You are on page 1of 21

CNCGNX- Nguyễn Dữ

“Đau đớn thay phận đàn bà


Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Nguyễn Du nghĩ gì khi viết nên những câu thơ nay? Phải chăng ông đã thấy được
sự đau khổ, bất lực của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, cái xã hội mà
biết bao thế lực cả hữu hình lẫn siêu hình tác động lên cuộc đời họ. Mỗi người đều
có một nỗi đau riêng và nếu không có nỗi đau nào giống nỗi đau nào thì tất cả đều
là những người đàn bà đầy bạc mệnh. Đó là nàng Kiều của Nguyễn Du,là người
chinh phụ của Đoàn Thị Điểm, nàng cung nữ của Nguyễn Gia Thiều, xa hơn một
chút là Anna Karenia của Lev Tolstoi, Madam Borrory của G. Flaubert và còn có
Vũ Thị Thiết của Nguyễn Dữ nữa.
Bình dị và nhỏ nhoi, đó là tất cả những gì mà ta có thể nói về ước mơ của người
con gái Nam xương. “Nghi gia nghi thất”, lấy chông sinh con và được chung sống
trong một gia đình yên bình hoà thuận , ước mơ đó dường như cũng là ước mơ
chung của bao cô gái khác trên thế gian này.Nhưng đối với Vũ Thị Thiết ước mơ
đó lại càng dễ thành hiện thực hơn khi nàng là con nhà gia giáo, “tính đã thuỳ mị
nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Có lẽ cũng vì vậy mà cuộc kết hôn với Trương
Sinh cũng là một điều dễ hiểu dù Trương Sinh có tính cả ghen đi chăng nữa. Nàng
cùng với sự khôn khéo của mình lúc nào cũng “giữ gìn khuôn phép, không từng để
khi nào vợ chồng phải dẫn đến bất hoà”. Và vào chính lúc này hạnh phúc đã đến
với nàng.
Thế nhưng, cuộc đời nào có bằng phẳng giống như ước nguyện của nhân sinh, thứ
hạnh phúc mà Vũ Thị Thiết có được lại vô cùng mong manh và ngắn ngủi. Mong
manh như sương khói và ngắn ngủi tựa kiếp sống của đoá phù dung sớm nở tối
tàn.Hạnh phúc của nàng là hạnh phúc của Kiều khi gặo Kim Trọng, là hạnh phuc
nhỏ nhoi của bao người con gái khác. Thế nhưng hạnh phúc chỉ là sự im lặng của
nỗi đau và khi nỗi đau lên tiếng thì hạnh phúc cũng không tồn tại nữa. Cuộc sống
đang yên ả thì đột nhiên dòng đời rẻ sang một hướng khác. Chàng phải đi lính- một
nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ “ngôi đền hạnh phúc” của họ. Đây là khởi đầu của
biết bao biến cố sau này.
Nhưng dù sao đi nữa thì chiến tranh vẫn là một nguyên nhân mang tính chất ngoại
tại, nó cũng chỉ góp phần vào sự sụp đổ của gia đình Vũ Nương mà thôi. Ở đây ta
nói đến một nguyên nhân khác đó chính là lời nói dối của nàng với con, lời nói dối
tưởng chừng như vô hại nhưng sau này lại giữ một vai trò quyết định chi phối toàn
bộ diễn biến của câu chuyện. Có lẽ trong thâm tâm mình khi nói đùa với con trẻ
như thế nàng chỉ muốn cho con được hưởng thụ cái cảm giác có đầy đủ cả cha lẫn
mẹ và cũng là đủ để thể hiện lòng trung thành của mình với chồng, thế nhưng ý
nghĩa cao đẹp ấy lại giống như dòng nước đẩy nàng ra khơi xa đầy giông tố. Sự
hiểu lầm ấy bắt đầu bằng sự ngây thơ của trẻ con nhưng đó lại là một sự ngây thơ
có khả năng tàn phá một gia đình.
Emerson từng nói: “ Hạnh phúc là một mùi thơm mà người ta không thể toả sang
cho người khác nếu không rưới vài giọt lên chính mình”. Có lẽ Trương Sinh chính
là loại người có hạnh phúc mà không biết còn Vũ Thị Thiết là người đi tìm hạnh
phúc mà không thấy. Phải chăng đó là nghịch lí tồn tại ở đây? Trương Sinh với sự
cả ghen của mình lại tự đánh mất đi hạnh phúc không những vậy còn đẩy Vũ
Nương vào bờ tuyệt vọng, khiến nàng phải tìm đến cái chết từ trong chính những
bi kịch của hạnh phúc. Trương Sinh chính là biểu tượng của biết baonhững người
đàn ông mang nặng tư tưởng phụ quyền trong xã hội phong kiến xưa. “ Hắn” là bộ
mặt của tất cả những ai mang theo bên mình thói ghen tuông vô cớ, sống không có
niềm tin lại vũ phu tàn nhẫn. Trở lại với Vũ Nương, nànglà bản sao của biết bao số
kiếp hồng nhan bạc mệnh, của biết bao con người phụ nữ phải chôn vùi đời mình
vào những con người như Trương Sinh. Họ trơ trọi, cô độc, bị đày đoạ và dường
như là không thể có hạnh phúc. Vũ Nương mang trong mình tâm hồn nhiều khát
vọng là thế, sâu sắc chân thành là thế nhưng vẫn dễ bị tổn thương. Không tổn
thương sao được khi mặc cho nàng giải thích hay phân trần ra sao thì chàng vẫn
không tin. Đến đây nàng xót xa, cay đắng tột cùng. Thầm trách xã hội kia sao lại ác
độc, chế độ phong kiến kai sao lại bất công tàn nhẫn, để nàng giờđây lại không có
chốn nương thân trong chính cái xã hội của mình. Và thế là nàng quyết địnhquyên
sinh. Chết để thể hiện sự trong sạch ngay thẳng của mình và chết cũng là để tố cáo
cái xã hội tàn ác kia. Nàng chết mà để lại cho mình một lời nguyền: “Kẻ bạc mệnh
này …. xin làm cơm cho diều quạ”
Đến đây ta chợt nhớ về hai câu thơ trong bài “ Bánh trôi nước” của bà Hồ Xuân
Hương:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Rõ ràng đời Vũ nương “ rắn nát mặc dầu tay kẻ nặng”. Nhưng sống cũng như chết,
nàng vẫn “ giữ tấm lòng son”: nàng chung thuỷ với chồng, hiếu thảo với mẹ chông,
đời nàng sáng trong như ngọc. Thế nhưng dù là ở thế giới khác thì nàng vẫn nặng
lòng với quê hương, vẫn nặng tình đời và khao khát được phục hồi danh dự. Ở đây
Nguyễn Dữ muốn cho ta thấy được rằng cuộc đời luôn công bằng, người tốt dù trải
qua bao oan khuất cuối cùng cungz sẽ được đền trả xứng đáng.
Dòng sông ngăn cách con người trước kia va hiện nay của Vũ Nương. Nàng không
hoá thành ngọc thành cỏ, nàng vẫn là người-nhưng đã khác trước. Vật tin nàng gửi
tới Trương Sinh cũng thật cụ thể và nên thơ nhưng cũng rất “người”: một chiếc hoa
vàng- ý niệm về nàng và cũng là ýa niệm về sự cô đơn, phân ly.Cũng phải thôi vì
tên nàng là Vũ Thị. Là hạt mưa sa, nàng trở về vớidòng sông. Cũng như Trương
Chi, người lái đò gieo mình xuống dòng sông trước khi nhập vào cây gỗ bạch đàn.
Và họ đều mượn mặt nước để thể hiện như một ảo ảnh lần cuối cùng trước người
tình xưa.
