You are on page 1of 6

THUYẾT MINH VỀ TRUYỆN NGẮN CÔ BÉ BÁN DIÊM

Truyện ngắn là một hình thức tự sự loại nhỏ có dung lượng ngắn, có cốt truyện và ít nhân vật, miêu tả một khía
cạnh, tính cách, một mảng trong cuộc đời nhân vật. Tuy là truyện ngắn nhưng nó đề cập đến những vần đề lớn
lao của cuộc sống như Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri, Lão Hạc của Nam Cao…nhưng có lẽ để lại ấn tượng
sâu sắc trong lòng người đọc đó chính là tác phẩm Cô Bé Bán Diêm của An-đéc-xen.

An-đéc-xen sinh năm 1805 và mất năm 1875 – là một nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với những loại truyện cổ
tích viết cho trẻ em. Được bạn đọc khắp năm châu thế giới yêu thích như : Nàng tiên cá, Vịt con xấu xí, Nàng
công chúa và hạt đậu, Bộ quần áo mới của hoàng đế,…và tất nhiên không thể thiếu đó là truyện ngắn Cô bé
bán diêm.

Cô bé bán diêm là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà văn An-đéc-xen. Câu chuyện kể về hoàn cảnh
của một cô bé bán diêm trong thời tiết khắc nghiệt , đan xen giữa thế giới mộng tưởng của cô bé. Trong cái
bóng tối và đêm giao thừa của xứ sở Đan Mạch lạnh cắt da thịt ấy, một cô bé đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào
đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Em phải đi bán diêm…nhưng mọi người không ai giúp đỡ em bé tội
nghiệp và em cũng chẳng bán được bao diêm nào. Lạnh quá, em nép vào một góc tường và quyết định quẹt
diêm với ý nghĩ rằng mình sẽ được sưởi ấm. Qua các lần quẹt diêm, em trông thấy: một cái lò sưởi, bàn ăn
ngỗng quay, cây thông nô-en rực rỡ và đặc biệt là người bà đã mất của em – người yêu thương em nhất trên thế
gian này hiện ra. Lửa diêm cũng dần tắt. Tất cả biến mất. Em quẹt các que diêm còn lại trong bao để níu giữ
hình ảnh người bà thân thương…Em muốn đi theo bà và rồi, hai bá cháu nắm tay nhau cùng bay lên trời. Sáng
hôm sau, ngày đầu của năm mới, mọi người thấy thi thể cô bé bên một xó tường vời những bao diêm, nghĩ cô
bé chết vì đói và rét nhưng có ai biết được những điều kì diệu mà em đã trông thấy,em đã rất hạnh phúc trên
thiên đàng khi cùng bà đón những niềm vui đầu năm.

Truyện đã tái hiện những ước mơ, mộng tưởng thật đẹp và giản dị của cô bé. Nhưng quay lại hiện thực mà
xem, nó tàn nhẫn hơn những gì ta nghĩ. Một cô bé chỉ mới mười, mười hai tuổi đêm đông giá rét phải dò dẫm
bán từng bao diêm, bụng đói, đầu trần, chân đất…Cái tuổi ấy, như học sinh chúng ta đều được ăn no, mặc đẹp,
được vui chơi giải trí, sung sướng và hạnh phúc bên gia đình. Còn cô bé nhỏ nhắn ấy chẳng có gì cả, em mất
mát nỗi đau về vật chất lẫn tinh thần. Những ước mơ ấy, thật nhỏ nhoi và giản dị của cô bé rất chính đáng bởi
em đáng được nhận những điều đó. Cái chết của cô bé là một sự cảm thông sâu sắc thấm đượm tinh thần nhân
đạo của nhà văn. Ông đã cúi xuống nổi đau của một em bé bất hạnh, kể cho chúng ta nghe câu chuyện cảm
động này bằng tất cả tình yêu thương vô bờ bến với trẻ thơ và những con người nghèo khổ. Đó cũng là lời tố
cáo đanh thét của xã hội có những con người ích kỷ, lạnh lúng và vô cảm. Ông đã cất lên tiếng nói để cảnh tỉnh
những trái tim đông cứng như băng giá, gửi bức thông điệp tình thương đối với mọi người. Kết thúc câu
chuyện thật buồn nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn đầy ắp tâm trí người đọc, người nghe
qua những lời kể và sự miêu tả rất cuốn hút của An-đéc-xen.

