You are on page 1of 3

BÀI 1

PHIẾU HỌC TẬP PHẦN NÓI VÀ NGHE

Phiếu lập dàn ý bài nói

PHIẾU GIỚI THIỆU VỀ MỘT


TÁC PHẨM VĂN HỌC HOẶC TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT
Tên tác phẩm văn học/ nghệ thuật: Cải ơi, nằm trong tập truyện “Cánh đồng bất
tận” được phát hành năm 2005
Thể loại: Truyện ngắn
Tác giả: Nguyễn Ngọc Tư
– Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau và được mọi
người gọi với một cái tên thân thuộc là cô Tư.
– Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn thuộc thế hệ 7x. Bằng giọng văn
đậm chất Nam Bộ, mềm mại nhưng không kém phần sâu cay về số phận và những
mảnh đời éo le chìm nổi. Những tác phẩm của cô đã chiếm trọn trái tim độc giả với
phong cách sáng tác nhẹ nhàng, đơn giản, mộc mạc dù chỉ xoay quanh những câu
chuyện đời thường bởi cái nhìn chân thật và nhân hậu. Chất Nam Bộ được sử dụng
tinh tế và triệt để thông qua cách sử dụng phương ngữ dày đặc, phổ biến trong
những sáng tác của cô Tư.
– Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Ngọc Tư có thể kể đến như: Ngọn đèn
không tắt, Ngày mai của những ngày mai, Gáy người thì lạnh, Cánh đồng bất
tận,...
1. Lí do chọn giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật:
Tình phụ tử thiêng liêng dù không cùng chung dòng máu và tình yêu thương giữa
người với người là giá trị nhân văn sâu sắc về tình cảm cha con trong xã hội, qua đó
như nhắc nhở chúng ta thêm trân trọng, biết ơn đấng sinh thành – những người đã
dùng cả cuộc đời để yêu thương ta.

