You are on page 1of 3

Xem thêm tại: http://tin.tuyensinh247.com/dap-an-de-thi-vao-lop-10-mon-van-thpt-chuyen-phan-boi-chau-nghe-an-nam-2014-c29a17683.

html#ixzz3ohGxRSVT

“Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri và “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một tác phẩm hiện đại nước ngoài một tác phẩm trung
đại nước ta. Nhưng chúng có một đặc điểm chung: đều có một nút thắt quan trọng. Ta nhận thấy, chiếc lá thường xuân trên tường (Chiếc lá cuối cùng) và chiếc
bóng trên vách (Chuyện người con gái Nam Xương) chính là những chi tiết quan trọng tạo nên kịch tính bất ngờ. Đồng thời chúng cũng góp phần quan trọng thể
hiện chủ đề của truyện.

Chiếc lá thường xuân trên bức tường đối diện cửa sổ phòng Giôn - xi chỉ là lá giả và chiếc bóng Vũ Nương trên vách tường nhà nàng cũng chỉ là
người giả. Nhưng chúng thể hiện rõ nét tình cảnh đáng thương của hai người . Cô họa sĩ trẻ Giôn-xi vì mắc bệnh nặng trong hoàn cảnh nghèo túng nên đã không
còn niềm tin vào bản thân. Bởi vậy Giôn-xi tuyệt vọng đặt sự sống của mình vào định mệnh vô lí: Khi chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân rụng xuống thì cô
cũng lìa đời. Nhưng con người đang đi dần vào cái chết ấy đã tìm lại được niềm tin vào sự sống của bản thân, đã khôi phục khát vọng nghệ thuật khi chiếc lá cuối
của cây thường xuân vẫn bám trụ trên cành cây khẳng khiu sau một đêm mưa bão và gió lạnh đến tái tê. Trong khi đó, Vũ Nương vững lòng tin ở cuộc sống.
Trương Sinh vắng nhà đi chinh chiến, nàng ở nhà chăm sóc mẹ già, con nhỏ không quản ngại khó khăn trong cảnh cô đơn, thiếu chỗ dựa là người đàn ông trụ
cột trong gia đình. Đêm đêm, nàng trỏ bóng mình trên vách nói với con đó là "cha Đản". Vậy mà Vũ Nương đâu có ngờ, chính cái bóng của mình lại mang đến
cho mình cái chết .
Tuy thể hiện tình cảnh éo le, nhưng cả 2 hình ảnh đều là kết tinh của hành động cao đẹp, vô tư, quên mình . Chiếc lá được tạo ra bởi tình yêu
thương, lòng nhân hậu, vị tha của người họa sĩ già Bơ - men. Bất chấp mưa gió, trèo lên một chiếc thang cheo leo với ngọn đèn bão leo lét, người họa sĩ già đã
vẽ lên một chiếc lá giống như thật để đoạt lại Giôn - xi từ tay tử thần. Cũng trong nhưng đêm lạnh lẽo, chiếc bóng trên tường là tấm lòng của một người vợ tuy
sống xa chồng nhưng vẫn một dạ thủy chung, luôn nghĩ chồng ở bên mình như hình với bóng. Đó cùng là tấm lòng của người mẹ rất đỗi thương con, muốn bù
đắp thiệt thòi cho một đứa bé chưa từng nhìn thấy mặt cha.
Cùng đại diện cho cái đẹp, nhưng 2 cái giả ấy lại mang đến 2 cái thật đối nghịch nhau: sự sống của Giôn-xi và cái chết của Vũ Nương. Chiếc lá đã
cứu sống Giôn-xi hay nói đúng hơn là người vẽ nên chiếc lá ấy đã giúp cho Giôn - xi được hồi sinh. Vì vậy, có thể nói chiếc lá trên tường là một phương thuốc
nhiệm màu, đó là kiệt tác của lòng nhân ái và đức hi sinh cao cả. Còn đối với Vũ Nương thì chiếc bóng trên vách lại là một chiếc bóng oan khiên. Chính cái bóng
của mình lại mang đến cho mình cái chết. Trương Sinh vốn "đa nghi", đi xa trở về liền tin ngay lời nói ngây thơ của bé Đản mà cho rằng vợ mình hư hỏng. Không
thể thanh minh , không thể nhờ cậy ai bênh vực cũng không thể chịu đựng sự nhục nhã vì đã mang tiếng thất tiết bị chồng chửi mắng, đánh đuổi đi, Vũ Nương
chỉ còn biết tìm đến cái chết. Nói rằng chiếc bóng trên vách hại chết Vũ Nương liệu có thật đúng?
Cả 2 hình ảnh đã tạo nên sự hàm súc, đa nghĩa đồng thời vừa thắt nút, mở nút tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm . Chiếc lá giả mà mang đến sự sống
thật. Chiếc lá cuối cùng là bàn đạp để cuộc sống mới bắt đầu. Chiếc lá được sinh ra từ cái chết của cụ Bơ-men - một cái chết "gieo mầm cho sự sống ". Còn
chiếc bóng, nó gây ra cái chết của Vũ Nương hay chỉ là một yếu tố? Chiếc bóng ấy có tội tình gì? Nhưng khi chiếc bóng không còn nữa thì nó lại thức tỉnh Trương
Sinh, giúp chàng nhận ra nỗi oan của vợ, cho chàng cơ hội làm mới mình để vượt qua những đa nghi, hồ đồ.

