You are on page 1of 3

Trình cảm nhận về nhân vật Vũ Nương

Có ai yêu một loài hoa không sắc không hương ? Có ai quyến luyến những
vần thơ khô khang không cảm xúc? Văn chương phản ánh hiện thực nhưng nó
không phải là một tấm hình khô cứng và vô hồn, mà đó là tiếng lòng thổn thức
từ trong câu chuyện của cuộc đời - câu chuyện được ngân vang trên ngọn đồi
tuyết phủ trắng trời thấp thoáng những đóa sơn trà e ấp trong làn sương giăng
mờ ảo. Chính hiện thực cuộc sống luôn là cảm hứng cho sáng tác văn học, là cội
nguồn gọi thức con chữ, là cầu nối tâm hồn đồng điệu của tác giả với độc giả và
người nghệ sĩ phải: ‘ Đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của
cuộc đời ’. Chính vì vậy nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm chuyện ‘Người con
gái Nam Xương’ của Nguyễn Dữ là một trong những tấm gương điển hình cho
số phận bi kịch của cuộc đời người phụ nữ trong chế độ phong kiến.
Nguyễn Dữ là một người học rộng tài cao nhưng bất mãn với thời cuộc nên
ông lui về sống ẩn . Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học
trung đại Việt Nam. Điển hình là 'Chuyện người con gái Nam Xương' .Được
trích trong “Truyền kỳ mạn lục” được bắt đầu từ “truyện cổ tích vợ chàng
Trương”. Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả trước số phận
bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những
phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.
Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương thuộc phủ Lý Nhân,
xuất thân trong một gia đình nghèo khó, vừa có nhan sắc lại có đầy đủ đức
hạnh. Vì thế Trương Sinh con nhà hào phú mến vì dung hạnh, nên đã xin mẹ
trăm lạng vàng để cưới về. Phẩm hạnh tốt đẹp của Vũ Nương được thể hiện
trong cuộc sống vợ chồng, nàng cư xử rất đúng mực, nhường nhịn, luôn biết giữ
gìn khuôn phép cho nên dù chồng đa nghi, phòng ngừa quá mức nhưng vợ
chồng không bao giờ dẫn đến thất hoà. Qua do ta thay duoc day la mot cuộc hôn
nhân không xuất phát từ tình yêu và nhu trao doi hang hoa . Khi tiễn Trương
Sinh đi lính, nàng rót chén rượu đầy dặn dò những lời tình nghĩa đằm thắm thiết
tha: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc
áo gấm hoa trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế
là đủ rồi". Lời tiễn biệt đó cho thấy nàng không trông mong vật chất hay danh
lợi, mà nàng chỉ cầu mong chàng bình yên trở về, gia đình được đoàn tụ sum
vầy thế là đủ rồi . Đó là mong ước giản dị, bình thường của biet bao người vợ,
người phụ nữ luôn mong cuộc sống gia đình sum vầy, hạnh phúc. Không chỉ
vậy, nàng còn biết cảm thông trước nỗi vất vả, gian lao mà người chồng phải
chịu đựng khi ra chiến trường: "Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường.
Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa
dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ hiền lo lắng". Những câu văn
biền ngẫu sóng đôi, cân xứng nhịp nhàng như nhịp đập thổn thức của trái tim
nàng , lời tiễn biệt ân tình thể hiện tình yêu thương chồng và niềm khát khao
một mái ấm hạnh phúc trong nàng mãnh liệt đến nhường nào . Xa chồng chưa
đầy một tuần Vũ Nương hạ sinh một bé trai và đặt tên là Đản. Vũ Nương không
lúc nào không nghĩ đến, không nhớ thương ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa
năm, "mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn nơi góc
bể chân trời không thể nào ngăn được". Tác giả đã dùng những hình ảnh ước lệ,
mượn cảnh vật thiên nhiên để diễn tả sự trôi chảy của thời gian. Thời gian trôi
qua, không gian cảnh vật thay đổi, mùa xuân tươi vui đi qua, mùa đông ảm đạm
lại đến còn lòng người thì dằng dặc một nỗi nhớ mong. Chi tiết nàng chỉ bóng
mình trên tường và nói với con rằng "cha Đản lại đến" không chỉ muốn con ghi
nhớ bóng hình người cha trong trái tim non nớt của nó, mà còn thể hiện tình
cảm của nàng trước sau như một, gắn bó như hình với bóng. Nói với con như
vậy để làm vơi đi nỗi nhớ chồng. Tâm trạng đó của Vũ Nương cũng là tâm trạng
chung của những người vợ có chồng đi lính trong thời loạn lạc . Không những
thế, nhân vật này còn là một người con dâu hiếu thảo, một người mẹ yêu thương
con hết mực. Một mình nàng phải chịu biết bao gian lao, vất vả, không ai đỡ
đần. Một thân vừa nuôi con thơ, vừa chăm sóc mẹ chồng già yếu. Khi mẹ chồng
