You are on page 1of 2

Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó ko đơn giản mà cũng

ko thần bí, thiêng


liêng. Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn ta phát triển, nó ko được là thứ
thuốc phiện tinh thần êm ái, nhỏ nhen mà độc hại. Bởi vậy nên HCM đã mượn thơ ca để thắp sáng nên lí
tưởng CM, mượn thơ ca để giải khuây cho những tháng ngày tù đày tăm tối. “Chiều tối” của HCM là một
bài thơ như thế đấy, bài thơ là một bầu tâm trạng hết sự lạc quan của Hồ chủ tịch.

Mỗi khi nhắc đến HCM người ta thường hay nhớ đến Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN, là một
trong 3 Danh nhân văn hóa thế giới tại VN. Bên cạnh sự nghiệp CM lẫy lừng thì cuộc đời Bác còn có một sự
nghiệp văn chương đồ sộ. Văn thơ HCM mang phong cách độc đáo, đa dạng mà thống nhất, kết hợp sâu sắc
nhuần nhị giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Và
“Chiều tối” của HCM là một bài thơ như thế đấy. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh Bác trên đường đi xin viện
trợ từ khối các nước XHCN tại TQ bị bị chính quyền TGT bắt giam và tù đày trong suốt 13 tháng. Trong cả
khoảng thời gian này, Bác đã tạm mượn thơ ca để giải khuây tâm trạng và viết nên bài thơ “Chiều tối” là bài
thơ thứ 31 trong 134 bài thơ thuộc tập thơ “Nhật kí trong tù”. Bài thơ đã gây tiếng vang mạnh mẽ cho mọi
độc giả bởi một tình yêu đẹp đẽ là tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống ẩn sâu là ý chí vượt lên hoàn cảnh
khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ HCM

Mở đầu bài thơ là 2 câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên chiều hôm mộc mạc , giản dị:
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên ko
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng ko
Chiều tối là thời khắc cuối cùng của một ngày nhưng với HCM khi khi ấy là chặng cuối cùng của đày ải. Cả
ko gian và thời gian ngột ngạt và bí bách thật dễ gây nên trạng thái mệt mỏi, buồn chán. Nhưng với 1 người
tù-chiến sĩ CM-nhà thơ thì cảm hứng thơ ca đến với Bác thật tự nhiên. Ngước mắt ngắm nhìn bầu trời nhìn
thấy từng đám mây trôi nhè nhẹ, từng con chim bay mải mốt về tổ ấp. Nhưng trái ngược với cánh chim bay
thong dong thì đây lại là h/a cánh chim mỏi. Phải chăng đó là sự cảm thông, là tình yêu của tâm hồn thi sĩ
hướng về non sông và cả sự sống trên đời.

Tô điểm thêm bầu tâm trạng mông lung là h/a “chòm mây trôi nhè nhẹ” chầm chậm giữa bầu trời bao la.
Tâm trạng nhà thơ như hòa làm 1 với cảnh vật: h/a “chim mỏi”, “chòm mây” trôi nhẹ tuy đẹp nhưng mang
màu sắc của sự đơn, cô quạnh.Trong hoàn cảnh ấy ắt hẳn Bác của chúng ta đã từng chạnh lòng nhưng nhanh
chóng được xóa tan bởi cảnh thiên nhiên chiều hôm đẹp đến nao lòng.

Cả 2 câu thơ 1 và 2 mang nét đẹp cổ điển tả ít mà gợi nhiều chỉ với 2 nét phác họa chim bay, mây trôi mà gợi
nên cái hồn cảnh vật. Tương tự như 2 câu thơ trong Truyện Kiều 2 câu thơ đầu bài thơ “Chiều tối” khiến
người ta nhớ đến h/a cánh chim bay mỏi và h/a lữ khách nhớ nhà:
“Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn”
Nối tiếp khung cảnh chiều tối là cuộc sống con người nơi vùng núi này:
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã ửng hồng
Đến với 2 câu thơ này, điểm nhìn của t/g dịch chuyển từ cao xuống thấp: từ cánh chim, chòm mây đến cô
thiếu nữ đang xay ngô mà dường như trung tâm của bức tranh chiều tối là cô gái đang xay ngô này với công
việc nặng nhọc, vất vả. Điệp ngữ bắt dòng “ma bao túc” ở cuối câu 3 và đầu câu 4 thể hiện sự nhịp nhàng
trong động tác xay ngô, vừa diễn tả sự CĐ quay tròn của chiếc cối xay thủ công. Ta thấy được một sự trân
trọng nhẹ nhàng của nhà thơ dành cho cô thiếu nữ cần mẫn. Và h/a người phụ nữ nghèo lao động trong buổi
chiều tối nơi núi rừng heo hút mạng lại cho người đi đường một chút hơi ấm của sự sống. Cùng với sự
chuyển vận của thời gian tự nhiên từ chiều sang tối qua sự chuyển vận của những vòng quay cối xay ngô
càng gợi nên cảnh yên bình nơi chốn thôn quê này.

