You are on page 1of 3

I, Mở bài

- Hồ Chí Minh không chỉ là 1 vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là 1 nhà thơ,nhà văn lớn của dân tộc.
Người đã để lại 1 di sản văn học đồ sộ về số lượng, đặc sắc về phong cách. Thơ của Người có sự
kết hợp giữa màu sắc cổ điển và phong cách hiện đại. “ Ngắm trăng” là 1 trong những tác phẩm
xuất sắc nhất để lại tiếng vang lớn. Bài thơ đã thể hiện 1 cách rất chân thực vẻ đẹp tâm hồn Hồ
Chí Minh, tâm hồn của 1 người nghệ sĩ và bản lĩnh của 1 người chiến sĩ
- GTC: : Bài thơ được út trong tập “Nhật kí trong tù”- tập thơ được viết trong thời kì Người bị
bắt giam ở nhà lao của chính quyền Tưởng GIới Thạch, bị đày đọa hơn 1 năm trời mới được thả
tự do. Với lối thơ đường Luật, “Ngắm trăng” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách Hồ Chí Minh,
vừa thể hiển sâu sắc tình yêu…, phogn thái… của Người
II, Thân bài
1.Bài thơ trước hết đã thể hiện 1 tâm hồn nghệ sĩ dào dạt cảm xúc trước cái đẹp,trước thiên
nhiên.
1.1 Yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim Bác, bởi Bác là nhà thơ, là người nghệ sĩ biết trân
trọng và sáng tạo cái đẹp. Vẻ đẹp đêm trăng đã khiến Bác băn khoăn,bối rối vì không đủ điều
kiện ngắm trăng
"Ngục trung vô tửu diệc vô hoa"
(Trong tù không rượu cũng không hoa)
+Chỉ câu thơ đầu tiên đã khiến ta hình dung ra cuộc sống trong tù khốn khổ,thiếu thốn mọi bề,
nào là cơm ăn, áo mặc, rồi chỗ ngủ nghỉ,..,..vậy mà Bác cũng chỉ thiếu mỗi hoa và rượu. Thủ
pháp liệt kê cùng với điệp từ “không” và lối nói tăng tiến đã nhấn mạnh thêm sự thiếu thốn, khắc
khổ trong ngục tù. Cảnh đó, trăng đâ,y người đấy mà tiếc thay lại không có rượu và hoa, những
vật cần thiết muôn thưở của 1 cuộc thưởng trăng cớ sao lại k có?
+ Dù vậy, với tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, biết yêu thương, biết trân trọng và rung cảm trước cái
đẹp nên Bác sinh ra lúng túng, băn khoăn :
"Đối thử lương tiêu nại nhược hà?"
(Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)
+ Nguyên tác là 1 câu hỏi tu từ bộc lộ sự bối rối, băn khoăn của tác giả trước vẻ đẹp trong sáng
và tròn đầy của trăng. Rượu, trăng và hoa là những thú vui tao nhã của thi nhân xưa nay. Vậy
trước cảnh đẹp đêm trăng thiếu rượu và hoa biết làm thế nào ?. Đến bản dịch, câu hỏi tu từ đã
thành câu trần thuật đã không gợi ra được 1 cách đầy đủ và tinh tế những sắc thái cảm xúc băn
khoăn, bối rối, lúng túng, tiếc nuối của tác giả.
+ Chính sự tiếc nuối, băn khoăn ấy lại là biểu hiện của 1 tấm lòng thành thực, của 1 tâm hồn yêu
thiên nhiên tha thiết, đắm sau và khao khát được đắm mình cùng ánh trăng. Vượt thoát ra khỏi
khuôn khổ câu chữ, câu thơ cho thấy tâm hồn nghệ sĩ của Hồ Chí Minh, dù có phải chịu cảnh
gông cùm xiềng xích nơi ngục tù, Bác vẫn giữ 1 tấm lòng thanh cao, trong sáng để tìm đến trăng,
tìm đến thiên nhiên bằng cả trái tim
1.2 Vì không biết đối đãi trăng thế nào, Bác đã lựa chọn cách giải quyết vô cùng khéo léo, ân
cần: lấy tấm lòng để đáp lại tấm lòng. Đó là cách ững ử đầy nghĩa tình mà rất đỗi lãng mạn:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
- Có thể thấy những phép đối được Bác sử dụng liên tiếp "nhân - nguyệt", "hướng - tòng",... đã
thể hiện sự đồng điệu, giao hoà giữa người và trăng, người và trăng trở thành một đôi bạn tri kỷ.