Thật không ngoa khi nói rằng “ Chuyện người con gái Nam Xương” chính là một
áng “thiên cổ kì bút” . Từ một chiếc bóng oan nghiệt, tác phẩm thấm dẫm cảm
hứng nhân văn, mở ra trước mắt người đọc biết bao điều sâu rộng về tình nghĩa vợ
chồng- về quan hệ giữa người với người. Cũng qua đó tác phẩm giúp người đọc
nhận thấy được nhiều mặt của cuộc sống đương thời rằng vẫn còn nhiều Trương
Sinh vơi đầu óc nam quyền độc đoán được sinh ra từu xã hội phong kiến suy tàn và
những Vũ Nương đẹp cả về hình dáng, phẩm giá lẫn tâm hồn nhưng lại không bảo
vệ được mình bởi những thế lực tàn ác. Có lẽ cũng vì vậy mà Nguyễn Du đã viết
nên “lời chung” cho bao người phụ nữ đương thời, rằng:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”
BẾP LỬA- BẰNG VIỆT
Quê hương, gia đình, làng xóm là những kỉ niệm đẹp đẽ, bình dị và thân
thuộc với những ai xa quê. Đối với nhà thơ Tế Hanh, quê hương là làng chài ven
biển “nước bao vây cách biển nửa ngày sông”; với nhà thơ Đỗ Trung Quân thì
“Quê hương là chùm khế ngọt”, “là con diều biếc”… Nhưng riêng với Bằng Việt,
quê hương của ông gợi về bằng một hình ảnh rất quen thuộc, bình dị, mộc mạc –
BẾP LỬA. Ra đời năm 1963, bài thơ “Bếp lửa” còn là những dòng cảm xúc nói lên
lòng kính yêu với bà và niềm nhớ mong về bà của tác giả.
Trong bài thơ có hai hình ảnh nổi bật, gắn bó mật thiết với nhau, vừa tách
bạch, vừa nhòe lẫn trong nhau,tỏa sáng bên nhau. Đó là hình ảnh người bà và bếp
lửa. Vì sao trong dòng hồi tưởng và suy nghĩ của nhà thơ, hai hình ảnh ấy lại luôn
gắn bó, song hành, đồng hiện? Vì bà luôn hiện diện cùng bếp lửa. Bên bếp lửa là
bóng hình bà. Bà nhóm bếp lửa mỗi sáng, mỗi chiều và suốt cả cuộc đời trong từng
cảnh ngộ: từ những ngày khó khăn gian khổ đến lúc bình yên. Bếp lửa còn là biểu
tượng giàu ý nghĩa: nó là biểu hiện cụ thể và đầy gợi cảm về sự tảo tần, chăm sóc,
và yêu thương của người bà dành cho cháu con. Bếp lửa là tình bà ấm nồng. Bếp
lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với bao vất vả, cực nhọc đời bà. Ngày ngày
bà nhóm bếp lửa là nhóm lên sự sống, niềm vui, tình yêu thương, niềm tin, và hi
vọng cho cháu con, cho mọi người.
Hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện là hình ảnh một bếp lửa ở làng quê
Việt Nam thời thơ ấu:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. “
Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi
tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với
cuộc đời lam lũ của người bà. Ba tiếng “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần, trở
thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định hình ảnh“bếp
lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ. “Bếp lửa
chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam trước
đây mỗi buổi sớm mai. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương
sớm”,thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”. Từ láy“chờn vờn” rất
thực như gợi nhớ, gợi thương đến dáng hình bập bùng, chập chờn của ngọn lửa
trong kí ức. Từ láy “ấp iu” gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút
của người nhóm lửa, lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể. Rất tự nhiên,
hình ảnh bếp lửa đã làm trỗi dậy tình yêu thương: “Cháu thương bà biết mấy nắng
mưa”. Tình thương tràn đầy của cháu đã được bộc lộ một cách trực tiếp và giản dị.
Đằng sau sự giản dị ấy là cả một tấm lòng, một sự thấu hiểu đến tận cùng những
vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của đời bà.
Theo dòng hồi tưởng ấy, Bằng Việt trở về với những năm tháng tuổi thơ
thiếu thốn, nhọc nhằn ám đầy mùi khói :
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay. “
Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945. Hơn hai triệu người dân
Việt Nam chết đói vì chính sách cai trị dã man của giặc Nhật, giặc Pháp. Người
sống thì “dật dờ như những bóng ma”. Cái đói cơ hồ đã ám ảnh trong văn chương
Việt Nam một thời, đói đến nỗi phải ăn đất sét (trong văn Ngô Tất Tố), những trăn
trở về miếng ăn luôn dằn vặt trang viết của Nam Cao… Đến nỗi nhà thơ Chế Lan
Viên đã từng tổng kết trong một câu thơ đau đớn: “Cả dân tộc đói nghèo trong rơm
rạ”. Hình ảnh “bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” cũng phần nào diễn tả được hoàn
cảnh khó khăn, thiếu thốn của gia đình tác giả trong cái khốn khó chung của những
người lao động. “Đói mòn đói mỏi”, “khô rạc ngựa gầy”- những chi tiết thơ đậm
chất hiện thực đã tái hiện lại hình ảnh xóm làng xơ xác,tiêu điều cùng những con
người tiều tụy, vật lộn mưu sinh. Không trải qua cái đói quay, đói quắt thì Bằng
Việt chẳng thể viết được những câu thơ chân thực đến thế! Ấn tượng nhất đối với
cháu trong những năm đói khổ là mùi khói bếp của bà – mùi khói đã hun nhèm mắt
cháu để đến bây giờ nghĩ lại “sống mũi còn cay”. Cái cay vì khói bếp của cậu bé
bốn tuổi và cái cay bởi xúc động của người cháu đã trưởng thành khi nhớ về bà hòa
quyện.Quá khứ và hiện tại đồng hiện trên những dòng thơ. Điều này cho thấy, mùi
khói bếp của bà có sức ám ảnh, làm lay động cả thể chất và tâm hồn cháu.