Dòng chảy thời gian lại nối tiếp khi ngô xay xong thì lò than đã rực hồng, vô cùng ấm áp. Khi màn đêm dần
bao lấy cảnh chiều hôm thì cũng là lúc lò than đỏ rực lên, le lói len vào bầu ko khí hiu quạnh. Cảnh tượng ấy
thu hút tâm trí người tù đang bị giải đi.
Buồn biết bao cảnh bếp lạnh tro tàn, ấm áp biết bao 1 ngọn đèn, 1 bếp hồng trong đêm lạnh. Với 1 chữ
“hồng”, Bác đã làm sáng lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã, nặng nề trong 3
câu thơ đầu, đã làm rực lên khuôn mặt của cô em xóm núi đang xay ngô tối. Chữ “hồng” trong NT thơ
Đường người ta gọi là “mắt thơ”, nó bừng sáng lên, nó cân lại chỉ 1 chữ thôi với 27 chữ khác dầu nặng đến
mấy đi chăng nữa (Hoài Thanh). Thật vậy, chỉ với 1 chữ “hồng” mà thơ của Bác như bừng sáng lên, gợi ước
muốn thầm kín, thấp thoáng ước mơ bình yên của người xa nhà , xa nước vì việc lớn.

Nhiều bài thơ khác cho thấy trên con đường khổ ải, lưu đày người chiến sĩ CM trong “Nhật kí trong tù” hầu
như ít cảm thấy cô đơn, tâm hồn luôn luôn gắn bó với nhịp sống, làm chủ hoàn cảnh và lạc quan, yêu đời.
Chẳng hạn như trong bài thơ Tảo Giải:
Đầu tường sớm sớm vầng dương mọc
Chiều cửa nhà lao cửa vẫn cài
Trong ngục giờ đây còn tối mịt
Ánh hồng trước mặt đã bừng soi
hay như bài thơ Ngắm Trăng của Bác
Trong tù ko rượu cũng ko hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Ta luôn thấy Bác của chúng ta dù trong bất kì hoàn cảnh nào vẫn lạc quan yêu đời, vẫn yêu thích cảm thụ
thiên nhiên. Mà cái cốt của tâm hồn này phải là một người có tấm lòng rộng mở, biết đón nhận điều tốt đẹp.
CS của Bác chỉ bình dị như thế nhưng gánh trên mình cả trọng trách lớn lao với cả 1 dân tộc.

Bằng cái tâm và cái tầm của mình, HCM chỉ trong ít phút ngẫu hứng mà đã mang lại cho thời đại một bài thơ
siêu phẩm với màu sắc cổ điển, hàm súc kết hợp với tính chất trẻ trung, hiện đại, bình dị. Tứ thơ vận động từ
cảnh đến tình, từ trong bóng tối đến ra ngoài sự sống, đến ánh sáng và tương lai. Nét vẽ tinh tế thể hiện một
tâm hồn thơ “bát ngát tình”. Quả ko sai khi HCM được xứng danh là một trong 3 Danh nhân văn hóa thế giới
tại VN.

Có người nói rằng: ”Thơ ca là sự hiện thân cho những điều thầm kín nhất của con tim, thiêng liêng nhất của
tâm hồn con người và cho ra những hình ảnh tươi đẹp nhất, âm thanh huyền diệu nhất” thì “Chiều tối” là
một bài thơ như thế đấy. Chỉ với 4 câu thơ 28 chữ nhưng Chiều tối lại có thể khắc họa nên bức tranh thiên
nhiên đầy tâm trạng và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ chiến sĩ. Đó là lòng yêu thiên nhiên, yêu CS; niềm tin
vào con đường CM; tinh thần lạc quan, nghị lực kiên cường vượt lên cảnh tù đày, tăm tối. Chất “thép” và
chất “tình” hòa quyện trong thơ HCM.

You might also like