You are on page 1of 5

Chuyên đề: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

- Nguyễn Dữ -
I. Kiến thức chung
- Nguyễn Dữ là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ vĩ đại có đóng góp đặc
biệt quan trọng cho diện mạo nền văn học trung đại Việt Nam. Ông là một người
nghệ sĩ mà tên tuổi vang động đến thế kỉ XVI, chỉ với Truyền kì mạn lục, nhà văn
đã sống mãi trong lòng người đọc.
- Nguyễn Dữ vốn là người học rộng tài cao từng ôm hận giúp vua, giúp
nước nhưng sinh phải thời thế nhiễu nhương, loạn lạc nên ông đã từ bỏ tất cả, tìm
về nơi thông xanh, suối biếc để di dưỡng tinh thần và chuyên tâm vào sáng tác văn
học.
- Truyền kì mạn lục là tác phẩm lớn nhất trong đời văn Nguyễn Dữ. Đây là
một tập văn xuôi bằng chữ Hán gồm 20 truyện được nhà văn sáng tác trong thế kỉ
XVI. Truyền kì mạn lục được hiểu là ghi chép một cách tản mạn về những chuyện
hoang đường kì lạ, lưu truyền trong dân gian theo đặc trưng của thể loại truyện
truyền kì. Nhà văn đã mượn những câu chyện hoang đường, kì quái, từ đó phản
ánh sâu sắc hiện thực. Đây là một kiệt tác văn chương được người đời sau ngợi ca
là “thiên cổ kì bút”.
- Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những tác phẩm thành
công nhất trong số 20 truyện của Truyền kì mạn lục. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho
phong cách nghệ thuật và hồn văn Nguyễn Dữ. Từ câu chuyện bi thảm đầy nước
mắt của nàng Vũ Nương, nhà văn đã gửi đến người đọc một giá trị hiện thực và
một tinh thần nhân văn, nhân đạo sâu sắc.
II. Phân tích tác phẩm
1. Hình tượng nhân vật nàng Vũ Nương
a. Nhân cách cao đẹp của nàng Vũ Nương
- Ngay từ những dòng văn đầu tiên của truyện, khi nhân vật nàng Vũ Nương
chưa xuất hiện, nhà văn Nguyễn Dữ đã giới thiệu về nàng như một người con gái
vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính tình đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung
tốt đẹp. Lời giới thiệu ấy đã mở ra một chân dung phụ nữ có nhân cách trong sáng,
tâm hồn cao đẹp, tạo được một ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.
1
- Với Trương Sinh, Vũ Nương là một người vợ hiền thục, đảm đang, tháo
vát, hết lòng vì chồng. Trong đạo vợ chồng, nàng là một người phụ nữ thông minh,
đôn hậu, biết tính chồng đa nghi, Vũ Nương một mực giữ gìn khuôn phép chưa
bao giờ để xảy ra cảnh vợ chồng phải bất hòa, một tay nàng chăm lo, vun vén cho
mái ấm gia đình được nồng nàn, lại hạnh phúc, ấm êm.
- Sống giữa thời loạn lạc, Trương Sinh phải tòng quân chinh chiến nơi biên
ải xa xôi, trong buổi tiễn đưa chồng đầy lưu luyến, bịn rịn, bùi ngùi. Vũ Nương đã
rót chén rượu đầy chúc chồng hai chữ bình yên. Nàng chẳng mong công danh phù
phiếm, chẳng mong chồng trở về được đeo ấn phong hầu, ước mơ của nàng thật
bình dị, đơn sơ, chỉ cần chồng bình yên trở về đã là hạnh phúc với người phụ nữ
ấy, mọi xa hoa, phú quý không bằng được hạnh phúc gia đình ấm êm, hòa thuận.
- Tình cảm của nàng Vũ Nương dành cho Trương Sinh còn được thể sâu
nặng qua nỗi nhớ thiết tha dành cho chồng. Trong những năm xa cách, đó là một
nỗi nhớ sâu nặng thiết tha đến tan chảy cả nỗi lòng. Nỗi nhớ ấy thường trực mọi
lúc mọi nơi, mỗi khi thấy bướm lượn mây giăng kín lối thì nỗi buồn góc bể chân
mây không thể nào ngăn cản được. Nỗi nhớ ấy của nàng khiến ta liên tưởng đến
nỗi nhớ của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm:
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong
- Khô ng chỉ là mộ t ngườ i vợ hiền thụ c, Vũ Nương hiện lên trong tác phẩm
còn là một người con dâu hiếu thảo, một người mẹ nhân từ. Những năm chồng đi
chinh chiến, Vũ Nương đã thay chồng yêu thương, chăm sóc mẹ chồng, lo cho mẹ
từng bữa ăn, giấc ngủ. Khi mẹ già đau yếu, nàng hết sức thuốc thang chạy chữa,
lựa những lời ngọt ngào, khôn khéo để khuyên răn mẹ vơi bớt đi nỗi nhớ con. Khi
mẹ chồng qua đời nàng hết lòng thương xót. Lo cơm chay, mai tang chu đáo như
đối với cha mẹ ruột của mình. Với đứa con thơ, nàng hết lòng yêu thương, chăm
sóc, dạy dỗ với khát khao cháy bỏng rằng con sẽ khôn lớn nên người. Tấm lòng
của người mẹ ấy trĩu nặng tình thương, ngay cả chi tiết cái bóng trên tường, điều
mà sau này đã đẩy nàng vào bi kịch gây ra nỗi oan thảm khốc cho nàng cũng cho

