You are on page 1of 3

- Nhà Hậu Lê sau thời thịnh trị cuối thế kỷ 15 đã bắt đầu suy yếu.

Trong 60 năm chiến tranh


(1533–1592) giữa Lê và Mạc đã diễn ra 38 trận lớn nhỏ, cả hai bên đều huy động gần hết các lực
lượng lao động chính trong xã hội vào cuộc chiến cùng những nhân tài, vật lực trong tay. ->
Nhân dân vẫn tiếp tục chịu cảnh lầm than, đồng ruộng bị bỏ hoang. Dân gian còn lưu lại những
câu ca dao nói về sự khổ cực của nhân dân trong việc lao dịch, quân ngũ vì chiến sự ở Cao Bằng:
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trảy nước non Cao Bằng
* Sau đó, thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu "phù Lê diệt Mạc" để lấy lòng
thiên hạ và tiếp tục sự phân tranh giữa hai họ Trịnh – Nguyễn. Nước Đại Việt trong giai đoạn
này bị chia cắt hơn 150 năm. Bắt đầu từ năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây
Sơn (Nguyễn Huệ) lật đổ cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh.
- Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Dữ là tư tưởng Nho gia. Ông phơi bày những cái xấu xa của
xã hội là để cổ vũ thuần phong mỹ tục xuất phát từ ý thức bảo vệ chế độ phong kiến: phu
xướng phụ tòng ( chồng bảo vợ nghe), Tam tòng : “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu,
phu tử tòng tử” (ở nhà phải theo cha, đi lấy chồng phải theo chồng, chồng chết phải theo con).
Lấy chồng thì phải theo chồng,
Chồng đi hang rắn hang rồng cũng theo (Ca dao)
Như vậy, ở bất cứ nơi đâu người phụ nữ đều bị lệ thuộc. nhưng Truyền kỳ mạn lục còn thể
hiện sự dao động của tư tưởng ấy trước sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến…Đó là những
mong muốn của Nguyễn Dữ về một xã hội mọi người được sống yên bình trong sự công bằng,
trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người... Giá trị lớn của Truyền kỳ
mạn lục chính là ở những nội dung nhân văn đó.
- Truyền kỳ mạn lục là tập truyện có nhiều thành tựu nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật dựng
truyện, dựng nhân vật. Nó vượt xa những truyện ký lịch sử vốn ít chú trọng đến tính cách và
cuộc sống riêng của nhân vật, và cũng vượt xa truyện cổ dân gian thường ít đi sâu vào nội
tâm nhân vật. Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ
tình và cả kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và
thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động.
-> Truyền kỳ mạn lục là mẫu mực của thể truyền kỳ, là "thiên cổ kỳ bút", tiêu biểu cho những
thành tựu của văn học hình tượng viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng của sáng tác dân gian.
* Khi Vũ Nương lấy chồng: Nàng ko có quyền lựa chọn đâu khi xã hội phong kiến vẫn có đó
tư tưởng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Đồng tiền đã phát huy uy lực của nó khiến Vũ Nương
luôn sống trong suy nghĩ “con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”.
Trong tay sẵn có đồng tiền
Dầu long đổi trắng thay đen khó gì! (Truyện Kiều)
Đây là một cuộc hôn nhân không chứa chan tình yêu và cũng chẳng có sự tìm hiểu, thề nguyền
đính ước như Thúy Kiều- Kim Trọng. Và chính bức tường mang tên “giàu – nghèo” là ranh giới,
1
là điểm tựa cho thái độ và hành vi Trương Sinh nhưng là điểm yếu, nỗi tự tin, mặc cảm trong
nhận thức của Vũ Nương.
* Khi Trương Sinh đi lính:
- Trước cảnh đất nước binh đao loạn lạc, phu quân phải đi đến nơi biên ải xa xôi, cả giang sơn
nhà chồng đè nặng trên đôi vai nhỏ bé của người thiếu phụ.
+ Nàng thầm lặng mà sinh con ra, rồi lại một mình tần tảo nuôi nấng, dạy dỗ con thơ.