Và như một thước phim quay chậm, những kỉ niệm gắn liền với hình ảnh
người bà ùa về:
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Tu hú kêu bà con nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? “
“Tám năm ròng cháu sống cùng bà” – tám năm cháu nhận được sự yêu thương, che
chở, dưỡng nuôi tâm hồn từ tấm lòng của bà. Tám năm ấy, cháu sống cùng bà vất
vả, khó khăn nhưng đầy tình yêu thương. Kháng chiến bùng nổ, “Mẹ cùng cha
công tác bận không về”, bà vừa là cha, lại vừa là mẹ: “bà bảo cháu nghe - Bà dạy
cháu làm, bà chăm cháu học”. Chính bà là người đã nuôi dưỡng, dạy dỗ cháu nên
người. Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế để nhắc nhở cháu về truyền thống gia
đình, về những đau thương mất mát và cả những chiến công của dân tộc. Bà luôn
bên cháu, dạy dỗ, chăm sóc cho cháu lớn lên. Một loạt các từ ngữ “bà bảo”, “bà
dạy”, “bà chăm” vừa diễn tả một cách sâu sắc tình thương bao la, sự chăm chút hết
mình của người bà dành cho cháu, vừa thể hiện được lòng biết ơn của cháu đối với
bà. Tình yêu và kính trọng bà của tác giả được thể hiện thật chân thành, sâu sắc:
“Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”. Bà và bếp lửa là chỗ dựa tinh thần, là
sự chăm chút, đùm bọc dành cho cháu. Bếp lửa của quê hương, bếp lửa của tình bà
lại gợi thêm một kỉ niệm tuổi thơ – kỉ niệm gắn với tiếng chim tu hú trên đồng quê
mỗi độ hè về:
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Đoạn thơ khiến ta chạnh nhớ về “tiếng chim tu hú” của nữ sĩ Anh Thơ: tiếng chim
tu hú gắn liền với hình ảnh cha già với những kỉ niệm về một thời thiếu nữ hoa
niên, tiếng chim tu hú len lỏi khắp bài thơ như một âm thanh u ẩn, không buồn mà
tiếc. Còn ở đây, tiếng chim tu hú bước vào thơ Bằng Việt như một chi tiết để gợi
nhắc nhà thơ về những kỉ niệm ấu thơ được sống bên bà. Tiếng chim tu hú – âm
thanh quen thuộc của làng quê Việt Nam mỗi độ hè về, báo hiệu mùa lúa chín vàng
đồng, vải chín đỏ cây. Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết
khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong. Phải chăng đó chính là
tiếng đồng vọng của đất trời để an ủi, sẻ chia với cuộc đời lam lũ của bà? Câu hỏi
tu từ “Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà – Kêu chi hòa trên những cánh đồng xa” mới
thấm thía làm sao, xót xa làm sao! Nó diễn tả nỗi lòng da diết của tác giả khi nhớ
về tuổi thơ, nhớ về bà. Những câu thơ như lời đối thoại tâm tình, cháu trò chuyện
với bà trong tâm tưởng, cháu trò chuyện với chim tu hú trong tình yêu thương. Và
tất cả đều là sự bộc bạch của cháu dành cho người bà kính yêu. Hình ảnh của bà,
hình ảnh của bếp lửa và âm thanh của chim tu hú vang vọng trong một không gian
mênh mông khiến cả bài thơ nhuốm phủ sắc bàng bạc của không gian hoài niệm,
của tình bà cháu đẹp như trong chuyện cổ tích.
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh “
Chi tiết thơ đậm chất hiện thực, thành ngữ “cháy tàn cháy rụi” đem đến cảm nhận
về hình ảnh làng quê hoang tàn trong khói lửa của chiến tranh. Trên cái nền của sự
tàn phá hủy diệt ấy là sự cưu mang, đùm bọc của xóm làng đối với hai bà
cháu.Điều khiến cháu xúc động nhất là một mình bà già nua, nhỏ bé đã chống chọi
để trải qua những năm tháng gian nan, đau khổ mà không hề kêu ca, phàn nàn. Bà
mạnh mẽ,kiên cường trước hiện thực ác liệt.Đặc biệt là lời dặn cháu của bà đã làm
ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh: Mày
có viết thư chớ kể này kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên Vậy là bà đã gồng
mình gánh vác mọi lo toan để các con yên tâm công tác. Bà không chỉ là chỗ dựa
cho đứa cháu thơ, là điểm tựa cho các con đang chiến đấu mà còn là hậu phương
vững chắc cho cả tiền tuyến, góp phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến chung của
dân tộc. Tình cảm bà cháu hòa quyện trong tình yêu quê hương, Tổ quốc.
Vì sao mà tấm lòng người bà chứa đựng được biết bao điều như vậy ? Vì
trong tấm lòng đó luôn âm ỉ một ngọn lửa :
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng… “
Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể ở câu trên, tác giả chuyển thành hình ảnh ngọn lửa
trong lòng bà. Như thế, bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu củi rơm
mà còn được nhen lên từ ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương “luôn ủ sẵn”
trong lòng bà, của niềm tin vô cùng “dai dẳng”, bền bỉ và bất diệt. Ngọn lửa là
những kỉ niệm ấm lòng, là niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt
chặng đường dài. Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền
cho cháu. Cùng với hình tượng “ngọn lửa”, các từ ngữ chỉ thời gian: “rồi sớm rồi
chiều”, các động từ “nhen”, “ủ sẵn”, “chứa” đã khẳng định ý chí,bản lĩnh sống của
bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam giữa thời chiến. Điệp ngữ – ẩn dụ “một
ngọn lửa” cùng kết cấu song hành đã làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, đầy
xúc động tự hào. Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, bài thơ đã gợi đến ngọn lửa với ý
nghĩa trừu tượng, khái quát. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là
người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
Từ ngọn lửa ấm nóng ấy, nhà thơ mở ra suy ngẫm về cuộc đời bà, về bếp
lửa:
“ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ “
Nếu từ đầu bài thơ, hình ảnh bà và bếp lửa song hành thì đến đây hoà vào làm một,
nhòe lẫn, tỏa sáng bên nhau. Cụm từ chỉ thời gian “đời bà”, “Mấy chục năm”, từ
láy tượng hình “lận đận”, hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” đã diễn tả cảm nhận của nhà
thơ về cuộc đời gian nan, vất vả và sự tần tảo, đức hi sinh, chịu thương,chịu khó
của bà. Tình thương yêu tác giả dành cho bà được thể hiện trong từng câu chữ.
Tình cảm ấy giản dị, chân thành mà thật sâu nặng thiết tha. Suốt cuộc đời, bà luôn
chăm chút cho cháu cả về vật chất và tinh thần để cháu lớn lên. Bà là người nhóm
lửa, cũng là người luôn giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, tỏa sáng trong gia đình.
Điệp ngữ “nhóm” được nhắc lại bốn lần với những ý nghĩa phong phú, gợi nhiều
liên tưởng. Từ hành động, bà đã nhóm dậy những gì thiêng liêng, cao quý nhất của
con người. Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm lên: Tình yêu thương – Niềm
vui sưởi ấm – Sự san sẻ tình làng nghĩa xóm – Những tâm tình, ước vọng của tuổi
thơ. Nhờ ngọn lửa mà bà “ủ”, bà “nhen”, bà “giữ”, cháu biết cách sống ân nghĩa,
thủy chung, biết mở lòng ra với mọi người xung quanh, biết sẻ chia, gắn bó với
xóm làng. Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà thêm hiểu, thêm yêu dân tộc mình,
nhân dân mình. Trong tâm trí nhà thơ, bếp lửa và bà là những gì tuy thật bình dị,
song ẩn chứa điều cao quý thiêng liêng. Cảm xúc dâng trào, tác giả đã phải thốt
lên:
“Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”.
Hình ảnh bà và hình ảnh bếp lửa sáng đẹp lung linh trong tâm hồn nhà thơ.
Để giờ đây, khi đang ở cách xa bà hàng nghìn dặm, Bằng Việt vẫn luôn
hướng lòng mình về người bà yêu thương :
“Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng bao giờ quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ? “
Điệp từ “trăm” mở ra một thế giới rộng lớn với bao điều mới mẻ. Tuổi thơ đã lùi
xa, đứa cháu nhỏ năm xưa giờ đã lớn khôn, đã được chắp cánh bay cao, bay xa đến
những chân trời cao rộng có “ khói trăm tàu”,”lửa trăm nhà”,”niềm vui trăm ngả”.
Tuy thế, cháu vẫn khôn nguôi nhớ về bà và bếp lửa quê hương, nhớ về góc bếp, nơi
nắng mưa hai bà cháu có nhau. Cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên
được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ của cháu được nuôi dưỡng để lớn
lên từ đó. Bà và quê hương yêu dấu là điểm tựa, là chỗ dựa tinh thần vững chắc
cho cháu trên mỗi bước đường đời. Từ những suy ngẫm của người cháu, bài thơ
biểu hiện một triết lí sâu sắc: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều
có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những gì gần gũi
và bình dị nhất.
