You are on page 1of 8

Mở đầu: Thần thoại Hi Lạp kể rằng: “Thượng đế đã lấy vẻ đầy đặn của mặt

trăng, đường uốn cong của loài dây leo, dáng run rẩy của các loài cỏ hoa, nét mềm
mại của loài lau cói, màu rực rỡ của nhị hoa, điệu nhẹ nhàng của chiếc lá, cảm giác
tinh vi của vòi voi, cái nhìn đăm chiêu của mắt hươu, cái xúm xít của đàn ong, ánh
rực rỡ của mặt trời, nỗi xót xa của tầng mây, luồng biên động của cơn gió, tính
nhút nhát của con hươu rừng, sắc lộng lẫy của con chim công, hình nhuần nhuyễn
của con chim yểng, chất cứng rắn của ngọc kim cương, vị ngon ngọt của đường
mật, khí lạnh lẽo của băng tuyết đức trung trinh của chim uyên ương đem mọi thứ
ấy hỗn hợp lại, nặn thành người phụ nữ”. Có thể nói, người phụ nữ là biểu tượng
của cái đẹp. Nhưng trong thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ, đầy rẫy những
sự bốt công oan trái, người phụ nữ phải chịu nhiều đắng cay, oan trái nhất. Thế
nhưng, những người phụ nữ ấy vẫn luôn xinh đẹp, nết na, giàu lòng thương yêu và
nhân hậu. Ta có thể bắt gặp hình ảnh của họ qua nhiều tác phẩm văn học dân gian
và văn học trung đại Việt Nam. Trong số những tác giải xuất sắc ấy có nhà văn
Nguyễn Dữ. Ông được mệnh danh là một trong những cây đại thụ của nền văn học
Việt Nam thế kỉ XVI. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một tác phẩm vô cùng tiêu
biểu của ông đó là “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Tác giả: Nguyễn Dữ


- Quê: xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay là thôn Đỗ Lâm, xã Phạm Kha,
huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
- Ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, khi trong xã hội đã bắt đầu có sự khủng
hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lợi gây ra
những cuộc chiến tranh nội bộ kéo dài.
- Nguyễn Dữ là người học rộng tài cao, ông ôm ấp lí tưởng hành đạo; nhưng
trước “đại thế bất an”, ông bất mãn với thời thế và để “nuôi mẹ già trọn đạo
hiếu”, ông chỉ làm quan có một năm rồi cáo quan lui về sống ẩn dật.

Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương


- Hoàn cảnh ra đời : “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm
Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền),
được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ
truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của
Truyền kì mạn lục
- Đề tài được tác giả sử dụng: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương
tâm của Vũ Nương, “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm thương
cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của
những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.

Tóm tắt: Vũ Nương là người phụ nữ nết na xinh đẹp. Trương Sinh thấy
vậy bèn xin mẹ hỏi cưới nàng về. Sau đó, chiến tranh ập đến, Trương Sinh
phải đi lính. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già con trẻ. Bà mẹ vì quá nhớ
con buồn rầu mà chết. Nàng ma chay tế lễ chu đáo. Vũ Nương hàng đêm
thường chỉ bóng mình trên vách bảo với con đấy là cha Đản. Khi giặc tan
trương Sinh trở về đứa trẻ không nhận là cha mình. Nghe nó kể lại Trương
Sinh nghi ngờ vợ mình thất tiết, đánh đuổi vợ ra khỏi nhà. Vũ Nương thanh
minh không được đành phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Cùng
làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi lúc hóa rùa đã được Linh Phi
cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ
Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Biết vợ bị oan
Trương Sinh đã lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra
giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đa tạ chàng rồi biến mất.

Giá trị nội dung: Tác phẩm đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc
1. Giá trị hiện thực:
- Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền,
chà đạp số phận người phụ nữ (Đại diện là nhân vật Trương Sinh).
- Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận của người phụ nữ:
chịu nhiều oan khuất và bế tắc, phải tìm đến cái chết để kết thúc bi
kịch.
- Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa làm
cho cuộc sống của người dân rơi vào cảnh bế tắc.
2. Giá trị nhân đạo:
- Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông
qua nhân vật Vũ Nương: thùy mị, nết na, luôn giữ gìn khuôn phép, hết
mực thủy chung với chồng.
- Nêu cao khát vọng về một cuộc sống công bằng, hạnh phúc của người
phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
- Tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu có và của
người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của
tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.