Mẹ anh nghiệt lắm anh ơi
Biết rằng có được ở đời với nhau
Hay là vào trước ra sau
Cho cực lòng thiếp, cho đau lòng chàng
+ Biết mẹ chồng đau ốm vì nhớ thương con, nàng tận tâm tận tụy chăm sóc. Một mình Vũ
Nương đảm đương tất cả, nàng vừa là mẹ, là dâu con
+ Những ngày sống trong cảnh “chăn đơn gối chiếc”, sự cô đơn, lẽ loi cùng nỗi nhớ kéo dài
theo năm tháng cứ cứa từng vết khiến trái tim nàng đau đớn. Mẹ chồng, người hiểu nàng nhất đã
từ giã cõi đời. Ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót, không ai bầu bạn, ủi an lúc buồn bã, sầu
muộn.
+ Nàng khắc khoải nhớ nhung Trương Sinh “thổn thức tâm tình thương người đất thú”. Vũ
Nương ngày ngày đợi chờ, ngóng trông đến thổn thức. Hình ảnh “bướm lượn đầy vườn” “mây
che kín núi” thơ mộng nhưng cũng man mác. Giống như tâm trạng của nàng bấy giờ, lệ sầu phủ
kín tâm can, nỗi buồn “không thể nào ngăn được”. Quả là lấy cảnh mà lột tả đươc cái tình của
con người.
“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong” ( Chinh phụ ngâm)
- Trở về sau ba năm cách biệt, ngỡ đâu hạnh phúc sum vầy, cả nhà đoàn tụ. Thế nhưng, chính
vì thói đa nghi và ghen tuông che mờ lí trí, Trương Sinh mù quáng tin vào những lời nói ngây
thơ của bé Đản mà đinh ninh phán cho Vũ Nương cái danh “vợ hư”. Trương Sinh bỏ ngoài tai
những lời khuyên can của mọi người và cũng chẳng thèm đếm xỉa tới lời biện bạch của nàng. Rồi
từ chỗ “la um lên cho hả giận”, chàng đã nhẫn tâm mắng nhiếc và đánh đuổi vợ đi. Thà tin
vào lời nói ngô nghê của đứa trẻ lên ba chứ nhất quyết không tin lời người vợ tào khang và tin
lời bà con chòm xóm.
- Phải chăng xã hội phong kiến với chế độ nam quyền độc đoán, bất công và tàn bạo, với thói
“trọng nam khinh nữ” đã dung túng cho phép người người đàn ông được quyền coi thường, rẻ
rúng, mặc nhiên định đoạn thậm chí giẫm đạp lên phẩm giá cao quý của người vợ. Vũ Nương
đức hạnh, ngoan hiền vậy mà lại phải mang bản án nhuốc nhơ “hư thân mất nết”. Đó là nỗi ô
nhục cho nàng, cho gia đình, dòng họ, cho phẩm giá “tư dung tốt đẹp” mà bấy nay nàng ra sức
giữ gìn. Nỗi oan của nàng thấu tận trời xanh vậy mà nàng cũng chẳng được quyền phản
kháng, bảo vệ chính mình.
- Với Vũ Nương, “cái thú vui nghi gia nghi thất” chính là lí tưởng, mục đích sống và tồn tại
của nàng. Để rồi khi điểm tựa ấy bị vùi dập tả tơi bởi nỗi oan thất tiết “Nay đã bình rơi trâm
2
gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống,
kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.”. Với
hàng loạt những hình ảnh ước lệ ngụ ý chỉ sự lụi tàn, thê lương của mối nhân duyên đổ vỡ đã
lột tả thành công nỗi thất vọng, ê chề, đau đáu xâm chiếm cõi lòng của nàng.