Với “Bếp lửa”, Bằng Việt đã chắt lọc từ cuộc đời những kỉ niệm, những
hình ảnh đẹp nhất về người bà thân yêu để dệt nên hình tượng “bếp lửa”, thể hiện
lòng kính yêu trân trọng và biết ơn đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê
hương, đất nước. Ta chợt nhận ra rằng, trong sâu thẳm mỗi con người, luôn có
những điều thật bình dị và thân thương. Hãy trân trọng những kí ức trong trẻo,
mượt mà một thời ấy, vì đó là chốn bình yên để ta tìm về khi đã mỏi cánh bay, là
hành trang quý báu để ta mang theo suốt cuộc hành trình dài và rộng của cuộc đời.
Để một ngày nào đó dừng lại giữa dòng đời bất tận, ta mỉm cười vì luôn có một
“bếp lửa” soi sáng trong tim…
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận
Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới .Sau
cách mạng ông nhanh chóng hoà nhập vào công cuộc kháng chiến vĩ đại và trường
kì của dân tộc. Hoà bình lập lại, từng trang thơ Huy Cận ấm áp hơi thở của cuộc
sống đang lên. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”được ông sáng tác ở Hòn Gai năm
1958 nhân một chuyến đi thực tế dài ngày. Bài thơ thực sự là một khúc tráng ca, ca
ngợi cuộc sống của những con người lao động mới .
Bài thơ là sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng: cảm hứng lãng mạn, tràn đầy
niềm vui, sự hào hứng trong thời kì miền Bắc bước vào xây dựng cuộc sống mới
và cảm hứng vũ trụ vốn là nét nổi bật trong hồn thơ Huy Cận. Sự gặp gỡ, giao hoà
của hai nguồn cảm hứng đó đã tạo nên những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh
như những bức tranh sơn mài của bài thơ.
Đoàn thuyền ra khơi được miêu tả trong một khung cảnh thiên nhiên tuyệt
đẹp:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then đêm sập cửa. “
Nghệ thuật so sánh và nhân hoá được sử dụng thật độc đáo. Mặt trời được ví như
hòn lửa đang lặn dần vào lòng biển. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm xuống
mau khép lại ánh sáng như đóng sập cánh cửa khổng lồ mà những lượn sóng là
chiếc then cài. Ngày đã khép lại, vũ trụ như đang bước vào trạng thái thư giãn sau
một ngày lao động thì chính lúc ấy một ngày lao động mới của người dân đánh cá
lại bắt đầu:
” Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
Khi vị chủ nhân thứ nhất của thiên nhiên là mặt trời đi ngủ thì vị chủ nhân thứ hai
– những người dân chài của cuộc sống mới lại mở cửa đêm để ra biển đánh cá.
Công việc của những người dân chài diễn ra như một nhịp sống đều đặn trở thành
quen thuộc, nền nếp. Nếu như sức sống của thiên nhiên như ngưng lại thì sự có mặt
của đoàn thuyền như nối tiếp nhịp sống đó. Dù đã cài then, sập cửa nhưng biển
không chìm trong lạnh lẽo hoang vu mà trái lại biển đang là chứng nhân cho sự
làm việc hăng say, không nghỉ của những người lao động:
“Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
Câu thơ xuất hiện ba sự vật khác biệt là câu hát, căng buồm và gió khơi nhưng lại
được gắn kết, hoà quyện với nhau. Tiếng hát khoẻ khoắn của cả tập thể hoà với
tiếng gió thổi căng buồm đẩy thuyền phăng phăng rẽ sóng. Câu hát là niềm tin, sự
phấn chấn của người lao động. Sự kết hợp của nhịp điệu gấp gáp khẩn trương ở hai
câu đầu với cái thanh thoát, đĩnh đạc của nhịp thơ hai câu sau đã vẽ nên bức tranh
hào hùng về cảnh đoàn thuyền ra khơi. Khổ thơ còn là sự kết hợp của những liên
tưởng táo bạo với những phép tu từ so sánh, nhân hoá đặc sắc đã giúp tác giả thể
hiện khúc ca ra khơi hào hùng của người dân chài.
Không chỉ hát khi ra khơi mà những con người lao động luôn cất tiếng
hát hoà cùng với công việc của mình. Tiếng hát là mong ước, là niềm tin thu
hoạch:
:Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi. “
Từ con cá bạc báo biển lặng, biển hiện lên trong đêm như một khung cửi lớn và
đẹp. Cá thu từng đoàn rẽ nước toả sáng, di chuyển như những con thoi. Sự liên
tưởng từ khung cửi dệt đến khung cửa biển là sự liên tưởng độc đáo, là kết qủa của
sự quan sát thực tế. Qua sự liên tưởng ấy, trong cảm xúc vũ trụ của Huy Cận biển
không còn xa lạ mà trở nên gần gũi. Trong lời hát của người ngư dân, biển thật
giàu có:
“Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi! “
Nguyên liệu biển dồi dào, chỉ cần một tiếng gọi để thu cá vào lưới. Khổ thơ mang
âm hưởng của dòng cảm hứng vũ trụ với sự lãng mạn của tâm hồn đã làm nên
những khúc ca hoành tráng của người lao động.
Trên cái nền tráng lệ của thiên nhiên là sức mạnh của cánh buồm, sức mạnh
của con người làm chủ biển cả:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng, “
Thuyền có lái, có buồm nhưng lái bằng gió, buồm là buồm trăng. Đoàn thuyền lướt
đi trong dêm không phải bằng sức mạnh của con người mà bằng sức mạnh của câu
hát hoà cùng sức mạnh của gió, cộng hưởng sức mạnh của trăng. Bởi thế mà
thuyền như lướt đi, như bay lên. Con thuyền đánh cá còn nhỏ bé qua cảm hứng vũ
trụ đã trở nên kì vĩ, khổng lồ, sánh ngang tầm với vũ trụ. Và trên con thuyền ấy,
người như dần hiện lên trong tư thế làm chủ:
“Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”
Đã qua rồi thời con người còn nhỏ bé, đơn độc trước sức mạnh bí ẩn của biển cả.
Mang trong mình khí thế của người làm chủ, biển như hẹp lại để con người ra đậu
dặm xa, dàn đan thế trận và dò bụng biển để con người tìm tòi, khám phá. Họ đàng
hoàng ra những nơi xa để bắt thiên nhiên phục vụ. Họ – những dân chài mang theo
cả sức trẻ, sức khoẻ, mang theo cả sự tìm tòi, khám phá để tung phá thế giới bí
hiểm của thiên nhiên. Việc đánh bắt ấy như một trận chiến mà mỗi người lao dộng
như một chiến sĩ.
Hát khi ra khơi, hát cho cuộc hành trình và những người lao động còn hát để
ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả:
“Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé. “
Các loài cá được kể tên: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song đã nói lên sự phong phú,
giàu có của biển. Không chỉ, giàu mà biển còn rất đẹp:
“Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,”
Dưới ánh trăng, cá song quẫy mặt nước. Thân cá có khoang màu hồng lấp lánh như
ánh sáng chuyển động dưới làn nước biển. Đoạn thơ mang nhiều màu sắc, ánh
sáng: ánh sáng đen hồng, lấp lánh của cá song, ánh sáng vàng choé của trăng vỡ
trên mặt nước. Những gam sắc ánh sáng hoà cùng bóng tối của màn đêm tạo ra bức
tranh sơn mài lóng lánh sắc màu, biển lại như thấy hơi thở:
“Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.”
Hình ảnh nhân hoá thật độc đáo. Đêm vẫn thư giãn và thuỷ triều lên xuống tạo ra
hơi thở của đêm. Những đốm sao bạt ngàn in trên mật nước, trôi dạt trên đầu
những ngọn sóng chiều đập vào bãi cát được ví như: lùa nước Hạ Long. Sao với
nước cũng xuất hiện và tồn tại trong nhịp thở của đêm. Nối những miền không
gian lại với nhau, thiên nhiên như bức tranh sơn mài tráng lệ và kì ảo. Đặc biệt,
nhà thơ gọi cá bằng em. Một cách gọi trìu mến, cá không còn là dối tượng đánh bắt
mà trở nên thân gần đáng mến.
