You are on page 1of 4

8 CÂU GIỮA TRAO DUYÊN

Đề số 1: Về trao duyên, có ý kiến cho rằng: “Đoạn trích là những dòng


thơ lâm li thể hiện bi kịch tình yêu đau đớn nhất trong truyện Kiều”. Anh chị
hãy phân tích đoạn thơ dưới đây để làm sáng tỏ
Mai sau dù có bao giờ
….
Rưới xin giọt nước cho người thác oan”

BÀI LÀM
Nhà phê bình Hoài Thanh từng khẳng định: “Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng
về đồng cảm với những khát vọng rất người của con người, cảm hứng nhân văn thiên
về ngợi ca vẻ đẹp thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm.” Cảm hứng nhân đạo
là mạch ngầm xuyên suốt nền văn học dân tộc và nhân loại. Có khi nó trở thành những
đợi sóng trào chứa đựng sự xót xa căm giận và vút lên thành tiếng nói tố cáo mạnh mẽ,
tiếng nói thương cảm sâu sẵc. “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du cũng không
ngoại lệ. Nó như một tiếng kêu xé lòng về quyền sống, quyền hạnh phúc và quyền được
yêu thương con người dưới gầm trời phong kiến. Thật vậy, đoạn trích “Trao duyên” đã
cho thấy bi kịch tình yêu đau đớn nhất của Thúy Kiều, 8 câu giữa đã làm sáng tỏ
được điều đó:
“Mai sau dù có bao giờ
....
Rưới xin giọt nước cho người thác oan”
Nguyễn Du - tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, là đại thi hào vĩ đạo của dân tộc,
là cây đại thụ của nền văn học thế kỉ XIX, là một “nghệ sĩ lớn” với bút lực thiên tài đã
viết nên áng văn chương cẩm tú. Và khi tài năng đi cùng với tấm lòng, Nguyễn Du đã tạo
nên kiệt tác “Truyện Kiều” bất hủ. Tập đại thành của thì ca tiếng Việt được viết theo thể
thơ lục bát, dài 3254 câu, dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của tác giả Trung
Quốc – Thanh Tâm Tài Nhân. Tác phẩm kể về cuộc đời của người con gái hồng nhan bạc
mệnh Thúy Kiều. Đoạn trích "Trao duyên" nằm từ câu 723 đến câu 756 trong phần "Gia
biến và lưu lạc" của “Truyện Kiều”, tái hiện lại cuộc trò chuyện của chị em Thúy Vân
Thúy Kiều, mở đầu đầu cho nỗi bất hạnh, đau đớn đầu tiên trong cuộc đời 15 năm sóng
gió lưu lạc của Thúy Kiều, một cô gái tài hoa nhưng mệnh bạc. Sau khi lo liệu việc nhà,
Kiều thức trắng đêm lo nghĩ về mối tình dang dở giữa mình và Kim Trọng, Thúy Vân
chợt chợt tỉnh giấc xuân, ghé đến bên chị ân cần hỏi han. Kiều đã nhờ cậy em thay mình
nối duyên gả nghĩa với chàng Kim.
Đúng như vậy, trích đoạn “Trao duyên” đã cho thấy “bi kịch tình yêu đau đớn
nhất của Thúy Kiều”, đặc biệt rõ qua 8 câu giữa. “Dòng thơ lâm li” là dòng thơ dạt dào
cảm xúc, chất chứa niềm cảm thương sâu sắc. Lời thơ của “Truyện Kiều” mang theo nỗi
đau đớn khôn tả của Thúy Kiều và niềm xót thương vô hạn của Nguyễn Du. Còn “Bi kịch
tình yêu đau đớn nhất” là tình yêu tuyệt đẹp, trong sáng, ngọt ngào giữa Kiều và chàng
Kim đã tan vỡ vì Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều đã trao duyên cho em gái, tha thiết
van vỉ nhờ cậy em thay mình đi tiếp con đường tình với Kim Trong trong tâm trạng giằng
xé, phức tạp, khổ sở. Có thể thấy, nhận định đã chỉ ra cảm xúc chủ đạo và tư tưởng chủ
đề của trích đoạn Trao Duyên là diễn tả nỗi đau đớn tột cùng của TK khi tình yêu tan vỡ
bằng những câu thơ như tiếng nấc, tiếng khóc nghẹn ngào. Chẳng thế mà có nhà thơ đã
cảm nhận được “Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều”.
Sống trong xã hội nhiều bất công, những người đáng lẽ ra phải được hưởng một cuộc
sống hạnh phúc trọn vẹn lại phải lựa chọn con đường đi nhiều nước mắt, Kiều tưởng
tượng về tương lai, sóng gió nghiệt ngã sau này:
“Mai sau dù có bao giờ
.....
Đốt lò hương ấy so tơ phím này”
Hàng loạt từ ngữ gợi tả về cái chết được sử dụng để thể hiện dường như với nàng lúc này,
viễn cảnh tương lai thật mịt mờ, xa xăm. “Mai sau dù có bao giờ” - câu thơ như một tiếng
than, lại như một câu hỏi xoáy vào tâm can, vừa thể hiện sắc thái lo lắng, vừa hi vọng,
nhưng hi vọng vừa lóe lên chợt hóa thành ảo vọn g. Mâu thuẫn giữa “mai sau” cho thấy
sự tưởng tượng về 1 tương lai chắc chắn sẽ xảy ra với “dù có bao giờ” mang một sắc thái
