You are on page 1of 6

ĐỀ 2 :

Nhận xét về bài thơ " Thương vợ" của Trần Tế Xương, giáo sư Nguyễn Đình Chú viết :
" Bài thơ Thương vợ là tất cả tấm lòng biết ơn sâu sắc của Tú Xương đối với cuộc đời cần
mẫn, vất vả, nhọc nhằn của bà Tú. Mặt khác, cũng là sự tự phán, sự hối hận rất mực chân
thành của Tú Xương về những thiếu sót của mình đối với vợ, và đặc biệt cũng là thái độ
Tú Xương oán đời, giận đời bạc bẽo"
( Theo " Giảng văn Văn học Việt Nam- Văn học
dân gian và văn học cổ cận đại', NXB Đại học Quóc gia, 2006, trang 24)
Bằng việc phân tích bài thơ "Thương vợ", anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Bài làm

(“Thân em như củ ấu gai,


Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi nếm thử mà xem,
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.”
(Ca dao))
Hình ảnh của người phụ nữ luôn là đề tài muôn thuở cho nền văn chương kim cổ Việt Nam. Tuy
nhiên, thơ văn viết về người vợ bằng tình cảm của một người chồng đã ít, nay lại viết về người
vợ đang sống còn hiếm hoi hơn. Và, Trần Tế Xương là một trong những bậc thức giả đặc biệt
của nền thơ ca trung đại đã đưa hình ảnh người vợ tần tảo của mình ngay khi bà vẫn còn là một
đóa hoa tươi tắn trên đường đời vào dòng thơ trữ tình nhưng cũng không kém phần trào phúng,
làm bật lên được hình ảnh, phẩm chất mộc mạc mà cao cả của người phụ nữ ấy và bộc lộ tấm
lòng yêu thương, chân thành vun đắp từ tận trong tim mình. Qủa đúng như giáo sư Nguyễn
Đình Chú từng viết : " Bài thơ Thương vợ là tất cả tấm lòng biết ơn sâu sắc của Tú
Xương đối với cuộc đời cần mẫn, vất vả, nhọc nhằn của bà Tú. Mặt khác, cũng là sự tự
phán, sự hối hận rất mực chân thành của Tú Xương về những thiếu sót của mình đối với
vợ, và đặc biệt cũng là thái độ Tú Xương oán đời, giận đời bạc bẽo"