Tiếng hát theo những người dân chài trong suốt cả cuộc hành trình và giờ đây
tiếng hát cất lên là để gọi cá vào lưới:
“Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.”
Người dân gọi cá bằng tiếng hát và trăng tạo ra nhịp gõ. Động tác lao động bình
thường: gõ nhịp vào mạn thuyền để dồn cá, qua lăng kính cảm xúc bỗng trở nên
đẹp đẽ lạ thường. Trăng lên cao dần từng lúc, trăng tan vào nước biển, vỏ vào mạn
thuyền làm nhịp hay con thuyền đang lướt dập dềnh, bồng bềnh giữa biển khơi như
chạm vỡ ánh trăng tạo thành nhịp. Công việc đánh bắt cá tư nặng nhọc bỗng trở
nên thi vị, lãng mạn. Từ sự giàu đẹp của biển là những suy ngẫm về lòng biển bao
dung:
“Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. “
Nhà thơ Huy Cận đã thật tài tình khi so sánh lòng biển với lòng mẹ. Lòng biển
mênh mông, rộng rãi đầy cá như tấm lòng mẹ bao dung, độ lượng. Chính lòng biển
là lòng mẹ đã nuôi lớn đời ta tự buổi nào. Câu thơ là khúc tâm tình thiết tha với
biển thân yêu, là lời cảm ơn biển, biển vừa bao la mà lại trĩu nặng yêu thương.
Suốt dọc cả bài thơ là tiếng hát, sau những tiếng hát ca ngợi, những tiếng hát
lao động hăng say là tiếng hát niềm vui thu hoạch:
“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.”
Đây là chi tiết cụ thể duy nhất về hình ảnh con người hiện ra trong sớm mai trên
biển. Hình ảnh những người dân chài như có hình, có khối đó là hình ảnh khoẻ
mạnh, đẹp đẽ của con người trong sự làm chủ. Kéo xoăn tay – kéo mạnh, kéo bằng
tất cả sức lực, khiến cho các cơ bắp nổi lên cuồn cuộn. Hình ảnh thơ như tạc bức
tượng đồng về người ngư dân:
“Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.”
Câu thơ vừa thực mà vừa có nghĩa ẩn dụ. Không chỉ tả màu của vẩy, sắc của đuôi
cá trong sớm mai mà còn gợi nghĩ đến bạc, vàng – những tài sản quý giá lấy lên từ
biển cả. Bởi không chỉ nhận ánh sáng phản chiếu từ tràng sao. Vẩy bạc đuôi vàng
tự phát sáng loé rạng đông tạo nên ngày mới, làm cuộc sống đổi thay. Đó cũng
chính là mục đích của người lao động, là hướng đi của nhân dân ta trong những
năm đó.
Thống nhất với cảm hứng và bút pháp lãng mạn, khổ cuối của bài thơ là
bức tranh hoành tráng với âm thanh, hình ảnh tràn đầy sức mạnh của con người,
đoàn thuyền và ngập tràn ánh sáng:
“Câu hát căng buồm cùng gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.”
Câu hát cùng gió khơi đưa thuyền đi, nay vẫn câu hát ấy căng buồm đưa thuyền
về. Nhưng giờ đây không chỉ còn là sức mạnh của gió mà sức mạnh niềm vui con
người như được nhân lên vì thuyền đầy cá. Nếu như ở khổ thơ đầu, sau khi màn
đêm bao trùm trên biển thì con người mở cửa đêm ra khơi đánh cá thì giờ đây họ –
những người dân chài đang chạy đua cùng mặt trời. Không còn là sự nối tiếp của
nhịp sống thiên nhiên, con người mà quan hệ của thiên nhiên, con người là quan hệ
song song, đua tranh. Chạy đua với mặt trời cũng là chạy đua với thời gian. Con
người đang giữ lấy từng giây, từng phút, đang vượt lên trên cả thời gian để tạo của
cải cho cuộc sống mới, để xây dựng và cống hiến. Những con người lao động đã
về đến bến khi bình minh vừa ló dạng:
“Mặt trời đội biển nhô màu mới,”
Cảnh biển một ngày mới được mở rộng đến muôn dặm và ngập tràn ánh sáng.
Hình ảnh nhân hoá mặt trời đội biển đi lên mở ra một ngày mới tốt đẹp hơn. Ánh
sáng của mặt trời không chỉ mang đến màu của cảnh vật mà còn mang màu mới
cho cuộc sống mà những người lao động đang từng ngày, từng giờ cống hiến. Sức
tưởng tượng của bút pháp lãng mạn khiến bờ bãi thuyền về trong dòng thơ cuối rực
rỡ huy hoàng trong ánh sáng:
“Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
Mắt của ngàn vạn con cá phơi trên bờ biển như cùng hướng về một phía phản
chiếu tia sáng bình minh rực sáng muôn dặm dài xa như bờ biển đất nước. Đây là
hình ảnh đẹp lung linh, kì ảo, thể hiện thành quả tốt đẹp của người ngư dân sau
một đêm lao động vất vả.
Ngợi ca vẻ đẹp hùng tráng và thơ mộng của biển khơi, ngợi ca cuộc sống
tưng bừng niềm vui xây dựng, bài thơ thực sự là tiếng hát cất lên từ hồn thơ Huy
Cận để dâng tặng cuộc đời. Mang trong mình cả phong vị cổ điển nhưng lại rất
hiện đại ở những liên tưởng bất ngờ, cả cảm hứng vũ trụ hoà cùng luồng cảm hứng
lãng mạn, bài thơ mở ra một viễn cảnh thật huy hoàng và tràn đầy niềm tin vào một
tương lai nhất định nở hoa.
ĐỒNG CHÍ – CHÍNH HỮU
Văn chương giống như một cây bút đa màu, nó vẽ lên bức tranh cuộc sống
bằng những gam màu hiện thực. Văn chương không bao giờ tìm đến những chốn
xa hoa mĩ lệ để làm mãn nhãn người đọc, nó tiếp cận hiện thực và tiếp nhận thứ
tình cảm chân thật không giả dối. Người nghệ sĩ đã dùng cả trái tim mình để đưa
bạn đọc trở lại với đời thực để cùng lắng đọng, cùng sẻ chia. Phân tích bài thơ
Đồng Chí, Chính Hữu đã dẫn bạn đọc vào bức tranh hiện thực nơi núi rừng biên
giới nhưng thấm đẫm tình đồng chí đồng đội bằng thứ văn giản dị, mộc mạc.
Khi nhắc đến Chính Hữu, ta thường nhắc đến một nhà thơ chiến sĩ trưởng
thành trong kháng chiến chống Pháp.Tác phẩm của ông thường viết về chiến tranh
và hình ảnh người lính với những ngôn từ hàm xúc, giản dị. Bài thơ “Đồng chí” là
một trong những tiêu biểu và thành công nhất của ông. Bài thơ được viết và in lần
đầu trên một tờ báo đại đội ở chiến khu Việt Bắc (1948), dựa trên những trải ngiệm
của Chính Hữu cùng đồng chí đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947),
đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của thực dân Pháp vào cơ quan đầu não của ta.
Bằng những câu thơ tự do, ngôn từ giản dị, bài thơ thể hiện ấn tượng hình ảnh
người lính thời kì đầu chống Pháp và tình đồng chí đồng đội thắm thiết, keo sơn
giữa các anh.