Giá trị nghệ thuật:


- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng.
Chính chi tiết này đã tạo nên tính bất ngờ đồng thời cũng tăng thêm
tính bi kịch cho chuyện
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, nhân vật được xây dựng qua
lời nói và hành động. Các lời trần thuật và đối thoại của nhân vật sử
dụng nhiều hình ảnh ước lệ nhưng vẫn khắc hoạ đậm nét và chân thật
nội tâm nhân vật.
- Sử dụng yếu tố kỳ ảo làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.
- Kết hợp các phương thức biểu đạt như: tự sự, miêu tả, biểu cảm,…

Các yếu tố kì ảo trong truyện:


- Vũ Nương được Linh Phi, vợ vua Nam Hải, cứu về sống ở thủy cung
- Khi Phan Lang nằm mộng, thả con rùa và lạc vào động Rùa của Linh
Phi, được đãi yến tiệc và gặp Vũ Nương, người cùng làng đã chết oan,
được sứ giả Xích Hỗn do Linh Phi đưa về
- Vũ Nương trở về dương thế
- Yếu tố kì ảo đặc sắc nhất của tác phẩm là hình ảnh Vũ Nương hiện
ra khi Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoang Giang: lung linh
huyền ảo với kiệu hoa, võng lọng rực rỡ lúc ẩn lúc hiện rồi loáng
thoáng mờ nhạt dần.
 Các yếu tố kì ảo được trình bày đan xen với những chi tiết thực (địa danh, sự
kiện, lịch sử) làm tăng thêm sự gần gũi với đời thực, thêm tính thuyết phục.
Ý nghĩa các yếu tố kì ảo
- Tạo ra kết thúc có hậu, mang đặc trưng của thể loại: ước nguyện của
nhân dân “ở hiền gặp lành”, “bị oan sẽ được giải oan”,…
- Tô đậm bản chất tốt đẹp của Vũ Nương (nặng tình, nặng nghĩa, quan
tâm đến chồng con, trọng danh dự, nhân phẩm…)
- Tạo kịch tính, tố cáo xã hội Phong Kiến nam quyền bất công buộc
con người mà nhất là người phụ nữ phải chết oan ức, không có chỗ
đứng của người lương thiện.
- Lòng nhân đạo cảu tác giả: hạnh phúc không có trong ảo.
Như vậy, bằng cách kể chuyện tự nhiên, cảm động, các yếu tố kì ảo, hoang đường,
“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã khắc họa thành công
nhân vật Vũ Nương – một người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng số phận
lại vô cùng bất hạnh. Có thể nói cuộc đời của người con gái Nam Xương là một
minh chứng rõ nét cho vẻ đẹp tâm hồn và số phận khổ đau bất hạnh của người phụ
nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến ngày xưa. Thông qua tác phẩm này ta nhận
ra cái tâm và cái tài của tác giả, nhận ra sự cảm thương sâu sắc của nhà văn dành
cho nhân vật của mình và cho cả những người phụ nữ trong xã hội xưa dù cho là
ảo ảnh hay thế giới bên kia, hạnh phúc chỉ có ở đời thực trần gian và con người cần
phải biết trân trọng và giữ gìn nó.

Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì:


Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì
không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ
bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với
mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên
đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi,
nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng)
đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và
lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ
Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
- Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện: Chàng Trương sau này hiểu ra
nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi
là cha.
- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng (một thứ mờ nhạt,
vô nghĩa) đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã
hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.
Cảm nhận của e về cái kết của tác phẩm:
Có 2 luồng ý kiến trái chiều:

Kết thúc có hậu: Vũ Nương được sống sung sướng dưới thủy cung, được giải oan.

Kết thúc vẫn còn bi kịch: Lúc sống, Vũ Nương chỉ mong được vui thú vui nghi
gia bên chồng con. Lúc chết, Vũ Nương sống dưới thủy cung, mãi mãi không thể
hưởng hạnh phúc gia đình, xa chồng, xa con, âm dương cách biệt. Trương Sinh
một mình nuôi con, sống những ngày tháng trong hối hận giày vò. Bé Đản mồ côi
mẹ, sống thiếu tình thương của mẹ. Gia đình tan nát, hạnh phúc tan vỡ, bi kịch ấy
vẫn kéo dài.

