You are on page 1of 5

Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm.

Thật
vậy, thơ đi sâu vào tâm hồn con người với những hi vọng và thất vọng, đau
thương và hạnh phúc, hiện thực và ước mơ, tình yêu và khát vọng.. Mỗi vần
thơ tuy ngắn gọn nhưng có khả năng kết tinh nhiều giọt ngọc trong cuộc sống
con người truyền đến thế giới cảm xúc của ta với những giá trị bền vững về
văn chương. Dù năm tháng đổi thay, những đền đài rồi sụp đổ, những tranh
tượng rồi tiêu tan thì các tác phẩm văn học dân gian ấy vẫn cứ tồn tại bền bỉ,
như dòng sông chảy mãi tưới mát tâm hồn bao thế hệ người đọc hôm qua,
hôm nay và mai sau. Và minh chứng cho nó thì chúng ta không thể không
nhắc đến Truyện Kiều – một tác phẩm đặc sắc có tính nhân văn cao. Truyện
Kiều đã tố cáo xã hội phong kiến bất công, chà đạp lên con người, nhất là
người phụ nữ. Đồng thời tác phẩm còn ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của họ. Dù
ở chốn bùn nhơ nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp của mình. Điều đó
được Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích “Nỗi thương mình”.
Nguyễn Du sinh năm 1765 – 1820, tên thật là Tố Như, hiệu là Thanh
Hiên, là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hoá thế giới. Ông đóng
góp rất lớn cho nền văn học dân tộc đa dạng hơn về số lượng - chữ Nôm và
chữ Hán. Đặc biệt, tác phẩm Truyện Kiều là một tuyệt phẩm để lại tên tuổi
cho ông. Truyện Kiều thể hiện tinh thần nhân đạo, nhân văn của Nguyễn Du
dành cho người phụ nữ trong xã hội.
Truyện Kiều là một tác phẩm viết theo thể loại truyện thơ lục bát có dung
lượng đồ sộ. Nguyễn Du đã vận dụng thể thơ này để dễ dàng truyền cảm xúc
của mình đến với người đọc, người nghe. Cái cảm xúc cảm thông, xót thương
thể hiện đậm đà qua thể thơ dân tộc. Đoạn trích “Nỗi thương mình” được
trích từ câu 1229 đến câu 1240 trong Truyện Kiều. Đây là đoạn trích miêu tả
hoàn cảnh trớ trêu của Kiều trong chốn lầu xanh và nỗi niềm thương, bạc bẽo
của Kiều. Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn. Cuộc đời của Kiều đau khổ và
sai lầm nhất là bán mình theo Mã Giám Sinh, để cuối cùng phải rơi vào chốn
lầu xanh, mua vui cho người. Nỗi ô nhục nhất của kiều là bị Sở Khanh lừa
tình để rồi không thoát được kiếp gái lầu xanh, Kiều buộc phải tiếp khách
làng chơi. Đó cũng là hoàn cảnh dẫn đến đoạn trích.
Bức tranh cuộc sống ở lầu xanh của Tú Bà được Nguyễn Du miêu tả rõ nét
qua 4 câu thơ đầu. Bốn câu thơ đầu của đoạn thơ là cả một hiện thực tàn nhẫn
mà Kiều phải chịu đựng: chốn lầu xanh với những đặc trưng của nó:

“Biết bao bướm lả ong lơi


Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh”.

Bút pháp ước lệ tượng trưng được sử dụng nhuần nhuyễn đến mức trở
thành một công cụ nghệ thuật đắc lực. Một loạt từ ngữ dẫu là ước lệ vẫn đủ
để thông báo về tình cảnh và thân phận của Kiều: “bướm lả ong lơi, cuộc say
đầy tháng, trận cười suốt đêm” và các điển tích điển cố: “lá gió cành chim”,
“Tống Ngọc, Trường Khanh” – chỉ chung cho loại khách làng chơi phong
lưu. Tất cả diễn tả hình ảnh gần gũi, thân mật hạnh phúc của các ca nữ với
khách làng chơi. Thường thì người ta dùng từ “trận” để nói về trận đánh, trận
mắng chửi chứ không ai nói là “trận cười”. Bản thân cách dùng từ này đã đủ
cho thấy nỗi ê chề, sự ép buộc, đày đọa mà Kiều phải chịu đựng. Cuộc sống
ấy diễn ra như là xu thế, điều cần thiết.
Quan sát kĩ hơn những chi tiết nghệ thuật mà Nguyễn Du cố ý bày ra sẽ nhận
thấy sự mâu thuẫn ẩn chứa bên trong cảnh tượng. Cái xấu như đang ra sức
bòn rút tất cả những giá trị của con người. Lầu xanh trở thành nơi chôn vùi
không biết bao nhiêu số phận như Kiều. Cảnh lầu xanh thực chất cũng là một
phần của bức tranh XHPK Trung Quốc thời Minh – Thanh thu nhỏ, cả thời
đại mà Nguyễn Du sống, cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Xã hội ấy cũng đã được
nói đến qua những tác phẩm cùng thời: Phủ Chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất
thống chí, Cung oán ngâm…