Làm nên thành công của một truyện ngắn, tất nhiên không thể không kể đến giá trị nghệ thuật. Truyện
được xây dựng trên một tình tiết lặp lại và biến đổi tự nhiên hợp lí, đó là chi tiết năm lần em bé quẹt diêm. Để
đắm chìm trong thế giới ảo ảnh do em bé tưởng tượng ra, để câu chuyện phát triển đan xen giữa hiện thực vả
mộng tưởng, hệt như trong truyện cổ tích không thể có chi tiết dẫn truyện nào hay hơn, độc đáo hơn trong hoàn
cảnh, nhân vật và sự kiện như vậy. Đặc biệt là truyện chỉ có một nhân vật, một em bé không có tên : em bé bán
diêm. Với lối dẫn truyện đa dạng: miêu tả cảnh vật, khắc họa sống động những khoảnh khắc tâm trạng của cô
bé, lời đối thoại, độc thoại một chiều và dẫn lời gián tiếp làm cho truyện trở nên hay và hấp dẫn, tránh sự đơn
điệu. Đỉnh điểm của câu chuyện là cái chết của em bé bán diêm giữa đêm đông giao thừa, một kết cục không
giống như truyện cổ tích mà ta thường hay đọc, tính cổ tích có chăng là đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười
của em khi hạnh phúc cùng bà trên cõi thiên đường, giải thoát mọi khổ đau của thực tại.

Cô bé bán diêm là một tác phẩm có giá trị cao đối với nền văn học thế giới. Một truyện ngắn đặc sắc và
giàu giá trị nhân văn. Câu chuyện đã nghiệm cho người đọc rất nhiều điều trong cuộc sống: con người cần có
lòng nhân ái, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau thì sẽ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Hiếm có một truyện ngắn nào mang một sức sống mãnh liệt và để lại nhiều cảm xúc như “Cô bé
bán diêm” của An dec xen. Có lẽ tinh thần nhân đạo, trong truyện ngắn đã tạo nên vẽ đẹp trường tồn cho tác
phẩm và chính vì thế, hình ảnh“ cô bé bán diêm” ấy sống mãi trong lòng người đọc..
Thuyết Minh Về Thể Loại Truyện Ngắn
15:23 - 19/12/2012Alô AlôChưa có chủ đề

MB:
-Dẫn dắt từ các thể loại của văn học: Sự phong phú, đa dạng của các thể loại văn học, mỗi thể loại có đặc trưng
riêng
-Giới thiệu về thể loại truyện ngắn: là một trong những thể loại tiêu biểu
TB:
-Giới thiệu định nghĩa truyện ngắn: Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu truyện kể bằng
văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thông
thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở
con số đó. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn.
-Giới thiệu đặc điểm của truyện ngắn:
+Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định. Trong khi đó, tiểu thuyết chứa
được nhiều vấn đề, phủ sóng được một diện rộng lớn của đời sống. Do đó, truyện ngắn thường hết sức hạn chế
về nhân vật, thời gian và không gian trong truyện ngắn cũng không trải dài như tiểu thuyết. Đôi khi truyện
ngắn chỉ là một khoảng khắc của cuộc sống.
+Truyện ngắn thì gây cho người đọc một cái nút, một khúc mắc cần giải đáp. Cái nút đó càng ngày càng thắt
lại đến đỉnh điểm thì đột ngột cởi tung ra, khiến người đọc hả hê, hết băn khoăn.
Viết và đọc truyện ngắn tạo ra trong ta cảm giác khác hẳn với viết và đọc tiểu thuyết. Trước hết đấy là quan hệ
giữa cô đọng và mở rộng. Tiểu thuyết, dù có cô đọng đến đâu, phải hàm chứa khả năng phân nhánh và kéo dài,
nếu không nói là đến vô cùng tận. Truyện ngắn thì ngược lại, phải súc tích và ngắn. Dĩ nhiên đây không phải là
chuyện dài ngắn đơn thuần, vì một truyện ngắn mười hai trang có thể chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn là một
cuốn tiểu thuyết bốn trăm trang. Chúng ta đang nói đến một phạm trù khác của các tác phẩm hư cấu nói chung.