Câu chuyện kết thúc song tính bi kịch vẫn tiềm ẩn trong cái lung linh kì ảo. Quả
không sai, câu chuyện truyền kỳ kết thúc nhưng hiện thực vẫn còn đau đáu những
nỗi niềm thân phận, bi kịch của những người phụ nữ như Vũ Nương vẫn còn tái
diễn. Đằng sau cái kết tưởng như có hậu đó vẫn còn ẩn chứa bi kịch. Đó chính là
còn bao nhiêu người phụ nữ sẽ nối tiếp sau Vũ Nương khi mà xã hội phong kiến
luôn đè nặng, chuyên quyền? Chiến tranh phi nghĩa làm Trương Sinh xa nhà, đi
lính khiến cho mối hàm oan của Vũ Nương có dịp phát sinh. Chế độ nam quyền
làm những người chồng như Trương Sinh trở nên nhỏ nhen, ích kỷ, gia trưởng, độc
đoán. Chính những điều đó đã giết chết bao thân phận phụ nữ nhỏ nhoi, đức hạnh.
Cái kết thỏa mãn ước mơ về công bằng ở đời: người tốt sẽ gặp được những điều
tốt. Dường như hiện thực thì không phải lúc nào cũng vậy, bi kịch vẫn còn đó
trong cái kết của truyện, gợi cho chúng ta nhiều sự thương cảm, xót xa cho những
người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp lại chịu nhiều bất hạnh dưới chế độ phong kiến
hà khắc. Tuy nhân vật Vũ Nương vẫn được miêu tả với kiếp sống ở chốn thuỷ cung
và sự trở về lung linh kì ảo để thể hiện ước mơ của con người về sự công bằng
trong cuộc đời, nhưng tính bi kịch cũng tiềm ẩn ngay từ cái kết này bởi sự trở về
và ước mơ hạnh phúc của Vũ Nương mang màu sắc ảo ảnh, hư vô, con người chỉ
biết tìm đến cho mình hạnh phúc ở một thế giới không hiện hữu. Do đó tính bi kịch
của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo, bởi ý kiến đó xuất phát
từ việc nắm bắt giá trị hiện thực của tác phẩm.
Nhân xét về đề tài số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến này
xưa:
Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ - tư dung tốt đẹp, tài sắc vẹn toàn nhưng lại
có số phận đầy bi thương, bị xã hội chà đạp, tước đoạt đi hạnh phúc, quyền được
sống. Ấy vậy mà họ vẫn luôn toát lên những phẩm chất, cao quý, tốt đẹp. Văn học
trung đại Việt Nam đã khắc họa bức tranh hiện thực xã hội đầy bất công oan trái
mà người phụ nữ phải cam chịu và phẩm chất sáng ngời của họ. Tiêu biểu là các
tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và Truyện Kiều của
Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu...
Thời gian đã lùi xa hàng bao thế kỉ nhưng những tác phẩm tâm huyết trên vẫn gây
xúc động sâu xa, nhức nhối trong lòng người dọc. Bởi lẽ các tác phẩm ấy đã lên
tiếng phản ánh xã hội phong kiến bất công gây đau khổ cho người phụ nữ. Song
song đó, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện lên thật đáng trân trọng và tự hào
về người phụ nữ Việt với những phẩm chất tuyệt vời. Đó là vẻ đẹp truyền thống:
đảm đang, vị tha, thủy chung son sắt, giàu đức hi sinh. Vẻ đẹp đó mãi mãi là hạt
ngọc đáng trân quý.
Kết luận: Như vậy qua tìm hiểu tác phẩm “Chuyện Người con gái Nam Xương”
chúng ta như hiểu thêm về số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Một người
phụ nữ mang đầy đủ tư chất công, dung, ngôn, hạnh nhưng lại có một số phận vô
cùng bất hạnh khi sinh ra trong một thời đại có tư tưởng vô cùng lạc hậu là “trọng
nam khinh nữ” vô cùng nghiêm trọng. Thân phận của người phụ nữ trong thời đại
này thật rẻ rung biết bao, họ không được làm chủ cuộc sống của mình, phải tuân
theo những tư tưởng ngặt nghèo, những khuôn phép khắt khe trói chặt những
người phụ nữ trong một lồng sắt giam tâm hồn của họ lại. Chúng ta cảm nhận
được điều đó và thấy thương xót cho than phận của họ hơn bao giờ hết.
Văn học nghệ thuật ngày nay vẫn tiếp tục lưu giữ những vẻ đẹp của người phụ nữ
trong một phương diện mới, khía cạnh mới.Và xã hội ngày nay đã tạo mọi điều
kiện để phụ nữ thể hiện mình và hơn hết họ còn được xã hội tôn vinh qua các ngày
lễ dành riêng cho phái nữ. Chúng ta hãy dần loại bỏ những lễgiáo hà khắc, cổ hủ
trong thơ xưa và thay thế nó bằng những khúc ca vui ngợi ca về người phụ nữ. Xin
mượn lời nhà thơ Xuân Quỳnh để thêm một lần nữa khẳng định giá trị và vai trò
của người phụ nữ trong xã hội:
Một buổi sớm mai trớm bước chân mình trên cát
Người mẹ cho ra đời những Phù đổng thiên vương
Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng
Là bác học hay là ai đi nữa
Cũng là con của một người phụ nữ
Người đàn bà bình thường không ai biết tuổi tên
Một số nhận định hay về tác phẩm:
- Chuyện Người con gái Nam Xương đã chạm vào sự ma quái có thực
trong sự sống vốn là nghiệt ngã của con người. Cái chết của Vũ
Nương là sự đầu hàng số phận nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen
tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông và luật lệ phong kiến hà
khắc dung túng cho sự độc ác, tối tăm.
- Chi tiết kỳ ảo cuối truyện: Vũ Nương hiện về rực rỡ, uy nghi nhưng
chỉ là sự hiển linh trong thoáng chốc. Tức là vẫn còn xa cách, vẫn là
sự chia ly âm dương đôi ngả. Vũ Nương không trở về, chủ yếu là vì
xã hội ấy đâu có đất cho những người tốt như nàng, đặc biệt là những
người phụ nữ
- Văn Tâm nói: “Tương tự văn tự sự trung đại, nội dung Chuyện người
con gái Nam Xương nặng về động tác, nhẹ về khắc họa nội tâm và
miêu tả chi tiết.

Một số tác phẩm có thể liên hệ


- Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non”
- Truyện Kiều của Nguyễn Du:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
- Cuộc đời của Kiều Nguyệt Nga trong “Truyện Lục Vân Tiên” của tác
giả Nguyễn Đình Chiểu.

You might also like