hững hờ” kia khác nào là
một sự chuẩn bị để sẵn sàng ngắm trăng. Bác tuy không có đủ vật chất cho một cuộc hội ngộ chuẩn
mực với vầng trăng tri kỉ nhưng luôn có sẵn một tấm lòng nồng nhiệt, luôn sẵn tình yêu mến thiết tha:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)
Xiềng xích, gông cùm không khoá được hồn người. Không được tự do, người tù chủ động
hướng ra cửa ngục để ngắm trăng sáng. Đó là cái chủ động của một người cách mạng luôn đứng cao
hơn hoàn cảnh, vượt lên trên mọi hoàn cảnh để sống và cống hiến. Câu thơ dịch đã bỏ mất động từ
“hướng” làm cho việc ngắm trăng của người tù có vẻ bình thản, tĩnh tại hơn.
Như vậy, “Ngắm trăng” không phải là cách ngắm nhìn thông thường mà là một cuộc vượt ngục
tinh thần bằng thơ của một người tù nghệ sĩ yêu chuộng cái đẹp. Thân tại ngục tù, nhưng lòng Bác đã
“theo vời vợi mảnh trăng thu”.
Điều kì diệu nữa là, trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ. ở đây, vầng trăng
không còn là một thiên thể vô tri, vô tình mà đã được nhân hoá thành một con người, hơn thế, một
người bạn tri âm tri kỉ của Bác. Cả trăng và người tù đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau như
một đôi bạn thân thiết tự bao đời.
Trong nguyên âm chữ Hán, câu thơ 3 và 4 có kết cấu đăng đối, nhịp nhàng:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”.
Cả hai câu thơ đều có từ “song” chỉ song sắt nằm giữa câu như chính bức song sắt nhà tù muốn
ngăn sự gặp gỡ giữa “thi nhân” và “minh nguyệt”. Sự đối từ, đối nhịp và kết cấu đăng đối đã làm nổi
bật sự giao hòa sóng đôi khăng khít giữa trăng và nhà nghệ sĩ. Rất tiếc, hai câu thơ dịch đã làm mất
cấu trúc đăng đối và vì vậy, làm giảm đi phần nào sức truyền cảm.
Hai câu thơ cho ta thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù cách mạng, nhà nghệ sĩ vĩ đại.
Quên đi tất cả những đau đớn, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở…của chế độ nhà tù khủng khiếp, Người luôn
để tâm hồn mình sống giữa thiên nhiên, hướng tới ánh sáng đẹp đẽ của thiên nhiên. Trong chốn lao
lung, Bác đã làm nên những vần thơ tuyệt đẹp. Đằng sau những câu thơ đẹp, mềm mại như vậy chỉ có
thể là một tinh thần thép, chất thép của phong thái ung dung, tự tại.
Bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, đầy đầy vị, thi đề cổ điển nhưng tinh thần là của thời đại,
kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực khốc liệt của nhà tù và chất lãng mạn trong tình yêu cái đẹp của
Bác. Bài thơ khẳng định sau sắc tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết, phong thái ung dung, tự tại,
tinh thần lạc quan, yêu đời Bác Hồ ngay cả trong hoàn cảnh ngục tù tối tăm cực khổ.

You might also like