You are on page 1of 2

Phát biểu cảm nghĩ 

về bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí


Minh
Bài làm
Bác Hồ không chỉ biết đến là một vị lãnh tụ tài bà, một danh nhân thế giới mà người
còn được biết đến là một thi sĩ. Bác có rất nhiều thi phẩm hay, đặc sắc và một trong
số những thi phẩm đó không thể không nhắc đến bài thơ “Cảnh khuya”. Thông
qua bài thơ “Cảnh khuya” người đọc cũng nhận thấy được bài thơ thể hiện nỗi lòng
trăn trở và tình yêu đất nước sâu đậm của Bác trong cảnh đem của núi rừng Việt
Bắc.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Ngay từ phần mở đầu bài thơ người đọc cũng nhận ra được một không gian trời
khuya thanh vắng. Ở đó khi mà tất cả đều chìm sâu vào giấc ngủ say sưa, thế rồi
chính với những sự thanh vắng, tĩnh mịch lại càng trở nên sắc nét giữa núi trời bao la.
Thêm với đó chính là âm thanh của tiếng suối róc rách trong vắt vang lên, đồng thời
như cũng lại xé tan màn đêm u tịch như đánh thức mọi giác quan của con người. Lúc
này đây thì Bác Hồ cũng đã cảm nhận một cách trọn vẹn hết toàn bộ thanh âm dịu
êm, một âm thanh như xa vắng nhưng có đôi lúc lại thật gần của tiếng suối giữa đất
trời mênh mông một cách thật tinh tế. Tác giả Hồ Chí Minh đã thổi hồn cho tiếng
suối. Người đã thật tài tình khi đã ví von tựa như tiếng hát trong trẻo được cất lên.
Chính bằng tình yêu thiên nhiên, tâm hồn vĩ đại Bác đã mở đầu câu thơ bằng một bức
tranh tuyệt đẹp đầy lãng mạn giống như một kiệt tác của buổi đêm:

Xem thêm:  Chọn lọc chùm thơ ngắn về cuộc sống sâu sắc nhất bạn yêu thích

“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”


Khi người cách mạng ngước nhìn vảo khoảng trời đêm, thì Người như lại khéo léo vẽ
nên hình ảnh ánh trăng hài hòa, một ánh trăng như cũng thật mơn man đan xen vào
trong từng tán lá, đồng thời cũng lại hình bóng in hằn lặng lẽ như đang hòa quyện lấy
nhau. Hình ảnh ánh trăng trở nên tuyệt đẹp trong ánh nhìn của vị chủ tịch, tất cả
dường như cũng đã khiến mỗi chúng ta không ngừng nhớ về những đêm trăng sáng
vằng vặc treo giữa bầu trời cao. Và với cảnh vật này dường như cũng không
ngừng tưởng tượng đến ánh sáng hiền hòa, dịu êm. Điều này khiến cho chính mỗi
người chúng ta thêm suy ngẫm rằng: Có phải chính ánh trăng đã là tri kỉ của nhà thơ,
thấu hiểu được nỗi lòng, có ai sẽ thấu những bộn bề chất chứa của người. Ánh
trăng như cũng thật chân thành và giản dị:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Thế rồi tiếp đến là hình ảnh thao thức giữa trời đêm của Bác, tác giả Hồ Chí Minh
cũng đã tự vẽ mình trong bức tranh đẹp lung linh. Cảnh đêm khi có ánh trăng, có
tiếng suối mới trở nên thật đẹp. Không biết tả cảnh yên tĩnh của buổi đêm thì mới có
thể nghe được tiếng suối chảy hay là do buổi đêm cũng cứ ồn ào vì tiếng suối đây
nữa? Hình ảnh bức tranh thiên nhiên mới hiện ra thật đẹp biết bao nhiêu, bức tranh
thiên nhiên mang một sức cuối hút thật kỳ diệu để mang đến cho con người biết bao
nhiêu cảm xúc và không ngủ được.

Xem thêm:  Chia sẻ bộ stt tâm trạng vui vẻ khiến bạn yêu đời hơn mỗi ngày

Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà


Bức tranh trước mặt người chiến sĩ cách mạng lại mang cảnh sắc đẹp lãng mạn, diệu
kì như thể được thổi vào đó những tâm sự chất chứa khó phai mờ. Cho đến đây
chính là có biết bao nhiêu cảnh nước mất, nhà tan và nhân dân luôn sống trong cảnh
lầm than, lạc lối và cả bùn lầy nữa. Bác Hồ được biết đến là một người luôn một lòng
vì nước, vì dân với tình yêu bao la, sâu sắc.Bác càng yêu thiên nhiên bao nhiêu thì
dường như Bác cũng lại càng lo lắng cho nước nhà, cho sự nghiệp độc lập, tự do dân
tộc nhiều bấy nhiêu. Thông qua bài thơ ta nhận thấy được đó cũng chính là sự hài
hòa giữu tình yêu thiên nhiên và tình yêu quê hương đất nước của Bác hồ.
Qua bài thơ “Cảnh khuya” người đọc chắc hẳn sẽ cảm nhận được trong Bác là cả
một tâm hồn cao đẹp của một người nghệ sĩ. Không dừng lại ở đó mà còn bộc lộ
được tâm hồn vĩ đại sâu sắc của một người chiến sĩ luôn luôn ấp ủ trong lòng một
hoài bão giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà dân tộc được ấm no và hạnh phúc.

Nguồn: https://baivanhay.com/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-tho-canh-khuya-cua-ho-
chi-minh-bai-viet-hay#ixzz7dbdQ7DKc

You might also like