Một cách so sánh thường thấy giữa truyện ngắn và tiểu thuyết là xem tiểu thuyết là bản hợp xướng cho một
dàn nhạc lớn và truyện ngắn là khúc tứ tấu cho mấy chiếc đàn. Nhưng theo tôi, cách so sánh này không chính
xác: nó dựa trên lượng và vì vậy dễ làm ta lầm lạc. Bản nhạc do hai chiếc violin, một chiếc viola và một cello,
thực hiện nghe khác với khi được thực hiện bởi dàn nhạc gồm hàng chục nhạc cụ khác nhau, nhưng một đoạn
hoặc một trang truyện ngắn thì không khác gì một đoạn hay một trang tiểu thuyết. Truyện ngắn cũng chứa
đựng tất cả các nguồn lực y như tiểu thuyết: ngôn ngữ, nội dung, nhân vật và phong cách. Tiểu thuyết gia có
thể sử dụng phương tiện nghệ thuật nào thì nhà văn viết truyện ngắn cũng có thể sử dụng các phương tiện đó.
Một so sánh tương đối thịnh hành khác giữa tiểu thuyết và truyện ngắn: anh hùng ca và bản tình ca đưa ta đến
gần với bản chất của vấn đề hơn. Có thể nói truyện ngắn là bản tình ca viết bằng văn xuôi, còn tiểu thuyết thì là
bản anh hùng ca văn xuôi.

KB: Khẳng định vai trò, vị trí của thể loại truyện ngắn trong sự phát triển của văn học
THUYẾT MINH VỀ TRUYỆN NGẮN CHIẾC LÁ CUỐI

Truyện ngắn là một hình thức tự sự loại nhỏ, dung lượng ngắn, có cốt truyện và ít nhân vật, miêu tả một khía
cạnh, tính cách, một mảnh trong cuộc đời nhân vật. Tuy là truyện ngắn nhưng nó đề cập đến những vần đề lớn
lao trong cuộc sống như truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen - ri trong chương trình Ngữ văn 8. Một tác
phẩm đặc sắc đã để lại trong lòng người đọc những nỗi niềm trăn trở…

O Hen-ri sinh năm 1862 mất năm 1910 là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Truyện của ông nổi tiếng là dí
dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ và khéo léo. Những truyện của O Hen-ri thường
nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động. Được
bạn đọc yêu thích hơn cả như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,… và “kiệt
tác” Chiếc lá cuối cùng.

Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn hay nhất của O Hen-ri. Câu chuyện kể về Xiu, Giôn-xi và
cụ Bơ-men – những họa sĩ nghèo cùng sống trong một căn hộ thuê gần công viên Oa-sinh-tơn. Giôn-xi bị bênh
viêm phổi khá nặng, cô thấy tuyệt vọng và tin rằng khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân cạnh cửa sổ
rụng xuống, cô cũng sẽ lìa đời. Kì diệu thay, sau một đêm mưa bão khủng khiếp, chiếc lá ấy vẫn dũng cảm
bám vào cành cây bằng sự kiên cường mãnh liệt. Điều đó đã khiến Giôn-xi thay đổi ý nghĩ về cái chết của
mình, cô không còn muốn chết nữa mà đã lạc quan, vui vẻ và có niềm tin vào cuộc sống hơn. Qua lời kể của
Xiu, Giôn-xi mới biết rằng chiếc lá ấy là do cụ Bơ-men đã vẽ vào ngay cái đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng
xuống, trong khi đó, để cứu sống Giôn-xi, cụ Bơ-men đã hi sinh mạng sống của mình.