Xa cách nhau về không gian, thời gian, nhưng cả 2 hình ảnh (bóng, lá) đều thể hiện sự thấu hiểu, cảm thương sâu sắc số phận những người phụ nữ
bất hạnh. Họ mỏng manh như chiếc lá, mong manh như chiếc bóng, dễ tan vỡ, dễ bị hủy hoại vì bất cứ lí do gì, bất cứ lúc nào. Cả 2 câu chuyện đều đề cao lẽ
sống nhân ái. Nó luôn hướng về con người, cứu rỗi con người, nuôi dưỡng niềm tin, khát vọng sống. Bản thân con người mới chính là yếu tố quan trọng
nhất. Những con người có trái tim yêu thương, giàu lòng vị tha và niềm tin sẽ làm nên những điều tốt đẹp, diệu kì. Ngược lại , những kẻ ich kỷ, hồ đồ
và tàn nhẫn không chỉ chuốc lấy bất hạnh, mà còn mang đến tai họa cho người khác
Mỗi nhà văn có cách khám phá, thể hiện riêng: Bản chất của văn học là sáng tạo, mỗi hình tượng
cũng như tác phẩm bao giờ cũng là sự sáng tạo mang dấu ấn riêng của cá nhân nhà văn; thể hiện một
cách nhìn, cách nghĩ, cách lí giải riêng về thân phận con người bằng những hình thức nghệ thuật độc
đáo.
3. Cảm nhận các hình ảnh để làm sáng rõ ý kiến
* Hình ảnh chiếc bóng trên vách trong Chuyện người con gái Nam Xương:
- Tái hiện hình ảnh chiếc bóng trên vách
- Ý nghĩa:
+ Chiếc bóng - hiện thân của lòng tốt, tình mẹ con, đạo vợ chồng
+ Chiếc bóng cũng là nguyên nhân tạo nên bi kịch thê thảm đối với nhân vật Vũ Nương và đối
với cái gia đình bé nhỏ của nàng.
+ Chiếc bóng thức tỉnh Trương Sinh, giúp chàng nhận ra nỗi oan của vợ.
+ Chiếc bóng thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của tác giả đối với con người:
• Sự thấu hiểu, cảm thương sâu sắc số phận những con người bất hạnh, nhất là người phụ
nữ.
• Gửi gắm những triết lí sâu sắc, thấm đẫm tinh thần nhân văn: Cuộc sống luôn đầy những
yếu tố bất thường, con người không thể lường trước; thân phận con người nói chung và người phụ nữ
nói riêng: thân phận mỏng manh như chiếc bóng- mong manh dễ tan vỡ, khi còn, khi mất. Hạnh phúc, sự
sống, … có thể bị hủy hoại vì bất cứ lí do gì, bất cứ lúc nào….
- Về nghệ thuật: Tạo nên sự hàm súc, đa nghĩa đồng thời vừa thắt nút, mở nút tăng sức hấp dẫn
cho tác phẩm.
* Hình ảnh chiếc lá trên tường trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng:
- Tái hiện hình ảnh chiếc lá trên tường
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tình cảnh đáng thương của Giôn-xi: nghèo đói, bệnh tật nên tuyệt vọng, mất niềm tin
vào cuộc sống.
+ Là kết tinh của hành động cao đẹp, vô tư, quên mình của người họa sĩ già.
+ Là biểu tượng của lòng nhân ái, đức hi sinh, sức mạnh của của niềm tin yêu cuộc sống.
+ Thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của tác giả về con người, cuộc sống:
• Sự thấu hiểu, yêu thương của O.Hen-ri với số phận những nghệ sĩ nghèo nước Mỹ nói
riêng và con người nói chung.
• Đề cao lẽ sống nhân ái.
• Khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính: Hướng về con người, nuôi dưỡng
niềm tin, khát vọng sống, cứu rỗi con người…
- Về nghệ thuật: Chi tiết này tạo nên tình huống đảo ngược và một kết thúc bất ngờ cho tác
phẩm
4. Đánh giá chung:
- Chiếc bóng trên vách và chiếc lá trên tường là những hình ảnh có thực từ đời sống được các
tác giả đưa vào tác phẩm theo những cách riêng, thể hiện quá trình lao động nghệ thuật công phu, sáng
tạo với dụng ý nghệ thuật riêng. Qua đó thể hiện sự quan tâm đến số phận con người, tấm lòng nhân
đạo của các tác giả