2
thấy một tình thương con sâu nặng. Vũ Nương cũng chỉ bóng mình trên vách mà
nói rằng cha Đản đến đó vì nàng không muốn đứa con thơ phải sống trong sự thiếu
thốn tình cảm của người cha.
b. Số phận oan nghiệt của nàng Vũ Nương
- Nàng Vũ Nương hiện lên trong truyện với một tâm hồn cao đẹp, một nhân
cách trong sáng, một con người như thế đáng ra phải được sống hạnh phúc, phải
được trân trọng nâng niu. Thế nhưng có ai ngờ rằng, cuộc đời nàng lại rơi vào bi
kịch, rơi vào một nỗi oan khiên thảm khốc. Ngày chồng trở về, những tưởng được
sum họp trong đầm ấm, yên vui nhưng vì câu chuyện chiếc bóng trên tường qua
miệng đứa con thơ tập nói, Trương Sinh đã mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi. Vốn là
một kẻ vô học lại vũ phu, đa nghi, Trương Sinh đã bỏ ngoài tai mọi lời thanh minh
của cô, mọi lời biện luận của hàng xóm làng giềng, nỗi khổ đau, tủi cực lên đến tột
cùng, nàng chỉ biết gieo mình xuống dòng Hoàng Giang, nhờ dòng nước rửa sạch
nỗi oan cho mình.
- Thật ra nỗi bất hạnh, nỗi oan khiên thảm khốc của nàng Vũ Nương không
phải bắt đầu từ tấn bi kịch này mà nỗi đau ấy đến với Vũ Nương khi nàng chấp
nhận cuộc hôn nhân với Trương Sinh, ngay từ đầu ta đã nhận ra đây là cuộc hôn
nhân không bình đẳng. Kể từ khi về làm đâu nhà họ Trương, Vũ Nương đã phải
chịu đựng sự xét nét, đa nghi, phòng ngừa quá sức của chồng mình. Chính chế độ
phong kiến nam quyền đã cho phép người đàn ông được quyền mắng nhiếc, đánh
đuổi vợ mình đi mà không cần chứng cứ rõ ràng. Chính sự phi lý khắc nghiệt ấy
đã đẩy nàng Vũ Nương vào nỗi oan thảm khốc.
- Ở phần cuối của truyện, nàng Vũ Nương được sống sung sướng, nhàn hạ
dưới thủy cung, được kề cận vợ vua Nam Hải. Không phải vì thế mà ta thấy nàng
hạnh phúc, làm sao hạnh phúc khi quyền làm mẹ, làm vợ của nàng không còn,
càng thấy xót xa hơn khi nghe câu nói của nàng cuối truyện: “Đa tạ tình chàng,
thiếp không trở về nhân gian được nữa. Âm dương cách trở đôi đường hạnh phúc
tan thành mây khói”. Kết thúc câu chuyện là một khoảng vắng mênh mông, mờ
nhạt, gợi một niềm ngậm ngùi cho đến mãi ngàn sau.
2. Ý nghĩa của câu chuyện chiếc bóng trên tường.