ốm, nàng lo thuốc thang cầu khẩn thần phật và lúc nào cũng dịu dàng ân cần lấy
lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn mẹ . Rồi khi mẹ chồng mất, nàng lại một
mình lo việc ma chay tế lễ chôn cất như đối với cha mẹ đẻ của mình. Ngồi bút
của Nguyễn Dữ thật tinh sảo khi để cho chính người mẹ chồng ấy nhận xét về
tấm lòng hiếu thảo của nàng trước khi bà mất:' Xanh kia quyết chẳng phụ con
cũng như con đã chẳng phụ mẹ' . Rõ ràng trong mắt của bà nàng là một người
con dâu hiếu thảo. Nàng làm những việc đó không chỉ vì bổn phận và trách
nhiệm của người con dâu mà còn xuất phát từ lòng yêu thương, sự hiếu thảo mà
nàng đã dành cho mẹ. Rõ ràng Vũ Nương là một người phụ nữ đảm đang, tháo
vát. Trong cả ba tư cách: người vợ, người con, người mẹ, tư cách nào cũng nêu
cao được đức hạnh của nàng: chung thủy, yêu thương chồng tha thiết, hiếu mực
yêu thương con, hiếu thảo với mẹ chồng. Nàng là mẫu người phụ nữ lí tưởng
trong xã hội phong kiến xưa, nàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc va được
mọi người trân trọng. Cứ ngỡ khi Trương Sinh trở về gia đình được sum vầy ,
thế nhưng đó lại là su thắt nút dẫn đến chết cua nàng. Đó là khi Trương Sinh trở
về, nghe tin mẹ mất, chàng dẫn con ra mộ thăm mẹ . Đi trên đường đứa trẻ cứ
khóc hoài, TS dỗ dành nói nín đi con cha về , bà mất khiến cha bùn lòng. Với
đứa trẻ 3 tuổi nói rằng thế ông cũng là cha tôi ư, không giống với cha của tôi
trước kia mẹ Đản đi cũng đi mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nghe lời con trẻ mà nghi
VN thất tiết và đã cư xử phũ phàng.Trước khi tự vẫn, nàng cố phân trần để
chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Nàng nói đến thân phận, tình nghĩa vợ chồng và
khẳng định tấm lòng thủy chung của mình: "Tô son điểm phấn từng đã nguôi
lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời
chàng nói. Dám bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi
oan cho thiếp". Những lời nói của nàng đều vì muốn hàn gắn hạnh phúc gia
đình đang có nguy cơ tan vỡ. Vũ Nương đã hết lời phân trần nhưng Trương Sinh
không tin, vẫn mắng mỏ nàng thậm tệ và đánh đuổi nàng đi. Hạnh phúc gia đình
- nỗi khao khát cả đời nàng đã tan vỡ, tình yêu không còn. Cuộc hôn nhân đã
không thể nào hàn gắn nổi. Bao công sức xây đắp tổ ấm đã trở nên vô nghĩa.
Không thể nào giải được nỗi oan khuất, nàng tìm đến cái chết để bày tỏ tấm
lòng mình: "Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm
ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá,
lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ,
và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ". Lời than như một lời nguyền xin thần
sông chứng giám cho nỗi oan khuất của nàng. Hành động trẫm mình xuống
dưới sông Hoàng Giang là hành động cuối cùng để bảo toàn danh dự. Nàng tìm
đến cái chết trong nỗi tuyệt vọng nhưng cũng có sự chỉ đạo của lí trí: nàng tắm
gội chay sạch trước khi chết và cầu nguyện một cách thanh thoát.Bằng lời văn
thống thiết, nhịp điệu dồn dập, cái chết của Vũ Nương đã tố cáo trước hết là tư
tưởng nam trưởng phong kiến cổ hủ, độc đoán đối với người phụ nữ đã biến
những người chồng như Trương Sinh trở thành những tên ác quỷ của gia đình,
sau đó lên án chiến tranh phi nghĩa đã làm để những người vợ trở thành chinh
phụ mòn mỏi chờ chồng.
Tóm lại, bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật sắc sảo cùng với việc sử dụng các yếu tố kì ảo, Nguyễn
Dữ là thành công xây dựng nhân vật Vũ Nương hội tụ đầy đủ các phẩm chất đáng quý của người phụ
nữ Việt Nam. Qua bao nhiêu năm tháng cũng như bao tác phẩm văn học ra đời thì nhân vật Vũ
Nương vẫn là một tấm gương sáng về sự hi sinh, tận tụy, hiếu nghĩa, chung thủy. Cũng qua nhân vật
này, tác giả còn gián tiếp phê phán tư tưởng nam quyền trong xã hội phong kiến đồng thời phê phán
những định kiến cổ hủ đặt nặng lên đôi vai người phụ nữ thời bấy giờ.
"Thời gian huỷ hoại các loại lâu đài nhưng làm giàu bằng những vần
thơ"( Jorge Luis Borges). Một khoảnh khắc, ta bất chợt nhận ra rằng thời gian
vô tình nhất cũng trở nên dịu dàng khi đứng trước những vần thơ, câu viết. Năm
tháng chảu trôi không khiến " Chuyện người con gái Nam Xương" rơi vào quên
lãng, mà rơi vào khoảng trống trong trái tim và khối óc của con người, để người
ta mãi nhớ, mãi trân trọng một tác phẩm để đời như thế

You might also like