You are on page 1of 7

ĐỀ 1: PHÂN TÍCH 12 CÂU ĐẦU TRONG ĐOẠN TRÍCH “TRAO DUYÊN” – NGUYỄN DU.

Nguyễn Du là một thiên tài văn học. Ông có nhiều đóng góp to lớn và xuất sắc cho văn học nước nhà trên
nhiều phương diện về nội dung và nghệ thuật. Trong đó có thể kể đến “Truyện Kiều” – một trong những
kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc ở mọi thời đại. Viết “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã phơi bày hiện
thực xã hội phong kiến bất công, tàn bạo; đồng thời phản ánh những bi kich, nỗi khổ đau, bất hạnh của
con người, đặc biệt là người phụ nữ. Và một trong những bi kịch ấy là bi kịch tình yêu tan vỡ - thể hiện rõ
nét nhất, nổi bật nhất trong đoạn trích “Trao duyên” của “Truyện Kiều”. “Trao duyên” chính là bi kịch
mở màn cho cuộc đời truân chuyên của Thúy Kiều.
Cậy em em có chịu lời,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Mười hai câu đầu của đoạn trích nằm từ câu 723 đến câu 736 trong phần Gia biến và lưu lạc đã tái hiện
việc trao duyên giữa Thúy Kiều và Thúy Vân. Lúc này, tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng đang tươi
đẹp thì Kim Trọng phải về Liêu Dương hộ tang chú. Trong khi đó tai họa đổ ập xuống gia đình Thúy
Kiều: nàng phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền cứu cha và em. Đêm cuối cùng trước ngày ra đi
theo Mã Giám Sinh, Thuý Kiều đã nhờ cậy Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
Nguyễn Du đã dựng lại chi tiết trao duyên thật sống động. Mở đầu đoạn trích là hai câu thơ nàng cậy nhờ
em mình. Trong lời nhờ cậy ấy, Kiều không nói ngay vào lí do, điều sẽ khiến em phật lòng, mà nàng lại
tạo không khí thân mật và thiêng liêng:
Cậy em em có chịu lời,
ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN 10 HỌC KÌ II Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. 1
Từ “cậy” được đặt lên đầu câu diễn tả hoàn cảnh khó thưa khó gửi của Thúy Kiều. Nàng dùng từ “cậy”
như một sự tin tưởng tuyệt đối, là sự trông mong tha thiết của Kiều đối với em. Từ “chịu” cho thấy sự nài
ép, bắt buộc trong lời nói của Kiều, buộc Vân phải miễn cưỡng chấp nhận mối duyên này. Vốn dĩ theo lễ
giáo phong kiến, Kiều là chị, Vân là phận em – làm gì có chuyện “lạy” chuyện “thưa” em như vậy?
Nhưng điều tưởng chừng như vô lí ấy lại thật hợp lí – Kiều đã đặt mình vào vai vế của kẻ chịu ơn. Cái
“lạy” ở đây là cái lạy hàm ơn: cảm ơn vì em đã thay chị trả tình trả nghĩa cho Kim Trọng. Mặt khác, Kiều
hiểu việc trao duyên, vốn thật éo le và ngang trái, chính là đã cướp đi quyền lựa chọn của Vân, cho nên
nàng mới lạy em – thay cho lời xin lỗi. Thông qua lời trao duyên ấy, Nguyễn Du đã bộc lộ hết cái sắc sảo,
thông minh và khéo léo trong lời ăn tiếng nói của nàng Kiều, đồng thời cho thấy sự thành công của ông
trên phương diện sử dụng từ ngữ một cách tinh vi và nhuần nhuyễn.
Kiều sau đó, đối với Vân như đang giãi bày về hoàn cảnh éo le của mình:
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
“Đứt gánh tương tư” – một thành ngữ đã mô tả đắc địa việc tình duyên dở dang, không trọn vẹn của Thúy
Kiều. “Đứt gánh” như bật lên cái bẽ bàng, đột ngột mà bất lực. “Keo loan” ở đây vốn là thứ keo được pha
từ máu chim loan dùng để nối dây cung, dây đàn. Đến với tác phẩm của Nguyễn Du, bằng sự sáng tạo của
một đại thi hào, hình ảnh “keo loan” đã ẩn dụ cho sự gắn kết diệu kì của một mối tơ duyên đứt gãy.