Ngòi bút tài hoa của Chính Hữu cùng với những câu thơ tự do, giọng thủ thỉ
tâm tình, ngôn ngữ giản dị, một cách tự nhiên Chính hữu đã từ từ dẫn người đọc
đến với cơ sở hình thành tình đồng chí:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi ngèo đất cày sỏi đá”
Hai câu đàu với cấu trúc câu thơ song hành, thành ngữ dân gian “nước mặn đồng
chua”, cách nói sáng tạo từ tục ngữ “đất cày lên sỏi đá”, giọng thơ thủ thỉ tâm tình
gợi cảnh hai người lính đang ngồi kể cho nhau nghe về quê hương mình. Đó là
những vùng quê nghèo khó, lam lũ: một người ở miền biển “nước mặn đồng chua”,
một người ở miền trung du “đất cày lên sỏi đá”. Phải chăng chính nguồn gốc xuất
thân của các anh đã làm nên bệ phóng cho tình đồng chí?
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”
Đồng hoàn cảnh, chung lý tưởng đánh giặc cứu nước, các ạnh đã tham gia đội ngũ
bộ đội kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì của dân tộc chính là
nơi hội tụ trái tim những người con yêu nước, đã đưa các anh từ lạ thành quen “anh
với tôi đôi người xa lạ, tự phương trời chẳng hẹn quen nhau” Có lẽ chung cuộc
sống chiến đấu gian khổ bên chiến hào vì độc lập tự do của dân tộc, đã từ khi nào
các anh trở thành tri kỉ của nhau :
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
Hai câu thơ vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu trưng. Câu thơ: “súng
bên súng, đầu sát bên đầu” đã gợi lên tư thế của người lính trong đêm phục kích.
Họ luôn sát cánh bên nhau trong mọi khó khăn, nguy hiểm. “Súng bên súng” là
chung nhiệm vụ, chung hành động; “đầu sát bên đầu” là chung chí hướng, chung lí
tưởng. Chính Hữu đã dung các từ “sát, bên, chung” gợi sự chia sẻ của người lính, ý
hợp tâm giao. Hình ảnh “đêm rét chung chăn” là một hình ảnh đẹp, đầy ý nghĩa, đã
cho ta thấy được sự sẻ chia những thiếu thốn gian lao trong cuộc đời người lính.
Cũng sự sẻ chia ấy, Tố Hữu từng viết:
“Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng
Tấm chăn tuy mỏng nhưng ấm tình đồng chí, đồng đội mà người lính không thể
nào quên. Nó đã vun đắp lên tình đồng chí của các anh, cái tình ấy ngày một thắm
thiết, càng đậm sâu. Các anh giờ đây không chỉ là tri kỉ than thiết của nhau mà đẫ
trở thành những người “đồng chí”.
“Đồng chí!”
Là một câu đặc biệt như một bản lề khép mở: khép lại cơ sở hình thành tình đồng
chí và mở ra biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí. Nó như nốt nhấn trên bản đàn,
buộc người đọc phải dừng lại suy nghĩ về ý nghĩa mà nó gợi ra. Đó là tiếng gọi
thiêng liêng của những người có chung chí hướng lí tưởng vang lên từ sâu thẳm
tâm hồn người lính. Tình đồng chí là đỉnh cao của tình bạn, tình người, là kết tinh
của mọi tình cảm, là cội nguồn sức mạnh để người lính vượt qua những tháng ngày
khó khăn gian khổ. Hai tiếng “đồng chí” đơn sơ mà cảm động đến nao lòng, làm
bừng sang ý nghĩa của cả đoạn thơ và bài thơ.
Mười câu thơ tiếp theo vẫn là những câu thơ tự do, ngôn từ giản dị, mộc
mạc cho người đọc thấy được biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. Trải qua
những khó khắn nơi chiến trường, tình đồng chí đã giúp các anh có được sự cảm
thông, thấu hiểu nỗi lòng, tình cảm của nhau .Những lúc ngồi cận kề bên nhau, các
anh đã kể cho nhau nghe chuyện quê nhà đầy bâng khuâng, thương nhớ :
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Ba câu thơ với giọng thủ thỉ tâm tình cùng những hình ảnh giản dị quen thuộc cho
thấy những người lính vốn là những người nông dân quen chân lấm tay bùn, gắn
bó với căn nhà thửa ruộng. Nhưng khi tổ quốc cần, các anh sẵn sàng từ bỏ những
gì thân thuộc nhất để ra đi làm nhiệm vụ: ruộng nương gửi bạn thân cày, để mặc
căn nhà trống trải đang cần người sửa mái “mặc kệ” vốn chỉ thái dộ thờ ơ vô tâm
của con người, nhưng trong lời thơ của Chính Hữu lại thể hiện được sự quyết tâm
của người lính khi ra đi. Các anh ra đi để lại tình yêu quê hương trrong tim mình,
để nâng lên thành tình yêu Tổ quốc. Đó cũng là sự quyết tâm chung của cả dân tộc,
của cả thời đại. Tuy quyết tâm ra đi nhưng trong sâu thẳm tâm hồn các anh, hình
ảnh quê hương vẫn in đậm, vẫn hằn lên nỗi nhớ thân thương: “giếng nước gốc đa
nhớ người ra lính”. Hình ảnh hoán dụ cũng với nghệ thuật nhân hóa, Chính Hữu đã
tạo ra nỗi nhớ hai chiều: quê hương – nơi có cha mẹ, dân làng luôn nhớ và đợi chờ
các anh, các anh – những người lính luôn hướng về quê hương với bao tình cảm
sâu nặng. Có lẽ chính nỗi nhớ ấy đã tiếp thêm cho các anh sức mạnh để các anh
chiến đấu dành lại độc lập cho dân tộc.
Không chỉ thấu hiểu, cảm thông, các anh còn sẻ chia những thiếu thốn,
gian lao và niềm vui bên chiến hào chiến đấu:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Rét run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Đoạn thơ với bút pháp hiện thực, hình ảnh sóng đôi đối xứng “anh – tôi”, “áo anh
– quần tôi” tạo được sự gắn kết của những người đồng chí luôn kề vai sát cánh,
đồng cam cộng khổ bên nhau. Trong thiếu thốn, các anh đã cùng chia sẻ ốm đau
bệnh tật, cũng trải qua những cơn sốt rét rừng ghê gớm, cùng chia sẻ những thiếu
thốn về vật chất, bằng niềm lạc quan “miệng cười buốt giá”, bằng tình yêu thương
gắn bó “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hình ảnh “miệng cười buốt giá” gợi nụ
cười lạc quan bừng lên trong giá lạnh xua tan đi sự khắc nghiệt của chiến trường.
Các anh nắm tay nhau để chuyền cho nhau hơi ấm, để động viên nhau vượt qua
khó khăn gian khổ. Thật hiếm khi thấy cái bắt tay nào nồng hậu đến vậy!