Có thể nói, nhận định trên là hoàn toàn đúng đắn và hợp tình hợp lý xiết bao! Là một nhà Nho,
lại sống trong buổi giao thời đầy nghèo khổ nửa thực dân nửa phong kiến, dù có thông minh, tài
hoa nhưng vì cái tôi ngông nghêng trào phúng trước một xã hội “dở Tây dở ta” chữ nho mạt vận,
lúc mà “ông Nghè, ông Cống cũng nằm co” mà đường công danh trở nên lận đận, thi đến lần thứ
8 mới chỉ đỗ được tú tài nên phần lớn thời gian ông chỉ ở nhà chăm lo đèn sách, đóng vai một
ông “quan lấy ăn lương vợ” để lều chõng đi thi. Cuộc đời của Tú Xương là cuộc đời của một
nghệ sĩ nhưng trước hết ông là một nhà trí thức phong kiến thuộc loại nhà Nho “Dài lưng tốn
vải” phải sống nương tựa nhờ vào người vợ của mình. Mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay
bà Tú lo liệu. Điều đó đã đi vào trong thơ ca của ông “Tiền bạc phó cho con mụ kiếm” hoặc “Hỏi
ra quan ấy ăn lương vợ”. Mặc dù vậy, bà Tú lại có hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa chưa
chắc đã có được, đó chính là tình yêu thương chân thành của chồng dành cho mình. Ngay từ lúc
còn sống, bà đã đi vào trong thơ văn của Tú Xương với tất thảy sự trân trọng và ân tình mà tiêu
biểu là bài Thương vợ. Vì thương vợ, ông mới có thể thấu hiểu và biết ơn những cần mẫn, nhọc
nhằn mà bà Tú đã bỏ ra để nuôi chồng nuôi con, vì thương vợ, ông thậm chí còn tự giễu, tự trách
chính mình vì đã không thể xắn tay áo lên lặn lội lo toan cơm áo với người bạn đời. Trong thời
đại của Tú Xương, cái thời đại mà “xuất giá tòng phu” được coi là một điều hiển nhiên và những
quan niệm, hủ tục lạc hậu như ‘’trọng nam khinh nữ” vẫn còn đè nặng lên tư tưởng và nhận thức
của xã hội, gây nên những bất công trái khoáy cho thân phận người phụ nữ, thì việc một nhà
Nho, một người trí thức, người chồng dám vượt lên tất thảy những định kiến trên và vứt bỏ sĩ
diện của một người đàn ông như mình để bày tỏ chân thành, thẳng thắn tình yêu thương với vợ
và những thiếu sót của mình với người phụ nữ ấy quả là đáng quý và đáng trân trọng làm sao.
Bài thơ viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật cảm động và sâu sắc là thế, nhưng toàn bài
tuyệt nhiên không hề có lấy một từ “thương vợ” ngoài nhan đề. Bởi, điều đó đã được thể hiện
một cách âm thầm, lặng lẽ qua những nét vẽ chân thực về bà Tú. Sáu câu thơ đầu nói lên hình
ảnh của người phụ nữ ấy trong gia đình và ngoài cuộc đời – hình ảnh đời thường về một người
vợ, người mẹ tần tảo, đôn hậu, giàu đức hi sinh. Hai câu thơ trong phần đề giớí thiệu bà Tú là
một người vợ rất đảm đang, chịu thương chịu khó. Và nếu như bà vợ của Nguyễn Khuyến là một
phụ nữ “hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, chân nam đá chân chiêu, vì tớ
đần trong mọi việc” (câu đối khóc vợ của Nguyễn Khuyến) thì bà Tú là một người đàn bà:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”.
Buôn bán ấy là công việc chính bà Tú làm để nuôi chồng con. “Quanh năm” chứ đâu phải là
ngày một ngày hai bà tiến hành công việc vất vả, nặng nhọc ấy mà là quanh năm suốt tháng, liên
tục, không ngừng nghỉ, đầu tắt mặt tối lặn lội suốt ngày. Cách diễn đạt chân thực nhưng nói lên
hết cuộc đời dầm mưa dãi nắng, cơ cực kéo dài theo năm tháng của bà Tú. Vậy mà khi thấy
được không gian làm việc của bà, ta còn ngỡ ngàng hơn. Đó là ở “mom sông’ - chỗ đất nhô ra ở
bờ sông Vị hoàng chảy qua thành phố Nam Định, một thế đất rất chênh vênh, cheo leo, không
vững vàng, sẵn sàng đổ ụp xuống sông bất cứ lúc nào. Dù cho có nguy hiểm đến tính mạng, bà
vẫn tần tảo sớm hôm để lo toan gánh nặng gia đình. Thông thường, người ta chỉ đếm mớ rau, con
cá, đếm tiền bạc… chứ ai “đếm” con, “đếm” chồng(!). Câu thơ tự trào ẩn chứa nỗi niềm chua
chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn: đông con, người chồng đang phải “ăn lương vợ”. Nuôi
năm con đã là một gánh nặng, nhưng với một chồng thì quả thực người chồng ấy thấm thía nhận
thấy mình cũng như một đứa con đặc biệt cần chăm sóc _ Tiền bút sách, thù tạc bạn bè... Viết
như vậy cũng chính là ông Tú đã quá thấu hiểu, tri ân với người vợ tần tảo, đảm đang của mình
rồi.

Có thể thấy, một người phụ nữ như địa vị của bà Tú chỉ cần làm việc nâng khăn sửa túi cho
chồng, mọi việc làm ăn để chồng lo, vậy mà bà phải bứt ra khỏi cảnh sống êm ả và bước vào
dòng đời xô bồ để lo toan cơm áo, làm thay việc của chồng cũng đủ cho thấy đức hy sinh của bà
lớn lao cao cae đến mức nào. Thấu hiểu hoàn cảnh của vợ, đánh giá xứng đáng công lao của vợ
chứng tỏ nhà thơ yêu vợ, thương vợ tha thiết lắm. Hai câu thực tiếp tục mạch cảm xúc cảm
thông, chia sẻ về chân dung người phụ nữ hao gầy, bon chen vì mưu sinh:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng


Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Ở đây, tác giả đã có một sáng tạo đặc biệt khi đưa hình ảnh con cò trong ca dao vào thơ văn của
mình để miêu tả cái vất vả, nhọc nhằn của bà Tú. Trong ca dao, hình ảnh con cò, cái cò như Con
cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non hay Con cò mà đi ăn đêm, đều không
còn xa lạ để chỉ những người phụ nữ VN xưa lam lũ, chịu thương chịu khó nữa. Vây nhưng, khi
đến thơ của Tú Xương thì lại có nhiều điều mới mẻ. Động từ lặn lội đảo ra phía trước chủ ngữ
khiến câu thơ trở nên có sức nặng hơn khi khắc sâu nỗi vất vả của bà Tú. Nhà Thơ chuyển con
cò thành thân cò để chỉ một kiếp người, nhấn mạnh đến thân phận của bà - một cuộc đời vất vả,
lo toan gánh vác gia đình. Suốt hơn 10 năm bà Tú nuôi chồng đèn sách đi thi, những tưởng ông
đỗ cử nhân tiến sĩ để trả ơn mình nhưng vì thói đời bạc bẽo mà chỉ độ Tú Tài, không đươc hưởng
nhiều bổng lộc. Chẳng những vậy, chữ thân còn gợi ra cảm giác nhỏ bé, tội nghiệp chịu đựng số
phận. Và nếu như trong ca dao chỉ có cái heo hút của không gian thì thân cò trong thơ Tú Xương
còn ở giữa sự rợn ngập của không gian và thời gian. ‘khi quãng vắng” là lúc sớm tinh mơ hay
đêm khuya khoắt, là thời điểm mà mọi người đã và đang nghỉ ngơi thì bà Tú vẫn cần mẫn trong
công việc mưu sinh vất cả của mình. Đó còn là một không gian đầy nguy hiểm, nổi bật hình ảnh
người vợ đơn chiếc, thiếu người chia sẻ, đõ đần những gánh nặng. Chỉ một câu thơ thôi mà ta đã
biết rõ cuộc đời và phẩm chất cao đẹp của bà Tú. Để mà đằng sau mỗi chữ là chân dung người
chồng hết lòngyêu thương và thấu hiểu vợ. trong cuộc sống bươn chải bộn bề, có lẽ bà Tú cũng
chỉ cần tình vợ chồng thắm thiết Thủy Chung để vượt qua tất thảy những bất công, thử thách của
cuộc đời này mà thôi.

Câu thơ tiếp theo còn khắc họa rõ nét và sâu đậm hơn cảnh mưu sinh khó nhọc, bon chen đầy
cam go của bà Tú. Bà lặn lội ngược xuôi lúc một mình vượt đường xa, quãng vắng, lúc cãi và
giành giật ngay trên sông với những chuyến đò đông khách qua. Sự vất vả, cực nhọc của bà là
vậy. Phép đối kết hợp đảo ngữ Lặn lội và từ láy tượng thanh eo sèo còn tô đậm tính chất gay go
của cuộc mua bán cũng như sự vất vả của vợ Tú Xương. Thương trường là chiến trường, đâu dễ
nhường nhịn cho nhau miếng ăn, vậy mà bà Tú một thân gầy lêu khêu, bước lững thững, lủi thủi
lại phải va chạm với những lời ăn tiếng nói giữa chốn chen lấn, đông đúc như vậy có phải là quá
tội nghiệp và cực khổ rồi không? Ông Tú cũng phải xót xa thấm thía xiết bao mới có thể viết nên
những vần thơ trần trụi mà xúc động như vậy!

Lam lũ, hy sinh vì chồng vì con là thế nhưng bà Tú vẫn không hề than vãn lấy một lời. Thấu hiểu
và cảm phục điều đó, nhà thơ đã hóa thân vào vợ mình và thay bà nói lên suy nghĩ trong lòng:
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công.

