You are on page 1of 2

Bác hồ không chỉ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam,

mà còn là một nhà thơ lớn. Những tác phẩm tiêu biểu mà Bác đã sáng tác là
là “Đêm nay Bác không ngủ” “Cảnh khuya” “Rằm tháng giêng”. Trong
những bài thơ đó, em thích nhất là bài cảnh khuya do Bác đã sáng tác, và đây
là bài hay thể hiện rõ đặc điểm thơ của Bác.
Cảnh khuya là một bài thơ hay của Hồ Chí Minh, được sáng tác ở khu
chiến khu Việt Bắc trong những năm Đầu kháng chiến chống Pháp (1946-
1954) gay go ác liệt. Bài thơ cảnh khuya được viết theo thể thơ thất ngôn tứ
tuyệt. Phương thức biểu đạt là tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Đồng
thời tác phẩm Cảnh khuya được dùng biện pháp tu từ là điệp ngữ và so sánh,
….
Với giọng thơ ngọt ngào sâu lắng: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
tiếng suối trong được so sánh với tiếng hát xa đều đều như một khúc ca khải
hoàn chan chứa niềm tin. Tiếng hát cất lên xóa tan màn đêm u tối hoang vắng
của núi rừng gợi sự gần gũi ấm áp với con người và tiếng suối khiến cho
không gian về khuya yên tĩnh lại như vang lên giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng.
Bác Hồ so sánh tiếng suối với tiếng hát xa làm em nhớ tới nhà thơ Nguyễn
Trãi cũng ví von so sánh tiếng suối chảy như tiếng đàn cầm có nhạc mà
không có lời ca. Ta thấy Bác đã sử dụng thủ pháp lấy động tả tỉnh, đây là sự
kết hợp giữa chất cổ điển và hiện đại càng đọc càng thấy có giá trị cao.
Bức tranh đêm trăng hiện lên tuyệt đẹp trong qua câu thơ:
"Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa"
Hình ảnh ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, từng
bông hoa rừng khiến cho khắp không gian thiên nhiên đều ngập tràn ánh
trăng. Ánh trăng lồng vào cây, vào hoa thông qua điệp từ « lồng » cho thấy
ba sự vật này không tách rời mà đang hòa quyện đan cài vào nhau gợi lên
bức tranh núi rừng về khuya ở Việt Bắc đẹp lung linh huyền ảo. Tạo nên một
vẻ đẹp thơ mộng Không có nét bút nào lột tả hết vẻ đẹp ấy.
Đến hai câu thơ tiếp theo, Bác đã khéo léo gửi gắm tâm trạng của mình:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Là một người thi sĩ đứng trước thiên nhiên quá đỗi thơ mộng ấy phải chăng
đã khiến cho nhà thơ quên đi đêm đã khuya mà vẫn muốn được ngắm thêm
đôi chút cảnh đẹp thiên nhiên đó, Hay phải chăng, Người « chưa ngủ » vì
Người cũng là chiến sĩ, là vị lãnh tụ nên lòng người còn đang lo lắng cho
vận mệnh nước nhà mà không ngủ được. Điều đó được nhận mạnh bởi điệp
ngữ « chưa ngủ » chưa ngủ vì thiên nhiên quá đẹp và chưa ngủ vì lo nỗi
nước nhà, nỗi lo ấy luôn thường trực trong trái tim Bác .Điều đó ta còn thấy
rõ ở hai dòng thơ :
« Một canh hai canh lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng.thành… »
Dù lo lắng vô cùng trước sự xâm lược của kẻ thù nhưng Bác vẫn thể hiện
phong thái ung dung lạc quan , bình tĩnh của người chiến sĩ cách mạng - vị
lãnh tụ vị đại-cha già kính yêu của dân tộc. Hình ảnh Bác « chưa ngủ » đã
khiến em thấu hiểu hơn nỗi lòng của Bác – một người giàu lòng yêu nước,
thương dân.
Xúc động trước tấm lòng cao cả của Bác, Tố Hữu đã viết:
“Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông vạn kiếp người”.
Hồ Chí Minh vừa là một nghệ sĩ tài năng, vừa là một vị lãnh tụ yêu nước
thương dân, có thể nói cảnh khuya là bức tranh thật đẹp về thiên nhiên Việt
Bắc trong những năm chiến tranh ác liệt.Đồng thời còn thể hiện được tâm
trạng lo lắng cho đất nước, quê hương của Bác .Đọc bài thơ,khiến em càng
thêm trân trọng thiên nhiên cùng tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm
lớn lao của Bác đối với dân, với nước

You might also like