Chính Hữu bằng những nét vẻ giản dị mộc mạc đã vẽ lên bức tranh tuyệt đẹp
ngay giữa một hoàn cảnh đầy khắc nghiệt: bức tranh người lính đứng gác giữa núi
rừng biên giới trong đêm khuya:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
Đêm nay cũng như bao đêm khác, các anh phục kích chờ giặc, chuẩn bị cho trận
đánh giành thắng lợi cuối cùng trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, một đêm
đã đi vào lịch sử khiến người lính không thể nào quên. Các anh phục kích chủ
động chờ giặc trong hoàn cảnh đầy khắc nghiệt: “rừng hoang sương muối” “Đứng
cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Các anh chờ giặc tới là chờ giây phút hồi hộp căng
thẳng khi ranh giới của sự sống cái chết rất mong manh. Từ “chờ” đã thể hiện được
tư thế chủ động của người lính trong đêm phục kích cũng là tư thế chủ động của
toàn dân ta sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
Khép lại bài thơ là hình ảnh tuyệt đẹp và thi vị, một phát hiện của người lính
trong chính đêm phục kích của mình: “đầu súng trăng treo”. Câu thơ gợi từ hiện
thực: đêm về khuya, người lính đứng gác trong tư thế chủ động, súng chĩa lên trời,
trăng lên cao, ánh trăng trên đầu súng khiến các anh tưởng như trăng đang treo trên
đầu súng của mình. Súng là biểu tương của cuộc chiến đấu đầy gián khổ, hi sinh
mà người lính đang trải qua, trăng là biểu tượng của cuộc sống hòa bình trong
tương lai mà người lính đang hướng tới. Súng là biểu tượng của người chiến sĩ,
trăng là biểu tượng của thi sĩ. Súng – trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất
chiến đấu và chất trữ tình, chất chiến sĩ và chất thi sĩ, hiện thực và lãng mạn cũng
tồn tại, bổ sung tô điểm cho vẻ đẹp cuộc đời người chiến sĩ. Ánh trăng dường như
đang ngập tràn khắp núi rừng chiến khu, trên bầu trời và chiếu cả trong làn sương
huyền ảo. Tâm hồn các anh, những người chiến sĩ cũng như ánh trăng ấy nồng hậu,
lấp lánh ánh sáng lạc quan, luôn hướng về một ngày mai tươi sáng.
Như vậy, “Đồng chí” giống như một lời ca nhẹ nhàng trong trẻo về tình
đồng chí đồng đội. Chính Hữu đã mang đến cho thơ ca cách mạng một giai điệu
mới mẻ, một bức tranh đẹp về người lính chống Pháp. Nhà thơ đã khéo léo vận
dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, những tục ngữ, thành ngữ dân gian làm cho lời
thơ trở nên thi vị, mộc mạc, đi thẳng đến trái tim người đọc. Bên cạnh đó với
những hình ảnh biểu trưng, những câu văn sóng đôi, ngòi bút hiện thực lãng mạn
của ông đã tô điểm thêm vẻ đẹp sáng ngời của tình đồng chí. Văn chương nghệ
thuật cần đến những con người biết nhìn hiện thực bằng trái tim. Chính Hữu đã
đem hiện thực vào trang viết của mình một cách tự nhiên nhưng đồng thời cũng đặt
vào bức tranh ấy một viên ngọc sấng thuần khiết nhất, đó là tình đồng chí đồng đội
keo sơn thắm thiết. Để rồi khi thời gian trôi qua, tác phẩm trở thành bài ca không
quên trong lòng bạn đọc.
ÁNH TRĂNG – NGUYỄN DUY
Trăng từ lâu đã trở thành đề tài muôn thuở nhưng không bao giờ cũ trong
dòng chảy của nền văn học Việt Nam. Đến với trăng,khó ai có thể kìm lòng trước
vẻ đẹp của nó. Nếu đến với trăng của các nhà thơ lớn của dân tộc như Thế Lữ có ''
Nhớ rừng''; ''Đầu súng trăng treo'' của Chính Hữu hay ''Rằm tháng giêng, Cảnh
khuya, Ngắm trăng'' của Hồ Chí Minh…ta đều thấy xuất hiện trước mắt một bức
tranh đêm trăng đầy thơ mộng, bí ẩn và huyền ảo. Thế nhưng, đến với ''Ánh Trăng''
của Nguyễn Duy, ta lại bắt gặp một tư tưởng hoàn toàn mới lạ. Trăng ở đây là quá
khứ thuỷ chung, bất diệt; là người bạn nghĩa tình, tri kỉ; là bài học thấm đẫm giá trị
nhân văn sâu sắc.
Bao chùm cả bài thơ là một nỗi day dứt, ăn năn cứ kéo dài triền miên khôn
nguôi. Ở ngay cái tên bài thơ cũng đủ để ta thấy được chủ đề của cả bài thơ. Tại
sao Nguyễn Duy không đặt nhan đề là ''vầng trăng'', ''ông trăng'' mà lại là '' ánh
trăng''? Bởi lẽ, khác với ''vầng trăng''và ''ông trăng'' là những hình ảnh cụ thể thì
''ánh trăng'' là những tia sáng. Tia sáng ấy đã soi rọi vào góc tối của con người,
đánh thức lương tâm của con người, làm sáng bừng lên cả một quá khứ đầy ắp
những kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương.
Từ lâu, trăng và người đã trở thành những đôi bạn tri kỉ, thân thiết:''Trăng
thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần'' thì đến ''Ánh trăng'' quy luật ấy vẫn không hề
thay đổi,trăng và người, người và trăng, họ vẫn vậy, vẫn gắn bó không rời. Hai khổ
thơ đầu, tác giả đã gợi lại những kỉ niệm, tình cảm gắn bó giữa con người và vầng
trăng trong quá khứ:
''Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ''
Bốn câu thơ đầu gắn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình''hồi nhỏ'', ''hồi chiến tranh'' đã
đưa người đọc trở về quá khứ đã rất xa, một quá khứ đầy ắp những kỉ niệm, mở ra
một khoảng không gian bao la, rộng lớn. Cái không gian ấy là ''đồng'', là ''sông'', là
''bể'', là một cuộc sống tuy khó khăn, thiếu thốn nhưng con người được gắn bó, gần
gũi và hoà hợp với thiên nhiên. Điệp từ ''với'' như gắn kết ý thơ nhưng cũng là gắn
kết con người với thiên nhiên, với vũ trụ, với vầng trăng tình nghĩa. Ở hai câu thơ
đầu, nhà thơ đã cho người đọc chúng ta thấy được một tuổi thơ hết sức đẹp đẽ, đó
là những ngày tháng hạnh phúc và tươi đẹp nhất, được nô đùa dưới cánh đồng bát
ngát, ngắm trăng trên bãi cỏ trước thềm, được nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh
trăng đêm. Những kí ức tuổi thơ thật đẹp làm sao! Nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng
có một tuổi thơ gắn liền với ông trăng sáng tỏ:
''Ông trăng tròn sáng tỏ
soi rõ sân nhà em
trăng khuya sáng hơn đèn
ôi, ông trăng sáng tỏ
soi rõ sân nhà em''
Rồi đến lúc chiến tranh, ánh trăng lại cùng người lính trải qua biết bao những năm
tháng gian khổ của đất nước, để vượt lên mọi khó khăn, mọi sự tàn phá của quân
thù: '
'Và vầng trăng, vầng trăng đất nước
Vượt qua quầng lửa mọc lên cao''
Ở đây, trăng và người vẫn là hai người bạn gắn bó bên nhau không rời '' thành tri
kỉ''. Cái ''tri kỉ'' ấy cũng giống như: ''Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ'' của
Chính Hữu. Nó đều là sự san sẻ, cảm thông và thấu hiểu nhau sâu sắc. Trăng là
người bạn để chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những nỗi
đau thương, mất mát của chiến tranh bằng thứ ánh sáng mát dịu, chan chứa yêu
thương. Chính vì vậy mà, những ngày tháng tuổi thơ, những năm tháng kháng
chiến đã trở thành kí ức chan hoà, tình nghĩa với nhân vật trữ tình.
''Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa.''
Với phép liên tưởng đầy nghệ thuật ''trần trụi với thiên nhiên'' cùng lối so sánh độc
đáo ''hồn nhiên như cây cỏ'' đã cho người đọc chúng ta sự ấn tượng về ánh trăng
trong quá khứ. Trăng và con người sống chân thành với nhau không chút giả tạo,
dối trá. Vầng trăng trong sáng, vô tư như tuổi thơ, thật thà, chân chất như lòng
nhiệt huyết sục sôi của người lính trẻ. Vì vậy mà, nhân vật trữ tình đã tự hứa với
lòng mình: '
'ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa''
Giong thơ tưởng như đều đặn, thế nhưng chỉ với một từ ''ngỡ'' như báo trước sự
chuyển biến trong câu chuyện của nhà thơ. Cái tư ''ngỡ'' ấy thể hiện sự tưởng
tượng, là một khẳng định chắc nịch. Thế nhưng, cái từ ''ngỡ'' ấy cũng chính là một
bước ngoặt trong tâm trạng, thái độ của nhà thơ.