Nguyễn Du đã trân trọng ví Thúy Vân như chiếc keo loan – sẽ chắp nối lại mối tình Kim – Kiều đang
dang dở. Hai chữ “tơ thừa” như nhấn mạnh vào sự tội nghiệp của nàng Vân: nàng đang chắp vá cho mối
tình của chị, là “tơ thừa” trong mối tình của Kim – Kiều. Nếu Kiều mở đầu với Vân “… em có chịu lời”
một cách thiết tha thì đến đây nàng đã buông lời “mặc em” – trao gửi hoàn toàn, phó thác chuyện duyên
tình của mình cho Vân quyết định. Chỉ với chữ “mặc”, Thúy Kiều như buộc chặt Vân vào mối tình của
mình – làm sao Vân có thể chối từ?
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Với người xưa, một mối tình thiêng liêng như Thúy Kiều – Kim Trọng thường được giấu kín trong lòng,
ít khi nào thổ lộ với người thứ ba. Vậy mà ở đây Kiều phải bộc lộ tất cả với Thúy Vân. Thúy Kiều trao
duyên khi còn yêu, mà lại là yêu say đắm. Tình duyên ấy không chỉ nhớ nhung tương tư mà đã ở mức độ
cao hơn: thề nguyền. Những kỉ niệm vui vẻ bên tình quân được thuật lại trong lời kể ngắn gọn mà chất
chứa đầy cảm xúc của Thúy Kiều. Điệp từ “khi” được lặp lại ba lần nhấn mạnh vào một mối tình đắm
say, mặn nồng, có thời gian dài lâu của nhân vật trữ tình. Thế nhưng đoạn tình cảm đầy hứa hẹn ấy đành
kết thúc vì một lí do mạnh hơn, sâu nặng hơn cả chữ “tình”: đó là chữ “hiếu”. Sóng gió của cơn gia biến
đã đẩy Kiều vào bước đường cùng, để đau lòng mà đặt tình với hiếu lên bàn cân, là cuộc đấu tranh không
khoan nhượng giữa con tim và lí trí. Bi kịch lắm, con người mới phải lựa chọn giữa hiếu và tình, phải hi
sinh một điều để giữ trọn vẹn điều còn lại. Dù có đau đớn, nàng vẫn chọn hi sinh tình cảm riêng tư vì
nghĩa sinh thành. Điều đó dẫn đến cùng là một sự lựa chọn hợp lí, bởi truyền thống đạo đức phương Đông
vốn xem trọng chữ hiếu. Nguyễn Du đặt nàng vào tình thế bất đắc dĩ ấy âu cũng vì mục đích nâng cao giá
trị con người và vẻ đẹp nhân cách của Kiều: biết đặt tình cảm chung lên trên tình cảm riêng.
Nếu sáu câu thơ trên là những lời “rào trước đón sau” của Kiều đối với Vân thì ở bốn câu tiếp theo, nàng
đã trực tiếp đưa ra lí do để thuyết phục em nhận lời:
ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN 10 HỌC KÌ II Ngày xuân em hãy còn dài, 2
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Lí lẽ đầu tiên: Kiều đã viện đến tuổi trẻ của Vân. “Ngày xuân” ở đây ẩn dụ cho độ tuổi tác. Nhưng Kiều
cũng chỉ hơn Vân có vài tuổi, cũng đang độ như hoa mới nở, như trăng non mới mọc, vậy mà nàng lại nói
với em “Ngày xuân em hãy còn dài” – như thể nàng lớn tuổi hơn em rất nhiều. Có lẽ Kiều đang muốn
nhấn mạnh vào hai chữ “ngày xuân” theo một nghĩa khác: đó là tương lai rộng mở, là tương lai tốt đẹp.
Vậy là việc bán mình đã khiến tuổi xuân của Kiều chấm dứt – khiến nàng nghĩ rằng giờ đây chỉ còn Thúy
Vân mới xứng đáng với Kim Trọng. Lí lẽ thứ hai được cất lên đầy đau đớn và rưng rưng: tình chị em máu
mủ ruột thịt. Đây là lí lẽ quan trọng nhất, khôn ngoan nhất mà Kiều dùng để thuyết phục em nhận lời.