Vũ Nương quyết định trầm mình xuống sông Hoàng Giang để rửa sạch nỗi oan khuất, giải bày
tấm lòng ngay thẳng, tấm thân trinh bạch của mình. Cái chết của Vũ Nương thực chất là do bị
chồng bức tử vậy mà Trương Sinh cũng chẳng một chút động lòng hay ân hận, day dứt. Rõ ràng
chính xã hội cũ đã sinh ra bao Trương Sinh với thói độc đoán là nguyên nhân của những khổ đau
mà người phụ nữ phải gánh chịu. Một người con gái luôn khao khát hạnh phúc dù chỉ nhỏ nhoi,
bình dị nhưng cho đến khi trẫm mình xuống sông thì cuộc đời nàng đúng là một chuỗi dài những
bi kịch. Hạnh phúc đâu quá xa vời mà xã hội phong kiến ấy không cho nàng chạm tay đến
tận hưởng “thú vui nghi gia nghi thất” trọn vẹn. Nàng tự chọn cái chết. Và đó là thứ đầu
tiên và có lẽ duy nhất trong cuộc đời ngắn ngủi của mình nàng được tự chọn.
- Vũ Nương còn là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa, “sum họp chưa thỏa tình chăn gối,
chia phôi vì động việc lửa binh”. Chiến tranh loạn lạc đã đẩy gia đình nàng vào cảnh li tán, vợ
chồng xa cách đôi người hai ngả. Ngày qua ngày, niềm tin dành cho nhau cứ thế mà kiệt quệ,
dẫn đến hiểu lầm. Có lẽ, trận chiến chính là cửa ải thử thách tình yêu và niềm tin của
Trương Sinh dành cho vợ. Và chàng đã thất bại, mù quáng nghĩ oan và vu khống cho Vũ
Nương. Rõ ràng, chiến tranh phong kiến chính là ngòi nổ tiếp tay cho những bi kịch, giông bão
trong cuộc đời người phụ nữ bất hạnh ấy.
- Ở chốn “làng mây cung nước” nàng được sống một cuộc đời bất tử và sung mãn, một cuộc
đời mà biết bao người trần mắt thịt mong ước. Thế nhưng, Vũ Nương chẳng hề tận hưởng kiếp
sống ấy và nàng cũng chẳng thể chạm tay đến thứ hạnh phúc thật sự. Sự trở về của Vũ Nương
trên sông Hoàng Giang rất lộng lẫy nhưng lại ở rất xa, rất mơ hồ “lúc ẩn lúc hiện” và “chỉ trong
phút chốc”. Cảnh đoàn tụ chỉ là ảo ảnh nhanh chóng tan biến. Còn việc Vũ Nương “chẳng thể trở
về nhân gian được nữa”, nỗi khổ đau li biệt cho cả gia đình nàng, lứa đôi chia lìa hai cõi âm –
dương là sự thật, là mãi mãi.
- Khép lại những trang viết thăng trầm của “Chuyện người con gái Nam Xương” , ta không
khỏi thán phục trước những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. Tác giả xây dựng tình huống
truyện bất ngờ là lời nói ngây thơ của bé Đản, hình ảnh “chiếc bóng” vô tri vô giác đã đẩy
đưa số kiếp của Vũ Nương rơi vào vực sâu bi kịch, gia đình chịu cảnh chia lìa tang thương.Tác
phẩm không kể lại chuyện đời một cách khô khan và cứng nhắc mà là sự chung hòa giữa tự sự và
trữ tình kết hợp với những yếu tố kì ảo hoang đường. Đây là cách thức kể chuyện độc đáo, dẫn
lối người đọc dấn thân vào các tình tiết.
- “Chuyện người con gái Nam Xương” thấm đẫm giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Qua
số phận và cuộc đời của Vũ Nương, tác giả đã phản ánh kiếp sống bi thương của những người
phụ nữ trong xã hội cũ. Đồng thời, tác phẩm còn là tiếng kêu đanh thép lên án chế độ
phong kiến với thói trọng nam khinh nữ, chồng chúa vợ tôi đầy bất công. Truyện còn tố cáo
chiến tranh loạn lạc, phi nghĩa gây ra bao đau thương, tan vỡ cho những mái ấm gia đình. Trang
truyện đã cho ta thấy cái tài cái tâm của người nghệ sĩ, niềm cảm thương sâu sắc của tác giả
trước những phận đời “hồng nhan đa truân”, quẫn quanh trong bi kịch nối tiếp bi kịch.

You might also like