Theo quan niệm phong kiến xưa, “duyên” và “nợ” là hai định nghĩa hết sức thiêng liêng về mối
quan hệ vợ chồng do trời định sẵn, xuất phát từ số phận, từ sợi chỉ hồng của ông Tơ bà Nguyệt.
Thế nhưng khi đi vào lời thơ của một bậc thức giả dè dặn kinh nghiệm như Tú Xương, định
nghĩa đó dường như đã đánh mất đi tính chất quyền quý của mình mà trở nên nặng nề vô cùng
như một lời than thở khi “duyên” thì chỉ có một mà “nợ” lại hai. Bên cạnh đó, cách sử dụng hai
thành ngữ xưa song song với nhau “Một duyên hai nợ” – “năm nắng mười mưa” vừa đối nhau về
từ: “một” – “hai”, “năm” – “mười”, vừa đối nhau về ý đã không những khiến cho nhạc thơ bỗng
trầm lắng trước nỗi khổ tâm chồng chất ngày một dâng lên theo cấp số nhân của bà Tú mà còn
thể hiện rất rõ tài năng văn chương điêu luyện của thi sĩ khi biết vận dụng triệt để giá trị của các
thành ngữ cùng các con số mộc mạc để thiêng liêng hóa hình ảnh bà Tú. Có thể nói, dẫu có khó
khăn muôn trùng, chông gai trước mắt, “nợ” nghiêng về mình nhưng bà Tú chưa một lần chùn
bước mà chỉ gật đầu nhẫn nhục cho qua và ba tiếng đối ứng thượng, hạ: “âu đành phận”, “dám
quản công” đã thể hiện được điều đó. Nguyên nhân dẫn đến sự cần cù, âm thầm đầy cam chịu
của bà Tú tuy giản đơn nhưng cũng rất cao quý: đó là vì mối nhân duyên thiên định và vì tương
lai của đàn con nhỏ. Quả là một người mẹ, người vợ giàu đức hi sinh !
Từ việc pha trộn lời thơ đan xen những thành ngữ đã đạt đến độ hoàn hảo về nội dung với các
phép đảo ngữ cực tinh tế cùng các cấp số nhân rất thực và chuẩn xác, nhà thơ Tú Xương đã khắc
họa thành công tấm chân dung một người vợ kết tinh đầy đủ đức hi sinh, sự nhẫn nại, sự tần tảo
chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam truyền thống trong hai câu luận. Qua đó, ông
còn ngầm ý bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người vợ thân thương của mình khi bà đã quên đi cái
tôi mà gánh vác hết mọi trách nhiệm của một trụ cột trong gia đình.
Và nếu sáu câu thơ đầu nói về bà Tú - Người vợ, người mẹ tần tảo đảm dang, bao dung, đôn hậu
giàu đức hy sinh hết lòng vì chồng con với tất cả sự thấu hiểu, trân trọng, biết ơn của người
chồng, thì ở cuối tác phẩm, ông Tú hiện ra trong chân dung người chồng yêu thương vợ đến xót
xa, tự đau, tự trách mình chỉ là người chồng hờ hững cũng như không...
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.”
Đối lập vơi lời thơ trữ tình chan chứa cảm xúc ở sáu câu thơ trên, hai câu kết lại mang giọng điệu
bốp chát, đắng cay muôn phần. Lúc này, vì quá thương vợ, quá xót xa trước những đắng cay mà
vợ phải chịu đựng, tác giả đã nhập thân vào bà Tú để cất lên tiếng chửi đời, chửi mình. Ông chửi
“thói đời” – những nếp xấu đáng lên án của một xã hội cổ hủ đẩy bà Tú một thân một mình vào
con đường mưu sinh cơ cực, vất vả nhưng mãi chẳng được đền đáp, khá lên, vẫn ngày ngày tần
tảo sớm hôm, đối mặt với nhưng nguy hiểm, bất an về gánh nặng cơm áo gạo tiền. Có lẽ, trong
tiếng chửi mang đậm nét dân dã, đời thường nơi “mom sông” và những “buổi đò đông’’ ấy còn
có tiếng thở dài bất lực, bất mãn với chế độ phong kiến lạc hậu, cay nghiệt khiến một ông Tu như
ông không thể hạ mình xắn tay áo lên bươn chải, chia sẽ gánh nặng với vợ. Nhưng, hơn ai hết,
ông thấu hiểu và thừa nhận chính bản thân mình cũng là một phần trong nỗi đau cơ cực, vất vả
của vợ mà lên tiếng chửi “có chồng hờ hững cũng như không”. Trách mình “ăn lương vợ” mà
“ăn ở bạc”. Vai trò người chồng, người cha chẳng giúp ích được gì, vô tích sự, thậm chí còn “hờ
hững” với vợ con! Lời tự trách sao mà chua chát, đắng cay đến thế!
Hai câu kết là cả một nỗi niềm tâm sự và thế sự đầy buồn thương, là tiếng nói của một trí thức
giàu nhân cách, nặng tình đời, thương vợ con mà gia cảnh nghèo. Tú Xương thương vợ cũng
chính là thương chính mình vậy với nỗi đau thất thế trước cảnh đời đổi thay!
Tú Xương, với lòng yêu thương, thấu hiểu, biết ơn và cảm phục sâu sắc dành cho vợ, đã phác
hoạ thật chân thực và cảm động về hình ảnh bà Tú – một đại diện tiêu biểu cho hình ảnh người
phụ nữ VN truyền thống với bao đức tính đáng quý: đảm dang, tần tảo, chịu thương, chịu khó,
thầm lặng hi sinh, bao dung nhân ái, hết lòng yêu thương chồng con, chăm lo cho hạnh phúc gia
đình. Bên cạnh đó còn là thái độ tự trách, tự giễu, thể hiện sự day dứt ăn năn khi không thể giúp
bà Tú cũng như tiếng chửi đời đầy xót xa vì những hủ tục, xiềng xích vô hình, lạc hậu đè nặng
lên con người xã hội xưa. Dù được viết bằng thể thơ Đường luật nhiều niêm luật, gò bó nhưng
ông đã thể hiên một sự phá cách đầy tinh tế và sáng tạo, đạt đến đỉnh cao với ngôn ngữ tiếng
Việt bình dị, trong sáng nhưng gợi tình, gợi cảm (“nuôi đủ năm con với một chồng”). Đặc biệt
kết hợp với bút pháp tả người gợi cảnh đặc sắc, giọng thơ đa dạng khi trữ tình khi trào phúng,
xót xa đã đem lại một ấn tượng sâu đậm, khó phai nhòa và ghi dấu ấn riêng biệt về tác phẩm
trong lòng người đọc.