3
- Một trong những thành công tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt trong truyện
Người con gái Nam Xương là Nguyễn Dữ đã sáng tạo nên một hình ảnh xuất thần,
độc đáo, đó là hình ảnh chiếc bóng trên tường, đây là một chi tiết nghệ thuật đặc
sắc, một hình tượng nghệ thuật độc đáo, có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng
nhân vật và gửi gắm tư tưởng của câu chuyện. Có thể nói đây là một chi tiết nhỏ
nhưng làm nên nhà văn lớn, là một giọt nước giúp ta nhìn thấy cả đại dương, là
một giọt sương nhưng giúp ta nhìn thấy cả bầu trời.
- Về mặt nghệ thuật: chi tiết chiếc bóng trên tường là một chi tiết tạo nên
mâu thuẫn xung đột, đồng thời cũng là chi tiết mở nút giải quyết mâu thuẫn xung
đột. Chính điều này, đã tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn đặc biệt cho truyện. Xung đột
của câu chuyện được đẩy lên cao trào khi Trương Sinh trở về nghe câu chuyện
của đứa con thơ về chiếc bóng trên tường để đẩy vợ mình đến cái chết oan nghiện
rồi hình ảnh cái bóng trong lời nói ngây thơ của bé Đản xuất hiện lại lần thứ hai
giúp mở nút câu chuyện khiến Trương Sinh nhận ra lỗi lầm của mình và nàng Vũ
Nương được giải oan.
- Về mặt nội dung: chi tiết cái bóng là chi tiết góp phần bộc lộ rõ tính cách
các nhân vật. Đối với nàng Vũ Nương, nó thể hiện tình yêu thương vô hạn đối với
chồng con. Đêm nào nàng cũng chỉ bóng nàng trên vách mà nói cha Đản đến đó là
vì nàng không muốn con mình sống trong sự thiếu thốn tình cha, đồng thời cũng là
để vơi bớt đi nỗi nhớ chồng ở biên ải. Với Trương Sinh cho thấy sự độc đoán, đa
nghi, vũ phu khi đổ oan cho vợ cũng như của bản thân khi nhận ra lỗi lầm của
mình. Lời bé Đản cho thấy sự ngây thơ, hồn nhiên trong tâm hồn đứa trẻ con.
Cũng chính chi tiết cái bóng trên tường đã khắc sâu nỗi đau của nàng Vũ Nương
để rồi từ nỗi đau ấy mà tác giả tố cáo chế độ phong kiến nam quyền đã quá bất
công với người phụ nữ, cho thấy số phận cay đắng của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến, nói như nhà thơ Nguyễn Du:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
3. Giá trị của tác phẩm
a. Giá trị hiện thực

4
Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm chứa đựng giá trị hiện
thực sâu sắc. Thông qua câu chuyện đầy bi thảm của nàng Vũ Nương, nhà văn đã
khái quát nên thành một bức tranh xã hội rộng lớn về một thời đại mà chế độ
phong kiến nặng nề đặc biệt là người phụ nữ trong khổ đau, buồn tủi để rồi từ đó,
nhà văn lên tiếng tố cáo một cách mạnh mẽ chế độ phong kiến phi nhân tính đã
đẩy con người xuống đáy vực sâu đã chà đạp và cướp đoạt bao nhiêu ước mơ, khát
vọng hạnh phúc của con người
b. Giá trị nhân đạo
Bên cạnh giá trị hiện thực Chuyện người con gái Nam Xương còn là một tác
phẩm lấp lánh tinh thần nhân văn và giá trị nhân đạo. Nhà văn đã mở rộng lòng ra
để ca ngợi vẻ đẹp của con người, bày tỏ sự đồng cảm, trân trọng đối với khát vọng
tình yêu và hạnh phúc của con người. Đồng thời, nhỏ nước mắt xót thương cho nỗi
đau, cho nỗi oan khiên thảm khốc của con người.

You might also like