Trên hết giữa chị và em là tình máu mủ, vì tình máu mủ ai nỡ chối nhau? Và lí lẽ cuối cùng, Kiều đã nhắc
đến cái chết như một sự liệu chẳng lành. Vân hãy thay chị trả tình cho chàng Kim. Nghĩa của Vân chị
khắc sâu vào tâm cốt, tình của Vân làm chị ấm lòng nơi chín suối. Lời nhờ vả của Kiều vừa gợi lên sự bạc
mệnh của bản thân vừa khéo đề cao nghĩa cử của Thúy Vân.Việc sử dụng các thành ngữ “tình máu mủ”,
“lời nước non”, “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” kết hợp với cách nói trang trọng, văn hoa đã
khiến cho lời giãi bày của Thúy Kiều chạm đúng vào niềm thương cảm và lòng trắc ẩn của Thúy Vân.
Qua đó ta càng cảm phục sự tinh tế trong cách sử dụng ngôn từ và xây dựng hình tượng nhân vật của tác
giả Nguyễn Du.
Đoạn trích “Trao duyên” trước hết là tiếng nói cảm thông của tác giả đối với nỗi đau về tình yêu tan vỡ
của Thúy Kiều, sau đó là tiếng nói tố cáo xã hội kim tiền đã đẩy người con gái tài sắc vào kiếp bạc mệnh.
Nhưng “Trao duyên” cũng là khúc ca ca ngợi sự ứng xử văn minh và vẻ đẹp nhân cách của nàng Kiều.
Cái cách nàng trao duyên cho em, sự nhún mình của nàng trước em: “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”,
cho ta thấy một tầm văn hóa cao trong ứng xử. Rằng nàng đã tôn trọng em biết bao, nàng hiểu sự khó xử
của em trước tình cảnh chị biết nhường nào.
Với thể thơ lục bát của dân tộc, Nguyễn Du đã tạo nên nhịp điệu của tâm trạng, của những nỗi đau đớn
trong suy nghĩ của Kiều khi trao duyên. Bên cạnh đó, các biện pháp ẩn dụ, điệp từ, vận dụng nhuần
nhuyễn các thành ngữ đã xây dựng thành công diễn biến tâm lí phức tạp, giằng xé, đau khổ của Kiều qua
những lời độc thoại nội tâm khéo léo.
Mỗi lần đọc đoạn trích này cũng như mỗi lần đọc các thi phẩm của Nguyễn Du, tôi đều bắt gặp cái tài, cái
tâm của một nghệ sĩ – một nhân cách lớn. Mỗi lời thơ đều gieo vào lòng tôi những cảm xúc không thể nào
quên về cái hay, cái đẹp cũng như cái tình của ông. Gặp lại “Truyện Kiều” tôi thấy cái thổn thức của
Nguyễn Du, gặp lại “Trao duyên” tôi thấy một tâm trạng khổ đau của nàng Kiều trong tiếng kêu ai oán
động cả đất trời!
ĐỀ 2: PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH “CHÍ KHÍ ANH HÙNG” – NGUYỄN DU.
Nguyễn Du là một thiên tài văn học. Ông có nhiều đóng góp to lớn và xuất sắc cho văn học nước nhà trên
nhiều phương diện về nội dung và nghệ thuật. Trong đó có thể kể đến “Truyện Kiều” – một trong những
kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc ở mọi thời đại. Viết “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã tố cáo hiện thực
xã hội phong kiến bất công, tàn bạo; đồng thời đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lý và vẻ đẹp phẩm
chất con người. Nếu khát vọng tình yêu tự do được Nguyễn Du gửi gắm vào nhân vật Thúy Kiều thì khát
vọng về công lý ông lại gửi gắm vào nhân vật Từ Hải – một con người chí khí, một con người siêu phàm.
Đoạn trích “Chí khí anh hùng” là một đoạn trích tiêu biểu về chí khí của người anh hùng Từ Hải.
Nửa năm hương lửa đương nồng,
ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN 10 HỌC KÌ II … 3
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.
