You are on page 1of 2

GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG TRUYỆN NGẮN CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

O Hen-ri là một cây bút truyện ngắn xuất sắc trong nền văn học Mĩ đầu thế kỉ XX. Các truyện của ông
thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, thể hiện một cách cảm động tình thương yêu người
nghèo khổ. Trong số các tác phẩm của ông, truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng là tác phẩm tiêu biểu cho con đường
văn học nghệ thuật của ông, thể hiện rõ nét về giá trị nhân đạo cao đẹp.

Trong một xã hội nhiễu nhương, đồng tiền ngự trị trên tất cả, con người dường như sống một cách vô
cảm, lạnh lùng. Nhưng chính trong cuộc sống ấy lại có những con người tuy nghèo khổ mà biết thương yêu
nhau, hi sinh vì nhau. Điều đó được tác giả O Hen-ri phản ánh lại trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng. Nếu nói
văn học là nhân học như Mác-xim Gác-ki thì quả thật Chiếc lá cuối cùng đã để lại cho ta nhiều cảm động sâu
sắc về lòng nhân ái của con người.

Trong truyện, tác giả đã kể lại cuộc sống nghèo khổ của các họa sĩ Mỹ tại một khu nhỏ phía Tây công
viên Oa-sinh-tơn. Đó là hai nữ họa sĩ trẻ tuổi Xiu và Giôn-xi, cùng với cụ Bơ-men, một họa sĩ già suốt đời chưa
lần nào thành đạt. Họ sống vất vả trong những căn phòng thuê tồi tàn, thiếu thốn về vật chất. Nhưng về mặt tinh
thần, về đời sống tình cảm, họ lại là những người có tình yêu thương sâu sắc đằm thắm.

Ở đây chúng ta cảm nhận được tình bạn vô cùng chân thành và cảm động. Đó là tấm tình trong sáng,
thủy chung của Xiu đối với Giôn-xi. Khi Giôn-xi lâm bệnh nặng, ta mới hiểu hết tấm lòng của Xiu. Cô không
bỏ rơi bạn, ngược lại còn làm việc hết mình để kiếm tiền chạy chữa cho Giôn-xi. Cô đã trông nom, chăm sóc
từng tí một cho Giôn-xi, lúc nào cũng động viên để Giôn-xi tin tưởng bản thân và mau hết bệnh. Cô đã làm mọi
cách để gạt bỏ sự yếu đuối của bạn. Với những việc làm của Xiu, cô đã chứng tỏ cho ta thấy được một tình bạn
thủy chung: lúc vui buồn đều có nhau, lúc hoạn nạn lại không thể thiếu nhau, không bỏ rơi nhau. Xiu hoàn toàn
gợn lên một suy tính nhỏ nhen, chỉ có một ước nguyện duy nhất là Giôn-xi khỏi bệnh, tiếp tục ước mơ vẽ
những bức về vịnh Na-plơ. Những người bạn như thế thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao!

Cảm động hơn, Chiếc lá cuối cùng còn là bài ca ca ngợi tấm lòng nhân đạo cao cả của cụ Bơ-men. Cụ là
một họa sĩ già, bao nhiêu năm cầm bút vẽ mà vẫn không với tới được gấu áo của nữ thần nghệ thuật. Khi biết
tin Giôn-xi bị bệnh, tâm lí tuyệt vọng không muốn sống nữa, cụ đã vô cùng buồn bã và cuối cùng, cụ cũng tìm
ra được viên thần dược lấy lại niềm tin cuộc sống cho Giôn-xi đó là bức vẽ chiếc lá cuối cùng. Và rồi hôm nay,
bức vẽ cuối cùng của cuộc đời cụ - bức vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng cũng đưa cụ tới đỉnh cao của nghệ
thuật. Có thể nói đây là một kiệt tác xuất sắc của cụ Bơ-men. Bức tranh được cụ âm thầm vẽ trong một đêm
mưa bão, dưới những ánh đèn bão nhỏ nhoi và cái lạnh giá rét buốt. Chiếc lá cuối cùng mà cụ vẽ không chỉ
được vẽ bằng màu, bằng bút vẽ, bằng tài năng kiệt xuất, mà còn được vẽ bởi tấm lòng yêu thương sâu sắc, sự hi
sinh cao cả xuất phát từ trái tim nhân đạo đầy tình người. Ở đầu ngọn bút không phải chỉ đơn giản là màu vẽ mà
còn là sự sống của ông, là máu của con tim, là sự tha thiết giành lại sự sống cho Giôn-xi từ tay tử thần. Lúc này,
ta mới thấy hết vẻ đẹp và sức mạnh kì diệu của nghệ thuật. Chiếc lá không rụng, nó mãi mãi còn trên dây
thường xuân cũng như tình người, lòng nhân đạo vẫn mãi mãi còn trong cuộc sống loài người dù cho xã hội có
biến động, xấu xa đến thế nào đi nữa.

Cũng từ hôm đầm mình trong đêm mưa tuyết lạnh lẽo ấy để vẽ chiếc lá cuối cùng, cụ bị ốm nặng và ra
đi vĩnh viễn, nhường lại sự sống cho Giôn-xiu. Cụ đã hi sinh một cách trầm lặng, để lại trong lòng người đọc
bao nhiêu niềm cảm kích. Hơn một thế kỉ qua, hàng triệu độc giả đã cúi đầu nghiêng mình trước nghĩa cử và sự
hi sinh cao đẹp của người họa sĩ già Bơ-men. Đến đây ta nghĩ về ý nghĩ muốn chết của Giôn-xi. Người ta chỉ
sống có một lần rồi ai cũng phải chết nhưng điều quan trọng là cách lựa chọn cái chết. Có cái chết nhẹ tựa như
lông hồng nhưng có cái chết khiến người ta khinh bỉ. Nếu như ý định muốn chết của Giôn-xi là điên rồ, ngớ
ngẩn thì cái chết của cụ Bơ-men là một hành động cao cả. Cái chết chết của cụ Bơ-men không phải là một dấu
chấm kết thúc mà nó là điểm bắt đầu cho một sự sống mới.

Hai nhân vật Xiu và cụ Bơ-men là hình ảnh tiêu biểu cho lòng yêu thương bạn bè, đồng loại. Nhà thơ
Tố Hữu đã từng nói:

“Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người sống để yêu nhau”

Đúng vậy! Không có con người, không có tình thương thì cuộc sống cũng trở nên vô nghĩa. Đọc xong
truyện Chiếc lá cuối cùng, ta vẫn cảm thấy phả ra khắp xung quanh là hơi ấm của những trái tim nhân ái mặc dù
cái giá lạnh của đêm mùa đông khủng khiếp mà cụ Bơ-men phải hững chịu để vẽ chiếc lá vẫn làm ta nghĩ đến
mà lạnh cả người.

You might also like