Thế rồi, chiến tranh qua đi, đất nước ngày càng phát triển, đời sống ngày
càng được cải thiện. Và như một lẽ thường tình, hoàn cảnh sống thay đổi, lòng
người cũng dễ dàng đổi thay. Khổ thơ tiếp theo đã đưa người đọc trở về hiện tại
với những biến đổi trong mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình với vầng trăng xưa
kia:
''Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường''
Từ một cuộc sống chan hoà với thiên nhiên, nay cuộc sống của con nguời đã thu
hẹp hơn. Không gian núi rừng hoang vu, rộng lớn đã thay bằng không gian phố
phường hiện đại, hào nhoáng. Và hình ảnh vầng trăng- người bạn luôn kề vai sát
cánh bên con người cũng đã bị thu hẹp lại. Không có con người bên cạnh, nó chỉ
biết lủi thủi đi qua con ngõ nhỏ tối tăm, mù mịt. Tầm quan trọng của trăng cũng
không còn như xưa. Ngày ngày, trăng vẫn hiện hữu trong đời sống con người, vẫn
bên con người, đồng hành cùng con người dù có ở nơi đâu, chốn nào, mặc mọi thời
gian, không gian, mặc mọi khó khăn, nhọc nhằn. Trăng vẫn vậy, vẫn tròn đầy,thuỷ
chung, chẳng hề thay đổi nhưng con ngừoi thì đã đổi thay. Cái bạc bẽo, vô tình đến
với người ta một cách từ từ, kín đáo, khó nhận ra.Từ'' vầng trăng tri kỉ'', ''vầng
trăng tình nghĩa ''bỗng chốc trở thành ''người dưng qua đường'' lúc nào không hay.
Chỉ một hình ảnh so sánh'' vầng trăng'' với '' người dưng qua đường'' cũng đủ để
thấy được thái độ thờ ơ, vô tâm của con người với người bạn của mình năm xưa.
Một từ ''người dưng'' thôi nhưng nghe sao mà đau lòng đến thế!
Thế nhưng ''sông có khúc, người có lúc'' đâu phải cuộc đời con người lúc
nào cũng thuận buồm xuôi gió. Phải có những biến động, những bất ngờ đó mới
chính là cuộc sống. Và ở đây cũng vậy, ta sẽ bắt gặp một tình huống bất ngờ xảy ra
làm thay đổi cảm xúc của nhân vật trữ tình:
''Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn''
Trong khoảnh khắc bất ngờ từ bóng tối bước ra ngoài ánh sáng ấy, nhân vật trữ tình
không khỏi bàng hoàng, ngỡ ngàng khi nhận ra ánh trăng vẫn tròn, vẫn đẹp đẽ, đầy
đặn, vẹn nguyên như xưa. Chính cái khoảnh khắc ấy đã tạo nên một bước ngoặt
cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Trăng xưa bỗng chốc quay trở lại với nhân vật trữ tình tạo cho anh một cảm
xúc mãnh liệt như được trở về quá khứ, bao kỉ niệm xưa bỗng chốc ùa về:
''Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng, là bể
như là sông là rừng''
Nhà thơ lặng lẽ đối diện với vầng trăng trong tư thế im lặng, có phần thành kính:
''ngửa mặt lên nhìn mặt''. Nếu cái đối diện của Hồ Chí Minh là sự say đắm trước vẻ
đẹp của đêm trăng, là một khát khao mãnh liệt được chạm tới trăng, được hoà mình
vào trăng,vào thiên nhiên:
''Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ''
Thì ờ Nguyễn Duy, cái đối diện ấy là đối diện với quá khứ, với sự ăn năn, day dứt
với người bạn tri kỉ của mình năm xưa. Lúc này, không chỉ có người đối diện với
trăng mà còn là quá khứ với hiện tại, thuỷ chung với vô tình, bạc bẽo. Nhìn
trăng,nhân vật trữ tình cũng như nhìn thấy chính mình trong quá khứ của ''hồi nhỏ'',
''hồi chiến tranh''. Và rồi, nhân vật trữ tình cũng nhận ra giá trị cũng như vẻ đẹp
vầng trăng- người bạn năm nào của mình:
''Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình''
Đằng sau cánh cửa, vầng trăng xuất hiện ''tròn vành vạnh'' không chút thay đổi.
Trăng lặng lẽ nhưng rất nhân hậu, bao dung, không oán hờn, không trách móc
người bạn đã từng quay lưng với mình. Thế nhưng, cũng chính cái im lặng nghiêm
khắc, cái sự cao thượng ấy lại khiến cho bản thân con người phải giật mình thức
tỉnh. Cái giật mình của lương tâm con người thật đáng trân trọng. Nó thể hiện sự
suy nghĩ, trăn trở, tự đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn, tìm lại cái đẹp
trong tâm hồn. ''Giật mình''để không chìm vào lãng quên, để không đánh mất quá
khứ,đánh mất người bạn tốt của mình. Con người giật mình trước ánh trăng lặng lẽ
là sự thức tỉnh của nhân cách, trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Dòng thơ
cuối dồn nén biết bao niềm tâm sự, lời sám hối, ăn năn đầy day dứt, cũng giống
như câu thơ cuối bài thơ ''Ông đồ'': ''Hồn ở đâu bây giờ?''
Nhắc đến thơ Nguyễn Duy, có nguời nhận xét: ''Thơ Nguyễn Duy sâu lắng,
tha thiết cái hồn, cái vía của dân ca, ca dao Việt Nam.Những bài thơ của ông không
cố gắng tìm những hình thức mới mẻ mà đi sâu vào cái nghĩa, cái tình muôn đời
của con nguời Việt Nam. Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Duy cũng không bóng bẩy mà
gần gũi, dân dã, đôi khi còn hơi'' bụi'' phù hợp với ngôn ngữ thường nhật''. Qủa
đúng như vậy! Chỉ qua bài '' ánh trăng'' ta cũng đủ để thấy được tài hoa trong nghệ
thuật viết thơ của Nguyễn Duy. Điều đặc biệt, cả bài thơ ''ánh trăng'' chỉ có duy
nhất một dấu chấm khiến ta liên tưởng dòng hồi tưởng của Nguyễn Duy như một
dòng chảy xiết, nó cứ triền miên mãi không nguôi. Hơn nữa, bài thơ còn gây xúc
động bởi cách diễn đạt bình dị như lời tâm sự, thủ thỉ, lời nhắc nhở chân tình,
giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng, tứ thơ bất ngờ mới lạ. Qua đó, Nguyễn Duy cũng
muốn gửi gắm tới mọi người lời nhắc nhở về lẽ sống ngàn đời của dân tộc'' ân tình,
thuỷ chung''; ''uống nước nhớ nguồn''; hãy sống trước sau như một, đừng thay lòng
đổi dạ và quên đi cội nguồn của mình.
Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời nhắc nhở thấm thía về thái độ,
tình cảm của con người đối với những năm tháng quá khứ gian khổ mà hào hùng,
nghĩa tình với thiên nhiên, đất nước bình dị. ''Ánh trăng'' có ý nghĩa sâu sắc, là lời
nhắn nhủ không chỉ dành riêng cho người lính chống Mĩ mà nó còn ý nghĩa với tất
cả mọi người, mọi thời- trong đó có chúng ta

You might also like