Đoạn trích (nằm từ câu 2213 đến câu 2230 trong phần Gia biến và lưu lạc) là sáng tạo riêng của Nguyễn
Du so với cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Khi đưa Từ Hải vào như một nét sáng tạo, tác giả đã làm
sáng cái ý chí và hoài bão lớn lao của các bậc anh hùng thời bấy giờ. Từ Hải là nhân vật của chính nghĩa
đã đưa đến với cuộc đời Kiều, thắp sáng cuộc đời Kiều sau khi nàng trở lại lầu xanh lần thứ hai. Cả hai đã
đến với nhau trong một tình cảm gắn bó của đôi tri kỉ. Thế nhưng, đương lúc tình cảm giữa hai người
nồng đượm nhất, Từ Hải lại ‘thoắt đã động lòng bốn phương’, quyết tâm mưu đồ việc lớn.
Bốn câu thơ mở đầu đã vẽ nên khung cảnh Từ Hải chia tay Thúy Kiều, qua đó ta thấy rõ khát vọng lên
đường của người anh hùng có chí lớn:
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.
“Nửa năm” là khoảng thời gian chung sống của Từ Hải và Thúy Kiều. Thời gian ấy chưa đủ để dập tắt
“hương lửa” nồng nàn của “Trai anh hùng gái thuyền quyên”. Vậy nhưng đứng trước tình cảm lứa đôi đầy
những cám dỗ ấy, Từ vẫn chọn vẫy vùng giữa trời đất cao rộng. Ở Từ toát lên một khí lực mạnh mẽ, từ
dáng điệu cho đến hành động, đó là cái “mộng lớn”, là cái “phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”. Hiểu thấu
được khát khao ấy, Nguyễn Du đã trân trọng gọi nhân vật của mình bằng hai tiếng “trượng phu”. Chữ
“thoắt” thể hiện sự thay đổi mau chóng trong suy nghĩ và quyết định của chàng. Từ có thể làm những việc
kinh thiên động địa mà không ai dám làm và cũng có thể rũ bỏ những điều tốt đẹp mà không ai dám bỏ.
Vì thế đang khi “hương lửa đương nồng” mà “thoắt đã động lòng bốn phương” là hợp lí. Cụm từ ước lệ
“động lòng bốn phương” có nghĩa là thấy trong lòng náo nức cái chí tung hoành khắp bốn bể. Đối với con
người ấy, mái ấm gia đình dường như bé hẹp sao nhốt được hoài bão? Câu thơ thứ ba miêu tả hành động
nhìn ra xa, đó không phải là cái nhìn bình thường mà là “trông vời” – cái nhìn ẩn chứa sự sáng suốt và
suy nghĩ phi thường. Bằng những từ láy, từ biểu cảm chỉ độ rộng độ cao, Nguyễn Du đã xây dựng một Từ
Hải độc lập, song song và sánh ngang với hình ảnh của đất trời, vũ trụ. Với chí hướng “động lòng bốn
phương”, Từ quyết một mình một ngựa một thanh gươm lên đường. Đó là một cuộc chia tay không rượu
tiễn biệt, không thơ biệt li, không cả những lời rào trước đón sau, không băn khoăn lo lắng, hay bịn rịn
luyến lưu.
Trong cảnh tiễn biệt ngày hôm ấy, Thúy Kiều khẩn thiết xin được cùng đi nhưng bên ngoài nàng vẫn hiện
lên là một người phụ nữ điềm đạm, hiểu biết:
Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
Cái hiểu của Kiều ở đây chính là nàng không cản Từ Hải. Nàng chỉ xin đi theo, phần vì không muốn
giường đơn gối chiếc trong căn nhà lạnh lẽo, phần vì muốn sẻ chia, gánh vác cùng chàng. Trong lời nói
của Kiều ta thấy rõ sự thông minh, khéo léo của nàng khi viện đến chữ “tòng”, viện đến đạo Nho truyền
thống: “Xuất giá tòng phu”. Vốn dĩ chữ “tòng” không thích hợp để nhắc đến ở đây bởi Thúy Kiều và Từ
Hải đâu đã là vợ chồng? Nàng viện đến chữ “tòng” như một cái cớ để trói buộc Từ Hải cũng như khẳng
định tình cảm sâu nặng của mình đối với chàng. Nay Từ ra đi thì phải mang theo nàng trên cương vị là
một người vợ: đi theo để chăm sóc, để sẻ chia những khó khăn cùng chồng. Đó là nghĩa vụ, là trách
nhiệm của một người vợ.