"Nhân" - người hướng ra ngoài cửa sổ ngắm trắng. Đáp lại, "nguyệt" - trăng cũng qua khe cửa
mà ngắm lại nhà thơ.
- Đây là 1 cảnh thưởng trăng rất thi vị. Người nhìn trăng, trăng nhìn người, người và trăng trở
thành tri kỉ, tâm giao. Đây là 1 cuộc đối diện đàm tâm giữa trăng và thi nhân vô cùng xúc động.
Người lặng lẽ nhìn nhau, người say đắm vẻ đẹp của trăng, hướng ra bầu trời bên ngoài để tận
hưởng vẻ đẹp thiên nhiên. Còn trăng cũng soi vào người, cảm động vì tình người, nhận ra cốt
cách của thi nhân mà vượt qua song sắt để đến bên,chia sẻ nỗi niềm của người tù chiến sĩ. Thủ
pháp nhân hóa đã thổi hồn vào Trăng khiến Trăng cũng có tâm hồn, có cảm xúc, có ánh mắt, có
dáng hình cụ thể để hiểu, đồng cảm, sẻ chia, để trở thành người bạn tâm giao của Người. Câu thơ
đã gợi ra bức tranh đêm với cuộc đàm tâm ấm áp, lãng mạn giữa Người và Trăng. Thật vậy, Hồ
Chí Minh phải là 1 tâm hồn nghệ sĩ bay bổng thì mới có được 1 sự giao hòa, giao cảm tuyệt đẹp
ấy. Từ tù nhân cho đến câu thơ cuối tác giả lại viết “thi gia”, nghĩa rằng chỉ có người thơ và tri kỉ
là trăng.
=> Bài thơ đã cho thấy một tâm hồn thi sĩ, yêu thiên nhiên hết mực của Hồ Chí Minh. Dù trong
hoàn cảnh tù đày thiếu thốn, thế nhưng, Người vẫn có thể hoà mình vào cùng với ánh trăng và
thưởng thức nó một cách trọn vẹn. Với tình yêu thiên nhiên dạt dào của mình thì không một rào
cản nào có thể khiến người chiến sĩ cách mạng bỏ lỡ một cảnh sắc tuyệt vời như ánh trăng!
2.Đằng sau tâm hồn nghệ sĩ ấy là 1 bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cách mạng, ung dung,
tự tại, đường hoàng và tinh thần lạc quan.
+ Người tù chiến sĩ phải chịu đựng, sống trong hoàn cảnh lao tù vô cùng khắc nghiệt, tăm tối,
thiếu thốn đủ đường. Thủ pháp liệt kê cùng với điệp từ “Không” và lối nói tăng tiến đã nhấn
mạnh hoàn cảnh khắc nghiệt trong tù. Cho thấy cuộc sống của tác giả tăm tối, cùng cực muôn
phần. Một cuộc sống ngột ngạt về tinh thần, chỉ có 4 bước tường tăm tối và xiềng xích, đồng thời
điều kiện vật chất gian khổ. Đây là không gian mà người ta chỉ nghĩ về sự tra tấn, đày đọa, chết
chóc, sự đau khổ.
+ Nhưng chính trong hoàn cảnh ấy, người đọc thấy sáng ngời lên bản lĩnh thép cứng cỏi của
Bác- 1 chiến sĩ cách mạng kiên cường. Tâm hồn ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của trăng, bối rối muốn
tiếp đãi và thưởng thức trăng đã cho người đọc thấy nhà tù tăm tối và khổ cực không thể ngăn
cản được trái tim tinh tế, nhạy cảm của tác giả trước cái đẹp. Nói cách khác, bất chấp cái gian
khổ của đời sống ngục tù, Người vẫn giữa nguyên 1 tâm hồn nhạy cảm luôn biết yêu, biết rung
động trước mọi cái đẹp của đời sống.
