You are on page 1of 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh được biết đến là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Không
chỉ thế, người ta ngữơng mộ và cảm phục Bác bởi người còn là một nhà thơ nhà
văn lỗi lạc của dân tộc Việt Nam ta. Bác có rất nhiều bài thơ viết về trăng nhưng
trong đó phải kể đến bài thơ Cảnh khuya. Cảnh khuya là một trong những bài thơ
viết về trăng đẹp nhất của bác, thể hiện cảm hứng mãnh liệt dạt dào trước thiên
nhiên, thời thể hiện tình yêu nước thiết tha của bác.:
“Tiếng tiếng suối trong như tiếng hát da
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì no lỗi nước nhà.”
Bài thơ cánh khuya được biết đến là một bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
đường luật .bài thơ được viết vào năm 1947, đây là thời kỳ đầu kháng chiến chống
thực dân pháp . Giữa hoàn cảnh thiếu thốn nơi núi rừng Việt Bắc , Bác đã dùng tâm
hồn của một thi sĩ để vẽ lên cảnh thiên nhiên núi rừng trong đêm trăng . Người đọc
như cũng lặng mình ngắm nhìn cảnh đẹp đêm trăng Việt Bắc được gợi mở trong 2
câu thơ đầu:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”
Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác
nhưng nghe tiếng suối, Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng
suối ấy hẳn rất trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng
dành cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng
những vậy, tiếng suối trong như là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ
âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con
người vẫn có thể cảm nhận được. Đây chính là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, chỉ có
âm thanh tiếng suối trong đêm khuya và mọi vật đang chìm vào trong giấc ngủ, nơi
chiến trường đầy bom đạn mà vẫn có tiếng suối chảy du dương như vậy thật tuyệt
vời biết bao.
Câu thơ tiếp theo lại cho thấy sự hòa hợp, hòa quyện của cảnh vật:
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Cảnh vật thiên nhiên vô cùng huyền ảo, chúng đan cài, hòa quyện vào nhau để tôn
lên vẻ đẹp của nhau. Ta có thể thấy bức tranh chồng lên nhau thành nhiều tầng,
nhiều lớp, đường nét, hình khối đan cài, hòa hợp với nhau đến thần kì.
Với người có tâm hồn thanh cao đang tận hưởng những giây phút tuyệt vời nơi núi
rừng Việt Bắc, giữa bức tranh thiên nhiên chứa chan cảm xúc như vậy, tâm trạng
nhà thơ bỗng thả hồn theo trăng vì đêm nay Bác không ngủ. Bác Hồ kính yêu
không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà hai câu thơ cuối còn
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Đất nước đang bị giặc xâm lăng, biết bao người dân phải sống trong cảnh lầm than
nên Bác chưa thể ngủ được. Điệp ngữ “chưa ngủ” gợi lên những ý tứ thật bất ngờ
và sâu sắc, vừa khẳng định lại vẻ đẹp của đêm trăng vừa nói được nỗi lo lắng cho
vận mệnh dân tộc của Bác. Hai câu thơ này đã cho ta thấy rõ hơn con người của
Bác. Một con người tha thiết yêu thiên nhiên nhưng đan cài trong đó là nỗi lo cho
đất nước, cho nhân dân
Cảnh khuya đẹp thật đấy, và con mắt bác đã thu hết cảnh vật ấy vào tâm hồn của
mình, nhưng trong lòng bác còn có một nỗi niềm thao thức lớn - đó là "nỗi nước
nhà", là vận mệnh của cả dân tộc, là cuộc chiến đấu còn vô vàn thử thách gian lao.
Dấu ngã trong từ "nỗi" có một cái gì đó như day dứt, trăn trở kéo dài, và tuy không
xoáy vào tâm trí ta như dấu hỏi nhưng nó cũng thể hiện tâm trạng băn khoăn, day
dứt dìu dặt, trong hình ảnh quấn quýt đầm ấm của đêm rừng Việt Bắc, nỗi thao
thức của người như lớn dần lên, ngày càng day dứt không nguôi.
Bài thơ là một thành công lớn cả về nghệ thuật lẫn nội dung và chắc chắn sẽ ghi
đậm dấu ấn trong mỗi người chúng ra về cái đẹp trong sáng của thiên nhiên Việt
Bắc, về tấm lòng cao cả của vị lãnh tụ của dân tộc ta.

You might also like