Thế nhưng trái với mong mỏi của nàng, Từ ngay lập tức đáp lại. Trong lời đáp đó, ta thấy có lời trách, lời
hứa
ĐỀcũng là lời
CƯƠNG từ chối
NGỮ VĂNrất
10khéo
HỌC léo:
KÌ II 4

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,


Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Nghe qua cứ nghĩ là một lời trách mắng nhưng đằng sau đó lại là lời động viên, còn là nâng cao vị trí của
Kiều. Bằng cụm từ “tâm phúc tương tri”, Từ Hải đã đưa Kiều từ địa vị kĩ nữ thấp hèn dưới đáy lên ngang
hàng với một vị đại trượng phu là mình, coi nàng như một người tri kỉ. Từ buồn, rằng đã là tri kỉ của nhau
nhưng sao Kiều vẫn chưa thấu tâm can chàng, vẫn một mực xin đi theo? Chàng không cho Kiều theo
không phải vì than phiền nàng là một gánh nặng mà chỉ mong Kiều có thể cứng rắn hơn, vượt qua bịn rịn
của một “nữ nhi thường tình”. Bởi giờ nàng đã là vợ của một anh hùng, sao có thể có những tình cảm ủy
mị như những người đàn bà bình thường? Qua lời nói của Từ Hải, Nguyễn Du đã gián tiếp bày tỏ sự trân
trọng đối với vai trò và vị trí của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là một quan điểm rất tiến bộ
trong xã hội nam quyền lúc bấy giờ, cho thấy Từ Hải không phải là con người “trọng nam khinh nữ”.
Tiếp theo là lời hứa mà Từ dành cho Kiều:
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Từ hứa với Kiều “sẽ rước nàng nghi gia” khi và chỉ khi công thành danh toại. Chàng sẽ trở về đón Kiều
khi đã có một đội quân “mười vạn tinh binh” – vừa tinh nhuệ, đông đảo, cùng “Tiếng chiêng dậy đất bóng
tinh rợp đường” – vừa có thanh thế chấn động đất trời. Bằng nghệ thuật ước lệ và cảm hứng lãng mạn
trong văn học, tác giả đã vẽ nên một không gian khải hoàn đầy lẫy lừng mà trong đó ta thấy được sự tự tin
mãnh liệt của một anh hùng hào sảng. Chàng sẽ trở về đón Kiều khi đã “làm rõ mặt phi thường”, đã vang
danh thiên hạ. Lời hứa của Từ không phải chỉ hứa cho được lòng người mà có hạn định về thời gian rõ
ràng. Sau một năm, Từ sẽ mang sính lễ là “mười vạn tinh binh” để đón Kiều “nghi gia”. Nếu không có sự
tự tin và tài năng xuất chúng thì chàng làm gì dám thốt ra?
Cuối cùng là lời từ chối rất khéo léo:
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Lí do Kiều muốn đi là hợp tình hợp lí, nhưng sự từ chối của Từ cũng là trọn lí trọn tình. Về lí, Kiều đi
theo chỉ càng thêm vướng bận. Từ đi là để lập nghiệp lớn, khó tránh khỏi chuyện binh đao, phận nữ nhi đi
theo sao có thể phù hợp? Mặt khác, ra đi với hai bàn tay trắng, chàng phải chịu cảnh “màn trời chiếu đất”,
“bốn bể không nhà”, phận nữ nhi sao có thể sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy? Về tình, là một
người chồng, chàng càng không thể để vợ phải chịu khổ cực, vất vả. Nguyễn Du đã rất xuất sắc khi miêu
tả một Từ Hải – bên cạnh vai trò là một đại trượng phu, còn là một người chồng rất yêu thương vợ.