giả định không chắc chắn có thật như nói ra được nỗi lòng tan tác của kẻ thấy tương lai
phía trước mà cứ mắc kẹt mãi ở quá khứ. “Đốt lò hương ấy, so tơ phím này” - tiếng tơ
trên phím đàn vương chặt mãi nơi nhân thế, hòa quyện với mùi hương của mảnh trẩm.
Nghệ thuật tiểu đối trong câu thơ đã hiện lên hình ảnh Vân và chàng Kim sóng đôi hạnh
phúc, người gảy đàn, kẻ cho huơng vào lò. Ngày xưa là nàng và chàng Kim, ngày sau vẫn
là chàng Kim ấy, nhưng người gảy đàn cho chàng nghe lại là em gái của nàng.
Sau khi trao duyên, trong nỗi đau xa cách, Kiều lại dặn dò Thúy Vân chuyện “mai
sau”, nhưng bế tắc và đau khổ trong lòng Thúy Kiều dường như chồng chất, đè nén,
không thể thoát ra được. Nàng dư cảm về cái chết, tự coi mình là kẻ đoản mệnh, những
câu từ thể hiện Kiều đang ở một thế giới khác, không thể trở về với cuộc sống bình
thường, càng không thể đoàn tụ được với gia đình:
“Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”
Những “ngọn cỏ lá cây”, “hiu hiu gió”, “thân bồ liễu”, “đền nghì trúc mai”, . đang dần
gợi ra cuộc sống cõi âm lạnh lẽo cô quạnh, đó phải chăng đều là những tượng trưng cho
người đã chết, linh hồn đã khuất. Hơn thế nữa, nhịp thơ chậm rãi, nghẹn ngào, tức tưởi
như tiếng khóc não nùng cố nén lại để không bật thành lời càng khắc họa rõ nét hình ảnh
người con gái tuổi mới mười tám đã nghĩ đến cái chết bi kịch, cái chết oan khuất, bế tắc.
Cụm từ “Hiu hiu gió” được khắc họa khiến chúng ta liên tưởng đến hình ảnh hồn Kiều
hiện về thông qua làn gió, một linh hồn bơ vơ, cô độc không sao siêu thoát được, nương
theo cỏ cây tìm về bởi lẽ trong lòng nàng vẫn mang nặng lời thề ước với chàng Kim. Đối
lập tương phản như hai mảng màu gay gắt, một bên thì ấm áp, tươi sáng của hạnh phúc
tình yêu, của đôi lứa sum vầy còn phía bên kia là mảng màu xám xịt, u buồn gắn liền với
ý niệm về cái chất của Kiều. Kiều ý thức được nỗi đau trong mình, nàng như thể biết
trước con đường mà nàng sắp đi ắt hẳn phải khổ cực và gian truân đến mức nào Tuy
nhiên, trong tình huống ấy nàng vẫn “đền nghì trúc mai”- Kiều nguyện dù thân xác đã nát
tan thì linh hồn vương vấn của nàng cũng thực hiện lời hứa thanh mai trúc mã với chàng
Kim hôm nào. Tư tưởng thủy chung son sắt dù trong hoàn cảnh nào vẫn còn đó không hề
phai mờ, nàng vẫn đau đáu lời hẹn thề tình yêu. Có thể thấy, tình cảm sâu nặng nàng
dành cho Kim Trọng thật mãnh liệt, đâm sâu, vượt lên trên cả danh giới giữa sự sống và
cái chết.
Ở các câu thơ sau cùng, Thúy Kiều mong được Thúy Vân nhỏ giọt nước làm phép để
giải oan cho mình. Lần nữa lại có sự mâu thuẫn giữa lý trí - tình cảm cùng với đó là
mong ước thiết tha của nàng.  
“Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan”
Dưới nơi “dạ đài” âm phủ lạnh lẽo kia ấy, linh hồn Thúy Kiều vẫn khao khát nhận được
sự cảm thông, sự thương nhớ của những người yêu thương. Nàng chỉ có niềm mong ước
nhỏ nhoi đó chính là “giọt nước” - biểu tượng cho sự thanh khiết trong sạch, để mà có thể
gột rửa nỗi oan vấn vương trong linh hồn nàng dưới nơi âm ti cô quạnh. Nỗi niềm oan ức
chưa thể được gạt bỏ càng khiến cho nàng Kiều thêm tuyệt vọng, tủi thân, đau đớn khi
nghĩ về tương lai mù mịt nay lại càng thêm khốn cùng. Một bên mong Thúy Vân và Kim
Trọng sẽ có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và êm đềm, một bên lại mong rằng mình
được sum họp trong những giây phút hạnh phúc bên cạnh Kim Trọng và Vân. “Rưới xin
giọt nước” thể hiện sự cầu xin, mong muốn nhận được sự thương cảm, sự thấu hiểu của
Kim Trọng để  được giải oan, được siêu thoát vì cái chết của sự oan ức khiến tương lại
không thể thanh thản, bình yên mà đầy oan nghiệt. Đau xót thay cho một số phận tài sắc
vẹn toàn nhưng sớm rơi vào lam lũ, bi kịch, chấp nhận bán mình chuộc cha nhưng vẫn
nghĩ đến nghĩa tình, thề hẹn, quyết báo đền ơn nghĩa với người đã giữ trọn lời thề với
nàng. Như vậy, Thúy Kiều hiện lên trong đoạn trích không chỉ là một tấm gương đạo lý
đơn thuần, mà còn là một con người trần thế sống động có tình cảm yêu thương, đau đớn.
  
 
 
 

You might also like