Có thể nói, bài thơ Thương vợ đã “nằm ngoài những quy luật băng hoại của thời gian’’ và
‘’không bao giờ thừa nhận cái chết”. Tác phẩm về ân tình của một nhà Nho vượt lên trên tư
tưởng thời đại dành cho vợ mình – tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam truyền thống
đã không ngừng làm lay động và đem đến nhiều bài học cho chúng ta. Dẫu có bao nhiêu năm
nữa có trôi đi, ta vẫn sẽ đồng cảm và thêm trân trọng ân tình của ông Tú dành cho bà Tú cũng
như học cách yêu thương, chia sẻ với người thân của mình.

(Trần Tế Xương hay còn gọi là Tú Xương, sống trong buổi giao thời đầy nghèo khổ nửa thực dân nửa
phong kiến. Ông là người thông minh, ham học có tài làm thơ nhưng lại lận đận trong thi cử. Ông nổi
tiếng trong hai mảng thơ trữ tình và trào phúng có pha chút giọng cười châm biếm, sắc sảo bắt nguồn từ
tâm huyết với dân với nước với đời. Tú Xương đã từng được mệnh danh là nhà thơ trào phúng xuất sắc
nhất của văn học Việt Nam cuối thể kỷ XIX. Những tác phẩm ông để lại chủ yếu là thơ Nôm và có nhiều
bài rất đặc sắc, có thể nói là tuyệt mỹ cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Minh chứng rõ nhất là bài thơ
Thương vợ. Tú Xương đã bộc lộ tình yêu thương, sự trân trọng và cả nỗi ăn năn trước sự hi sinh của vợ
trong bài thơ này:

Những tác phẩm thơ ca viết về người phụ nữ cũng như số phận của họ trong xã hội
phong kiến không phải không có, cũng không phải ít... song, để tạo ra một cái nhìn
chan chứa và pha chút dí dỏm với giọng thơ tinh nghịch mà vẫn truyền tải được hết
những tư tưởng và ý nghĩa của tác phẩm không phải là dễ. Thế nhưng Tú Xương đã
làm được.....

Tú Xương cũng hay thể hiện cái ngông nghênh nhẹ nhàng mà dí dỏm của mình
bằng một giọng thơ mới, và cả một nét nhìn mang tư tưởng mới khác hẳn với những
tư tưởng văn học cổ truyền.... Và điển hình trong những thể loại mới ấy chính là tác
phẩm "thương vợ" của Tú Xương mà bạn đang hỏi. Ít nhà thơ nào lại viết về vợ
mình với cái nhìn cảm thông, yêu thương thương và bao dung như vậy! Bạn có thể
cảm thấy một tình cảm sâu sắc của nhà thơ, song cũng dễ dàng cảm nhận được
những áp lực và cổ tục của lễ giáo phong kiến đang đè nặng lên đôi vai ng ười ph ụ
nữ ấy. Một tay người phụ nữ ấy chăm lo cho năm con-một chồng. Một tay người phụ
nữ ấy "quanh năm buôn bán", "năm nắng mời mưa".... để rồi nhà thơ Tú Xương
không còn biết dùng một từ ngữ nào có thể diễn tả hơn là "thân cò" lặn lội.... có l ẽ
nhà thơ vì "thương vợ" mà không thể làm gì giúp được cho vợ nên chúng ta mới có
tác phẩm này để mà học ngày hôm nay!)

You might also like