Kết thúc đoạn trích là hai câu thơ nổi bật lên hình ảnh Từ Hải với ý chí mạnh mẽ và hành động lên đường
dứt khoát:
Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió
ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN 10 HỌC KÌ II mây bằng đã đến kì dặm khơi. 5
“Quyết lời dứt áo ra đi” là ba hành động thể hiện sự mạnh mẽ, dứt khoát, nhanh nhẹn trong cách chia tay
của Từ Hải. Hình ảnh “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” là một hình ảnh ẩn dụ - ước lệ đẹp đẽ, lãng
mạn và đầy ý nghĩa. Nguyễn Du đã mượn ý của Trang Tử tả cánh chim bằng khi cất cánh lên thì như đám
mây ngang trời và mỗi lần vỗ cánh bay thì chín vạn dặm mới nghỉ - để diễn tả một không gian kì vĩ,
khoáng đạt mà qua đó tầm vóc của người anh hùng Từ Hải tiếp tục nâng cao sánh ngang với đất trời, vũ
trụ. Tác giả muốn ví những ước mơ, khát vọng công lí như cánh chim bằng kia sẽ bay cao bay xa ra ngoài
biển lớn, cứu giúp những phận người bạc mệnh. Hình ảnh của cánh chim lí tưởng đã thắp sáng cho bài
thơ, không chỉ là đoạn trích “Chí khí anh hùng” mà còn là bầu trời đen tối của thế giới “Truyện Kiều”.
Sự thành công của tác giả trong việc chọn lựa từ ngữ, hình ảnh và biện pháp miêu tả có khuynh hướng lí
tưởng hóa đã đưa Từ Hải trở thành một hình tượng phi thường với những nét tính cách đẹp đẽ, độc đáo.
Nhờ bút pháp lãng mạn được trải đều trong từng câu thơ, Từ Hải đã trở thành hình mẫu lí tưởng đậm chất
nhân văn về một người anh hùng tuyệt đẹp.
Mỗi lần đọc đoạn trích này cũng như mỗi lần đọc các thi phẩm của Nguyễn Du, tôi đều bắt gặp cái tài, cái
tâm của một nghệ sĩ – một nhân cách lớn. Mỗi lời thơ đều gieo vào lòng tôi những cảm xúc không thể nào
quên về cái hay, cái đẹp cũng như cái tình của ông. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” đã mang chở khát
vọng tự do, công lí của Nguyễn Du. Từ Hải như một con đại bàng vỗ cánh làm xáo động cả đất trời. Và
cũng chỉ có đôi cánh ấy mới che chở được những nạn nhân sống dưới bầu trời bi kịch của thế giới
“Truyện Kiều”.
ĐỀ 3: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT NGÔ TỬ VĂN TRONG TÁC PHẨM “CHUYỆN CHỨC PHÁN
SỰ ĐỀN TẢN VIÊN” – NGUYỄN DỮ.
Nguyễn Dữ nổi tiếng là một tác giả có cái nhìn rất hiện thực nhưng cũng rất nhân văn, nhân đạo về cuộc
đời và con người. Ông có nhiều đóng góp quan trọng cho văn học trung đại Việt Nam vào thế kỉ XVI, đặc
biệt là thể loại truyền kì. Trong những tác phẩm của ông, “Truyền kì mạn lục” là tác phẩm có độ phổ biến
công chúng rộng rãi nhất, được mệnh danh là “thiên cổ kì bút” (Vũ Khâm Lân) của dân tộc. “Chuyện
chức phán sự đền Tản Viên” là một trong hai mươi truyện của “Truyền kì mạn lục” phản ánh hiện thực xã
hội sâu sắc; đồng thời ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn dũng cảm, cương trực trong cuộc đấu tranh với các
thế lực gian tà.
Ngô Tử Văn xuất hiện bằng những lời giới thiệu rất ngắn gọn, cụ thể, vừa trực tiếp vừa gián tiếp về tên
họ, về quê quán, về tính tình và phẩm chất. Đây là một lối giới thiệu rất đặc trưng của văn xuôi trung đại.
Ngô Văn Tử tên là Soạn, là người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng là người “khảng khái, nóng
nảy, thấy gian tà thì không thể chịu được”. Nét tính cách ấy, Tử Văn vẫn giữ nguyên cho tới cuối tác
phẩm và là tiền đề cho hành động quyết liệt của kẻ sĩ sau này. Tác giả đưa Tử Văn đến với người đọc một
cách vô cùng chân thực mang bóng hình của một bậc tri thức, một nhà Nho cương trực.