Điều gì đã khiến chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy, vẫn đeo bám vào cây dây leo mỏng manh mặc cho mưa gió
trút xuống? Điều gì đã khiến Giôn-xi – con người tàn nhẫn có ý nghĩ quái gở ấy lấy lại niềm tin vào cuộc
sống? Phải chăng tất cả đều là một phép màu? Vâng! Đúng là có phép màu, không phải phép màu nhiệm xảy
ra ở trong truyện cổ tích mà ta thường đọc, cũng không phải do ông tiên hay thần linh nào ban tặng mà đó là
phép màu của tình yêu thương. Chính cụ Bơ-men - con người có tình yêu thương, giàu đức hi sinh cao cả ấy đã
làm cho chiếc lá vẫn còn mãi, vẫn tươi xanh mặc bao giông gió vùi dập phũ phàng. Chiếc lá vẫn đeo bám lấy
sự sống để Giôn-xi thấy rằng: cuộc sống này đáng quý biết bao! Đáng trân trọng biết bao! Tại sao lại không
yêu quý, trân trọng từng phút giây được sống mà lại đặt cược mạng sống của mình vào những chiếc lá thường
xuân? “Kiệt tác” của cụ Bơ-men cũng đã cho Giôn-xi biết rằng: cô đã quá yếu đuối, tệ bạc với cuộc đời và
chính bản thân mình. Xiu cũng là một nhân vật đáng ca ngợi, một cô gái với tình bạn cao đẹp, chung thủy, hết
lòng với Giôn-xi. Dù hoàn cảnh cũng nghèo khó nhưng cô luôn động viên Giôn-xi chiến thắng bệnh tật, khát
khao sống với cuộc đời. Từ hiện thực đầy rẫy những bất công vô lý, đem đến bao bất hạnh cho những con
người nghèo khổ, nhà văn luôn khơi dậy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật qua tình huống truyện thật bất ngờ
và cảm động.

Thành công của “Chiếc lá cuối cùng” còn phải kể đến tài năng viết truyện điêu luyện của O Hen-ri đặc biệt là
nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần và việc kể, tả tâm trạng nhân vật. O Hen-ri đã rất khéo léo trong việc
lựa chọn ngôi kể thứ ba để có thể kể hết câu chuyện của nhân vật một cách khách quan, biểu thị thái độ đánh
giá, bộc lộ các khía cạnh khác nhau cùa từng nhân vật. Truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp
dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo khiến người đọc bị lôi cuốn vào câu chuyện một cách say mê, hứng thú. Kết
thúc truyện thật bất ngờ khiến cho người đọc phải ngẫm nghĩ rất nhiều về sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men mà
Giôn-xi lại không phản ứng gì thêm, tạo sự dư âm cho truyện ngắn đặc sắc này.

Chiếc lá cuối cùng là một tác phẩm có giá trị cao đối với nền văn học thế giới. Một truyện ngắn gởi thông điệp
đến mọi người quan niệm về nghệ thuật và tình người thật đẹp trong cuộc sống : Đó chính là người nghệ sĩ
phải sáng tạo ra những tác phẩm không chỉ bằng tài năng mà bằng cả trái tim. Một trái tim chan chứa tình yêu
thương giữa con người với con người. Dư âm của câu chuyện sẽ mãi lắng đọng trong tâm trí ngưởi đọc xoay
quanh chiếc lá cuối cùng – một “kiệt tác nghệ thuật” của O Hen-ri.