Vậy mà, 2 cái giả ấy lại mang đến 2 cái thật có tính chất đối nghịch nhau : sự sống của Giôn-xi và cái chết của Vũ Nương
Cô họa sĩ trẻ Giôn-xi vì mắc bệnh nặng trong hoàn cảnh nghèo túng nên đã không còn niềm tin vào sức sống của bản thân , bởi vậy Giôn-xi tuyệt vọng đặt sức
sống của mình vào định mệnh rất vô lí : khi chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân rụng xuống thì cô cũng lìa đời . Nhưng con người đang đi dần vào cái chết ấy
đã tìm lại được niềm tin vào sự sống của bản thân , đã khôi phục khát vọng nghệ thuật khi Giôn-xi thấy chiếc lá cuối của cây thường xuân vẫn bám trụ trên cành
cây khẳng khiu sau một đêm mưa bão và gió lạnh đến tái tê . Thực ra , chiếc lá ấy được tạo ra bởi tình yêu thương , sự nhân hậu , vị tha của người họa sĩ già Bơ
- men dành cho Giôn - xi . Bất chấp mưa gió , trèo lên một chiếc thang với ngọn đèn bão leo lét cùng bảng màu và bút vẽ , người họa sĩ già chưa một lần thành
công ấy đã vẽ lên một chiếc lá giống ý như thật để rồi đoạt lại Giôn - xi từ tay tử thần . Chiếc lá ấy đã cứu sống Giôn-xi hay nói đúng hơn là người vẽ nên chiếc lá
ấy đã giúp cho Giôn - xi được hồi sinh . Cái chết của cụ Bơ-men chính là một cái chết "gieo mầm cho sự sống ". Vì vậy có thể nói chiếc lá trên tường là một
phương thuốc nhiệm màu đã cứu sống Giôn-xi , đó quả là kiệt tác của lòng nhân ái và đức hi sinh cao cả .
Còn đối với Vũ Nương thì chiếc bóng trên vách lại là một : " chiếc bóng oan khiên" .Vũ Nương tha thiết yêu chồng thương con và vững lòng tin ở cuộc sống .
Trương SInh vắng nhà đi chinh chiến , Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già , con nhỏ không quản ngại khó khăn trong cảnh cô đơn , thiếu chỗ dựa là người đàn
ông trụ cột trong gia đình . Đêm đêm , nàng trỏ bóng mình trên vách nói với con đó là "cha Đản " đủ cho thấy tấm lòng của một người vợ tuy sống xa chồng
nhưng vẫn một dạ thủy chung , luôn nghĩ chồng ở bên mình như hình với bóng , đó cùng là tấm lòng của người mẹ rất đỗi thương con , muốn bù đắp thiệt thòi
cho một đứa bé chưa từng nhìn thấy mặt cha . Vậy mà Vũ Nương đâu có ngờ , chính cái bóng của mình lại mang đến cho mình cái chết . Trương Sinh vốn "đa
nghi" , "đối với vợ luôn phòng ngừa quá sứa" , nay chàng đi xa trở về liền tin ngay lời nói ngây thơ của bé Đản mà cho rằng vợ mình hư hỏng . Không thể thanh
minh , không thể nhờ cậy ai bênh vực cũng không thể chịu đựng sự nhục nhã vì đã mang tiếng thất tiết bị chồng chửi mắng , đánh đuổi đi, Vũ Nương chỉ còn biết
tìm đến cái chết . Nói rằng chiếc bóng trên vách hại chết Vũ Nương liệu có thật đúng ? Kết tội Trương Sinh bức tử vợ liệu có oan cho chàng ta ? Khẳng định rằng
quan niệm trọng nam khinh nữ và những cuộc chiến tranh thời PK đã đẩy Vũ Nương đến bước đường cùng liệu có phải là công bằng ? Hay chính bé Đản là
người hại mẹ ? Phải chăng cái chết của Vũ Nương là do tất cả những nguyên nhân trên gây nên mà chiếc bóng trên vách chỉ là một yếu tố? Chiếc bóng ấy đâu
có tội tình gì.
Qua các chi tiết chiếc lá và cái bóng chúng ta có thể thấy rằng bản thân con người mới chính là yếu tố quan trọng nhất . Những con người có trái tim
yêu thương , lòng vị tha và giàu niềm tin sẽ làm nên những điều tốt đẹp , diệu kì. Và ngược lại , những kẻ ich kỷ, hồ đồ và tàn nhẫn sớm muộn sẽ
chuốc lấy bất hạnh, thâm chí mang đến tai họa cho người khác

You might also like