Trải qua hành trình đấu tranh đi tìm công lý của Ngô Tử Văn là chặng đầu tiên: câu chuyện đốt đền. Theo
quan niệm truyền thống, đền là chốn tâm linh tín ngưỡng, là nơi thờ tự các vị thần. Ấy vậy mà cái nơi linh
thiêng ấy đã bị chàng Ngô cho một mồi lửa rất to và cháy tan tành. Tuy nhiên, hành động đốt đền của Tử
Văn không hề chạm vào tín ngưỡng bởi xưa kia ngôi đền này còn linh thiêng, nhưng bây giờ nó đã trở
thành nơi yêu nghiệt, là nơi trú ngụ của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi. Đây là ngôi đền tà chẳng những
không phù hộ cho dân lành mà còn làm yêu làm quái trong dân gian, bảo sao Tử Văn không bất bình?
Nếu chỉ thoáng qua thì chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đây là một hành động bồng bột, thiếu suy nghĩ của
một kẻ đang trong cơn nóng giận. Nhưng không, trước hành động đốt đền, Ngô Tử Văn đã “ tắm gội sạch
sẽ, khấn trời” rồi mới châm lửa. Chàng như đang báo cáo cùng trời đất, thể hiện việc làm quang minh,
chính đại củaNGỮ
ĐỀ CƯƠNG mình.VĂN
Sau10đóHỌC
thì thẳng
KÌ II tay châm lửa khiến “mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho 6
Tử Văn”. Chàng là người biết nghĩ, hẳn sẽ lường được hậu họa, nhưng đó là cái tính cương trực, dám làm
những điều không ai có thể làm để diệt trừ cái ác.
Chặng thứ hai trong hành trình ấy là cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn với hồn ma tên tướng giặc và Thổ thần đất
Việt. Hậu họa của hành động đốt đền đã đến ngay tức khắc. Tử Văn thấy “ khó chịu, đầu lảo đảo, bụng
run run rồi nổi lên một cơn sốt rét”. Trong cơn sốt ấy, chàng đã gặp tên Bách hộ họ Thôi. Tên tướng này
khi sống là kẻ xâm lược nước ta, tàn hại dân ta, khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp yếu, cướp nơi trú
ngụ của Thổ thần nước Việt. Hắn bị Tử Văn đốt đền là đáng đời nhưng lại hiện hình, xảo quyệt làm như
mình là kẻ bị hại, dùng lí lẽ của người có học để mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện chàng xuống tận Diêm
Vương. Nào ai ngờ, Tử Văn lại “mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”, thậm chí chẳng thèm tiếp lời
tên tướng giặc. Chàng ung dung khi đối mặt với những nguy hiểm bởi chàng tin vào chính nghĩa mà mình
đang nắm giữ, tin hành động của mình là hành động theo lẽ phải. Sự tự tin của người tri thức một lần nữa
chứng tỏ bản lĩnh phi phàm – cái cần thiết nhất để Tử Văn có thể bảo vệ công lí.
Đến chiều tối, Thổ thần xuất hiện. Ông đã bày tỏ lòng cảm kích trước hành động diệt trừ cái ác của Ngô
Tử Văn, đồng thời giúp chàng hiểu rõ được bộ mặt xảo trá của kẻ thù. Sau lời nói của ông già, Tử Văn bất
bình kêu lên: “Việc xảy ra đến như vậy, sao ngài không kiện ở Diêm Vương và tâu lên Thượng đế, lại đi
khinh bỏ chức vị, làm một người áo vải nhà quê?”. Nghe trong lời nói, ta thấy khẩu khí của một người
anh hùng kiên định với lí tưởng mà mình theo đuổi – tin theo chính nghĩa, trừ hại cho dân. Câu hỏi của
Tử Văn với Thổ thần: "Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không?" không phải là câu hỏi
của kẻ hoang mang, lo sợ mà là câu hỏi của người muốn “biết địch biết ta” để giành lấy thắng lợi. Vậy là
chàng đã sẵn sàng để đương đầu với thử thách cam go nhất, khốc liệt nhất của mình. Qua hai cuộc gặp gỡ
ấy, Nguyễn Dữ đã phản ánh hiện thực xã hội còn tồn tại những phi lí, trắng đen, thật giả lẫn lộn – mà nếu
không có sự đấu tranh của những con người cương trực chúng ta sẽ chẳng bao giờ nhận ra.