Nguyễn Du đã tái hiện cái hoàn cảnh của Thúy Kiều bằng những sự đối lập
nghiệt ngã: một bên là nước mắt Thúy Kiều – một bên là những cơn say, trận
cười triền miên. Trong ý thức của Kiều, cuộc sống ấy là bức tranh vui vẻ,
nhộn nhịp, suồng sã ở chốn lầu xanh. Kiều bị buộc phải tiếp khách, đó là nỗi
đau đớn nhất của Kiều khi không giữ được mình. Dù chưa được miêu tả trực
tiếp, người đọc vẫn thấy Kiều đang bị cuốn đi trong một cơn lốc vô hình, bị
buộc vào cảnh sống nhơ nhớp nơi nhà chứa hiện thực nghiệt ngã mà nhân vật
phải trải qua, hé mở thân phận bẽ bàng của người kỹ nữ.
“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường”
Kiều bàng hoàng, sửng sốt, tủi hổ trước sự thay đổi của bản thân. Kiều
nhớ về quá khứ, trở lại nhìn chính hiện thực mà nàng chán chường cho số
kiếp của bản thân. Ở đây Kiều đã hồi tưởng về quá khứ nhưng quá khứ ngắn
ngủi ấy không đủ để cứu vớt nàng ra khỏi thực tại đau buồn. Ngay kết cấu
của các câu thơ đã thể hiện điều đó: cứ một câu nói về quá khứ thì lại liền sau
đó là ba câu tả thực tại phũ phàng. Điệp từ “Khi sao, giờ sao” cùng với những
hình ảnh tượng trưng đã cho thấy sự thay đổi rõ rệt trong cuộc đời của nàng.
Quá khứ là cuộc sống ấm êm, hạnh phúc bên gia đình, hiện tại là bơ vơ, cảm
thấy mình chai lì giữa cuộc đời. Đó chính là ý thức cá nhân của Kiều, sống
giữa chốn bùn nhơ nhưng vẫn khát khao vè cuộc sống có giá trị thực sự. Điều
đó rất giống trong quan niệm của dân gian “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi
bùn”. Biêt rằng cuộc sống ở chốn lầu xanh đầy đủ “cầm, kì, thi, hoạ”
“Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân
Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì”

Sự đối lập gay gắt giữa quá khứ và hiện thực còn được Nguyễn Du cực tả
bằng một loạt các biện pháp nghệ thuật đặc sắc. Cụm từ “bướm chán ong
chường” (hô ứng với “bướm lả ong lơi” ở trên) và “dày gió dạn sương” là hai
sáng tạo về từ của Nguyễn Du: đảo trật tự và tách từ. Các đối xứng trong
từng cụm từ, từng câu là phép đối trong các câu thơ nối tiếp nhau: Khi sao…
Giờ sao… Mặt sao… Thân sao… Sự đối xứng này đào sâu thêm nỗi xót xa,
nó mở rộng thêm sự đối xứng “mình” và “mình” tạo nên sự đối lập giữa hai
cực cuộc đời: sướng và khổ, bình yên và dập vùi sóng gió. Kiều càng tiếc cái
xưa kia chừng nào thì lại càng thấy cái nay thê thảm chừng ấy. Nhưng có lẽ
điều mà Nguyễn Du muốn nhấn mạnh hơn ở trong những câu thơ này không
phải là sự tố cáo và lột trần trực tiếp cái xã hội thối nát mà chính là sự đề cao
giá trị con người, đề cao khát khao chính đáng về tình yêu và hạnh phúc. Từ
“xuân” do vậy, không chỉ mùa xuân, tuổi trẻ, mà chỉ hạnh phúc lứa đôi, tình
yêu.
“Đòi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai”
Một cuộc sống của của người thiếu nữ đài cát. Những tưởng Kiều sẽ hạnh
phúc, bằng lòng với nó. Thế nhưng Kiều chỉ là “vui gượng” ép mình phải vui
vì khách, Ở đây Kiều không tìm được tri kỉ của mình “Ai tri âm đó mặn mà
với ai”.
Quả thật, chỉ khi hồi tưởng mới diễn tả hết sức sống chân thật của nội tâm
nhân vật, mới thể hiện đúng nỗi đau, mới nổi bật được phẩm giá và sự chịu
đựng giày vò đáng thương của nhân vật. Đằng sau những câu thơ ấy là tấm
lòng cảm thông, trân trọng mà tác giả dành cho Thúy Kiều.
Đoạn trích “Nỗi thương mình” có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Nó
phản ánh cuộc sống sa đoạ, hoang phí của bọn thực dân phong kiến, phản ảnh
sự thối nát của xã hội đương thời,thế lực đồng tiền và quyền lực của con
người đã đẩy người phụ nữ vô tội vào chốn bùn nhơ. Tác phẩm là sự cảm
thông, xót thương cho người phụ nữ bị đoạ đầy cả tinh thần lẫn thể xác. Đồng
thời còn ca ngợi vẻ đẹp về nhân cách của Kiều. Về giá trị nghệ thuật, đoạn
trích đã sử dụng rất nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng cùng với điệp từ, điệp
cấu trúc câu và giọng điệu buồn da diết, xen lẫn với sự trăn trở góp phần bộc
lộ lên quá trình diễn biến tâm trạng của Kiều.
Đoạn trích là một phần không thể thiếu trong cuộc đời của Kiều. Trong 15
năm lưu lạc, đoạn trích là đoạn đau khổ nhất mà Kiều phải gánh chịu. Không
chỉ đau đớn về mặt tinh thần lẫn thể xác. “Nỗi thương mình” như một hồi
trống thúc giục cho tiếng nói của người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ. Nó
mở đầu cho văn học để nói lên nỗi lòng của người phụ nữ và bênh vực họ sau
này.

You might also like