Hiếm có một truyện ngắn nào mang một sức sống mãnh liệt và để lại nhiều cảm xúc như “Chiếc lá cuối
cùng” của O Hen – ri. Có lẽ chất triết lý trong truyện ngắn đã tạo nên vẽ đẹp trường tồn và chính vì thế, “chiếc
lá” ấy còn mãi với thời gian.
Bài văn thuyết minh về thể thơ lục bát
1.mở bài:
-lục bát là niềm kiêu hãnh của thơ Viêt:Nếu chọn loài cây Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn phải là cây tre.
Nếu chọn loài hoa Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là hoa sen.
Nếu chọn trang phục Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là chiếc áo dài.
Nếu chọn nhạc khí Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là cây đàn bầu…
Cũng như thế, nếu chọn trong nền thơ ca phong phú của ta một thể thơ làm đại diện dự cuộc giao lưu thơ
toàn cầu, hẳn đó phải là Lục bát.
Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của
dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Có thể nói, người Việt sống trong bầu thi quyển lục bát.
Dân ta nói vần nói vè chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên
truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp
cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát… Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải toả tâm sự, kí thác
tâm trạng, thăng hoa tâm hồn. Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc
này.
2.Thân bài:
a.Định nghĩa:
Lục Bát là loại thơ Sáu Tám, một câu sáu và một câu tám. Bài thơ lục bát luôn được bắt đầu
bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát. Lục Bát là thể thơ thông dụng nhất, vì cách làm và gieo
vần tương đối đơn giản.
Lục= sáu chữ: chữ 2 Bằng, 4 trắc, 6 Bằng
Bát= tám chữ : chữ 2 bằng, 4 trắc, 6 bằng, 8 bằng

Trong thơ lục bát, chữ thứ sáu của câu Lục, vần với chữ thứ sáu của câu Bát. Chữ thứ tám của
câu Bát vần với chữ thứ sáu của câu Lục kế tiếp và cứ theo quy luật đó cho đến hết bài thơ.

x B x T x B(v)
x B x T x B(v) x B(v)