Ngô Tử Văn đã bước đến chặng thứ ba: cuộc gặp gỡ với Diêm Vương dưới Minh ti. Đứng trước cảnh địa
phủ rùng rợn “một con sông lớn, trên sông bắc một cái cầu dài ước hơn nghìn thước, gió tanh sóng xám,
hơi lanh thấu xương. Hai bên cầu có đến mấy vạn quỷ Dạ xoa đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác ”
mà chàng lại đơn phương độc mã, không có quyền phép hay bất cứ sức mạnh tâm linh nào hỗ trợ. Không
chùn bước, chàng kêu to khẳng định “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin
bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng”. Chàng bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, bị phán xét
lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”. Tên tướng giặc họ Thôi đã đi
trước một bước, tố cáo Ngô Tử Văn, đổi trắng thay đen, làm mờ mắt cả Diêm Vương – khiến người cầm
cán cân công lý cũng trở nên hồ đồ. Vậy nhưng, Tử Văn vẫn vững lòng tin về nhân phẩm của mình, dám
nói lên, dám kêu oan, dám vạch trần bộ mặt của kẻ gian tà. Trước lời kết tội của Diêm Vương, Tử Văn
“lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào” đã cầu xin được phán xét minh bạch công khai. Đến
lúc này Diêm Vương đã sinh nghi thì tên tướng giặc lại giở trò, giả bộ rộng lượng nhân đạo, muốn cho
qua chuyện. Nhưng Diêm Vương đã nhanh chóng nhận ra ai đúng ai sai, lập tức sai người đến đền Tản
Viên để lấy chứng thực. Mọi chuyện đều đúng như lời Tử Văn đã khai. Diêm Vương giận dữ trách mắng
các phán quan không giữ được chí công vô tư, để cho điều dối trá càn bậy xảy ra. Cuối cùng, Ngô Tử Văn
đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, đánh gục hoàn toàn tên tướng giặc gian manh xảo
trá để giương cao lá cờ của chính nghĩa. Chàng đấu tranh với những lí lẽ cứng cỏi, với những bằng chứng
không thể chối cãi cùng giọng điệu rất đanh thép vững vàng.
Tử Văn được sống lại, đi nhậm chức phán sự đền Tản Viên để tiếp tục phát huy đức tính khảng khái,
cương trực của mình và để không phụ lòng tri ân của Thổ thần, đồng thời phục hồi chức vị cho ông. Đây
là một chi tiết kì ảo, là phần thưởng xứng đáng dành cho người luôn biết đấu tranh cho lẽ phải, cho sự
công bằng và sự trong sạch của xã hội. Kết quả mà Tử Văn nhận được do hành động thẳng thắn dũng cảm
của chàng sẽ có tác dụng khích lệ, cổ vũ rất lớn cho sự đấu tranh của con người với cái ác cái xấu.
ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN 10 HỌC KÌ II 7
Truyện gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc bằng một loạt những chi tiết kì ảo, cốt truyện giàu kịch
tính, cách xây dựng nhân vật sắc nét, ngôn ngữ kể chuyện trau chuốt, súc tích, nhưng vẫn mang nét hiện
thực. Chiến thắng của Ngô Tử Văn là sự khẳng định chân lí "chính" sẽ thắng "tà", thể hiện tinh thần dân
tộc mạnh mẽ, quyết tâm đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí và chính nghĩa. Bên cạnh đó, những hiện
tượng tiêu cực ở cõi âm trong truyện chính là hình ảnh phản chiếu của xã hội đương thời: bất công tràn
lan, bọn tham quan ô lại tiếp tay cho cái ác, cái xấu gây nên bao lầm than cho người dân lương thiện.
Có thể nói, tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu
sắc về sự đấu tranh, không chịu thua, cúi đầu trước cái xấu. Nhờ tác phẩm này mà chúng ta càng khẳng
định thêm tài năng cũng như tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nguyễn Dữ. Là thanh niên, tôi luôn bồi
dưỡng cho bản thân lòng dũng cảm, kiên cường, dám đương đầu với cái ác. Tuyệt đối không như những
thanh niên hiện nay, khi nhìn thấy cái xấu là "chạy mất dép" hoặc chỉ là "anh hùng bàn phím"!

You might also like