You are on page 1of 2

Đại thi hào Nguyễn Du là một trong những cây bút sáng chói đóng góp cho dòng

chảy
văn học nước nhà những bước chuyển mình vàng son. Tác phẩm làm nên tên tuổi của
Nguyễn Du là “Truyện Kiều”, một trong những kiệt tác văn học Việt Nam, là áng thi ca bất
hủ mọi thời đại. Tác phẩm kể lại cuộc đời, số phận đầy đau khổ của nhân vật Thúy Kiều, một
phụ nữ tài sắc vẹn toàn, phải hi sinh thân mình để cứu gia đình. “Trao duyên” là đoạn trích
hay nhất, thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh của Kiều khi dứt lòng trao lại cho em
gái Thúy Vân mối tình đầu tiên. Đặc biệt khi thể hiện nỗi xót xa của nàng Kiều cho duyên
phận với chàng Kim, Nguyễn Du đã gây được ấn tượng ở tám câu thơ cuối đoạn trích:
“Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
“Trao duyên” nằm ở câu thơ 723 đến câu 756, thuộc phần Gia biến và lưu lạc. Đây
cũng chính là sự mở đầu cho nỗi khổ đau dài dằng dặc kéo dài suốt 15 năm lưu lạc. Trong
thời gian Kim Trọng về quê để chịu tang chú, gia đình Kiều xảy ra biến, cha và em trai bị
bắt. Kiều đã quyết định nghiêng về chữ “hiếu”, bán mình để chuộc cha và cũng vì thế Kiều
phải phụ chữ tình với chàng Kim, không thể giữ trọn lời thề thủy chung. Những vượt lên trên
tất cả, Kiều đã đi đến quyết định trao duyên cho em cùng muôn vàn đau khổ, rơi vào mối
mẫu thuẫn: lí trí bắt buộc phải trao nhưng tình cảm lại không thể chấp nhận.
Sau khi đã nói hết nỗi lòng với em gái, trong sự hoảng loạn khi tình yêu đã mất, nàng
quay về với thực tại đớn đau và dường như sự hụt hẫng, xót xa đã khiến Kiều như quên mất
Thúy Vân trrước mặt mà sống cùng nỗi đau trong lòng. Trong tận cùng của nỗi đau, nàng nhĩ
về Kim Trọng
“Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân”
“Bây giờ” như một cái mốc oan nghiệt xẻ cuộc đời Kiều thành hai nửa: một quá khứ
“êm đềm trướng rủ màn che”, một nửa là hiện tại bi thương và một tương lai “mệnh bạc”.
“Bây giờ cũng chính là cái giới hạn biến đời Kiều thành bi kịch trao duyên mà Kiều vừa
thực hiện xong. Hình ảnh ước lệ “trâm gãy gương tan” thể hiện sự tan vỡ của tình yêu, cũng
là sự tan nát trong tim Thúy Kiều, là hiện thực phũ phàng nhưng tình cảm của nàng dành cho
Kim Trọng vẫn tha thiết, mãnh liệt không thể nào kể xiết “muôn vàn ái ân”. Lúc này, tâm
trạng của Kiều chìm tới đáy của sự chiêm nghiệm cá nhân, của nỗi đau cuộc đời, nàng ý thức
sâu sắc thân phận cảu mình. Mọi chuyện bây giờ đã lỡ, Kiều chỉ có thể ngậm ngùi tìm cách
động viên, an ủi bản thân cũng như người yêu:
“Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi chỉ ngần ấy thôi”
Lời của nàng giờ đây như những lời phân trần, thanh minh tạ lỗi với Kim Trọng, mong
chàng hiểu. Kiều tự nhận mình là kẻ bội bạc mà mong nàng lượng thứ. Nếu như trước đó,
Thúy Kiều lạy Thúy Vân để cầu xin em nối duyên với chàng, cái lạy thể hiện sự biết ơn
“ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” thì lúc này nàng hướng về Kim Trọng ở phương xa với thái
độ cung kính. Với Kiều, cái lạy hàng trăm nghìn lần vẫn chưa đủ, nàng cho rằng mình là một
kẻ lỗi lời thề, một kẻ phụ bạc, một tội nhân cầu xin sự tha tội và cái lạy đó đã kết thúc một
mối tình ngắn ngủi đầy tiếc nuối. Càng thương nhớ người yêu, càng tiếc nuối cho mối tình
đã lỡ, Kiều càng chua xót cho số phận của mình giữa cõi đời bất công:
“Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.”
Đó là lời oán trách cho số phận “bạc như vôi” của mình. Lời than oán của Kiều không
ai có thể trả lời, đó là một lời than oán cay đắng, tuyệt vọng. Rồi đây số phận của Kiều sẽ
trôi dạt như những bông hoa đẹp đẽ đã “đành trôi” trên dòng nước dơ bẩn, chảy cuốn xiết, lỡ
làng, không thể cứu vãn. “Nước chảy hoa trôi” là cảnh xuân đã hết, hoa rụng, tuyết tan,
nghĩa là tuổi thanh xuân đẹp đẽ của Kiều đã chấm dứt từ đây. Lời than thân trách phận của
nàng cũng là tiếng cụ Nguyễn Du từng than cho đời người phụ nữ hồng nhan mà đa truân,
hồng nhan mà bạc phận. Trong giây phút phải nói lời chia li đầy nước mắt, trong tận cunggf
của nỗi đau, Kiều cất tiêng gọi người yêu:
“Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
Kiều đã gọi Kim Trọng là chồng bằng những tiếng nghẹn ngào như trong cơn mê
sảng. Tiếng gọi thiết tha trân trọng từ miền đau, từ tình yêu mãnh liệt và sự tôn trọng đối với
người mình yêu. Dù vậy, nàng vẫn mang nặng trong lòng mình nỗi mặc cảm tội lỗi.
Đoạn thơ diễn tả một cơn khủng hoảng, một trận sóng gió trong lòng con người tài sắc
nhưng mệnh bạc trong xã hội phong kiến. Nàng đau khổ tột cùng đâu chỉ phải vì chính mình
mà còn vì người mình thương nên nỗi đau càng nhân lên gấp bội. Việc trao duyên chẳng
những không giúp Kiều đỡ day dứt, dằn vặt mà càng khiến nàng đau đớn để rồi sau đó ngất
lặng đi:
“Cạn lời hồn ngất máu say
Một hơi nặng ngắt đôi tay giá đồng”
Nỗi đau của Kiều cũng chính là nỗi đau của bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa,
bị sự cay nghiệt cảu số phận dồn ép đến cùng, trỏe thành tiếng than thấu trời xanh:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh ấy là lời chung.”
Đoạn trích là sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình, sử dụng các từ ngữ tinh tế, các
thành ngữ giàu sức gợi cùng các thủ pháp ẩn dụ, so sánh, liệt kê. Nguyễn Du đã vận dụng
thật hiệu quả nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật để làm nổi bật những phẩm phẩm chất đáng
quý ở nhân vật đồng thời lựa chọn hình thức độc thoại nội tâm để bộc bạch những tâm tư
cùng với những nỗi niềm chứa trong lòng nàng Kiều. Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn
Du là tác phẩm sống mãi với thời gian. Có thể nói, từ xưa đến nay trong văn học Việt Nam
chưa có một tác phẩm nào có sức sống diệu kì đến thế. Tác phẩm đã trở thành nguồn cảm
hứng bất tận cho các thế hệ độc giả.

You might also like