v= vần

ví dụ:
Ngồi chờ hết cả đêm nay(v1)
Chỉ mong anh được xuân này(v1) bình yên(v2)
Cớ sao anh lại không lên(v2, 3)
Vô tình anh lại bõ quên(v3) tim này
b.Nguồn gốc của thơ lục bát
Người ta đã cố gắng tìm câu trả lời. Nhưng mọi trả lời đến nay vẫn chỉ là giả thuyết. Bởi cách sinh tồn của lục
bát xa xưa là sống trong trí nhớ, sống qua đường truyền miệng của bao thế hệ người Việt, ít khi nằm im lìm
trên trang giấy, nên tìm kiếm văn bản lục bát đầu tiên, kể cả dạng manh nha, dạng tiền thân của thể loại, để
xác định niên đại của nó là việc thiên nan vạn nan. Tuy nhiên, cội nguồn bao giờ cũng là mối băn khoăn khôn
cầm của nhân gian. Cội nguồn của lục bát cũng thế. Nó vẫn luôn là một bí mật đầy hấp dẫn, luôn mời gọi
những cuộc khám phá đầy phiêu lưu của các nhà thi học, đặc biệt là “lục bát học”. Chắc chắn sẽ còn nhiều
cuộc lội ngược về ngọn nguồn của tiếng Việt, lội ngược về cái vùng được xem là tiền sử của văn học và thơ
ca Việt để mà khảo sát, tìm kiếm, lục lọi, để truy tìm bằng được khởi thuỷ của thể loại này. Mà cuộc tìm kiếm
như thế, lắm khi, cũng oái oăm như cái điều mà một câu lục bát đã nói đến: Đem vàng đi đổ sông Ngô / Đêm
nằm tơ tưởng đi mò sông Tương. Khởi thuỷ sớm hay muộn còn chưa có gì thật chắc, nhưng một điều có thể
đoan chắc: lục bát là đứa con cưng của tiếng Việt, tiếng Việt đã nuôi lớn lục bát, đồng thời, chính lục bát cũng
góp mình làm cho tiếng Việt hay hơn, đẹp hơn.
c.Sức biểu đạt kì diệu của thơ lục bát:
Chỉ có hai câu, mười bốn tiếng, mà một cặp lục bát tiềm tàng những khả năng biểu hiện vô tận.
Nó luôn dư sức trần thuật: Đêm qua tát nước đầu đình / Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen (Ca dao), Này
chồng này mẹ này cha / Này là em ruột này là em dâu (Nguyễn Du), Đang trưa ăn mày vào chùa / Sư ra cho
một lá bùa rồi đi / Lá bùa chẳng biết làm gì / Ăn mày nhét túi lại đi ăn mày (Đồng Đức Bốn)… Nó vô cùng dồi
dào năng lực trữ tình: Ai ơi bưng bát cơm đầy / Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần (Ca dao), Nghe đi rời
rạc trong hồn / Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi (Huy Cận), Rồi lên ta uống với nhau / Rót đau lòng ấy vào
đau lòng này (Trần Huyền Trân), Ngày qua ngày lại qua ngày / Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng(Nguyễn
Bính), Mái gianh ơi hỡi mái gianh / Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương (Trần Đăng Khoa)… Nó dôi dả
năng lực triết luận: Trăm năm trong cõi người ta / Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau,Có tài mà cậy chi tài /
Chữ tài liền với chữ tai một vần (Nguyễn Du), Xin chào nhau giữa con đường / Mùa xuân phía trước miên
trường phía sau, Hỏi tên rằng biển xanh dâu / Hỏi quê rằng mộng ban đầu đã xa (Bùi Giáng), Mẹ ru cái lẽ ở
đời / Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn, Ta đi trọn kiếp con người / Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru, Có gì
lạ quá đi thôi / Khi gần thì mất xa xôi lại còn (Nguyễn Duy)… Nó đáp ứng mọi yêu cầu trào tiếu: Một rằng
thương hai rằng thương / Có bốn chân giường gãy một còn ba (Ca dao), Anh đi công tác Plây / Ku dài dằng
dặc biết ngày nào ra (Ca dao mới), Thương đùng đùng nhớ đùng đùng / Yêu nhau quẫy nát một vùng chiếu
chăn (Võ Thanh An),Ối giời ơi nõn nà chưa / Bột trinh bạch đấy giời vừa rây xong, Ễnh ềnh ệch hõn hòn hon
thùi lùi (Nguyễn Duy)…
Chỉ có hai câu, 14 tiếng, với áp lực lớn về tính chẵn của tiết tấu, mà nhịp lục bát vẫn biến hoá vô chừng. Nó có
thể dàn đều nhịp: Năm năm tháng tháng ngày ngày / Lần lần lữa lữa rày rày mai mai (Ca dao), Nhớ sao tiếng
mõ rừng chiều / Chày đêm nện cối đều đều suối xa (Tố Hữu)…Nó có thể co kéo những trùng điệp, tạo nên
nhịp dích dắc: Còn tình yêu của đôi ta / Đến đây là đến đây là là thôi (Nguyễn Bính)… Nó có thể đăng đối
nhịp: Người lên ngựa kẻ chia bào, Nửa in gối chiếc nửa *** dặm trường (Nguyễn Du), Nhớ canh rau muống
nhớ cà dầm tương (Á Nam Trần Tuấn Khải)… Nó có thể đảo nhịp: Cái gì như thể nhớ mong /Nhớ nàng,
không, quyết là không nhớ nàng (Nguyễn Bính), Thác, bao nhiêu thác cũng qua / Thênh thênh là chiếc thuyền
ta trên đời (Tố Hữu), Em đi để lại chuỗi cười / Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê (Phạm Công Trứ), Được
lúa, lúa đã gặt bông / Được cải, cải đã chặt ngồng muối dưa (Đoàn Thị Lam Luyến)… Nó có thể tràn vần
nhịp: Làng ta lại lóp ngóp làng / Lòng ta lại ếch nhái hoang cả lòng (Nguyễn Duy), Con xin ngắn lại đường
gần / Một lần rồi mẹ hãy dần dần đi (Trúc Thông)… Nó có thể vắt hàng: Trời cao xanh ngắt. Ô kìa / Hai con
hạc trắng bay về Bồng Lai (Thế Lữ)…
Chỉ có 14 tiếng, với hai câu chật chội, mà lục bát vẫn có cách dùng chữ với những chùm đôi, chùm
ba, thậm chí, vẫn gói ghém được cả những chùm bốn cồng kềnh, khiến lời thơ uyển chuyển co giãn phóng
túng đến lạ lùng: Nắng thoai thoải nắng chiều lưng lửng chiều (Nguyễn Bính), Sạch sành sanh vét cho đầy túi
tham (Nguyễn Du),Ở đây có những người con / Mang theo cái nõn nòn non lên ngàn, Ngấp nga ngấp ngoáng
kêu ma / Hóa ra ta gặp bóng ta trên tường (Nguyễn Duy)…
Chỉ có 14 tiếng, với đắp đổi bằng trắc khắt khe, dễ sa vào đơn điệu, thế mà trên thực tế, lục bát vẫn có những
cách dàn xếp bằng trắc vần vèo thú vị và hấp dẫn: Vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh (Nguyễn Du), Ngã
ba ngã bảy về đâu / Cái ngáng làm cớ cho nhau chuyện trò (Hữu Thỉnh), Đến đây gió cũng đi vòng / ngoằn
theo khoeo núi ngoèo trong khuỷu rừng (Nguyễn Duy)… Thường, mỗi cặp lục bát là một khúc thức chỉ tải vừa
một giọng, ví như giọng ngợi ca: Nhớ Ông cụ mắt sáng ngời / Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường (Tố Hữu)…
Nhưng, cũng trong phạm vi chật hẹp của một khúc thức thế thôi, mà lục bát vẫn có thể chuyển làn qua hai
giọng mau lẹ, tạo hiệu ứng trào phúng kì thú: Bác Thành có chiếc quần nâu / Bác rất giản dị bạ đâu cũng ngồi,
Hoan hô đồng chí Hồ Đăng / Ấn vào tàu chạy băng băng như rùa (ca dao mới)…
Và, khi cần thiết, lục bát vẫn có thể xé cả mình ra, đảo vần, ngắt hàng, biến thể, phá thể, thậm chí, tăng vọt số
chữ, thế mà vẫn… cứ là lục bát: Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo / Thất bát sông cũng lội, tứ cửu tam thập lục
đèo cũng qua” (ca dao)…
Theo luật mà lách luật, nghệ thuật là thế, lục bát càng thế.
Tiềm năng hình thức của lục bát là vô cùng.
Làm sao có thể khai thác hết !
d.đặc trưng của thể lục bát:điệu ngâm