+ Vượt ra khỏi song sắt của nhà tù, tầm mắt của tác giả hướng đến trăng, thưởng thức vẻ đẹp của
trăng. Nghĩa rằng song sắt của nhà tù giờ đây không còn ngăn cản được người và trăng tìm đến
nhau. Người tù quên hoàn cảnh giam cầm trong ngục tù tăm tối mà tâm hồn bay bổng vượt qua
song sắt ngắm trăng, còn trăng xuyên thấu qua nhà tù để chia sẻ với tác giả. Ánh trăng như ánh
mắt, gương mặt con người có tâm hồn, có niềm đồng cảm. Đây là cuộc vượt ngục tinh thần vô
cùng ngoạn mục cho thấy cơ thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao. Đồng thời cũng thể hiện
phong thái ung dung, tự tại, lạc quan hay bản lĩnh phi thường của Người tù chiến sĩ bởi dù có là
cảnh ngục tù tù túng thì cũng không ngăn cản được tình yêu thiên nhiên nhiên mãnh liệt của Bác
+ Nếu câu thơ mở đầy ta bắt gặp hình ảnh tù nhân trong cuộc sống đọa đày, bị trói buộc thì kết
thúc bài thơ, hình ảnh tù nhân đã nhường chỗ cho thi nhân. Điều đó thể hiện sự vận động của
hình tượng và cảm xúc thơ, đi từ bóng tối ra ánh sáng, vươn tới sự sống. Dẫu biết hoàn cảnh là
trói buộc, là giam cầm nhưng sức sống của con người là vô hạn, tình yêu là mãnh liệt chưa bao
giờ phai nhạt điDù trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất, Người vẫn luôn tin tưởng vào thắng lợi
ngayg mai. Niềm tin đó đã chấp cánh cho tình yêu thiên nhiên, những rung động mãnh liệt của
người nghệ sĩ để viết nên những câu thơ hay như vậy. Hẳn rằng không chỉ có 1 tâm hồn thi sĩ mà
phải có 1 bản lĩnh kiên cường, phong thái ung dung, tự tại, đường hoàng - cốt cách mạnh mẽ của
1 người chiến sĩ.
Đánh giá
+ Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt,ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, với các biện pháp tu từ: điệp ngữ,
nhân hóa, phép đối,.. bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình yêu thiên nhiên say đắm và phong thái ung
dung…của người tù cách mạng HCM
+ Tình yêu thiên nhiên say đắm và phong thái ung dung… là vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ
và phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ ở con người HCM. Hai vẻ đẹp này luôn đan xen, hòa
quyện tuyệt đối trong tập Nhật kí trong tù cũng như những vần thơ nghệ thuật của Bác. Chính vẻ
đẹp ấy đã toát ra những vần thơ làm cho câu thơ của Bác vừa mang tính cổ điển lại vừa mang
tính hiện đại, vừa mang tinh thần thép lại vừa giản dị, hồn nhiên.
Kết bài: Bài thoe đã làm sáng ngời vẻ đẹp thanh cao của con người Hồ Chí Minh. Cái nhìn song
phương vào thời khắc giao cảm giữa những tâm hồn yêu thương đồng điệu đã vô hiệu hóa song
sắt nhà tù, chiếu ánh sáng đến nơi ngục tù tăm tối, chỉ còn lại nơi đây là 1 khoogn gian tràn ngập
ánh sáng. Thi sĩ đang tận hưởng vẻ đẹp của vầng trăng. Đó là sự chiến thắng của tình người, tình
yêu thiên nhiên tha thiết. Qua cuộc ngắm trăng, ta vô cùng ngưỡng mộ và khâm phục vẻ đẹp tâm
hồn nghệ sĩ và tinh thần người chiến sĩ của tác giả.

You might also like