2. Nội dung giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật:
– Giới thiệu tóm tắt về nội dung và nghệ thuật:
Nội dung: Cuộc hành trình ròng rã hơn một thập kỉ của ông Năm nhỏ đi tìm lại con
Cải – đứa con gái riêng của vợ đã bỏ nhà ra đi vì một hiểu lầm. Ông đã lang bạt
trên mọi miền quê, từ chỗ làm chân sai vặt cho một đoàn nghệ thuật cho đến việc
trộm trâu để được lên tivi tìm con gái. Nhưng hành trình tìm kiếm của ông không
phải là một hành trình đơn giản, ông phải đối mặt với sự nghi vấn, chỉ trích từ
người xung quanh. Và theo chân chuyến hành trình khắc khoải của người cha ấy, ta
còn bắt gặp những con người có thân phận lưu lạc khác như Thàn, Diễm Thương.
Tác phẩm đã vẽ lên một hình ảnh đầy bi kịch về những mảnh đời bất hạnh và
những quyết định đau đớn mà con người phải đối mặt.
Nghệ thuật:
Ngôi kể: ngôi thứ ba – người kể chuyện toàn tri
- Tác giả đặt mình vào hoàn cảnh từng nhân vật vì vậy những cuộc đối thoại trong
truyện đều cho độc giả cảm nhận được hoàn cảnh và đặc trưng tính cách của mỗi
nhân vật nhờ vậy giúp câu chuyện trở nên chân thực hơn. Đặc biệt là nhân vật ông
Năm nhỏ, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa tinh tế hình ảnh người cha nghèo chan
chứa tình yêu thương đối với đứa con gái bị thất lạc. Và từ đó khơi gợi được sự
đồng cảm của người đọc đồng thời giúp mạch truyện trở nên đặc sắc, sống động
hơn.
Trật tự các sự kiện trong truyện:
- Các sự kiện trong truyện diễn ra không theo một trình tự nhất định mà đan xen
giữa quá khứ và hiện tại. Nhưng các sự kiện trong câu chuyện lại diễn ra một cách
rất hợp lí.
- Dẫn chứng: Mở đầu tác phẩm, tác giả đang nói về cuộc sống hiện tại của ông Năm
nhỏ là làm chân sai vặt cho đoàn ca múa, sau đó là kể lại hoàn cảnh của ông Năm
đã xảy ra trong quá khứ rồi lại quay về hiện tại.
 Cách kể chuyện phá vỡ trật tự của tác giả đã tạo nên một nét độc đáo trong nghệ
thuật kể chuyện. Diễn biến của câu chuyện khi thì ở hiện tại, khi ở quá khứ càng
làm nổi bật sự mong mỏi, đau đáu của một người cha già yêu thương con hết lòng
hết dạ. Đó là một tình yêu giản dị, mộc mạc nhưng lại vô cùng cao cả của một
người cha.
Hệ thống điểm nhìn trong truyện:
- Tác giả trần thuật chủ yếu là đứng trên lập trường của từng nhân vật để đối thoại
hay giải quyết tình huống.
- Dẫn chứng: Khi nhân vật Diễm Thương giả làm con Cải, ông Năm Nhỏ nghe vậy
vừa bất ngờ, vừa ngơ ngác rồi rưng rưng hỏi “Thiệt là con hả Cải”, “Cải phải hôn
con?”,…
- Dường như tác giả đã hoàn toàn đặt mình vào cảm xúc của nhân vật để thốt ra
những câu hỏi đau đến nhói lòng, những câu từ mang ý nghĩa tượng trưng cao làm
nổi bật niềm vui sướng cho đến mừng hụt của người cha già đang mong mỏi tìm
thấy con gái suốt hơn 10 năm.
 Đây là một nghệ thuật kể chuyện khá độc đáo đã được nhiều tác giả sử dụng để
biểu đạt, xây dựng hình tượng nhân vật trong truyện như Chí Phèo của Nam Cao,
Vợ nhặt của Kim Lân,… Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc lựa chọn điểm
nhìn kể chuyện bởi nó không chỉ phản ánh tâm lí của nhân vật mà nó còn thể hiện
thông điệp sâu xa mà tác giả muốn truyền tải.
- Tác giả cũng sử dụng nghệ thuật xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật một cách
tình tế kết hợp cùng ngôn ngữ mang đậm bản sắc của vùng sông nước miền Tây
giúp tạo nên sự chân thực và chặt chẽ với ngữ cảnh của câu chuyện.
– Giới thiệu về chủ đề, thông điệp của tác phẩm:
Tác phẩm mang đến một thông điệp về sự yêu thương giữa người với người, bày tỏ
sự đồng cảm, thương xót cho số phận của những con người lưu lạc không có nơi
nương thân cũng chẳng có chốn nương lòng. Đồng thời tác phẩm cũng ca ngợi về
vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn và cách đối nhân xử thế, lòng bao dung trong cuộc đời.

3. Trình bày một số ý kiến nhận xét, đánh giá/ điều thích hoặc không thích về tác
phẩm/ tình cảm, cảm xúc khi đọc/ xem/ nghe tác phẩm:
Cải ơi!” là truyện ngắn đặc sắc về tình cảm gia đình không dành riêng cho bất kỳ
lứa tuổi nào, có lẽ bởi vì thế mà tác phẩm nhận được sự đồng cảm sâu sắc từ những
người có cùng chung hoàn cảnh, của những người con xa xứ nhớ về gia đình của
mình, người cha thân thương của mình. Tình yêu và lòng nhân hậu của ông Năm
Nhỏ không chỉ dành riêng cho con gái mình mà còn lan tỏa đến những người xung
quanh như Thàn và Diễm Thương, ông dành cho họ sự bao dung vô bờ. Qua đó, tác
phẩm đã khắc họa sâu sắc số phận cô đơn, nhỏ bé, đáng thương của những con
người phải lưu lạc và bày tỏ niềm đồng cảm, trân trọng trước những vẻ đẹp tâm hồn
của họ. Hơn hết, tác phẩm còn đề ra cho ta một sự day dứt, trăn trở về cách đối
nhân xử thế, về lòng bao dung trong cuộc đời.

You might also like