Từ xưa đến nay, lục bát vẫn sóng bước hai phong cách: dân gian và cổ điển. Không thể nói đằng nào hơn
đằng nào kém. Đó là hai vẻ đẹp lục bát. Cả hai song hành, chuyển hoá và bổ sung cho nhau. Về tổ chức lời
thơ, lục bát cổ điển theo điệu ngâm (coi trọng tính uyên súc của ý, cú pháp của văn viết, chất liệu ngôn từ
nghiêng hẳn về thực từ), còn lục bát dân gian theo điệu nói (coi trọng việc biểu hiện xúc cảm trực tiếp, cú
pháp của văn nói, ngôn từ với phổ rộng gồm thực từ và thoả mái hư từ, thậm chí, hết sức ưa dùng khẩu ngữ).
Cùng viết về một cảnh tương tự nhau, cùng bộc lộ những cung bậc cảm xúc gần gũi nhau, nhưng cặp lục bát
này: Buồn trông cửa bể chiều hôm / Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa là điệu ngâm - thật uyên súc bởi
được nén chặt toàn những thực từ, còn cặp này: Anh đi đó, anh về đâu ? / Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu,
cánh buồm rõ ràng là điệu nói - cứ như buột miệng nói chơi chơi, lỏng là lỏng lẻo, thế mà đâu có chịu nhường
phần súc tích cho ai! Mỗi cặp là một vẻ đẹp riêng, không thể nào đánh đổi, mỗi cặp là con đẻ của một phong
cách lục bát đó. Nếu thành tựu nổi bật nhất của lục bát dân gian là ca dao, thì lục bát cổ điển được viết bởi
những cây bút bác học và kết tinh chói ngời là Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Những giai đoạn sau, trong bước phát triển nào của thơ, người ta cũng luôn thấy sóng đôi hai phong cách
này. Ví như đầu thời Thơ mới, là cặp Tản Đà và Á Nam Trần Tuấn Khải, đằng nghiêng về cổ điển, đằng
nghiêng về dân gian. Giữa thời Thơ mới là cặp Nguyễn Bính - đượm chất dân gian và Huy Cận - đậm màu cổ
điển… Đến thời sau này thì hai phong cách ấy thường hoà vào nhau, mà chất dân gian thường trội hơn, đồng
hoá cả chất cổ điển. Nổi lên nhiều cây bút sáng giá: Tố Hữu, Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Trần
Đăng Khoa, Lê Đình Cánh, Phạm Công Trứ… Cứ thế, qua các thời, lục bát luôn như một dòng sông, mà các
dòng chảy của nó cứ sóng sánh và quyện hoà để làm giàu cho nhau, làm nên cái diện mạo bền bỉ mà luôn
mới mẻ của lục bát.

e.khuynh hướng sử dụng thơ lục bát:


Trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, dường như đang có hai thái độ trái ngược đối với lục bát.
Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục bát. Họ thành kiến rằng lục bát là thể thơ quá gò bó về vần luật, về
thanh luật, về tiết tấu; nó đơn điệu, nó bằng phẳng, quê mùa. Họ vội cho rằng lục bát chỉ biểu hiện được
những cảm xúc quen thuộc của người Việt truyền thống. Còn tâm sự đầy những suy cảm tinh vi phức tạp của
người hiện đại thì lục bát khó chuyển tải. Họ lầm tưởng rằng lục bát sẽ khó theo kịp nhịp biến hoá đầy bấn
loạn của tư duy thơ hiện đại. Thậm chí, có người còn coi lục bát như một rào cản đối với những lối tư duy
nghệ thuật tân kì. Và, họ từ chối lục bát để một mực chạy theo những thể khác. Thực ra, mọi vẻ đẹp cùng
bíến thái mơ hồ nhất của thiên nhiên, mọi biến động phức tạp khôn lường của đời sống, mọi tầng sống sâu xa
huyền diệu nhất của tinh thần cá thể, mọi khuynh hướng tư duy nghệ thuật, dù truyền thống hay tối tân, đều
không xa lạ với lục bát. Vấn đề là người viết có đủ tài để làm chủ được lục bát hay không.
Vì thế mà có xu hướng ngược lại, nhiều người đã nhận thấy ở lục bát những ưu thế không thể thơ nào có
được. Họ đã tìm về lục bát. Họ ý thức rõ, từ xưa đến nay, lục bát luôn là thể thơ đầy thách thức. Sự gò bó có
thể là một khó khăn bất khả vượt đối với ai đó, nhưng lại là một thách thức đầy hấp dẫn đối với những tài
năng thơ thiết tha với tiếng Việt, thiết tha với điệu tâm hồn Việt. Họ nâng niu, chăm chút. Họ làm mới, họ cách
tân, để gửi gắm tấc lòng của con người hôm nay vào thể thơ hương hoả của cha ông. Họ dùng lục bát như
một phương tiện tâm tình gần gũi, để nói những gì sâu sắc nhất của tâm tư. Trong thực tế, lục bát với người
này là sở trường, với người kia là sở đoản. Nhưng, về thái độ, thì sẽ là không quá lời khi bảo rằng: trân trọng
lục bát cũng là một thước đo về văn hoá thơ với một người thơ Việt.
Nhờ những tấm lòng và tài năng ấy mà thế kỉ XX vẫn chứng kiến một cuộc chạy tiếp sức hào hứng không biết
đến mệt mỏi của lục bát. Đọc thơ lục bát thế kỉ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ
trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường
tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịt với tâm hồn Việt trên con đường hiện đại.

3.kết bài:
khẳng định lại sức sống mãnh liệt của thơ lục bát:
Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga,
chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này.
Lục bát mãi mãi là một tài sản thiêng liêng của nền văn hoá Việt.
Chừng nào thế giới còn chưa thấu tỏ vẻ đẹp của lục bát, chừng ấy họ chưa thực sự hiểu vẻ đẹp của thơ Việt.
Và, chừng nào ta còn chưa làm cho thế giới tiếp nhận được vẻ đẹp của lục bát, chừng ấy nền thơ Việt vẫn
còn chưa thực sự làm tròn sứ mạng của mình.

( bài bình luận về thơ lục bát của tiến sĩ Chu văn sơn )

You might also like